Xem mẫu

  1. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN HOÀNG ANH TUẤN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Mô hình đào tạo giáo viên theo hướng hội nhập cộng đồng ASEAN là cấp thiết để tạo ra các thế hệ lao động mới có phẩm chất và năng lực hội nhập, đáp ứng được yêu cầu, chuẩn nghề nghiệp của cộng đồng ASEAN. Mô hình đào tạo giáo viên hội nhập ASEAN chú trọng vào tăng cường công tác giảng dạy và xây dựng chương trình, công tác quản trị, điều hành nhà trường, công tác tài chính, phát triển nguồn nhân lực dựa trên sự chỉ đạo định hướng và hỗ trợ khung chính sách đặc thù của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á - SEAMEO và Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN. Việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên cần phải trang bị cho sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức chuyên ngành và cộng đồng ASEAN, có kỹ năng sống chung và hội nhập cộng đồng, có thái độ và trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN. Từ đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm cao hơn trong nước nói riêng và trong cộng đồng ASEAN nói chung. Từ khóa: mô hình đào tạo giáo viên, hội nhập cộng đồng ASEAN. 1. MỞ ĐẦU Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà. Đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và then chốt của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Trong đó, nhân tố hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ cơ bản của đổi mới nền giáo dục để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến ngang tầm khu vực ASEAN và toàn thế giới. Hiện nay, mô hình đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm trọng điểm đang tiến hành theo hướng tiếp cận năng lực trên nền tảng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Là một thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN), Việt Nam đang hội nhập sâu sắc và trở thành một thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN, trong đó có sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào tháng 12 năm 2015. Sự chuyển dịch nguồn lao động trong cộng đồng ASEAN đã và đang được hình thành, trong đó có nguồn lực của ngành giáo dục. Do đó, việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên với chuẩn đầu ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ASEAN sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động của Việt Nam trong ngành giáo dục nói riêng và xây dựng đội ngũ nhà giáo để đào tạo ra nhiều thế hệ lao động mới có phẩm chất và năng lực hội nhập, đáp ứng được yêu cầu, chuẩn nghề nghiệp của cộng đồng ASEAN trong tương lai. 492
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2. NỘI DUNG 2.1. Chương trình giáo dục ASEAN sau năm 2017 với “Bảy lĩnh vực ưu tiên” Với tinh thần tăng cường sự ưu việt về giáo dục, khoa học và văn hóa trong cộng đồng ASEAN để đáp ứng những thách thức sẽ phải đối mặt của các nước trong khu vực sau năm 2015, Hội nghị cấp Bộ trưởng của Hội đồng tổ chức SEAMEO tại Lào năm 2014 đã đưa ra sáng kiến về việc hình thành “Bảy lĩnh vực giáo dục ưu tiên” (Seven Priority Areas of Education) và cần được đẩy mạnh thực hiện trong giai đoạn 20 năm tiếp theo (2015 - 2035) trong cộng đồng ASEAN [3]. Nội dung của bảy lĩnh vực giáo dục ưu tiên được cụ thể hóa như sau: Lĩnh vực 1 - Chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non: Thực hiện phổ cập chương trình giáo dục mầm non đến năm 2030, với các mục tiêu cụ thể đối với các đối tượng trẻ em thiệt thòi, dễ bị tổn thương như trẻ em nghèo, trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em dân tộc thiểu số; và trẻ em khuyết tật. Từ đó, các em sẽ thụ hưởng được những quyền lợi lớn nhất. Lĩnh vực 2 - Xóa bỏ các rào cản liên quan: Tiến hành xóa bỏ các rào cản liên quan và mang lại cơ hội được học phổ thông cho tất cả mọi người thông qua đổi mới việc phân bổ và quản lý giáo dục để cung cấp sự ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương và không tiếp cận được. Lĩnh vực 3 - Phản ứng với tình trạng khẩn cấp: Chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý các cấp ở địa phương khả năng phản ứng với các tình huống khẩn cấp (như mâu thuẩn, xung đột, thời tiết cực đoan, và các thảm họa tự nhiên). Duy trì việc phân bổ các dịch vụ giáo dục trong các tình huống khẩn cấp. Lĩnh vực 4 - Giáo dục và đào tạo nghề - kỹ thuật: Tăng cường sự hợp tác trong công tác giáo dục và đào tạo nghề - kỹ thuật giữa người học, giáo viên và phụ huynh; có nhiều đầu tư về phương tiện trực quan, có chương trình đào tạo phù hợp, tập trung vào tính sáng tạo, đổi mới của người học; có một lộ trình rõ ràng đối với việc học tập suốt đời, giáo dục đại học và lực lượng lao động khu vực, kỹ năng của người học và việc huy động người học. Lĩnh vực 5 - Đào tạo giáo viên: Hoạt động đào tạo giáo viên sẽ được hồi sinh và trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu thông qua sự nghiệp đổi mới toàn diện, chiến lược và gắn với thực tiễn về các hệ thống quản lý và phát triển giáo viên, thông qua sự chuẩn bị chuyên nghiệp hơn ở các qui trình đào tạo dự bị, đào tạo không chính quy, tuân theo một khung năng lực giáo viên chung, rõ ràng và một bộ tiêu chuẩn áp dụng được trong khu vực. Lĩnh vực 6 - Sự hài hòa trong giáo dục đại học và nghiên cứu: Sự hài hòa ở cấp tổ chức được tăng cường thực hiện với việc các quốc gia thành viên đầu tư vào việc củng 493
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 cố các trường đại học với việc mỗi trường tự xác định nhu cầu quan trọng nhất, nhu cầu cần được hỗ trợ bởi hoạt động nghiên cứu, từ đó có thể phối hợp và thiết lập các tiêu chuẩn với các trường đại học khác trong khu vực. Lĩnh vực 7 - Thực hiện chương trình đào tạo thế kỷ XXI: Chương trình đào tạo thế kỷ XXI tập trung vào theo đuổi một chương trình đổi mới căn bản thông qua việc phân tích hệ thống về kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần có để đáp lại hiệu quả đối với những thay đổi phạm vi toàn cầu, đặc biệt đối với những phức tạp đang gia tăng của môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội và chính trị Đông Nam Á, cũng như với việc phát triển đội ngũ nhà giáo thấm nhuần các sáng kiến, có chung quan điểm trong việc xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Có thể nhận thấy, giáo dục đại học đang là một vấn đề tiên phong trong khu vực, trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực giáo viên trong các cơ sở giáo dục đại học cũng là một lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động cho các nước trong khu vực để hội nhập cộng đồng ASEAN. Từ đó, đáp ứng tích cực với những thách thức sẽ phải đối mặt trong khu vực khi các nước thành viên hội nhập sâu rộng vì một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, thịnh vượng, chung một tầm nhìn và bản sắc. 2.2. Chuẩn đầu ra của sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực ở các cơ sở giáo dục đại học đang chuyển dần sang đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học. Do đó, việc đào tạo đội ngũ nhà giáo theo hướng tiếp cận năng lực đang được các trường đại học sư phạm triển khai sâu rộng, được minh chứng cụ thể trong ba công khai và chuẩn đầu ra của các trường. Theo Nguyễn Duân và cộng sự [1], chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên tập trung vào ba chuẩn sau: * Chuẩn kiến thức: - Kiến thức cơ bản, kiến thức chung. - Kiến thức chuyên ngành, giáo dục nghề nghiệp. * Chuẩn kỹ năng: - Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm). - Kỹ năng mềm, kỹ năng sống. * Chuẩn thái độ và hành vi: - Có tinh thần hợp tác và quan hệ giữa người với người. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục theo đúng chuyên ngành, làm việc trong các tổ chức, cơ quan, công ty có chức năng nhiệm vụ liên quan đến chuyên môn đã được đào tạo, có khả năng thực hiện nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực đã được học, có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 494
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2.3. Khung tham khảo chuyên môn của cộng đồng ASEAN Với mục tiêu để so sánh tương tác khung chuyên môn giữa các quốc gia Đông Nam Á, từ đó hỗ trợ việc chứng nhận nghề nghiệp, tạo điều kiện cho việc học tập suốt đời, tăng cường và khuyến khích việc chuyển đổi đào tạo tín chỉ và huy động người học trong khu vực [2], khung tham khảo chuyên môn của cộng đồng ASEAN có tập trung vào ba miền chính: 1) Kiến thức và kỹ năng; 2) Phạm vi áp dụng; 3) Trách nhiệm và khả năng giải trình. Ngoài ra, khung tham khảo chuyên môn có cấu trúc được phân chia thành 8 bậc khác nhau trên nền tảng phân tầng một phức thể chuẩn đầu ra của người học. Chuẩn đầu ra sẽ hỗ trợ cho việc so sánh và kết nối các khung chuyên môn của các nước trong khu vực với nhau. Trong đó, một người học sau khi tốt nghiệp đại học phải đạt được bậc 6/8, cụ thể như sau: 1. Kiến thức và kỹ năng: có kiến thức lý thuyết và kỹ thuật chuyên sâu gắn với kỹ năng tư duy phản biện và tư duy phân tích. 2. Phạm vi áp dụng: - Phức tạp và có tính thay đổi; - Gắn với việc phát triển các giải pháp để giải quyết cả những vấn đề phức tạp và trừu trượng. 3. Trách nhiệm và khả năng giải trình: - Hướng dẫn tối thiểu và sáng kiến được minh chứng, khả năng áp dụng và tự định hướng. - Có óc phán đoán, phê bình mang tính biện hộ và lập kế hoạch quan trọng, khả năng phối hợp, đánh giá và cải tiến các hoạt động. Việc xây dựng khung tham khảo chuyên môn ASEAN sẽ hỗ trợ và tăng cường cho khung nghề nghiệp quốc gia của các nước thành viên của cộng đồng ASEAN. Sự hỗ trợ đó sẽ dựa trên sự tham khảo bộ tiêu chuẩn, các quá trình thực hiện và cấu trúc của khung tham khảo ASEAN. 2.4. Mô hình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng ASEAN Để đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng ASEAN, việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên được đề xuất trong các trường đại học sư phạm cần tập trung vào 3 yếu tố trong khung tham chiếu đào tạo (Bảng 1) như sau: i) Đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học; ii) Tích hợp với khung tham khảo chuyên môn của cộng đồng ASEAN; iii) Thực hiện chương trình giáo dục ASEAN sau năm 2015 với bảy lĩnh vực ưu tiên trong giáo dục. 495
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Bảng 1. Mô hình đào tạo giáo viên hội nhập Cộng đồng ASEAN Khung tham chiếu Quá trình đào tạo Chuẩn đầu ra - Đào tạo theo hướng tiếp - Chương trình đào tạo và - Kiến thức chuyên ngành. cận năng lực người học. hoạt động dạy học. - Kiến thức cộng đồng - Khung tham khảo chuyên - Các nguồn lực thực hiện ASEAN về chính trị - an môn ASEAN. (nguồn nhân lực, tài ninh; kinh tế; văn hóa, xã chính, quản trị - điều hành, hội và giáo dục. - 7 lĩnh vực ưu tiên trong giảng dạy và chương trình giáo dục ASEAN. - Kỹ năng (nghề nghiệp, kỹ đào tạo). năng chung sống và hội - Chương trình trao đổi sinh nhập cộng đồng ASEAN). viên. - Thái độ, trách nhiệm và khả năng giải trình. - Phẩm chất của thành viên ASEAN (có tầm nhìn chung, bản sắc và có tinh thần cộng đồng chung ASEAN). Ngoài ra, mô hình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm nên được xây dựng thành một hệ thống tích hợp, trong đó tập trung vào: 1) Chương trình đào tạo thực hiện theo hướng tiếp cận năng lực người học, trong đó chú trọng vào các năng lực hỗ trợ sinh viên sau khi ra trường có thể hội nhập quốc tế, trở thành một thành viên của cộng đồng ASEAN. Trong đó, nội dung chương trình tập trung trang bị cho sinh viên có kiến thức chuyên môn, chuyên ngành đạt chuẩn và trên chuẩn bậc 6 của khung tham khảo ASEAN, các kiến thức cơ bản về cộng đồng ASEAN trong đó chú trọng những kiến thức về chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục của các quốc gia thành viên ASEAN. Ngoài ra, chương trình đào tạo chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, đối thoại giữa người với người, kỹ năng giao lưu văn hóa, thành thạo về ngôn ngữ (trong đó tiếng Anh được xem là ngoại ngữ giao tiếp chính thống trong cộng đồng ASEAN), thành thạo về công nghệ, có kỹ năng hợp tác và phối hợp làm việc trong môi trường chính trị - an ninh phi truyền thống, đa văn hóa, môi trường kinh tế thay đổi nhanh chóng và phức tạp gia tăng, có kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp và trừu tượng, có kỹ năng tư duy phản biện, tư duy hệ thống và phân tích, có kỹ năng ứng phó với những tình huống khẩn cấp như: mâu thuẩn, xung đột, thời tiết cực đoan, và các thảm họa tự nhiên. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng tập trung vào việc bồi dưỡng và phát huy tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, người thân, đối tác và cộng đồng, có khả năng giải trình đối với những vấn đề có tính sáng kiến và không ngừng cải tiến hoạt động, có thái độ và tinh thần phê phán, biện hộ mang tính xây dựng cộng đồng. 496
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2) Sử dụng các nguồn lự c có hiệu quả trong đó chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ ngoại ngữ ngang và trên chuẩn hội nhập cộng đồng ASEAN, tự chủ về nguồn lực tài chính và khả năng giải trình; phân quyền và tăng quyền tự chủ quản trị, điều hành của các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên bằng việc tăng cường hoạt động giao lưu khoa học và hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong khu vực qua các chương trình trao đổi cán bộ quản lý và giảng viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên trong khu vực ASEAN. Các trường đại học sư phạm cần tăng cường hợp tác với các tổ chức giáo dục trong khu vực ASEAN và các đối tác chiến lược của ASEAN để xây dựng các dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chuyển đổi tín chỉ và huy động sinh viên, trao đổi khoa học và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy giữa các nước thành viên và giữa các trường đào tạo giáo viên nhằm nâng cao năng lực đào tạo theo hướng hội nhập cho các trường một cách minh bạch và có khả năng giải trình tài chính cao. Xây dựng nguồn lực cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyển đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên và hợp tác nghiên cứu khoa học trong khu vực. Nâng cao năng lực quản trị và điều hành của các trường đại học sư phạm trọng điểm bằng cơ chế phân quyền riêng và tự chủ quản trị theo mạng lưới các trường dưới sự định hướng, chỉ đạo và hỗ trợ khung chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO), Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và tổ chức ASEAN. Từ đó, chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học sư phạm sẽ được đảm bảo và cải tiến không ngừng để đáp ứng với các tiêu chuẩn của các trường đại học trong khu vực ASEAN trong đó đặc biệt là các trường đại học đã chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). 3) Nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, xây dựng và cải tiến liên tục chương trình giảng dạy trong đó chú trọng vào các môđun kiến thức, kỹ năng và thái độ trách nhiệm hội nhập cộng đồng ASEAN. Ngoài chương trình khung đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học, chương trình đào tạo phải được xây dựng thêm các môđun đào tạo tích hợp với chương trình đào tạo giáo viên hiện tại, trong đó chú trọng vào các môđun trao đổi sinh viên trong hoạt động đào tạo tín chỉ, giao lưu văn hóa và thực tập nghề nghiệp để trang bị cho người học các kiến thức chuyên ngành, kiến thức cộng đồng ASEAN, các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chung sống và hội nhập cộng đồng ASEAN, và phát triển thái độ, trách nhiệm và khả năng giải trình trên tinh thần thấm nhuần các sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng chung ASEAN vì một tầm nhìn, một bản sắc và một cộng đồng. Việc cải tiến chương trình đào tạo hội nhập phải được cập nhật thường xuyên theo chu kỳ 2 năm/lần với sự tham gia tích cực của các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia và sự hỗ trợ của các diễn đàn, tổ chức giáo dục ASEAN liên quan đến công tác đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên trong khu vực. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo giáo viên cần tăng cường nghiên cứu và phát triển khoa học giáo dục và năng lực sư phạm, trong đó tập trung vào hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục theo chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Tăng cường công tác thanh tra và giám sát hoạt động giáo dục và đào tạo ở các 497
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên để cải tiến liên tục chất lượng đào tạo giáo viên của các cơ sở. Từ đó, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và cả cộng đồng ASEAN. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu hội nhập cộng đồng ASEAN đang là thách thức của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam trong đó có các trường đại học sư phạm. Do đó, việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên theo hướng hội nhập cộng đồng ASEAN và quốc tế là cấp thiết và cần phải tập trung vào việc trang bị cho sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức chuyên ngành và cộng đồng ASEAN, có kỹ năng sống chung và hội nhập cộng đồng, có thái độ và trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN. Mô hình đào tạo giáo viên hội nhập ASEAN chú trọng vào tăng cường công tác giảng dạy và xây dựng chương trình, công tác quản trị, điều hành nhà trường, công tác tài chính, phát triển nguồn nhân lực dựa trên sự chỉ đạo định hướng và hỗ trợ khung chính sách đặc thù của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức SEAMEO, mạng lưới AUN và các tổ chức hỗ trợ đào tạo giáo viên của các đối tác chiến lược của ASEAN. 3.2. Kiến nghị * Đối với các trường đại học sư phạm - Thành lập Trung tâm Giáo dục ASEAN để chuyên trách công tác trao đổi sinh viên, thực tập sư phạm, thực hiện các chương trình giao lưu và trao đổi văn hóa trong khu vực, tổ chức đào tạo và tập huấn các chuyên đề về giáo dục ASEAN, tăng cường năng lực sẵn sàng hội nhập cộng đồng ASEAN cho sinh viên, hợp tác đào tạo và nghiên cứu về văn hóa và giáo dục ASEAN, tổ chức seminar chuyên để, hội nghị, hội thảo về giáo dục ASEAN và các đối tác quốc tế. - Tích cực tham gia vào các chương trình trao đổi tín chỉ sinh viên trong mạng lưới các trường đại học ASEAN như Dự án học bổng SHARE do Liên minh châu Âu EU điều phối, Dự án trao đổi sinh viên thực tập sư phạm - SEA Teacher Project, hợp tác với Mạng lưới các trường học của SEAMEO - The SEAMEO 50x3 Schools’ Network để xây dựng hệ thống thông tin phản hồi tích cực cho việc cải tiến chương trình đào tạo thường niên và hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. * Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Tạo cơ chế, chính sách để các trường đại học sư phạm thành lập mạng lưới các đơn vị chuyên trách trực thuộc thực hiện đào tạo và bồi dưỡng năng lực hội nhập cộng đồng ASEAN cho sinh viên. Tham gia tích cực vào Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) để kết nối với các nước trong khu vực cùng xây dựng một cộng đồng giáo dục ASEAN chung. Từ đó, hỗ trợ sinh viên có năng lực hội nhập ASEAN sau khi tốt nghiệp có lợi thế cạnh tranh trong công tác tuyển dụng ở các cơ sở giáo dục của các nước thành viên khác của cộng đồng ASEAN. 498
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyen Duan, Bui Minh Duc, Ta Ngoc Tri, Vu Cong Hao (2013). Innovation of teacher training model based on competence approach in Vietnam. Proceedings of the 6th International Conference on Educational Reform, Thailand: Mahasarakham Univeristy, pp. 339-348. [2] Manzala, T. R. (2013). The ASEAN Qualifications Reference Framework (AQRF). http://ceap.org.ph/upload/download/20138/27222725873_1.pdf, truy cập ngày 21/11/2016. [3] SEAMEO (2015). A new agenda: SEAMEO’s Seven Priority, http://www.seameo.org/ 7PriorityAreas/, truy cập ngày 21/11/2016. Title: THE TEACHER TRAINING MODEL MEETS ASEAN COMMUNITY INTEGRATION Abstract: The teacher training model towards ASEAN community integration is necessary in order to generate new labor forces that have integrative competency, meet professional requirements and standards in ASEAN community. The teacher training model for integrating ASEAN community concentrates on reinforcing instruction and curriculum development, school administration and operation, financial activities, human resource development based on the direction, orientation and supports in terms of the characteristic policy framework of Ministry of Education and Training (MOET), Southeast Asian Ministers of Education Organization (SEAMEO), and Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). The development of teacher training model has to provide graduates professional and ASEAN community with knowledge, share living skills, community integration skills, attitude and responsibility in ASEAN community. Thus, graduates have more job opportunities in Vietnam and ASEAN community as well. Keywords: Teacher training model, ASEAN community integration. ThS. HOÀNG ANH TUẤN Phòng Công tác Sinh viên, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ĐT: 0988811154, Email: hoanganhtuan@dhsphue.edu.vn 499
nguon tai.lieu . vn