Xem mẫu

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MỐI QUAN HỆ GIỮA DIỄN BIẾN RỪNG, CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI - SINH CẢNH CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG Võ Thanh Sơn*, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội * Email: vtson@cres.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa diễn biến diện tích rừng và các chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp tại các xã của Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang, mà qua đó cũng đánh giá được hiệu quả của các chính sách này. Thông qua phân tích ảnh viễn thám, các bản đồ rừng hiện có và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, nghiên cứu đã xác định được diễn biến diện tích rừng trong khoảng 40 năm (1986-2017), mà tập trung vào các năm 2013-2017, chính sách bảo tồn và phát triển rừng và tình hình sản xuất cam trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cũng chỉ ra được hiệu quả công tác bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn, thực trạng trồng rừng và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây ăn quả (cam, chanh), đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập trong sản xuất và đề xuất một số khuyến nghị để khắc phục theo hướng phát triển bền vững. Từ khóa: Diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp, Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu, phát triển bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng miền núi phía Bắc của Việt Nam trong hơn 30 qua, đặc biệt trong 20 năm gần đây, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và những thay đổi về thiên nhiên, môi trường, với độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể. Nhiều chính sách đã được triển khai một cách đồng bộ, như chính sách trồng và phục hồi rừng (Chương trình 327, 5 triệu ha rừng, giao đất giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường), xóa đói giảm nghèo (Chương trình 134, 135, 30A), phát triển nông thôn (Chương trình tam nông, nông thôn mới) đã góp phần thay đổi diện mạo môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở trong vùng. Các chính sách phát triển bền vững quốc gia (Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển bền vững 2011-2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững) đang định hướng cho các tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2030 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Các định hướng phát triển bền vững này đều nhấn mạnh đến nguyên tắc hài hòa giữa phát triển và bảo tồn và đều coi tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đa dạng sinh học là nền tảng cho sự phát triển bền vững ở cấp quốc gia cũng như tại địa phương. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này muốn tập trung xem xét mối quan hệ giữa diễn biến diện tích rừng trong suốt thời gian qua và các chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp tại một tỉnh miền núi phía Bắc, mà qua đó cũng đánh giá được hiệu quả của các chính sách này. Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang được lựa chọn là địa điểm nghiên cứu điển hình, vì tỉnh Tuyên Quang là địa phương đã có truyền thống trong công tác bảo tồn và phát triển rừng gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sinh kế của nhân dân địa phương. Những kết quả nghiên cứu tại đây có thể là một bài học thực tiễn cho các tỉnh miền núi phía Bắc học tập trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương mình. 2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh (KBTLSC) Cham Chu và 5 xã thuộc Khu Bảo tồn (KBT). KBTLSC Cham Chu được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 1536/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001 và được ghi vào trong tổng số 62 KBTLSC thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, và kiện toàn bộ máy quản lý tại Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 thành lập Hạt Kiểm lâm đặc dụng Cham Chu, nhưng trên thực tế Khu bảo tồn này chính thức hoạt động từ năm 2014, theo Quyết định số 734/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 10/7/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng
  2. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 111 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang bền vững KBT [11]. Theo đó, KBT nằm trong địa giới hành chính của 5 xã: Yên Thuận, Phù Lưu của huyện Hàm Yên, Trung Hà, Hà Lang và Hòa Phú của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích KBT 15.262,3 ha, trong đó huyện Hàm Yên 6.168,4 ha và huyện Chiêm Hóa 9.093,9 ha [8]. Về mặt quy hoạch, KBT được chia thành các phân khu chức năng như sau: (1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có diện tích 10.757,6 ha, tương đương 70,5% diện tích KBT; (2) Phân khu phục hồi sinh thái, có diện tích 3.862,2 ha, tương đương 25,3% diện tích; (3) Phân khu dịch vụ hành chính, có diện tích 642,5 ha, tương đương 4,2% diện tích [8]. Bảng 1. Diện tích rừng và các loại đất đai KBTLSC Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Đơn vị: ha Phân theo huyện TT Cơ cấu đất Cộng Chiêm Hóa Hàm Yên Diện tích tự nhiên 15.590,9 9.181,7 6.409,2 A Đất nông nghiệp 15.498,1 9.172,3 6.325,8 1 Đất sản xuất nông nghiệp 235,8 78,4 157,4 2 Rừng đặc dụng 15.262,3 9.093,9 6.168,4 2.1 Đất có rừng 15.119,2 9.015,3 6.103,9 - Rừng tự nhiên 15.069,8 9.010,0 6.059,8 - Rừng trồng 49,4 5,3 44,1 2.2 Đất chưa có rừng 143,1 78,6 64,5 - Cỏ, lau lách (Ia) 44,9 33,4 11,5 - Cây bụi, gỗ rải rác (Ib) 45,2 45,2 - Cây gỗ tái sinh (Ic) - Nương không cố định - Núi đá không cây 53,0 B Đất phi nông nghiệp 37,9 8,9 29,0 C Đất chưa sử dụng 55,0 0,5 54,5 Nguồn: [8] Bảng 2. Dân số và thành phần dân tộc của các xã thuộc KBT (số người) Số dân Trong đó (người) (%) STT Xã Số dân (người) Kinh Tày Dao DT khác 1 Yên Thuận 3.198 20,1 621 1.120 1.107 349 2 Phù Lưu 4.469 28,1 714 2.808 687 260 3 Hà Lang 1.743 11,0 63 1.350 315 16 4 Trung Hà 3.471 21,8 68 2.045 1.171 188 5 Hòa Phú 3.032 19,1 452 2.212 248 120 Cộng 15.913 100.0 1,918 9.535 3.528 933 Nguồn: [8]
  3. 112 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương Như vậy, KBT có 15.119,2 ha đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm 97% diện tích tự nhiên, còn lại là các loại đất khác (Bảng 1). Rừng tự nhiên bao gồm rừng gỗ lá rộng, rừng hỗn giao, rừng tre nứa và rừng núi đá. Tổng trữ lượng gỗ trong KBT là khoảng 1,33 triệu m3 và trữ lượng tre nứa là khoảng 3,3 triệu cây [8]. Về đặc điểm kinh tế - xã hội, dân số sinh sống trong 5 xã của Khu Bảo tồn là 15.913 nhân khẩu, với 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Tày, Dao và Kinh (Bảng 2). Trong 5 xã, xã Phù Lưu có số dân lớn nhất (28,1%) và xã Hà Lang có dân số nhỏ nhất (11%) trong tổng dân số của KBT. Đặc biệt là, hiện nay vẫn còn có 3 thôn sinh sống và canh tác hợp pháp trong ranh giới KBT thuộc 3 xã Yên Thuận, Phù Lưu và Trung Hà. 2.2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp, bản đồ và ảnh viễn thám 1) Tài liệu và số liệu thứ cấp Những tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: i) Những quyết định, luận chứng kỹ thuật, quy hoạch và báo cáo liên quan tới công tác bảo tồn quản lý và phát triển rừng cho KBT Loài - Sinh cảnh Cham Chu; ii) Những báo cáo, số liệu thống kê về sử dụng đất, sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn nghiên cứu; iii) Những chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, sử dụng đất, phát triển kinh kế - xã hội được áp dụng trên địa bàn nghiên cứu. Những thông tin này được sử dụng để đánh giá được diễn biến sử dụng đất và mối liên hệ với công tác bảo vệ rừng và phát triển kinh tế - xã hội tại KBT. 2) Bản đồ liên quan Những bản đồ số sau đây cần được thu thập bao gồm: i) Bản đồ sử dụng đất/bản đồ rừng của KBT; ii) Bản đồ sử dụng đất, bản đồ rừng về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là bản đồ thuộc cơ sở dữ liệu về rừng của Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (ví dụ: hệ thống dữ liệu ngành lâm nghiệp tại http://maps.vnforest.gov.vn/vn); iii) Những bản đồ chuyên đề có liên quan khác (ví dụ như bản đồ hành chính, địa hình, thủy văn). 3) Ảnh viễn thám cho địa bàn nghiên cứu Những dữ liệu phục vụ cho đánh giá diễn biến sử dụng đất là những ảnh viễn thám (Landsat) cho vùng nghiên cứu tại KBTLSC Cham Chu, được tải từ cơ sở dữ liệu của Hoa Kỳ (United States Geological Survey (USGS) website: https://earthexplorer.usgs.gov). 2.2.2. Các phương pháp được sử dụng 1) Phương pháp xây dựng bản đồ sử dụng đất từ ảnh viễn thám Phương pháp viễn thám được thực hiện theo các bước sau đây: i) Thu thập ảnh viễn thám cho khu vực nghiên cứu: Có 4 cảnh ảnh Landsat cho các năm 1986, 1998, 2007 (Landsat 5) và 2017 (Landsat 8) đã được tải từ website: https://earthexplorer.usgs.gov để sử dụng cho nghiên cứu này. Những ảnh này được chỉnh lý và biên tập cho phạm vi không gian của vùng nghiên cứu tại KBTLSC Cham Chu. ii) Khảo sát hiện trường: Thiết bị GPS được sử dụng để xác định tọa độ của các dạng sử dụng đất đặc trưng và xác định những tuyến khảo sát trên địa bàn nghiên cứu. Tổng cộng có 115 vị trí đã được khảo sát và đo tọa độ trong giai đoạn 2018-2019 để thiết lập cơ sở dữ liệu, gồm tọa độ, đặc điểm về sử dụng đất, thảm thực vật và các bức ảnh minh họa cho từng điểm. Cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ cho việc phân tích và phân loại ảnh viễn thám thành các dạng sử dụng đất cho toàn bộ khu vực nghiên cứu sau này. Ngoài ra, những trao đổi tham vấn với người địa phương cũng góp phần làm rõ thực trạng và diễn biến sử dụng đất trong vùng. iii) Phân tích ảnh viễn thám để xác định được hiện trạng và diễn biến độ che phủ của rừng: Phân tích ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ sử dụng đất/thảm phủ, bao gồm nhiều bước, được tóm tắt theo trình tự sau đây: - Dữ liệu khảo sát mặt đất được tổ chức thành cơ sở dữ liệu dạng bản đồ các điểm GPS (UTM Zone 48, WGS84);
  4. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 113 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang - Ảnh vệ tinh được chỉnh lý để có cùng hệ tọa độ với bản đồ GPS, từ đó xác định được vị trí các điểm điều tra mặt đất trên ảnh vệ tinh; - Sử dụng các thông tin về từng loại sử dụng đất/thảm phủ đã được thu thập thông qua khảo sát tại thực địa để tạo thành “khóa ảnh”, giúp cho phần mềm máy tính phân loại các bức ảnh vệ tinh thành các dạng sử dụng đất. Những thông tin này được sử dụng để đánh giá hiện trạng và diễn biến sử dụng đất/thảm phủ. Trong nghiên cứu này, 6 nhóm sử dụng đất được xác định, bao gồm: (1) Rừng khép tán (close forest); (2) Rừng thưa (open forest); (3) Cây bụi; (4) Đất trống; (5) Ruộng lúa; (6) Mặt nước. 2) Sử dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá hiện trạng và diễn biến rừng từ những bản đồ sẵn có Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cùng các phần mềm chuyên dụng như ArcGIS và MapInfo được sử dụng để biên tập và trích xuất các số liệu thống kê từ các bản đồ hiện trạng rừng chính thống của các cơ quan chức năng. Phương pháp này được thực hiện thông qua các bước sau: - Thu thập những dữ liệu không gian về hiện trạng rừng tại các thời điểm khác nhau, bao gồm bản đồ liên quan tới quy hoạch bảo tồn và phát triển KBTLSC Cham Chu và các bản đồ hiện trạng rừng và hệ thống thông tin tài nguyên rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm bản đồ tài nguyên rừng năm 2017 và cơ sở dữ liệu bản đồ điều tra rừng giai đoạn 1990-2010, được lưu trữ tại website http://maps.vnforest.gov.vn/vn; - Hệ thống hóa và xây dựng các bản đồ chuyên đề theo yêu cầu của nghiên cứu; - Chiết xuất các số liệu thống kê liên quan tới sử dụng đất, hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng, trữ lượng rừng,… Những số liệu này được hệ thống hóa theo các chủ đề và được phân tích phục vụ cho nghiên cứu. 3) Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý của địa phương về hiện trạng và diễn biến rừng tại địa bàn nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp phỏng vấn phát triển trên một khung sườn, còn được gọi là hướng dẫn phỏng vấn (Lê Huy Bá, 2007) [7]. Phương pháp này được thực hiện nhằm xem xét đánh giá hiện trạng, diễn biến sử dụng đất và tài nguyên rừng, những chính sách bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội có liên quan, cũng như những nguyên nhân cho những thay đổi đó. Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau: - Những số liệu về hiện trạng, diễn biến sử dụng đất và tài nguyên rừng được hệ thống hóa theo không gian (đơn vị hành chính, KBT) và theo thời gian, để hiểu được thực tiễn ở địa phương; - Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng các đối tượng có liên quan từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp/Chi cục Kiểm lâm), Sở Tài nguyên và Môi trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường), Ủy ban nhân dân các huyện và các xã có liên quan, Ban Quản lý Khu Bảo tồn LSC Cham Chu và các hạt kiểm lâm, để đánh giá diễn biến sử dụng đất và tài nguyên rừng, các chính sách bảo tồn và phát triển rừng, tình hình trồng rừng, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất tại địa phương cũng như những áp lực lên công tác bảo tồn rừng. Tùy theo từng đối tượng phỏng vấn sâu mà một bảng câu hỏi định hướng được sử dụng, nhằm phù hợp nhất với vai trò của đối tượng phỏng vấn về vấn đề được phỏng vấn. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến sử dụng đất rừng trong Khu Bảo tồn 3.1.1. Diễn biến diện tích rừng của Khu Bảo tồn trong giai đoạn 1986-2017 Khu Bảo tồn nằm trên địa phận hành chính của 5 xã, trong đó có 2 xã thuộc huyện Hàm Yên và 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa. Tổng diện tích tự nhiên của 5 xã là 40.231 ha, trong khi đó diện tích của KBT chỉ là 15.590,9 ha, chiếm 38,8% diện tích tự nhiên của các xã. Phân tích ảnh viễn thám cho các dạng sử dụng đất trong khoảng 40 năm qua (1986, 1997, 2007 và 2017) của 5 xã của KBT cũng chỉ ra rằng, độ che phủ của rừng kín (khép tán) là tương đối cao và không thay đổi nhiều (tương ứng là 60,4%, 59,2%, 57,4% và 63,8%), trong khi đó độ che phủ của rừng thưa cũng không thay đổi nhiều và có xu thế giảm (tương ứng là 15,3%, 16,3%, 14,4% và 12,7%) (Bảng 3, Hình 1 và Hình 2). Đặc biệt, giai đoạn 2007-2017 chứng kiến sự thay đổi đáng kể nhất về các loài hình sử dụng đất. Cụ thể, diện tích rừng khép tán đã tăng từ 57,4% lên 63,8%, nhưng diện tích rừng thưa giảm đi từ 14,4% xuống 12,7%, diện tích cây bụi giảm đi từ 11,3% xuống còn 3,7%, nên rất có thể hai dạng sử dụng đất cuối cùng này (rừng thưa và
  5. 114 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương cây bụi) đã được phục hồi và chuyển thành rừng khép tán. Sự gia tăng diện tích rừng này cũng gián tiếp thể hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng trong các xã thuộc KBT. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, diện tích đất trống lại tăng lên từ 10,3% lên 15,2%, tương đương khoảng 2.000 ha. Đây có thể là kết quả của các hoạt động mở rộng đất nông nghiệp, như sản xuất cây ăn quả (cam, chanh) trên địa bàn của huyện Hàm Yên trong thời gian vừa qua. Bảng 3. Diện tích các dạng sử dụng đất cho KBTLSC Cham Chu qua các giai đoạn sử dụng ảnh viễn thám Các dạng 1986 1998 2007 2017 sử dụng đất (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Rừng khép 24.410 60,4 23.962 59,2 23.230 57,4 25.786 63,8 tán Rừng thưa 6.199 15,3 6.581 16,3 5.806 14,4 5.122 12,7 Cây bụi 4.017 9,9 3.791 9,4 4.573 11,3 1.489 3,7 Đất trống 3.456 8,5 4.070 10,1 4.165 10,3 6.161 15,2 Ruộng lúa 1.905 4,7 1.854 4,6 2.471 6,1 1.775 4,4 Mặt nước 160 0,4 188 0,5 115 0,3 113 0,3 Diện tích 297 0,7 - 0,0 86 0,2 - 0,0 khác Tổng 40.445 100,0 40.445 100,0 40.445 100,0 40.445 100,0 Nguồn: Số liệu phân tích ảnh viễn thám, 2020 Hình 1. Diễn biến sử dụng đất thuộc các xã của KBT (Nguồn: Phân tích ảnh viễn thám, 2020)
  6. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 115 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3.1.2. Diễn biến diện tích rừng của Khu Bảo tồn trong giai đoạn 2013-2017 Bảng 4. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong 5 xã của KBTLSC Cham Chu giai đoạn 2013-2017 2013 2017 ha % ha % Tổng diện tích tự nhiên 40.231,0 40.231,0 Tổng diện tích rừng 30.837,6 76,7 30.231,8 75,1 + Rừng tự nhiên: 27.120,2 67,4 24.039,2 59,8 - Trong KBT/đặc dụng 14.999,1 14.034,4 - Ngoài KBT 12.121,1 10.004,9 + Rừng trồng: 3.717,4 9,2 6.192,6 15,4 - Trong KBT/đặc dụng 16,8 126,4 - Ngoài KBT 3.700,6 6.066,2 Tổng diện tích khác 9.393,4 9.999,1 Nguồn: [2, 6] Hình 2 trình bày ranh giới của KBT (Hình 2a) và hiện trạng rừng của các xã thuộc KBT vào năm 2013 (Hình 2b). Theo số liệu thống kê do Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu cung cấp [2, 6], độ che phủ rừng của các xã trong KBT cho năm 2013 và 2017 không thay đổi nhiều, tương ứng là 76,7% và 75,1%, tức là giảm 1,6% (khoảng 600 ha) (Bảng 4). Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên giảm khoảng 3.080 ha, bao gồm khoảng 965 ha trong ranh giới của Khu Bảo tồn và khoảng 2.115 ha ngoài ranh giới KBT. Về rừng trồng, trong giai đoạn 2013-2017, diện tích tăng thêm là 2.475 ha trong 4 năm (tương đương 619 ha/năm), bao gồm 110 ha trong ranh giới KBTvà 2.365 ha ngoài ranh giới KBT. a. b. Hình 2. Phân vùng chức năng của Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu (a) và hiện trạng tài nguyên rừng trong KBT (b) [8]
  7. 116 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương Bảng 5. Độ che phủ của rừng trong các xã của KBTLSC Cham Chu năm 2017 Diện tích rừng (ha) Diện tích Đơn vị hành STT tự nhiên Rừng tự Rừng trồng Độ che phủ (%) chính (ha) Tổng nhiên > 3 năm < 3 năm (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) =(5 + 6)*100/(3) Huyện I 16.359,65 10.799,56 8.689,23 1.712,89 397,44 63,58 Hàm Yên 1 Xã Phù Lưu 8.863,81 4.983,25 3.912,95 867,60 202,70 53,90 2 Xã Yên Thuận 7.495,84 5.816,31 4.776,28 845,29 194,74 75,00 Huyện II 23.871,87 19.420,61 15.340,95 2.341,17 1.738,49 74,07 Chiêm Hóa 1 Xã Trung Hà 10.317,92 8.057,58 6.879,52 653,13 524,93 73,00 2 Xã Hạ Lang 7.750,96 6.637,59 4.969,42 1.087,98 580,19 78,20 3 Xã Hòa Phú 5.802,99 4.725,44 3.492,01 600,06 633,37 70,50 Tổng 40.231,52 30.220,17 24.030,18 4.054,06 2.135,93 69,81 Nguồn: [1] Bảng 5 miêu tả độ che phủ của rừng trong các xã của KBTLSC Cham Chu năm 2017 theo huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa. Theo đó, độ che phủ của rừng (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng hơn 3 năm tuổi) ở huyện Chiêm Hóa (khoảng 74%), cao hơn hẳn so với số liệu này ở huyện Hàm Yên (gần 64%), trong khi đó, độ che phủ của rừng tự nhiên tương ứng trong hai huyện là 65,5% và 53,1%. Đối với huyện Chiêm Hóa, độ che phủ rừng của các xã đều từ 70% trở lên, trong khi đối với huyện Hàm Yên, chỉ có xã Yên Thuận đạt được 75%, còn xã Phù Lưu chỉ đạt 53,9%. Số liệu này cũng thể hiện được các xã thuộc huyện Chiêm Hóa của Khu Bảo tồn có đất lâm nghiệp và hoạt động trồng rừng là chủ yếu, trong đó các xã thuộc huyện Hàm Yên lại có những hoạt động sản xuất nông nghiệp, như trồng cây ăn quả, mạnh mẽ hơn. 3.2. Thực trạng trồng rừng và khai thác rừng Chính sách bảo tồn và phát triển rừng Tuyên Quang trong suốt 30 năm qua luôn là tỉnh đi đầu trong cả nước trong công tác bảo vệ rừng, với độ che phủ lên tới 65,2 % diện tích của tỉnh, với hơn 60 % của huyện Hàm Yên và của huyện Chiêm Hóa [18]. Tỉnh đã triển khai tương đối đồng bộ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách bảo tồn đa dạng sinh học của KBTLSC Cham Chu đã được thể hiện rõ trong các chính sách bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Tuyên Quang: (1) Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng tới năm 2030 [10]; (2) Quyết định điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 [14]; (3) Quyết định phê duyệt diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang [15]. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Tuyên Quang [10] là cơ sở khoa học, thực tiễn, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương, đảm bảo phát triển bền vững cho toàn tỉnh, đồng thời đưa ra tiêu chí để duy trì và bảo vệ toàn bộ KBT trên địa bàn của tỉnh Tuyên Quang, có kế hoạch mở rộng và nâng cấp KBTLSC Cham Chu lên thành Khu Bảo tồn cấp quốc gia vào sau năm 2020. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 [14] lại có mục tiêu tổng quát là quản lý, bảo vệ, phát triển hợp lý đất lâm nghiệp, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với nâng cao chất lượng rừng và thúc đẩy phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, đồng thời nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng lên trên 64,8% vào năm 2020.
  8. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 117 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Những chính sách bảo vệ và phát triển này, thực tế, được thực hiện theo những chính sách lớn hơn của tỉnh, đặc biệt là Kế hoạch hành động của tỉnh Tuyên Quang thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững [16] và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 [13], như thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đảm bảo độ che phủ của rừng lên trên 60% diện tích tự nhiên. Ở quy mô toàn tỉnh, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, bổ sung quy hoạch tới năm 2025 [14] đã đặt kế hoạch trồng 53.000 ha rừng tập trung và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 8.288 ha rừng trong giai đoạn 2016-2020, 50.000 ha và 8.288 ha tương ứng trong giai đoạn 2021-2025. Như vậy, chính sách vĩ mô về bảo vệ và phát triển rừng đã được thực hiện tốt cho Khu Bảo tồn LSC Cham Chu, khi mà độ che phủ của các xã ở đây đã đạt tỷ lệ 75,1%, cao hơn mục tiêu của tỉnh đã đề ra. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và quản lý rừng bền vững Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã áp dụng tại tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 130.629,91 ha, chủ yếu tập trung trong lưu vực hồ thủy điện Tuyên Quang (Na Hang) và lưu vực hồ thủy điện Chiêm Hóa [15]. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBTLSC Cham Chu đã dự kiến áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho diện tích rừng của KBT với mức chi trả bình quân khoảng 250.000 đồng/ha/năm, với nguồn thu khoảng 3,7 tỷ đồng/năm [8]. Tương tự như vậy, đối với chuyển nhượng cacbon, với mức tăng trưởng thường xuyên bình quân năm của rừng trồng 13 m3/năm và rừng tự nhiên 4,5 m3/năm, khả năng hấp thụ cacbon trung bình của rừng trồng (có trữ lượng) khoảng 13 tấn/ha/năm, rừng tự nhiên khoảng 4,5 tấn/ha/năm, với đơn giá khoảng 3 USD/tấn, giá trị chứng chỉ cacbon của KBT ước tính 10,7 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, cho đến nay, vì có nhiều lý do khác nhau, chính sách này chưa được áp dụng cho các xã thuộc KBT. Nhằm thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất lâm nghiệp, tỉnh Tuyên Quang cũng có kế hoạch duy trì quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ rừng (FSC) là 15.828,53 ha và cấp mới 9.000 ha (trong đó huyện Chiêm Hóa 3.100 ha và Hàm Yên 100 ha) trong giai đoạn 2016-2020 [14], nhưng trên thực tế, tỉnh đã cấp chứng chỉ FSC cho 25.366 ha rừng trồng cho năm 2019, tăng 5.579 ha so với năm 2018 [17], vượt mức kế hoạch đặt ra. Các hoạt động bảo vệ rừng trong các xã của Khu Bảo tồn Nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, hàng năm, các trạm kiểm lâm đều tham mưu cho UBND các xã trong KBT vận động các thôn bản, hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng. Như đối với năm 2017, trưởng thôn của toàn bộ 83 thôn của huyện Hàm Yên (39 thôn/39 thôn) và huyện Chiêm Hóa (44 thôn/44 thôn) đã ký cam kết bản vệ rừng với Chủ tịch UBND xã, 7.503 hộ (huyện Hàm Yên có 2.863 hộ, huyện Chiêm Hóa có 4.640 hộ) đã ký cam kết với trưởng thôn và 1.138 em học sinh đã ký cam kết với hiệu trưởng nhà trường [6]. Những hoạt động cụ thể này cũng góp phần cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong KBT. Song song với các hoạt động tuyên truyền giáo dục, hạt kiểm lâm của KBT cũng tăng cường các hoạt động ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, bao gồm: (1) Vận chuyển lâm sản trái pháp luật; (2) Khai thác rừng trái phép; (3) Phá rừng trái pháp luật; (4) Vi phạm thủ tục hành chính (TTHC) trong vận chuyển lâm sản; (5) Cất giữ lâm sản trái với các quy định của Nhà nước; (6) Vi phạm khác. Số lượng vi phạm theo huyện Số lượng vi phạm theo loại hình 120 120 100 100 80 80 60 60 40 40 20 20 0 0 2013 2014 2015 2016 2017 2013 2014 2015 2016 2017 Huyện Hàm Yên Huyện Chiêm Hóa Vận chuyển, khai thác rừng trái phép Khác a. b. Hình 3. Số lượng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng theo huyện (a) và theo các loại hình (b) [2, 3, 4, 5, 6]
  9. 118 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong các xã của KBT có giảm đi một nửa về số vụ, từ 103 vụ (năm 2013) xuống còn 50 vụ (năm 2017). Tuy nhiên, tổng số vụ liên quan tới vận chuyển, khai thác và phá rừng trái phép vẫn duy trì ở mức trên dưới 30 vụ/năm trong suốt giai đoạn 2013-2017, điều này vẫn thể hiện áp lực nhất định lên bảo tồn rừng nói riêng và đa dạng sinh học nói chung (Hình 3). 3.3. Thực trạng phát triển lâm nghiệp và cây ăn quả của các xã thuộc Khu Bảo tồn 3.3.1. Hoạt động trồng rừng và phát triển lâm nghiệp Chính sách phát triển kinh tế xã hội của các xã KBTLSC Cham Chu Tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Hàm Yên nói riêng từ lâu đã là khu nguyên liệu giấy và sản phẩm đồ gỗ của vùng miền núi phía Bắc. Với diện tích trên dưới 4.000 ha rừng trồng, chủ yếu tập trung trên đất rừng sản xuất, khai thác gỗ cũng là một nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp kinh doanh nghề rừng. Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Cham Chu, tổng sản lượng khai thác gỗ tại các xã của KBT trong giai đoạn 2013-2017 là khoảng gần 65.500 m3, trung bình khoảng 13.100 m3/năm, trong đó các hộ gia đình chiếm 65,7% và 2 lâm trường chiếm 34,3% tổng sản lượng khai thác [2, 3, 4, 5, 6]. Tuy nhiên, sản lượng này không đồng đều, giảm từ 15.300 m3 năm 2013 xuống còn khoảng 9.200 m3 năm 2017 (Hình 4). Sự giảm sút sản lượng khai thác gỗ được lý giải bằng sự sụt giảm số hộ tham gia trồng và khai thác rừng. Năm 2013, có 426 hộ tham gia khai thác rừng (105 hộ ở huyện Hàm Yên và 321 hộ ở huyện Chiêm Hóa) trong khi đó năm 2017, chỉ có 194 hộ tham gia (29 hộ ở huyện Hàm Yên và 165 hộ ở huyện Chiêm Hóa). Những hộ này có khả năng không tham gia trồng rừng nữa và chuyển sang ngành nghề khác, nhất là trong bối cảnh vùng trồng cam được mở rộng hết sức mạnh mẽ trong thời gian đó. Trong khi đó, Công ty Lâm nghiệp Tân Thành (huyện Hàm Yên) và Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa (huyện Chiêm Hóa) vẫn tiếp tục duy trì được hoạt động kinh doanh rừng, tương ứng khai thác 15,7 ha và 73,7 ha vào năm 2013; và 6,9 ha và 86,1 ha, vào năm 2017. Khai thác rừng trong các xã Khu Bảo tồn (m3) 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 2013 2014 2015 2016 2017 Hộ gia đình Lâm trường Hình 4. Sản lượng gỗ khai thác tại các xã của KBTLSC Cham Chu [2, 3, 4, 5, 6] 3.3.2. Phát triển cây ăn quả Một trong những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã của KBTLSC Cham Chu, đặc biệt là 2 xã Phù Lưu và Yên Thuận thuộc huyện Hàm Yên là chính sách quy hoạch phát triển vùng trồng cam Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, năm 2009, UBND tỉnh Tuyên Quang [12] đã quy hoạch vùng cam Hàm Yên đến năm 2015 là 2.556,1 ha, năng suất 135 tạ/ha, sản lượng 29.700 tấn và định hướng đến 2020 là 2.911,1 ha, năng suất 150 tạ/ha, sản lượng 34.500 tấn. Trên thực tế, trước năm 2000, diện tích cây cam sành tập trung chủ yếu tại huyện Hàm Yên với diện tích là 2.013 ha, đến năm 2013, diện tích cam đã phát triển lên tới 4.430 ha, vượt mức quy hoạch tỉnh đặt ra là hơn 2.556,1 ha
  10. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 119 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang vào năm 2015. Trong năm 2013, vùng sản xuất tập trung chủ yếu ở 15 xã của 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa với trên 4.000 hộ trồng cam, trong đó có 2.700 ha cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 127 tạ/ha, sản lượng đạt trên 34.000 tấn, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc nhân dân mở rộng diện tích trồng cam tự phát có tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không gắn với chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường công tác quản lý chất lượng, giữ vững thương hiệu. Giá trị trồng cây cam theo các xã của Khu Diện tích trồng cam các xã của Khu bảo tồn (ha) bảo tồn (triệu đồng) 3000 250000 2500 200000 2000 150000 1500 100000 1000 50000 500 0 0 Năm 2008 Năm 2013 Năm 2008 Năm 2013 Yên Thuận Phù Lưu Hạ Lang Trung Hà Yên Thuận Phù Lưu Hạ Lang Trung Hà a. b. Hình 6. Diện tích trồng cam (a) và giá trị sản xuất cam; (b) trong các xã của KBTLSC Cham Chu [12] Diện tích đất trống trong các loại rừng (ha) 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2013 2014 2015 2016 2017 Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Hình 7. Diện tích đất trống trong các loại đất rừng các xã của KBTLSC Cham Chu [2, 3, 4, 5, 6] Các xã của KBTLSC Cham Chu là vùng trọng điểm trồng cam của tỉnh Tuyên Quang, với diện tích cam là 2.552,8 ha trong tổng số 4.430 ha, tương đương 57,6%. Trong các xã của KBT, Phù Lưu có 1.619 ha trồng cam
  11. 120 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương (63,4%), tiếp đến là Yên Thuận 541,9 ha (21,2%) và Trung Hà 276,4 ha (14,7%), trong khi 2 xã đầu của huyện Hàm Yên và xã sau thuộc huyện Chiêm Hóa chiếm tới 99,4% diện tích (Hình 6). Như vậy, trong 5 năm (2008- 2013), diện tích trồng cam trong các các xã của KBT Cham Chu đã tăng từ 1.473,3 ha lên 2.552,8 ha, tương đương 215,9 ha/năm, trong đó riêng xã Phù Lưu tăng thêm 151,8 ha/năm. Sự mở rộng nhanh chóng của diện tích đất trồng cam, nhất tại xã Phù Lưu, không những đã bao phủ hoàn toàn diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp, mà còn lấn sang đất rừng sản xuất và có thể cả rừng phòng hộ ở vùng đồi núi trên cao với độ dốc lớn. Sự mở rộng diện tích đất trồng cam đã tạo ra được sản lượng lớn và đem lại giá trị rất lớn cho người dân địa phương. Chỉ trong thời gian 5 năm, từ năm 2008 tới năm 2013, giá trị sản xuất cam của các xã KBTLSC Cham Chu đã tăng lên từ 36,6 tỷ đồng lên 220,4 tỷ, trong đó riêng xã Phù Lưu đã chiếm 71,2% giá trị (Hình 6). Hơn nữa, theo kết quả điều tra đánh giá tại xã Phù Lưu của Viện Tài nguyên và Môi trường, được triển khai thực hiện trong năm 2019, xã Phù Lưu đã đem lại sản lượng cam là 45.000 tấn/năm và góp phần nâng thu nhập đầu người lên 34 - 40 triệu đồng/năm, nhất là vào những năm được giá. Tuy nhiên, với sản lượng lớn, chất lượng không đồng đều và chi phí lớn, nhất là cho diện tích trồng cây trên đồi núi cao, đất dốc, sản xuất cam cũng đang đặt ra những thách thức rất lớn cả về môi trường cũng như về hiệu quả phát triển. Mặc dù số độ che phủ của rừng tương đối cao, nhưng số liệu thống kê cho thấy, diện tích đất trống trong các loại đất rừng đã tăng nhanh, từ dưới 2.000 ha vào năm 2013 lên tới gần khoảng 4.000 ha vào năm 2016 và 2017 (Hình 7). Diện tích đất trống ghi nhận được vào năm 2017 là gần 3.800 ha, trong đó 75,3% là nằm trong đất rừng sản xuất, 13,9% là trong đất rừng đặc dụng và 10,8% trong đất rừng phòng hộ. Sự gia tăng đất trống này thể hiện áp lực ngày càng tăng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội lên tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của KBT. 3.4. Mối liên hệ giữa công tác bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng và phát triển sản xuất cây ăn quả tại khu bảo tồn Chạm Chu Như vậy có thể nói rằng, trong vài chục năm qua, nhờ nỗ lực của chính quyền địa phương, diện tích rừng của tỉnh nói chung và của KBTLSC Cham Chu nói riêng vẫn được duy trì và bảo vệ. KBT, vì thế vẫn giữ được tính đa dạng sinh học nhất định với nhiều các loài động thực vật có giá trị bảo tồn. Tuy nhiên, dưới tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên rừng và săn bắt động vật, chuyển đổi sử dụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp, chất lượng rừng cũng bị suy giảm và đa dạng sinh học, vì thế cũng bị suy thoái. Trong khoảng 20 năm lại đây, nhờ có chính sách phát triển cây cam Hàm Yên, các xã của KBT đã có cơ hội mở rộng diện tích sản xuất, tăng sản lượng thu hoạch và tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và góp phần làm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì được năng suất cây trồng, chống sâu bệnh và nấm bệnh, nên người dân sử dụng một lượng lớn các chất hóa học bảo vệ thực vật. Cũng vì áp lực của thị trường, mà diện tích trồng cam đã mở rộng lên cả sườn núi dốc, nơi mà tình trạng xói mòn đất xảy ra nghiêm trọng, và vì thế nhu cầu sử dụng phân hóa học ngày càng cao. Sự mở rộng đất nông nghiệp này lại tác động tiêu cực lên diện tích rừng và sinh cảnh sống của các loài động thực vật. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới các loài động thực vật thủy sinh cũng như các loài sinh vật sinh sống ở bìa rừng. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu diễn biến rừng trong 40 năm qua kết hợp với số liệu thống kê về trồng rừng và các chính sách bảo vệ, phát triển rừng đã chỉ ra một số kết quả sau: i) Diện tích rừng cho KBTLSC Cham Chu đã được bảo vệ tốt và duy trì được ở độ che phủ khá cao. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt với tần suất vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm. ii) Công tác trồng rừng trong các xã của KBT được thực hiện tốt và cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương và các lâm trường sản xuất. iii) Phát triển sản xuất cây ăn quả như cam, chanh đã đem lại nguồn thu lớn trong thời gian gần đây và góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, dưới áp lực của thị trường, diện tích trồng cam trên thực tế đã mở rộng vượt quá quy hoạch và ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, nên cần có những giải pháp để giám sát và đánh giá, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhằm thúc đẩy sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học của KBTLSC Cham Chu và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương theo hướng bền vững, một số khuyến nghị được đề xuất, như sau:
  12. Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 121 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 1. Với nhận thức tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển bền vững, cần có những chương trình đánh giá tổng thể giá trị của đa dạng sinh học rừng cho KBTLCS Cham Chu, qua đó, lồng ghép đa dạng sinh học vào trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Tiếp tục phát huy những chính sách bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương, tăng cường các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng và ngăn chặn hoạt động khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp, bao gồm săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. 3. Điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất cam Hàm Yên ở một quy mô hợp lý theo nguyên tắc khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, gắn với áp dụng khoa học công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. 4. Đa dạng sinh kế của người dân địa phương, bao gồm hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ dựa trên thế mạnh của địa phương gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học KBT. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐHQGHN năm 2020, mã số QG.20.43. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017. Hệ thống thông tin tài nguyên rừng: http://maps.vnforest.gov.vn/vn. [2]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2013. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014. [3]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2014. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. [4]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2015. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. [5]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2016. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. [6]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2017. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. [7]. Lê Huy Bá, 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội: 840 tr. [8]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang, 2014. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Quyển 3: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu. [9]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2008. Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu. [10]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2013. Quyết định về việc Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, số 314/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 06 tháng 9 năm 2013. [11]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2014a. Quyết định về việc Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu, số 734/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 10 tháng 7 năm 2014. [12]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2014b. Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020, theo Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh. [13]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang, theo quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh. [14]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2016a. Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, số 1858/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 31 tháng 12 năm 2016. [15]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2016b. Quyết định phê duyệt diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, số 1858/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 31 tháng 12 năm 2016.
  13. 122 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương [16]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2017. Kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, số 80/KH-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 25 tháng 9 năm 2017. [17]. Website của UBND tỉnh Tuyên Quang, 2019. Cho rừng thêm xanh. Báo Tuyên Quang. https://baotuyenquang.com.vn//kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/cho-rung-them-xanh-126286.html [18]. Website của UBND tỉnh Tuyên Quang, 2020. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020. http://snntuyenquang.gov.vn/tin-tuc/tin-san-xuat/lam-nghiep/cong-tac- quan-ly-bao-ve-va-phat-trien-rung-tren-dia-ban-tinh-tuyen-quang-giai-doan-2018-2020!-8193.html RELATIONSHIP BETWEEN FOREST COVER CHANGES, FORESTRY ONSERVATION AND DEVELOPMENT POLICIES IN CHAM CHU SPECIES - ABITAT CONSERVATION RESERVE, TUYEN QUANG PROVINCE Vo Thanh Son*, Dao Minh Truong, Nguyen Thi Lan Phuong Central Institute for Natural Resources and Environmental Studies Vietnam National University, Hanoi *Email: vtson@cres.edu.vn Abstract: This study focuses on the relationship between forest evolution and forest conservation and development policies in communes of Cham Chu species-habitat conservation reserve, Tuyen Quang province, by which the effectiveness of these policies has been evaluated. By analysising remote sensing images and existing forest maps in combination of in- depth interviews with managers, the study identifies forest area changes over the past 40 years (1986 - 2017), especially for period 2013 - 2017, forest conservation and development policy and orange production situation in the area. The results also show the effectiveness of the forest protection of the Reserve, the current status of reforestation and the economic efficiency of fruit tree production (oranges, lemons), at the same time, the study also points out limitations in agricultural production and propose some recommendations to overcome them twards a sustainable development. Keywords: Forest evoluation, forest conservation and development policies, Cham Chu species-habitat conservation reserve, sustainable development.
nguon tai.lieu . vn