Xem mẫu

24 Xã hội học, số 3 - 2007 MÔ HÌNH TÌM HIỂU VÀ QUYẾT ĐỊNH HÔN NHÂN Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Lê Ngọc Văn 1. Đặt vấn đề Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, hôn nhân không được xem là việc riêng của cá nhân mà có liên quan đến tất cả các thành viên của gia đình, họ hàng. Việc lựa chọn và quyết định hôn nhân là công việc của gia đình mở rộng. Bố mẹ thường xếp đặt hôn nhân cho con cái ngay từ khi còn nhỏ nhằm liên kết sức mạnh hai gia đình. Hôn nhân được lựa chọn dựa trên các tiêu chí tương đồng giữa hai gia đình về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, tuổi tác, học vấn, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp xã hội, v.v... Hôn nhân giữa những người có cùng đặc điểm xã hội và văn hóa cho phép sự chuyển tiếp ổn định và an toàn địa vị xã hội, nghề nghiệp, tài sản từ bố mẹ sang con cái và các thế hệ tương lai. Xã hội Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, ở những phạm vi và thời gian khác nhau, đã cung cấp các số liệu điều tra xã hội học, mô tả về sự biến đổi của mô hình lựa chọn hôn nhân (Nguyễn Hữu Minh, 2000; Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, 2002; Vũ Tuấn Huy, 2004, Lê Ngọc Văn, 2006…). Các kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển từ khuôn mẫu hôn nhân sắp xếp sang hôn nhân tự nguyện. Các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền Bắc Việt Nam; Các tác giả chưa đi sâu phân tích quá trình chuyển đổi, các nhân tố tác động cũng như ý nghĩa của sự biến đổi này. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là sự chuyển đổi khuôn mẫu hay mô hình hôn nhân này diễn ra như thế nào, trên những phương diện nào? Những nhân tố tác động đến sự chuyển đổi khuôn mẫu hôn nhân là gì? Sự chuyển đổi này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội? Từ số liệu của Dự án hợp tác với SIDA: Nghiên cứu gia đình nông thôn Việt Nam (2004-2006), bài viết tập trung mô tả và phân tích sự biến đổi cuả khuôn mẫu hôn nhân trong các gia đình nông thôn Việt Nam dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở hai nội dung chủ yếu là: mô hình tìm hiểu và quyền quyết định hôn nhân. 2. Mô hình tìm hiểu hôn nhân 2.1. Không gian địa lý của sự lựa chọn hôn nhân Không gian địa lý của những người kết hôn rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào môi trường xã hội mà các cá nhân sinh sống, tính di động xã hội, nghề nghiệp và khả năng giao tiếp của các cá nhân. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, các cá nhân thường ít có điều kiện di chuyển ra khỏi khu vực sinh sống, tính di động nghề nghiệp và di động xã hội không cao, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Lê Ngọc Văn 25 do đó phạm vi lựa chọn hôn nhân thường bó hẹp trong phạm vi làng xã. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân rời làng xã đi làm ăn sinh sống ở nơi khác, họ cũng thường quay về nhà kết hôn với những người mà bố mẹ đã lưạ chọn cho họ hoặc tìm những người cùng quê tại nơi ở mới để kết hôn. Tâm lý này của người Việt Nam thể hiện trong câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Trong các xã hội công nghiệp hóa, không gian địa lý của việc lựa chọn hôn nhân trong phạm vi làng xã đã bị phá vỡ do tính di động nghề nghiệp và di động xã hội của các cá nhân tăng lên. Nhiều thanh niên nông thôn ra thành phố học tập và tìm kiếm công ăn việc làm tại thành phố và các khu công nghiệp mới. Họ không quay về nông thôn mà kết hôn với những người quen biết từ nhiều vùng khác nhau, thậm chí là những người nước ngoài, và sinh sống tại nơi làm việc của họ. Công nghiệp hóa và đô thị hóa đã mở rộng phạm vi lựa chọn hôn nhân. Quy luật này đã tác động như thế nào đến phạm vi lựa chọn hôn nhân tại các vùng nông thôn Việt Nam? Kết quả điều tra tại 3 xã đại diện cho 3 vùng nông thôn Bắc- Trung - Nam của Việt Nam là Cát Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái), Phú Đa (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), Phước Thạnh (Châu Thành, Tiền Giang) cho thấy, phần lớn các cặp vợ chồng kết hôn với nhau đều nằm trong cùng phạm vi của một xã. 65.9% số người trả lời cho biết họ sinh ra tại xã họ đang sống và 59.6% người vợ hoặc người chồng của họ cũng sinh ra cùng xã với họ; 12.7% số người trả lời sinh ra tại một xã khác trong cùng huyện, 7.4% thuộc huyện khác trong tỉnh và 13.8% thuộc tỉnh khác. Các tỷ lệ % về nơi sinh của vợ hoặc chồng người trả lời tương ứng là 18.8% (cùng huyện), 9.4%(cùng tỉnh), 11.7% (khác tỉnh) (xem bảng 1). Bảng 1: Nơi sinh của người trả lời và vợ/chồng người trả lời (số liệu chung 3 xã các tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang ) (%). Nơi sinh của người trả lời Cùng xã Cùng huyện Cùng tỉnh Khác tỉnh Không trả lời Không biết Tổng số Tỷ lệ phần trăm 65.9 12.7 7.4 13.8 .1 .1 100.0 Nơi sinh của vợ/chồng người trả lời Cùng xã Cùng huyện Cùng tỉnh Khác tỉnh Không trả lời Không biết Tổng số Tỷ lệ phần trăm 59.6 18.8 9.4 11.7 .1 .3 100.0 Tại 3 vùng điều tra là Yên Bái, Thừa Thiên-Huế và Tiền Giang, số cặp vợ chồng sinh ra trong cùng một xã có tỷ lệ phần trăm thấp nhất là Yên Bái: 55.0% số người trả lời và 52.7% vợ/chồng người trả lời sinh ra trong cùng một xã. Cao hơn một chút là Tiền Giang: 60% số người trả lời và 53.7% vợ/chồng người trả lời sinh ra trong cùng một xã. Thừa Thiên - Huế là địa phương có số cặp vợ chồng sinh ra trong cùng một xã chiếm tỷ lệ cao nhất: 82.6% người trả lời và 72.6 % vợ/chồng người trả lời sinh ra trong cùng một xã. Xã Phú Đa, Thừa Thiên- Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 26 Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới Huế, cũng là xã có ít nhất các cặp vợ chồng khác tỉnh: chỉ có 3.7% người trả lời và 2.7% vợ/chồng người trả lời thuộc về những tỉnh khác nhau. Tiếp đến là xã Phước Thạnh, Châu Thành, Tiền Giang với các tỷ lệ phần trăm tương ứng là 9.3% và 5%. Xã Cát Thinh, Văn Chấn, Yên Bái là xã có số cặp vợ chồng khác tỉnh cao nhất: 28.5% người trả lời và 27.5% vợ/chồng người trả lời sinh ra ở những tỉnh khác nhau Các bảng số liệu khảo sát cho thấy Cát Thịnh-Yên Bái là nơi có tỷ lệ thấp những cặp vợ chồng kết hôn không cùng nơi sinh tại xã và tỷ lệ cao những cặp vợ chồng kết hôn có nơi sinh khác tỉnh so với các điểm điều tra khác là Phú Đa-Thừa Thiên-Huế và Phước Thạnh-Tiền Giang. Đây là kết quả của chính sách di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới của nhà nước Việt Nam trong những năm 1960-1970 và các năm sau đó, từ các tỉnh nông thôn đồng bằng lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Quá trình di dân này đã tăng cường sức lao động và dân cư cho miền núi, giảm mật độ dân số và sự dư thừa lao động ở các tỉnh nông thôn đồng bằng. Những người di cư thuộc các tỉnh khác nhau đã kết hôn với nhau hoặc kết hôn với người địa phương nơi họ di cư tới. Kết quả là tỷ lệ những người kết hôn khác tỉnh chiếm tỷ lệ cao so với các điểm nghiên cứu khác. Ngoại trừ yếu tố di dân làm cho hôn nhân giữa những người khác tỉnh tăng lên (trường hợp xã Cát Thịnh-Yên Bái), Không gian lựa chọn hôn nhân của phần lớn các cặp vợ chồng ở nông thôn Việt Nam là trong cùng một xã. Điều này cho thấy phạm vi giao tiếp của người dân nông thôn còn rất hạn hẹp, công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn diễn ra chậm. 2.2. Các hình thức tìm hiểu trước khi kết hôn Mặc dù phần lớn các cuộc kết hôn diễn ra trong phạm vi làng xã, tuy nhiên các cặp vợ chồng đều có thời gian làm quen và tìm hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau trước khi đi tới hôn nhân. Kết quả điều tra định lượng cho thấy hơn một nửa (54.1%) số người được hỏi khẳng định là đã "tự tìm hiểu” trước khi đi tới hôn nhân. Tự do tìm hiểu, tự do yêu đương là một điểm khác biệt lớn so với việc cha mẹ sắp đặt hôn nhân ở nông thôn Việt Nam truyền thống trước đây. Điều này cũng được xác nhận qua các kết quả điều tra định tính:“Hồi xưa cha mẹ ép. Bây giờ không ai ép được. Con cái bây giờ thích ai thì lựa chọn người đó” (PVS, nữ, 50 tuổi, Huế).“Ngày trước không có yêu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Xem tuổi có hợp không thì cho lấy” (PVS, nữ, 40 tuổi, Tiền Giang). “ở nông thôn trước đây, lấy chồng lấy vợ do cha mẹ tìm là chính, còn hiện nay các cháu tự tìm hiểu” (PVS, nam, cán bộ thôn, Thừa Thiên-Huế).“Bọn cháu cùng thôn cùng làng. Hai bên đi lại, lúc đầu cũng đi chơi đi bời rồi sau quen biết nhau, tìm hiểu nhau thì cũng thấy mến mến nhau. Khi bọn cháu xây dựng gia đình thì tự hai bên bọn cháu yêu đương nhau chứ không có sự sắp xếp của bố mẹ đâu” (PVS, nữ, 35 tuổi, dân tộc Thái, làm ruộng, Yên Bái).“Lúc trước yêu đương thì sợ. Yêu chồng nhưng hai năm sau chưa thấy mặt chồng. Bây giờ thì coi như thoải mái, họp hành gặp mặt nhau, yêu đương tự do hơn” (PVS, nữ, 45 tuổi, Yên Bái). Do phần lớn các cặp vợ chồng là người cùng làng cùng xã (xem bảng 1), do đó hoàn cảnh quen biết để đi tới kết hôn do “cùng làng/xã” chiếm một tỷ lệ cao (29.3%). Bố mẹ và người làm mối vẫn có vai trò đáng kể trong việc dẫn dắt xe duyên (21.5% số người được hỏi ý Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Lê Ngọc Văn 27 kiến cho rằng cuộc hôn nhân của họ là do “bố mẹ giới thiệu”; 13.8% “qua người làm mối”). Các môi trường làm quen khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: 10.5% “cùng nơi làm việc”; 5.8% “ở nơi vui chơi giải trí”; 5.6% “do bạn bè giới thiệu”, “ do học cùng trường”; 2.8% do “cùng hoạt động trong các tổ chức” (xem bảng 2). Bảng 2: Các hình thức tìm hiểu trước khi kết hôn (số liệu chung 3 xã các tỉnh Yên Bái, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang Có Không Tổng số Các hình thức tìm Số hiểu người trả lời Tỷ lệ % Số người trả lời Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % người trả lời Cùng nơi làm việc 94 Cùng học một trường 50 Bạn bè giới thiệu 50 Bố mẹ giới thiệu 193 Nơi vui chơi giải trí 52 Người làm mối 124 Tự tìm hiểu 485 Cùng làng/xã 263 Cùng hoạt động 25 10.5 803 5.6 847 5.6 847 21.5 704 5.8 845 13.8 773 54.1 412 29.3 634 2.8 872 89.5 897 100.0 94.4 897 100.0 94.4 897 100.0 78.5 897 100.0 94.2 897 100.0 86.2 897 100.0 45.9 897 100.0 70.7 897 100.0 97.2 897 100.0 Tại 3 vùng điều tra, hình thức “tự tìm hiểu” để đi tới hôn nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: Cát Thịnh (Yên Bái) 59.7%; Phú Đa (Thừa Thiên-Huế) 62.2%; Phước Thạnh (tiền Giang) 40.3%. Hình thức “tự tìm hiểu” ở Phước Thạnh (Tiền Giang) có tỷ lệ thấp hơn so với các điểm điều tra khác có thể được lý giải bởi hai lý do: hình thức làm quen trong “cùng làng/xã” ở địa phương này chỉ có 9.0%, thấp hơn đáng kể so với 41.8% tại Phú Đa (Thừa Thiên-Huế) và 37.2% Cát Thịnh (Yên Bái); trong khi đó hình thức thông qua “người làm mối” ở Phước Thạnh có tỷ lệ cao hơn hẳn (26.7%) so với Phú Đa (6.4%) và Cát Thịnh (8.4%). ở Phú Đa, hình thức làm quen do bố mẹ giới thiệu có tỷ lệ 25.1%, cao hơn so với Phước Thạnh (22.3%) và Cát Thịnh (17.1%). Phước Thạnh là xã có tỷ lệ làm quen do cùng học một trường thấp nhất (0.7%) so với 12.1% tại xã Cát Thịnh và 4.0% tại xã Phú Đa. Tại Phước Thạnh cũng không có trường hợp nào được làm quen do cùng hoạt động trong các tổ chức so với 4.0% ở Phú Đa và 4.3% ở Cát Thịnh. Hình thức “tự tìm hiểu” trước khi kết hôn có xu hướng tăng lên, trong khi các hình thức “bố mẹ giới thiệu” và qua người làm mối” có xu hướng giảm đi theo thời gian của người kết hôn. Chẳng hạn, trong số những người kết hôn từ 1942-1975 chỉ có 37.8% người trả lời “tự tìm hiểu” trước khi cưới. Tỷ lệ này tăng lên 54.5% với những người kết hôn từ 1976-1986; và 61.1% với những người kết hôn từ 1987-2005 (xem bảng 3). Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 28 Mô hình tìm hiểu và quyết định hôn nhân ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới Bảng 3: Tương quan giữa năm kết hôn của người trả lời với hình thức “tự tìm hiểu” trước khi cưới (%) “Tự tìm Nhóm năm kết hôn của người trả lời hiểu” trước khi cưới Có Không Tổng 1942-1975 71 37.8% 117 61.1% 118 100.0% 1976-1986 162 54.5% 135 45.5% 297 100.0% 1987-2005 Tổng 250 483 61.1% 54.0% 159 411 38.9% 46.0% 409 894 100.0% 100.0% Ngược lại hình thức “bố mẹ giới thiệu” giảm từ 30.3% với những người kết hôn từ 1942-1975 xuống 22.2% với những người kết hôn từ 1976-1986 và 17.1% với những người kết hôn từ 1987-2005 (xem bảng 4). Bảng 4: Tương quan giữa năm kết hôn của người trả lời với hình thức “bố mẹ giới thiệu” trước khi cưới (%) “Bố mẹ giới Nhóm năm kết hôn của người trả lời thiệu” trước 1942-1975 1976-1986 1987-2005 Tổng khi cưới Có Không Tổng 57 66 30.3% 22.2% 131 231 69.7% 77.8% 188 297 100.0% 100.0% 70 193 17.1% 21.6% 339 701 82.9% 78.4% 409 894 100.0% 100.0% Tương tự như vậy, hình thức “qua người làm mối” tuy không giảm đối với những người kết hôn các năm 1942-1975 (17.0%) và 1976-1896 (17.2%) nhưng giảm đột ngột đối với những người kết hôn các năm 1986-2005 (9.8%). Việc không giảm tỷ lệ người làm mối đối với những người kết hôn các năm 1976-1986 có thể được lý giải là trong thời kỳ bao cấp trước đổi mới, bên cạnh gia đình, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, quân đội… cũng đứng ra giới thiệu hôn nhân cho các thành viên của mình. Bước vào thời kỳ đổi mới, vai trò mối lái hôn nhân của các tổ chức giảm đi đáng kể. Tính đa dạng của các hình thức làm quen và sự xuất hiện của các hình thức làm quen hiện đại như gặp gỡ ở nơi vui chơi giải trí, nơi làm việc, nơi học tập, bạn bè giới thiệu… trước khi kết hôn tại các điểm điều tra đã phần nào phản ánh tính đa dạng về nghề nghiệp, Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn