Xem mẫu

  1. Móc đùng đình, đùng đình, mạy khuông (Tày)
  2. Công dụng: Móc là loài cây LSNG đa tác dụng. Trước đây người ta dùng sợi móc lấy từ bẹ cây để khâu nón, bện dây; dùng bẹ và lá cây để lợp nhà, làm chổi rất bền. Lông mềm trên bẹ hay cuống lá và cuống cụm hoa có thể dùng làm vật mồi lửa, chất đệm hoặc để xảm các thuyền gỗ. Thân rất cứng, có thể làm các đồ gia dụng, hoặc đồ dùng trong nông nghiệp, làm máng nước hay thay cho gỗ xây dựng. Thân móc chứa lượng tinh bột nhiều và ngon; nhưng vì thân rất cứng, khó bổ để lấy tinh bột, nên loại bột này chỉ sử dụng khi gặp nạn đói. Từ cuống cụm hoa có thể trích ra loại dịch để làm rượu tương tự như ở cây búng báng hay cây thốt nốt (c ùng họ Cau dừa). Quả và hạt có thể ăn được, nhưng trong vỏ quả thường có các tinh thể hình kim gây ngứa, nên ít được sử dụng. Hạt có thể dùng ăn trầu thay cau. Hình thái: Cây bụi nhỏ, nhiều thân, cao 5-12m; đường kính 5-15cm, thân có lóng dài và lúc đầu có nhiều bẹ lá mang nhiều sợi màu đen bao bọc; sau trở nên nhẵn và trên thân có nhiều vòng tròn do vết sẹo lá để lại. Lá hình lông chim 2 lần, dài 1-2m hoặc hơn, gồm nhiều thuỳ, lá nhỏ mọc so le trên trục thứ cấp, hình thoi hoặc hình tam giác lệch, gốc nhọn, đều vát hay xiên, có răng thưa, không đều; mép có răng cưa rất nhỏ, lá chét dài 15-20cm, gân lá
  3. xếp như nan quạt; cuống lá phát triển mạnh, có rãnh ở trên, tròn ở dưới. Cụm hoa gồm 4-6 bông mo, mọc ở nách lá; cuống cụm mo khoẻ, cong xuống phía dưới; mỗi bông mo dài 30-60cm, phân nhánh, mang hoa dày đặc. Hoa đơn tính cùng gốc, mẫu 3; mỗi hoa cái kèm theo 2 hoa đực trên mỗi đốt; hoa đực có lá đài dày, hình bầu dục rộng, cánh hoa thuôn, từ và dài; nhị rất nhiều (hàng trăm), hình dải, trung đới màu nâu; hoa cái gần hình cầu, có 2 lá bắc ở gốc, giống như các lá đài, tràng 3; có 6 nhị lép và bầu hình bầu dục ngược, có 3 cạnh. Quả hình cầu, đường kính 1,4-1,5cm; nhẵn, khi chín có nhiều màu từ màu da cam, đỏ nhạt đến màu đen, có lá đài tồn tại; hạt 1, hình bầu dục. Phân bố: Móc là cây nhiệt đới điển hình, phân bố ở hầu hết các nước Nam và Đông Nam á. - Việt Nam: Móc cũng là loài khá phổ biến. Từ ven biển, đồng bằng, trung du đến miền núi đều gặp móc mọc tự nhiên hoặc được trồng. Tập trung vùng nhiều nhất: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình và các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ: như Thanh Hoá, Nghệ An, vào tới Thừa Thiên Huế.
  4. - Thế giới: Móc phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á, từ Ấn Độ, SriLanka, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin và ở miền Nam Trung Quốc cũng gặp móc mọc tự nhiên hay gieo trồng. Đặc tính sinh học: Móc phân bố trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm đến á nhiệt đới ẩm, ở độ cao từ ngang mặt biển đến 2.000m trên các núi cao. Cây phân bố cả trong rừng nguyên sinh và thứ sinh, nhưng ở rừng thứ sinh phổ biến hơn. Cây thường mọc rải rác ven rừng, chân các núi đá vôi hoặc núi đất. Một số năm gần đây còn được trồng làm cảnh rất nhiều trong các vườn hoa công cộng, và các vườn của hộ gia đình... Cây ra hoa kết quả đều hàng năm và thường cho một lượng quả rất lớn. Gặp chỗ đất quang, trống và có độ ẩm cao, cây con tái sinh rất nhiều quanh cây mẹ. Do quả là thức ăn của thú như cầy, sóc nên đã tạo điều kiện cho hạt phát tán đi xa. Cây tái sinh chồi mạnh, mỗi năm cây mẹ cho 5-7 chồi gốc. Có thể đánh trồng thành cây mới. Móc sinh trưởng khá nhanh, sau khoảng 7-10 năm, cây có thể đạt chiều cao tối đa và tạo thành một bụi móc mới. Cây 5-7 tuổi đã có thể ra hoa, kết quả. M ùa hoa tháng 3-4, mùa quả chín tháng 10-11.
nguon tai.lieu . vn