Xem mẫu

  1. MẠCH HỌC LỊCH SỬ MẠCH HỌC
  2. - Cuốn sách cổ nhất đề cập đến mạch là cuốn ‘Nội Kinh Tố Vấn’ (khoảng 200 - 300 năm trước Công Nguyên), đáng kể nhất là các thiên: ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận (T. Vấn 17), Bình Nhân Khí Tượng Luận (T. Vấn 18), Kinh Mạch Biệt Luận (T. Vấn 21), Mạch Giải (T. Vấn 49), Thị Thung Dung Luận (T. Vấn 76)... - Khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, Tần-Việt-Nhân (Biển- Thước) trong tác phẩm ‘Nan Kinh’ đã để ra 24 Nan (trong tổng số 81 Nan) bàn về mạch. - Thế kỷ 2-3 sau Công Nguyên, Trương-Trọng-Cảnh, trong sách ‘Thương Hàn Luận’ và ‘Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh’ đã ghi lại kinh nghiệm và nhận định về từng loại mạch và chứng. - Thế kỷ thứ 3, Vương-Thúc-Hòa lần đầu tiên đã hệ thống hóa toàn bộ mạch Học trong tác phẩm ‘MẠCH KINH’. - Đời nhà Nguyên, có hai quyển sách về mạch đáng được chú ý đến là: 1- ‘Khiết-Cổ Chú Thúc Hòa Mạch Học’ của Trương Nguyên Tố (Trương Khiết Cổ) chú giải về sách mạch của Vương Thúc Hòa.
  3. 2- ‘Mạch Chứng Chỉ Chưởng’ của Chu Đan Khê bàn về mạch và chứng. - Đời nhà Minh (1368) tài liệu về mạch có: ¨Chẩn Gia Chính Nhãn của Lý Trang Tử. ¨Mạch Lý Minh Biện của Lữ Quý. ¨Đồ Chú Mạch Chứng Phụ Trương của Trương Thế Hiền. ¨Tần-Hồ Mạch Học của Lý Thời Trân. ¨Chẩn Mạch Đại Chỉ của Chúc Nhạc. ¨Tứ Chẩn Pháp của Trương Tam Dương. - Đời nhà Thanh (1644) sách bàn về mạch có: ¨Mạch Học Hợp Bích của Trầm Kích. ¨Chẩn Mạch Tam Thập Nhị Biện của Quản Ngọc Hành. ¨Mạch Lý Vị Tham của Từ Chi Tuấn. ¨Mạch Học Chú Thích của Vương Văn Kỳ.
  4. ¨Mạch Pháp Nhiên Tri của Tiền Kinh Luân. ¨Mạch Chứng Điều Biện của Hạ Chính. ¨Trì Tố Mạch Hậu Chứng của Du Chính Tiếp. ¨Tứ Chẩn Quyết Vi của Lâm Chi Hàn. ¨Hoạt Nhân Tâm Pháp Chẩn Thiệt Kính của Lưu Dĩ Nhân. - Lý Sĩ Tài (1624) cũng dành hẳn một chương (‘Tứ Ngôn Mạch Quyết’ trong sách ‘Y Tôn Tất Độc) để bàn về mạch. - Trương Cảnh Nhạc (1624) trong bộ ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ cũng có hẳn một chương ‘Mạch Thần’ bàn khá sâu về mạch. Thế kỷ 18 với bộ ‘Y Tôn Kim Giám’ Ngô Khiêm và các cộng sự đã có hẳn một tập ‘Tứ Chẩn Tâm Pháp Yếu Quyết’ bàn về mạch... Qua thế kỷ 20, với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhiều học viện Trung Y nổi tiếng như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô... đã dùng các thiết bị hiện đại đo và ghi lại được các dạng sóng mạch, đồng thời cũng nêu lên được sự tương quan giữa mạch và các chức danh bệnh lý theo thuật ngữ y học hiện đại...
  5. Tại Việt Nam, vào thế kỷ 18, Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) trong sách ‘Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư’ có nhiều chỗ bàn về mạch. Và trong chương ‘Y Gia Quan Miện’ cũng có hẳn một phần bàn về các mạch và cách xem mạch... Riêng sách chuyên về Mạch ( tiếng Việt), có rất ít: * Phương Pháp Xem Mạch Đông Phương của Nguyễn Văn Minh. * Định Ninh Tôi Học Mạch của Lê Đức Thiếp. * Cẩm Nang Mạch Học của Nguyễn Khắc Nhân. * Mạch Lý và Phương Dược của Nguyễn Hữu Khai...
nguon tai.lieu . vn