Xem mẫu

  1. Mô hình biên tập hoàn hảo Lâu nay chúng ta làm theo một trật tự có sẵn. Chẳng ai bảo đúng, cũng chẳng ai nói là sai. Thấy vài chỗ bất cập cũng kệ, chặc lưỡi rằng lâu nay vẫn làm thế. Liệu có nên đi theo một mô hình mới không nhỉ? Trong tiếng Việt không có những từ riêng để phân biệt các “editor” – và chúng ta gọi tuốt luốt những người này là “biên tập viên.” Để chỉ những biên tập viên trình độ cao hơn, trong quy trình của chúng ta có thêm các vị hiệu đính, hoặc thậm chí gọi thẳng là biên tập viên cao cấp nếu là những người đã lên tới hàng… đỉnh. Kết quả, chúng tớ có một quy trình làm việc tại TTXVN như sau: phóng viên – trưởng phòng phóng viên – phê
  2. duyệt – phát tin (nếu là Ban Biên tập Tin Trong nước, Ban Tin Kinh tế); hoặc biên tập viên – hiệu đính – phê duyệt – phát tin (Ban Biên tập Tin Thế giới, Đối ngoại). Cũng có nơi tin của phóng viên được đưa qua bộ phận biên tập, chẳng hạn như các tòa soạn (chứ không phải là ông trưởng phòng phóng viên hoặc bà trưởng ca trực kiêm luôn công tác biên tập), nhưng nói chung quy trình luôn được đốt cháy giai đoạn hoặc nhiều chức năng được tập hợp vào một người. Chu trình của chúng ta khi vẽ lên thì cũng thấy có nhiều bước nhưng thực chất chỉ có hai bước mà thôi - phê duyệt không thể gọi là một khâu biên tập vì xét cho công bằng chỉ có mỗi chữ ký xác nhận rằng nội dung “không có vấn đề” (cũng có thể đôi khi
  3. sửa vài chữ hoặc cắt bớt một vài đoạn). Trong khi đó, người hiệu đính vừa phải sửa nội dung, vừa làm công việc nắn chữ nghĩa. Đấy là chưa kể trường hợp trưởng phòng phóng viên kiêm luôn chức năng biên tập - một sự kết hợp rất kỳ khôi. Có một Mô hình Biên tập dựa trên 3 giai đoạn mà tớ cho là khá hoàn hảo bởi chỉ nhìn vào khâu tổ chức đã thấy ngay là có thể đảm bảo nâng cao chất lượng nội dung, giảm thiểu sai sót đồng thời tránh những khúc mắc không đáng có phát sinh trong toàn bộ khâu “chế biến tin”. Mô hình này quy định mỗi bước do một bộ phận hoặc một cá nhân riêng rẽ thực thi. Do vậy có thể nói là có 3 loại biên tập viên: Biên tập viên nội dung (Content editors): Các biên tập viên này
  4. phụ trách đưa tin theo khu vực địa lý (ví dụ biên tập viên phụ trách các vấn đề trong thành phố - city editor) hoặc một chuyên ngành nhất định (biên tập viên thể thao). Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các biên tập viên này có thể giao cho phóng viên đi viết bài hoặc chọn bài của các hãng thông tấn. Khi biên tập bài, các biên tập viên này chỉ quan tâm đến vấn đề nội dung và đặt ra những câu hỏi như: đoạn mào đầu đã chuẩn chưa, có được bổ trợ bằng những thông tin khác trong bài hay không? Bài viết này có chính xác và công bằng không? Giọng văn như vậy đã phù hợp chưa? rn Biên tập viên tin tức (News editors), hay còn gọi là thiết kế trang. Những biên tập viên này có trách nhiệm đánh giá tính liên kết giữa các bài viết có sẵn, các ảnh và hình vẽ kèm theo, sau đó
  5. thiết kế các trang để phản ảnh sự liên kết đó. Họ cũng là những người phải đảm bảo đáp ứng thời hạn chót trong việc thiết kế trang. Biên tập viên (đúng chữ tiếng Anh là “Copy editors”). Những biên tập viên này phải đảm bảo rằng mọi bài viết theo đúng các tiêu chuẩn của tờ báo về độ chính xác và phong cách, họ cũng là những người viết tiêu đề, chú thích ảnh và các chi tiết khác phục vụ cho việc trình bày tin trên báo; sau đó cũng là những người đọc dò cuối cùng. Một nhiệm vụ quan trọng không kém của các biên tập viên này là phải xem xét nội dung và bổ sung thêm phần biên tập của các biên tập viên nội dung. Những biên tập viên này đọc bài viết theo góc nhìn của độc giả và được đào tạo để trong đầu luôn nảy ra những câu hỏi mà độc giả có thể nêu lên. Việc các biên tập viên này tách biệt hẳn khỏi quy trình làm tin là một
  6. yếu tố hết sức quan trọng. Cần hiểu cho đúng rằng 3 công đoạn biên tập trên đây khác với kiểu biên tập của chúng ta hiện nay. Dù có bổ sung thêm 1 lần hiệu đính nữa thì các biên tập viên của chúng ta vẫn làm 1 việc như nhau chứ không tách bạch mỗi người một chức năng như các biên tập viên trên đây. Đối với tin thông tấn thì không cần biên tập viên thiết kế trang, nhưng với các tòa soạn báo trong cơ quan hoặc ngay như báo điện tử vẫn cần đầy đủ các loại biên tập viên này. Đấy là chưa kể còn phải có biên tập viên ảnh (photo, image và graphic) cùng phối hợp. Ngay ở các nước tiên tiến, nhiều biên tập viên cũng cho rằng có thể “túm” mấy loại biên tập viên này lại làm một. Song thực tế,
  7. ngay cả ở các tờ báo nhỏ, mô hình này vẫn khả thi vì những lý do sau đây: rn rn Tất cả các bài viết đều được đọc kỹ tới 3 lần tại 3 bàn khác  nhau. Việc này giúp tăng khả năng phát hiện lỗi và sửa kịp thời. Nó đồng thời tạo ra sự ganh đua cần thiết ở nơi làm việc, nhờ đó tăng cường trách nhiệm của mỗi người và mọi biên tập viên đều phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao nhất. Bản thân phóng viên cũng sẽ thấy tự hào nếu bài viết của họ “ngon” ngay từ đầu và không bị cả quy trình biên tập mổ xẻ nhiều. rn
  8. Các biên tập viên nội dung không cần phải quá lo về công  tác biên tập chữ nghĩa và có thể tập trung làm việc với các phóng viên. Trong khi đó, các copy editor và biên tập viên tin tức không cần báo cáo trở lại cho biên tập viên nội dung mà thuộc quyền điều hành của những biên tập viên có cùng những kỹ năng chuyên ngành với họ và hiểu hơn về những vấn đề mà họ thường mắc phải. Biên tập viên cấp cao nhất phụ trách các copy editor là người vừa nắm vững công tác biên tập, vừa có khả năng quản lý. rn Mô hình Biên tập này xét về lý thuyết rõ ràng là rất hiệu quả, những không có nghĩa là nó đương nhiên giải quyết được mọi xung đột. Ngược lại, nó sẽ sụp đổ nếu không có tinh thần hợp tác và phối hợp trong công việc. Hệ thống này đòi hỏi thiện chí và
  9. tính chuyên nghiệp của tất cả các bên để đạt được mục tiêu chung là phụng sự độc giả./.
nguon tai.lieu . vn