Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MÔ HÌNH CHO VAY TRỰC TUYẾN PEER – TO – PEER: KÊNH HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. PEER – TO – PEER LENDING MODEL: A CAPITAL MOBILIZATION CHANNEL FOR SMES. ThS. Hoàng Công Huân, ThS. Lê Đắc Anh Khiêm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. TÓM TẮT Trong nền kinh tế hiện này vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ có vốn mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Tuy nhiên, trong những năm gần đ y, việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính truyền thống khá khó khăn. Điều này đ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lúc này, mô hình cho vay trực tuyến Peer – to – peer nổi lên như một kênh huy động vốn tiên tiến có thể giải quyết vấn đề khát vốn hiện này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này đang được phát triển rất mạnh mẽ tại các nước Anh, Mỹ, Canada nhưng tại Việt Nam mô hình này còn khá mới mẻ. Vì vậy, bài báo sẽ cung cấp những khái niệm, cách thức hoạt động, lợi ích, hạn chế của mô hình Peer – to – Peer. Từ đó, nêu lên các điều kiện cần thiết cho việc phát triển mô hình và các đề xuất để xây dựng mô hình này tại Việt Nam. Từ khóa: Mô hình Peer –to – Peer; Tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; lợi ích; hạn chế. ABSTRACT In the current economy, capital is one of important inputs for small and medium-sized businesses. Thanks to the capital, enterprises can expand their business, purchase equipment and implement their future plans. However, access to loans from banks and other traditional financial intermediaries are becoming more difficult in recent years. It has affected the business activities of enterprises. Today, online Peer - to - peer lending model has emerged as an advanced capital-raising method that can solve the funding - gap problem for small and medium-sized businesses. Peer – to –Peer lending model has been growing rapidly in the UK, USA, Canada, but in Vietnam this model is new. Therefore, the article will provide the concepts, advantages and limitations of the lending model as well as the description of how it works. Moreover, it points out the requisites for the development of the online lending model and some proposals for developing this model in Vietnam. Keyword: Peer-to-Peer model; SMEs financing; Advantages; Limitations 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn và chủ yếu trong nền kinh tế Việt Nam. Nƣớc ta hiện có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng doanh nghiệp đang hoạt động, là lực lƣợng sản xuất hàng hóa, dịch vụ quan trọng, không chỉ tạo ra 40% GDP cho nền kinh tế , mà còn đóng góp vai trò quan trọng thu hút 50% tổng số lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2014). Mặc dù đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc nhƣng các doanh nghiệp này thƣờng rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trƣờng kinh tế, xã hội. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm nhiều do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi nền kinh tế dần dần hồi phục, lúc này các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nguồn vốn để khắc phục thiệt hại, duy trì hoạt động và tiếp tục đầu tƣ. Trong những năm gần đây nhu cầu vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này đang tăng từ 57,3% năm 2012 đến 65,2% năm 2013 (Tổng cục thống kê, 2013).Tuy nhiên, số doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất và mở rộng kinh doanh. Theo một cuộc điều tra về thực trạng Doanh 382
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nghiệp vừa và nhỏ cả nƣớc trong năm 2013, Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho hay, chỉ có 32-38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay các ngân hàng thƣơng mại; 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận; 32,38% doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc. Nguyên nhân là do các rào cản về thủ tục và các điều kiện đƣợc vay vốn đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, con đƣờng tìm vốn mà các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận từ trƣớc đến nay gần nhƣ duy nhất là tìm đến Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, phía ngân hàng thiếu mặn mà với doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các doanh nghiệp ngày có hạn chế về thông tin, trình độ nhân lực, quản trị nên chứa đựng nhiều rủi ro. Xuất phát từ những khó khăn về vốn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối diện, chúng tôi đặt câu hỏi là liệu có một kênh huy động vốn nào khác để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết đƣợc vấn đề này hay không? Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình cho vay trực tuyến Peer – to – Peer (P2P), một mô hình mới trong huy động vốn đã đƣợc sử dụng tại các nƣớc phát triển nhƣng tại Việt Nam mô hình này khá mới mẻ. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Định nghĩa mô hình cho vay trực tuyến Peer to peer Mô hình cho vay trực tuyến Peer to Peer (P2P) (hay còn đƣợc gọi là People-to-People lending) có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là các giao dịch đƣợc sắp xếp bằng cách sử dụng mạng lƣới Internet, trong đó một hoặc nhiều cá nhân vay tiền với một hoặc nhiều cá nhân khác, mà không thông qua một trung gian tài chính truyền thống nhƣ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính truyền thống khác (Peter Renton, 2014). Trái ngƣợc với hình thức cho vay "truyền thống", liên quan đến một ngƣời cho vay tổ chức nhƣ ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng v.v… cho một cá nhân vay tiền. Nền tảng của hình thức cho vay P2P là các cá nhân, chứ không phải là các tổ chức, đứng trên cả hai mặt của giao dịch. Về cơ bản, nguyên tắc của hình thức cho vay này vẫn là ngƣời có tiền (nhà đầu tƣ) cho những ngƣời cần tiền (ngƣời đi vay) vay tiền của họ. Rõ ràng điều này đã đƣợc thực hiện từ cách đây hàng ngàn năm trƣớc. Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của Internet và các mạng lƣới xã hội trực tuyến. Vì vậy, ngƣời đi vay có thể vay tiền từ ngƣời mà họ chƣa bao giờ gặp mặt và các nhà đầu tƣ không cần quan tâm đến danh tính của ngƣời đi vay mà chỉ cho vay dựa vào thông tin tín dụng của họ. Có đến hàng chục công ty trên khắp thế giới tổ chức thực hiện hình thức cho vay Peer-to-Peer, và tại Hoa Kỳ có hai công ty đã đƣợc thành lập nhằm thực hiện chức năng này, đó là: Lending Club và Prosper. Bên cạnh đó, cũng có nhiều công ty thực hiện hình thức đƣợc gọi là cho vay Peer-to-Peer trực tiếp (P2P trực tiếp). Hình thức cho vay này chủ yếu dành cho những ngƣời muốn hợp thức hóa một thỏa thuận vay mƣợn giữa bạn bè và gia đình. Các công ty Hoa Kỳ hiện nay đang thực hiện hình thức này là ZimpleMoney, LendingKarma, National Family Mortgage và ngày càng nhiều công ty tham gia tổ chức loại hình cho vay này. Các công ty này giúp thiết lập các thỏa thuận cho vay và quản lý tiến trình tài trợ cho những ngƣời có nhu cầu. 2.2. Lịch sử hình thành mô hình vay trực tuyến Peer – to – Peer: Năm 2005, Zopa đƣợc thành lập tại UK với tƣ cách là ngƣời cho vay theo phƣơng thức trực tuyến P2P đầu tiên trên thế giới, và hiện nay họ vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh trở thành công ty số một tại thị trƣờng UK. Tại Hoa Kỳ, Prosper đã bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng hai năm 2006 và trong 9 tháng họ đã thu hút 100,000 thành viên và đã tài trợ 20 triệu đô la cho các khoản vay. Họ chiếm lĩnh thị trƣờng Hoa Kỳ cho đến khi Lending Club đƣợc thành lập vào tháng năm năm 2007. Họ 383
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thiết lập một trang web độc lập để cạnh tranh trực tiếp với Prosper. Cà hai website này đều trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau: 2.2.1. Giai đoạn “tĩnh lặng” Cả Prosper và Lending Club đều trải qua ―giai đoạn tĩnh lặng‖ trong hai năm 2008 và 2009. Trong giai đoạn tĩnh lặng, các công ty này vẫn hoạt động nhƣng họ không huy động thêm các khoản tiền mới từ nhà đầu tƣ. Điều này là cần thiết bởi vì The Securities and Exchange Commission (SEC) đã yêu cầu họ đăng ký tất cả những khoản cho vay trên sàn cho vay của các công ty này nhƣ các hối phiếu chính phủ. ―Giai đoạn tĩnh lặng‖ của Lending Club diễn ra trong khoảng 6 tháng từ tháng tƣ đến tháng mƣời năm 2008. Giai đoạn này của Prosper có phần dài hơn một chút từ tháng mƣời năm 2008 đến tháng bảy năm 2009. Giờ đây, tất cả hối phiếu đã đƣợc đăng ký với SEC và kết quả tài chính của cả hai công ty đã đƣợc công bố công khai. Các hối phiếu của hai công ty này bây giờ đƣợc cung cấp bởi một bản cáo bạch thực hiện bởi SEC. 2.2.2. Giai đoạn trỗi dậy Với sự trỗi dậy sau giai đoạn tĩnh lặng, cả Lending Club và Prosper đều trở nên tập trung hơn vào quản trị rủi ro. Các khoản vay đầu tiên đƣợc thực hiện tại Prosper vào năm 2006 và 2007 đã không hoạt động hiệu quả một chút nào đối với nhà đầu tƣ. Hầu hết nhà đầu tƣ đều bị mất tiền do bởi tỷ lệ vỡ nợ cao. Theo trang phân tích của Prosper, 40% các khoản vay đƣợc phát hành trong năm 2006 và 2007 bị vỡ nợ. Với Lending Club thì con số này tốt hơn một chút nhƣng vẫn không mấy khả quan. Khoảng 24% các khoản vay đƣợc phát hành trƣớc giai đoạn tĩnh lặng của họ bị vỡ nợ. Bây giờ, nếu nhìn vào các khoản cho vay đƣợc thực hiện trong năm đầu tiên sau giai đoạn tĩnh lặng của họ, tỷ lệ vỡ nợ và thu nhập cho nhà đầu tƣ là tốt hơn rất nhiều. Tỷ lệ vỡ nợ của các khoản cho vay trên sàn Prosper đƣợc phát hành từ tháng bảy năm 2009 đến tháng sáu năm 2010 chỉ là hơn 5%. Tỷ lệ vỡ nợ trong suốt giai đoạn này của Lending Club cũng chỉ khoảng 4%. Rõ ràng là nó tốt hơn rất nhiều so với cả thời điểm trƣớc khi giai đoạn tĩnh lặng diễn ra. Gần đây, cả hai công ty này đã tăng thêm sức hấp dẫn của hình thức cho vay P2P bằng cách bổ sung thêm ―các sản phẩm mới‖. Lending Club thời gian gần đây đã thực hiện các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ, dù các khoản cho vay này chỉ giới hạn với một số nhà đầu tƣ đã đƣợc chọn lựa. Cũng nhƣ các khoản cho vay tiêu dùng, ngày nay chúng ta có thể đầu tƣ vào cả các khoản cho vay ba năm và năm năm tại Lending Club và Prosper. 2.3. Tại sao hình thức cho vay Peer-to-Peer lại trở nên phổ biến? Cho vay Peer-to-Peer là một lĩnh vực đang tăng trƣởng mạnh mẽ. Trong vòng 12 tháng cho đến ngày 30 tháng sáu năm 2014, tổng số tiền đƣợc cho vay bởi Lending Club và Prosper lên đến 3.9 tỷ đô la. Tốc độ tăng trƣởng đạt 166% qua 12 tháng trƣớc đó. Rõ ràng, loại hình cho vay này đang ngày càng trở nên phổ biến. Hai biểu đồ dƣới đây mô tả sự tăng trƣởng của loại hình cho vay Peer-to-Peer trong 18 tháng qua tại thị trƣờng Mỹ. Các biểu đồ này thể hiện tổng giá trị của các khoản vay mới của cả Lending Club và Prosper. Đƣờng màu đen cho thấy sự dịch chuyển của giá trị trung bình mỗi ba tháng, cả hai công ty này tiếp tục cho thấy sự tăng trƣởng mạnh mẽ, đặc biệt là Prosper trong những tháng gần đây. 384
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Hình 1: Giá trị các khoản cho vay mới tại Lending Club (theo tháng) (đơn vị: đô la) Nguồn: LendAcademy (2014) bởi Peter Renton, tại LendAcademy.com. Hình 2: Giá trị các khoản cho vay mới tại Prosper (theo tháng) (đơn vị: đô la) Nguồn: LendAcademy (2014) bởi Peter Renton, tại LendAcademy.com. Để hiểu đƣợc tại sao hình thức cho vay Peer-to-Peer lại có thể phát triển nhanh nhƣ vậy, chúng ta xem xét những lợi ích mà nó mang lại cho cả các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay. Người đi vay Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã có tác động lớn đến các ngân hàng và tổ chức tài chính. Nhiều cá nhân đã có thể dễ dàng nhận đƣợc các khoản vay từ ngân hàng trƣớc khi cuộc khủng hoảng diễn ra và các khoản cho vay này đột nhiên bị cắt giảm. Nếu nhiều ngƣời đã có thể sử dụng ngôi nhà của họ để cầm cố vay các khoản vay trong hai thập kỷ trƣớc, thì giờ đây với sự mất giá của thị trƣờng bất động sản trên phạm vi toàn quốc, các ngân hàng đã trở nên thận trọng hơn với hình thức cho vay này. Các khoản cho vay cá nhân không đƣợc đảm bảo từ ngân hàng hầu nhƣ cũng không còn. Nhiều ngƣời cần tiền đã phải dựa vào các tấm thẻ tín dụng với lãi suất cao. Rõ ràng, lúc này đã xuất hiện một lỗ hổng trong lĩnh vực tài trợ tiêu dùng và hình thức cho vay Peer-to-Peer đã giúp lắp đầy lỗ hổng này. Ngƣời đi vay nhận thấy rằng lãi suất 28% mà họ phải nhận từ việc sử dụng thẻ tín dụng có thể đƣợc giảm đi một nửa với các khoản vay thông qua Prosper và Lending Club. Nói cách khác, một trong những lợi ích mà hình thức cho vay P2P mang lại cho ngƣời đi vay đó là họ nhận đƣợc mức lãi suất tốt hơn nhiều (thƣờng là dƣới 10%) so với mức lãi suất mà các ngân hàng truyền thống đề nghị. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay đƣợc cố định, thƣờng là ba đến năm năm, cũng rất hấp dẫn vì ngƣời đi 385
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG vay có thể thấy đƣợc họ có thể trả hết hoàn toàn khoản nợ của mình trong khoảng thời gian tƣơng đối ngắn nhƣ thế nào. Nhà đầu tư Hình thức cho vay này cũng mang lại nhiều tiện ích cho nhà đầu tƣ. Lợi ích lớn nhất và quan trọng nhất đó là tỷ suất sinh lợi cao hơn. Một số nhà đầu tƣ của Lending Club và Prosper đang có mức tỷ suất thu nhập bình quân 10% mỗi năm, và một số lƣợng lớn nhà đầu tƣ có đƣợc tỷ suất sinh lợi hơn 6% năm. Nhà đầu tƣ có thể chọn lựa mức độ rủi ro khi sử dụng hình thức cho vay P2P. Họ có thể chọn đầu tƣ vào các khoản cho vay loại A với những ngƣời đi vay có mức độ tín dụng cao nhất và khả năng vỡ nợ của khoản vay là rất thấp. Hoặc nhà đầu tƣ cũng có thể đầu tƣ vào các khoản cho vay có mức rủi ro cao hơn nhƣng mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, nhà đầu tƣ cũng có thể chọn lựa một vài sự kết hợp giữa các khoản cho vay với mức rủi ro cao và thấp này. Nhiều ngƣời đã bị hấp dẫn với hình thức cho vay Peer-to-Peer bởi vì họ đang đầu tƣ vào những con ngƣời thật sự, chứ không phải vào những ngân hàng hay các quỹ tƣơng hỗ. Hình thức cho vay Peer-to-Peer cũng tạo ra thêm sự đa dạng cho danh mục đầu tƣ của nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ đang đầu tƣ trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, nó thuộc một nhóm tài sản khác với các hình thức đầu tƣ khác. 2.4. Cơ chế hoạt động của loại hình cho vay trực tuyến Peer – to – Peer Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của loại hình cho vay trực tuyến Peer-to-Peer, bài viết này tập trung phân tích quy trình tổ chức hoạt động của hai công ty đang chiếm lĩnh thị trƣờng cho vay trực tuyến P2P tại Hoa Kỳ là Lending Club và Prosper. Quy trình cơ bản của hình thức P2P là: ngƣời tham gia đăng ký thành viên trên trang web của Lending Club hoặc Prosper nhƣ một ngƣời đi vay hoặc một nhà đầu tƣ. Một ngƣời đi vay gửi một đề nghị xin cấp khoản vay, và nếu đề nghị này đƣợc chấp nhận thì khoản vay sẽ đƣợc đƣa lên website cho các nhà đầu tƣ cung cấp vốn. Các nhà đầu tƣ thƣờng đầu tƣ một tỷ lệ nhỏ trong các khoản cho vay khác nhau để giúp phân tán rủi ro của họ. Người đi vay Yêu cầu khoản vay của một ngƣời đi vay sẽ đăng tải trên website trong một khoảng thời gian ngắn, trong hai tuần. Trong khoảng thời gian đó, các nhà đầu tƣ có thể yêu cầu ngƣời đi vay giải đáp một số câu hỏi để từ đó đƣa ra quyết định có đầu tƣ vào khoản vay này hay không. Các thông tin cá nhân của ngƣời đi vay sẽ không đƣợc tiết lộ mà chỉ có thông tin về báo cáo tín dụng của họ đƣợc cung cấp đến cho các nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ này xem xét các khoản vay dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Một vài tình huống có thể xảy ra trong khi một khoản vay đang đƣợc tài trợ: Khoản vay có thể bị rút lại bởi vì có vài khâu trong tiến trình xác minh bị thất bại. Toàn bộ giá trị khoản vay đƣợc tài trợ, trong trƣờng hợp này khoản vay đƣợc rút khỏi bảng niêm yết và cung cấp cho ngƣời đi vay. Ngƣời đi vay sẽ nhận đƣợc tiền của họ sau khi trừ đi một khoản lệ phí (chi tiết trong bảng bên dƣới). Ngƣời đi vay có thể hủy khoản vay của họ và xóa nó khỏi bảng niêm yết. Khoản vay không nhận đƣợc tài trợ sau 14 ngày. Cho dù nhà đầu tƣ chỉ tài trợ một phần giá trị khoản vay thì nó vẫn có thể sẽ đƣợc cấp nếu số vốn tài trợ lớn hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định. Nhà đầu tư 386
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Trên quan điểm nhà đầu tƣ, hình thức cho vay Peer-to-Peer cho phép bạn trực tiếp đầu tƣ vào những ngƣời khác, từ đó có thể hoàn toàn bỏ qua hệ thống ngân hàng. Nhà đầu tƣ đơn giản chỉ cần đăng ký tại website của Lending Club hoặc Prosper, liên kết tài khoản ngân hàng của họ và sau đó chuyển tiền vào. Thƣờng thì sẽ có đến hàng trăm khoản vay để cho nhà đầu tƣ có thể lựa chọn. Cả Lending Club và Prosper đều cho phép các nhà đầu tƣ dễ dàng thực hiện công việc của họ bằng cách cung cấp chƣơng trình lập phƣơng án tự động. Prosper cung cấp một vài chƣơng trình lập phƣơng án tự động dựa trên rủi ro tín dụng hoặc nhà đầu tƣ có thể xây dựng một chƣơng trình lập phƣơng án tùy chỉnh dựa trên các tiêu chí lựa chọn của mình. Lending Club cung cấp cho nhà đầu tƣ ba sự lựa chọn tự động (rủi ro thấp, trung bình và cao), hoặc có thể chọn một tỷ suất sinh lợi bình quân. Sau đó, nhà đầu tƣ chỉ việc chọn tổng khoản tiền mà họ muốn đầu tƣ và tiền của họ sẽ đƣợc phân bổ một cách tự động giữa nhiều khoản vay khác nhau. Một cách thức khác đó là các nhà đầu tƣ sẽ lựa chọn khoản cho vay một cách riêng lẻ. Nhà đầu tƣ có thể sử dụng công cụ lọc mà Lending Club và Prosper cung cấp, và sau đó xem xét từng khoản vay một. Dù cách thức này tiêu tốn khá nhiều thời gian nhƣng nhiều nhà đầu tƣ thành công chỉ sử dụng phƣơng thức này để quyết định các khoản đầu tƣ của họ. Các quy định đối với hoạt động vay tiền tại hai website Prosper và Lending Club. Ai có thể vay tiền? Để có thể vay tiền trên Prosper hoặc Lending Club bạn phải là công dân Hoa Kỳ, ít nhất 18 tuổi, có tài khoản ngân hàng và số bảo hiểm xã hội. Nhƣng thậm chí dù bạn đạt đƣợc các tiêu chí đó, không phải tất cả các Bang đều cho phép ngƣời dân vay tiền thông qua hệ thống cho vay Peer-to-Peer. Bạn cũng phải có một số điểm tín dụng khá và có lịch sử tín dụng tốt. Lending Club và Prosper có các yêu cầu hơi khác nhau, chi tiết đƣợc cho trong bản bên dƣới. Nguồn: Prosper.com và LendingClub.com. Lãi suất: Cả Lending Club và Prosper đều gắn cho mỗi khoản vay một điểm xếp loại, và lãi suất sẽ phụ thuộc vào đánh giá xếp loại đó. Việc xếp loại này dựa trên một số yếu tố nhƣ điểm FICO của ngƣời đi vay và các thông tin khác có đƣợc từ báo cáo tín dụng. Lending Club và Prosper sử dụng công thức của riêng họ để phân loại khoản vay. Phí của người đi vay 387
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tất cả ngƣời đi vay sẽ trả một khoản lệ phí khi khoản vay của họ đƣợc cấp vốn. Đối với cả Lending Club và Prosper, khoản phí này khác nhau tùy thuộc vào xếp loại của khoản vay. Lending Club sẽ thu khoảng 1.11% đến 5% lệ phí cho mỗi khoản vay đƣợc cấp (1.11% cho khoản vay loại A1 có thời hạn ba năm). Biểu phí của Prosper trong khoảng 0.5% cho khoản vay loại AA và lên đến 4.95% cho các khoản vay có xếp loại thấp hơn. Lệ phí này đƣợc trừ đi từ giá trị khoản vay đƣợc cấp, do đó nhà đầu tƣ cần phải yêu cầu khoản vay có giá trị cao hơn một chút so với số tiền mà họ thực sự cần. Không có khoản phạt cho việc trả trƣớc hạn, vì vậy ngƣời đi vay có thể trả hết khoản vay của họ tại bất kỳ thời điểm nào mà không phải chịu phí phạt. Các lệ phí ngầm cũng không đƣợc áp dụng. Chỉ có một loại phí khác mà ngƣời đi vay có thể phải trả đó là phí trả trễ hạn sẽ đƣợc áp dụng khi việc hoàn trả khoản vay đƣợc thực hiện trễ hơn 15 ngày. Các quy định đối với hoạt động Đầu tƣ tiền tại hai website Prosper và Lending Club. Ai có thể đầu tư tiền? Việc đầu tƣ qua Lending Club và Prosper đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt hơn nhiều so với hoạt động vay tiền. Chỉ một nửa số Bang cho phép các nhà đầu tƣ đƣợc mở một tài khoản đầu tƣ cho vay theo hình thức P2P. Prosper cho phép các nhà đầu tƣ thuộc 31 Bang sau: Alaska, California, Colorado, Connecticut, Delaware, District of Columbia, Florida, Georgia, Hawaii, Idaho, Illinois, Louisiana, Maine, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Montana, Nevada, New Hampshire, New York, Oregon, Rhode Island, South Carolina, South Dakota, Utah, Virginia, Washington, West Virginia, Wisconsin and Wyoming, California, Idaho, New Hampshire, Oregon, Virginia and Washington. Lending Club cho phép các nhà đầu tƣ thuộc 26 Bang: California, Colorado, Connecticut, Delaware, Florida, Georgia, Hawaii, Idaho, Illinois, Kentucky, Louisiana, Maine, Minnesota, Mississippi, Montana, New Hampshire, Nevada, New York, Rhode Island, South Dakota, Utah, Virginia, Washington, Wisconsin, West Virginia, and Wyoming. Tuy nhiên, cho dù nhà đầu tƣ cƣ trú tại những ban này thì Lending Club cũng sẽ áp dụng các tiêu chuẩn bổ sung cho tất cả các nhà đầu tƣ. Để đủ điều kiện, một nhà đầu tƣ phải có thu nhập hằng năm ít nhất 70,000 đô la hoặc có giá trị tài sản ròng lớn hơn 250,000 đô la. Điều này cho thấy việc lựa chọn các nhà đầu tƣ có tầm quan trọng đặc biệt trong loại hình cho vay trực tuyến P2P bởi vì chất lƣợng của nhà đầu tƣ quyết định tính hiệu quả của toàn bộ thị trƣờng. 2.5. Hạn chế của mô hình Bên cạnh những lợi ích mà mô hình Peer – to –peer lending mang lại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó còn có hạn chế đó là thông tin không đối xứng ( Asymmetric information) hay còn gọi là thông tin bất cân xứng. Nghĩa là các bên tham gia giao dịch không cung cấp đầy đủ hoặc che dấu thông tin. Điều này có thể dẫn đến ngƣời cho vay đƣa ra các quyết định lựa chọn sai lầm. Thông tin không đối xứng rất khó để hạn chế trong môi trƣờng online khi mà đối tác thƣờng cung cấp không đáng tin cậy ( Pavlou,2003). Trong thị trƣờng cho vay truyền thống, các ngân hàng thƣờng sử dụng tài sản thế chấp, tài khoản chứng nhận, báo cáo tài chính định kỳ, và thậm chí đánh giá Ban quản trị để tăng cƣờng độ tin tƣởng ngƣời đi vay. Tuy nhiên, cơ chế này rất khó thực hiện trong thị trƣờng cho vay trực tuyến. Các hệ thống Peer – to – peer hiện tại, ví dụ Lending Club, đang giảm rủi ro thông tin bất đối xứng thông qua quy định các khoản vay đƣợc thực hiện phải dƣới $25,000. Các khoản vay này chủ yếu là các khoản vay nhỏ do đó nó gây thiệt hại không đáng kể trong trƣờng hợp ngƣời đi vay phá 388
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) sản. Họ xác nhận thông tin của tất cả những ngƣời tham gia thị trƣờng và cung cấp một bảng đánh giá tín dụng đối với từng khách hàng. Bên cạnh đó, Lending club cung cấp hệ thống kết nối cộng đồng giữa những ngƣời cho vay để họ có thể nhận đƣợc những lời nhận xét, giới thiệu về đối tƣợng vay và giảm thiểu rủi ro cho vay. Để cho mô hình thành công thì ngƣời vay cần phải có một hình ảnh tích cực và danh tiếng tốt giúp tạo niềm tin trong cộng đồng ( Herzenstein et al.,2011). Tuy nhiên, việc tạo ra sự tin tƣởng này khá khó khăn trong cộng đồng Peer – to – peer bởi vì phƣơng pháp cho vay truyền thống thì các bên đối tác thƣờng tƣơng tác với nhau thƣờng xuyên điều này hạn chế rủi ro về thông tin bất cân xứng trong khi tại cộng đồng Peer – to –peer, đa phần các khoản vay chỉ diễn ra một lần duy nhất, nghĩa là không có sự tƣơng tác thƣờng xuyên giữa ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc làm thế nào để tăng cƣờng mối quan hệ giữa hai đối tƣợng này. Họ cho rằng chỉ cần cung cấp thông tin chi tiết về bản thân và các dự án tín dụng hoặc tham gia vào cộng đồng mạng có thể nâng cao sự tin tƣởng từ những ngƣời cho vay (Herzenstein et al., 2011). Khi lòng tin đƣợc xây dựng thì sẽ làm tăng khả năng thành công các khoản tài trợ. Nhƣng việc này khá khó khăn để đánh giá vì nhiều doanh nghiệp cần vốn để đầu tƣ và mở rộng kinh doanh, họ sẽ cung cấp các thông tin tốt đẹp về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đƣa ra các viễn cảnh tốt đẹp về dự án cần vốn đề đầu tƣ. Chính vì vậy, việc sử dụng các thông tin cá nhân để đánh giá thƣờng không giảm rủi ro khả năng không trả đƣợc nợ của các doanh nghiệp đi vay. Mặc dù nhiều nghiên cứu và hệ thống hiện tại đang tập trung vào giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin đối với cộng đồng cho vay Peer – to – peer nhƣng nó vẫn còn là một chủ đề đầy thách thức và cần quan tâm để tìm các biện pháp giải quyết. 2.6. Những điều kiện kinh tế và xã hội cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thị trường cho vay Peer-to-Peer Điều kiện đầu tiên để hình thành một thị trƣờng cho vay theo hình thức Peer-to-Peer đó là thị trƣờng đang có một lƣợng nhu cầu về vốn cao nhƣng lại không đƣợc thõa mãn thông qua các kênh trung gian tài chính truyền thống. Tức là, có một lƣợng lớn ngƣời đi vay cá nhân không thể hoặc khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng và tổ chức tài chính truyền thống do việc cắt giảm số lƣợng khoản vay và thắc chặt hơn các điều kiện cho vay trong một bối cảnh cụ thể của nền kinh tế. Yêu cầu lắp đầy lỗ hổng tài trợ này chính là điều kiện tiên quyết cho sự hinh thành của thị trƣờng cho vay Peer- to-Peer. Để có thể tổ chức một thị trƣờng cho vay Peer-to-Peer một cách có hiệu quả nhằm đạt đƣợc những lợi ích mà nó mang lại cho cả ngƣời đi vay và nhà đầu tƣ, một thị trƣờng tài chính tiên tiến với tất cả các thành phần của nó đều phát triển ở mức độ cao chính là một điều kiện quan trọng. Cụ thể là phải có một hệ thống ngân hàng có khả năng liên kết cao, hệ thống giao dịch trực tuyến phát triển và phổ biến với mọi ngƣời dân, có các tổ chức chuyên đánh giá lịch sử tín dụng của ngƣời đi vay và hệ thống hỗ trợ kỹ thuật tốt hỗ trợ việc tìm kiếm, cập nhật thông tin về đối tƣợng đi vay cho nhà đầu tƣ. Cuối cùng, một bộ khung pháp lý và các nguyên tắc quản lý đƣợc thiết lập một cách đầy đủ là điều kiện cần thiết giúp cho việc tổ chức và vận hành thị trƣờng này hiệu quả. Các nguyên tắc và luật lệ đƣợc định ra nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cả các nhà đầu tƣ và ngƣời đi vay. Một bộ khung pháp lý quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia và phƣơng thức xử lý các tình huống phát sinh sẽ tạo lòng tin cho công chúng về tính minh bạch và độ an toàn khi tham gia giao dịch thị trƣờng này, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển vững chắc của loại hình cho vay trực tuyến Peer-to-Peer. 3. Thực trạng thị trƣờng vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam và một số giải pháp 389
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đề xuất xây dựng mô hình vay trực tuyến P2P tại thị trƣờng Việt Nam Trƣớc những khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối diện trong thời gian qua. Chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%). Phần lớn các doanh nghiệp gặp các trở ngại nhƣ sau: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. Hệ thống giao dịch trực tuyến tại Việt Nam đang có triển vọng phát triển trong tƣơng lai. Hiện nay, ở Việt Nam, một số dịch vụ ngân hàng điện tử đã đƣợc các ngân hàng thƣơng mại triển khai và phát triển. Ví dụ, tại Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam ( Vietinbank), các dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc áp dụng nhƣ: Viettinbank ipay – thƣơng hiệu internet Banking riêng hỗ trợ khách hàng các tính năng nhƣ : Chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến, trả nợ khoản vay thông thƣờng....; dịch vụ SMS banking – giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, tra cứu thông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn.... Ngoài ra, một mô hình thanh toán trực tuyến mới đang đƣợc phát triển ở Việt Nam là Ví điện tử MoMo , đây là một loại ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt, giúp cho khách hàng thực hiện các giao dịch nhƣ: Nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn Internet, mua hàng trực tuyến và nhiều tiện ích khác mọi lúc, mọi nơi... Hay tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), đã có dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc áp dụng cho doanh nghiệp, ví dụ BIDV Business Online – Dịch vụ giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính thông qua Internet mà không phải tới quầy giao dịch. Nhiều ngân hàng đang quan tâm và xây dựng dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣng lƣợng giao dịch vẫn còn thấp. Thực trạng hiện tại là do khách hàng vẫn chƣa có thói quen giao dịch không dùng tiền mặt, sự phối hợp thông tin giữa các ngân hàng thƣơng mại trong thực hiện các giao dịch còn nhiều yếu kém bởi vì mỗi ngân hàng khi xây dựng mô hình giao dịch trực tuyến thƣờng có chiến lƣợc phát triển khác nhau nên không có khả năng gắn kết. Chƣa có cung pháp lý quy định về việc quản trị rủi ro thông tin của khách hàng giao dịch. Nhiều ngân hàng đã sử dụng các thông tin đƣợc khách hàng đăng ký trên mạng để xác minh nhƣng việc này gây rủi ro khi họ không có bằng chứng xác minh thông tin khách hàng kê khai đã chính xác hay chƣa. Từ thực trạng trên, có thể thấy đƣợc hiện tại nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam rất là lớn nhƣng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, mặc dù có những trở ngại nhƣng hệ thống thống giao dịch trực tuyến tại Việt Nam đang nhận đƣợc sử quan tâm và kỳ vọng sẽ phát triển trong tƣơng lai. Đây là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng mô hình Peer – to – peer lending tại Việt Nam. Tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, Canada... mô hình này đã phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia cho rằng trong tƣơng lai nó sẽ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng. Họ đã chỉ ra các tiện ích của mô hình này mang lại cho các tổ chức cho vay và ngƣời đi vay so với phƣơng thức truyền thống – ngân hàng. Về phía tổ chức cho vay, tuy sẽ tốn chi phí đầu tƣ công nghệ ban đầu, bù lại giảm thiểu đƣợc việc đầu tƣ nhân lực dàn trải; không phải đầu tƣ 390
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) địa điểm và các chi phí in ấn, lƣu chuyển hồ sơ nhƣ việc giao dịch truyền thống. Đối với ngƣời đi vay, họ sẽ nhận đƣợc sự cung ứng dịch vụ nhanh hơn. Bên cạnh đó họ cũng không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất mát, tiền giả, nhầm lẫn trong quá trình kiểm đếm. Nếu xu hƣớng này đƣợc mở rộng và triển khai nó sẽ mang lại tính hiệu quả cho các doanh nghiệp và cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng hệ thống tài chính. Chính vì vậy chính phủ Việt Nam nên đƣa ra các biện pháp hỗ trợ phát triển mô hình này nhƣ : Khuyến khích các doanh nghiệp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, xây dựng cung pháp lý quản trị rủi ro các giao dịch trực tuyến, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng mô hình Peer – to – peer, thành lập các tổ chức trung gian có mục đích thu thập, đánh giá thông tin đối với khách hàng đi vay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrews N. (2009) ―The Economic Crisis and Community Development Finance: An Industry Assessment,‖ Federal Reserve Bank of San Francisco Working Paper Series, June 2009, [online] Available from http://www.frbsf.org/publications/com-munity/wpapers/2009/wp2009-05.pdf [17 August 2014]. [2] Galloway L. (2009) ―Peer to Peer Lending and Community Development Finance‖, Community Investment, winter 2009/2010 21(3), 18-39. [3] Herzenstein, M. Sonenshein, S. and Dholakia, U. M. (2011). Tell me a good story and I may lend you money: The role of narratives in peer-to-peer lending decisions. Journal of Marketing Research, 48(SPL), S138-S149. [4] Lending Club (2014) How it works [online] available from < https://www.lendingclub.com/> [20 August 2014] [5] Lending Club (2014) Personal Loans [online] available from < https://www.lendingclub.com/> [20 August 2014] [6] Mach T. L., Carter M. C., and Slattery C. R. (2014) ―Peer to Peer Lending to Small Business‖, Finance and Economics Discussion Series Divisions of Research & Statistics and Monetary Affairs Federal Reserve Board, Washington, D.C. [7] Pavlou, P. A. (2003). Consumer acceptance of electronic commerce: integrating trust and risk with the technology acceptance model. International journal of electronic commerce, 7(3), 101- 134. [8] Prosper (2014) How it works [online] available from https://www.prosper.com/ [20 August 2014] [9] Prosper (2014) Personal Loans [online] available from https://www.prosper.com/ [20 August 2014] [10] Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2014) ― Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu hỗ trợ pháp lý‖. [online]. Available at: http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?ItemID=390. [Accessed: 10-9-2014]. [11] Tổng cục thống kê (2013) ― tình hình kinh tế - xã hội năm 2013‖ [online]. Available at: https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843. [Accessed: 10-9-2014]. Traci L. Mach, Courtney M. Carter, and Cailin R. Slattery 391
nguon tai.lieu . vn