Xem mẫu

  1. LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI 1
  2. Bài 1: Sự hình thành lý thuyết CTXH Lý thuyết CTXH hình thành và ứng dụng CTXH đã được hình thành như một nghề giúp đỡ con người có vấn đề liên quan đến chức năng xã hội (là các chức năng của con người liên quan đến tiếp xúc xã hội) tại một số quốc gia như ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Ca-na-đa v.v. Tại đây có những người hành nghề CTXH, khách hàng (thân chủ) của họ và có những cơ quan CTXH. Lý thuyết CTXH đã dần dần được hình thành trong quá trình thực hiện CTXH. Chính thực tiễn hành nghề CTXH đã tạo dựng nên lý thuyết CTXH, Sự phát triển của CTXH đến đâu đã hình thành nên lý thuyết CTXH tới đó. Song, tại một quốc gia như Việt Nam hiện nay, khi CTXH chưa là một ngành, chưa là một nghề, khi người ta muốn ứng dụng CTXH, muốn sử dụng lý thuyết CTXH, người ta lại phải thực hiện một quá trình ngược lại, phải xem xét lý thuyết này phù hợp đến đâu với văn hóa dịa phương, truyền thống địa phương, có lơi ích như thế nào và lợi ích đến đâu cho người dân địa phương. Việc ứng dụng này đòi hỏi trước hết sự hiểu biết tương đối thấu đáo về thực trạng các lý thuyết đang được đa số chấp nhận. Lý thuyết thực hành CTXH là một nghề thực hành. Do đó, lý thuyết CTXH cũng là lý thuyết thực hành. Lý thuyết thực hành là một loại lý thuyết hướng dẫn hành động của nhân viên CTXH, giúp họ giải thích hành động của mình bằng cách trả lời các câu hỏi “Vì sao?” hay “Như thế nào?”. Nhân viên CTXH giúp khách hàng giải quyết một vấn đề chức năng xã hội cũng như bác sĩ giúp bệnh nhân chữa bệnh; họ phải tiếp cận khách hàng, đánh giá tình hình vấn đề của khách hàng, đưa ra các phương án can thiệp, lựa chọn phương án can thiếp, thực hiện can thiệp, đánh giá kết quả can thiệp và kết thúc quá trình can thiệp. Để làm tất cả các việc đó, nhân viên CTXH cần có lý thuyết hướng dẫn cho các công đoạn hành động của mịnh Khái niệm về lý thuyết Khái niệm lý thuyết trong CTXH bao gồm “mô hình” (models), “phối cảnh” (perspectives), và “lý thuyết giải thích hiện tượng” (explanatory theories). 2
  3. -“Mô hình” mô tả một cách chung nhất cái gì thường xẩy ra trong thực hành, nêu lên tình huống bao quát nhất, và đưa ra một dạng cấu trúc cho ý tưởng. Mô hình đúc kết các nguyên tắc và loại hình của hoạt động, giúp cho thực hành có một dáng dấp nhất định. Mô hình cung cấp cho nhân viên CTXH ý tưởng để kết cấu và tổ chức tiếp cận cho một tình huống phức tạp. Thí dụ về mô hình: “Mô hình thực hành nhiệm vụ tập trung”. -“Phối cảnh” nêu lên các giá trị và quan điểm về thế giới ta sống giúp cho người trong cuộc tổ chức ý nghĩ của mình đủ để làm chủ bản thân mình khi vào cuộc. Phối cảnh giúp ta suy nghĩ một cách có tổ chức về cái gì đang xẩy ra. Ứng dụng các phối cảnh khác nhau giúp ta có cách nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về một tình huống nào đó. Thí dụ về phối cảnh: “Phối cảnh các lý thuyết hệ thống”, “Phối cảnh nữ giới” (feminist). -“Lý thuyết giải thích hiện tượng” giải thích vì sao một hành động lại dẫn đến kết quả hay hậu quả nào đó, xác định tình huống để xẩy ra hành động. Có người sử dụng từ trị liệu vì ở đây có ý nghĩa nguyên nhân và hậu quả. Lý thuyết cho ta biết cái gì hoạt động, cái gì xẩy ra. Lý Thí dụ về lý thuyết: “Lý thuyết nhận thức hành vi”. Mô hình, phối cảnh hay lý thuyết giải thích hiện tượng đều ùng quan trọng trong một loại lý thuyết nhất định. Thực hành CTXH trong một thế giới phức tạp cần có các phối cảnh và các lý thuyết giải thích cho một mô hình hướng dẫn hành động thực hành. Lý thuyết bao gồm lý thuyết nói lên CTXH là gì, lý thuyết nói lên thực hiện CTXH như thế nào, và lý thuyết của thế giới khách hàng. Có loại lý thuyết chính thức (formal), có loại lý thuyết không chính thức (informal). Lý thuyết chính thức là lý thuyết được viết ra và được tranh luận trong giới chuyên môn. Lý thuyết không chính thức là lý thuyết đúc rút từ kinh nghiệm, từ dân gian. Lý thuyết không chính thức mang tính “quy nạp” (induction) khái quát hóa một trường hợp cụ thể. Quy nạp là quá trình ngược lại của “suy diễn” (deduction) là quá trình suy ra từ một lý thuyết cho một trường hợp cụ thể. Khái niệm về kết cấu xã hội (của phúc lợi và CTXH) Kết cấu xã hội (social constructtion) là một khái niệm xã hội học cho rằng các vấn đề xã hội khác với thế giới tự nhiên ở chỗ coi “thực tế” (reality) là một tri thức xã hội hướng dẫn hành vi của ta nhưng mỗi người lại có cách nhìn khác nhau về nó. Người ta có thể tiến tới sự chia xẻ cách nhìn về “thực tế” thông qua các quá trình xã hội khác nhau; chúng tổ chức ra cách nhìn này và làm cho cách nhìn này khách quan hơn. Chính kết cấu xã hội tạo ra ý nghĩa chính trị của lý thuyết. Các nhóm quyền lợi khác nhau có thể có sự 3
  4. chia xẻ khác nhau về tri thức xã hội. Có ba cách nhìn về CTXH từ ba góc của một tam giác: 1. Cách nhìn trị liệu phản xã (reflexive-therapeutic views), 2. Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa (Socialist-collective views), 3. Cách nhìn cá thể cải tổ (Individualist-reformist views). - Cách nhìn trị liệu phản xã (reflexive-therapeutic views):Dominelli (2002) còn gọi cách nhìn này là lấy trị liệu làm tiếp cận để giúp đỡ (thẻapeutic helping approaches). Cách nhìn này tìm kiếm sự thoải mái (wellbeing) nhất cho cá nhân, nhóm và cộng đồng bằng cách nâng cao và hỗ trợ sự phát triển và sự tụ khảng định mình (self fulfilment). Một vòng xoắn quan hệ giữa nhân viên CTXH và khách hàng làm thay đổi ý nghĩ của khách hàng và giúp nhân viên CTXH tác động vào nó (ý nghĩ). Ngươc lại vòng xoắn quan hệ này cũng tác động vào nhân viên CTXH giúp nhân viên CTXH hiểu rõ hơn về thế giới họ đang sống (thế giới của nhân viên CTXH và khách hàng) qua đó nhân viên CTXH có thêm được kinh nghiệm nghề nghiệp. Mối quan hệ qua lại trong trị liệu này làm cho nó có tính chất phản xạ; nó đáp ứng được quan tâm của nhân viên CTXH mong muốn có thêm được hiểu biết và kinh nghiêm trong thực hành; nó giúp khách hàng có được năng lực kiềm chế cảm xúc và cách sống của mình. Năng lực này làm cho con người có thể vượt lên sự thống khổ và thiệt thòi của bản mình. Cách nhìn này trong CTXH là cách nhìn đòi hỏi sự song hành của triết lý kinh tế chình trị xã hội dân chủ và phát triển kinh tế xã hội hướng tới sự hoàn thiện của cá nhân và xã hội. Song cách nhìn này có thể bị chyển dịch bởi hai cách nhìn sau đây. - Cách nhìn tập thể xã hội chủ nghĩa (Socialist-collective views): Cách nhìn này tìm kiếm dự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội để nhóm người bị đàn áp và yếu thế thu hoạch được sức mạnh (power) cho cuộc sống của mình. Dominelli (2002) gọi tiếp cận này là “tiếp cận nổi loạn” (emancipatory approaches) bởi vì nó giải phóng con người khỏ sự áp bưacs. Pease và Fook (1999) gọi nó là “tiếp cận chuyển hóa” (transformational) bởi vì nó tìm cách thay đổi xã hội vì lợi ích của những người bi áp bức. Tiếp cận này đề cao công lý xã hội; nó mang tính triết lý xã hội chủ nghĩa, triết lý của kinh tế kế hoạch hóa và triết lý của cung ứng xã hội tạo ra sự công bằng ngang bằng giữa mọi người (equality) và công bằng xã hội. - Cách nhìn cá thể cải tổ (Individualist-reformist views): Cách nhìn này coi CTXH là một dạng dịch vụ phúc lợi xã hội cho các cá nhân trong các xã hội. Nó đáp ứng các nhu cầu cá nhân và cải thiện dịch dịch vụ bao gồm cả dịch vụ CTXH; nó làm cho dịch vụ được thực hiện một cách có hiệu quả hơn. Dominelli (2002) gọi cách nhìn này là tiếp cận duy trì (maintenance approaches) vì nó nhằm duy trì trật tự xã hội và các nền tảng xã hội (social fabric), duy trì nhân dân trong các giai đoạn khó khăn mà họ phải trải nghiệm để họ có thể phục hồi được sự cân bằng. Cách nhìn này triết lý kinh 4
  5. tế chính trị tự do (hay hợp lý) trong đó có tự do cá nhân trong kinh tế thị trường được bảo vệ bởi luật pháp. Tổng hợp các khái niệm về lý thuyết và các cách nhìn về CTXH trong khái niệm về kết cấu xã hội, người ta có thể phân loại các lý thuyết CTXH trong một ma trận như sau: Loại lý thuyết Trị liệu phản xạ Tập thể xã hội Cá thể cải tổ chủ nghĩa Phối cảnh -Toàn diện (comprehensive) -Tâm lý động -Phê phán -Phát triển xã hội -Quy nạo học -Chống áp bức -Hệ thống (inclusive) -Nhân văn sinh tồn Lý thuyết -Kết cấu -Nữ giới học -Nhânh thức hành vi Mô hình -Khủng hoảng -Nâng cao vai trò Nhiệm vụ tập trung Tranh luận về “hình mẫu” (paradigm) của CTXH Câu hỏi được đặt ra là có một hình mẫu chung nào cho CTXH không? Kuhn (1970) dùng từ paradigm (hình mẫu?) để nói cách nhìn chung về bản chất hiện tượng vật lý hay tự nhiên trong khoa học; ông cho rằng các hoạt động khoa học như phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm, xây dựng lý thuyết, v.v. đều được xây dựng trên một mẫu hình nhất định. Cách mạng khoa học kỹ thuật làm thay đổi thế giới quan về kết cấu của các hiện tượng; nó làm thay đổi quan niệm về hiện tượng và hình thành ra “hình mẫu” mới. Như vậy, “hình mẫu” được coi là một loại hình (pattern) hay một khuận mẫu (template). Cách nhìn về nghề CTXH về phạm vi tri thức của CTXH được coi là hình mẫu của CTXH. Hiện nay có CTXH của các nước phương Tây. Nhưng, ngay CTXH của Pháp và của Mỹ cũng có nhiều điểm khác nhau; có thể coi CTXH của Pháp và của Mỹ trong chung một hình mẫu không? Hoặc có thể coi CTXH của các nước phương Tây là hình mẫu để ứng dụng cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay không? Đây là những câu hỏi được 5
  6. đặt ra và có nhiều ý kiến trả lời khác nhau; ý kiến nào cũng có lý lẽ sắc bén, song chưa ý kiến nào thực sự có tính thuyết phục. Một câu hỏi nữa được đặt ra là “Sự phát triển của CTXH đã có ý nghĩa như một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để hình mẫu của nó cũng phải thay đổi chưa? Cũng có nhiều ý kiến trả lời, có ý kiến nói “rồi”, có ý kiến nói “chưa”; và cũng chưa có ý kiến nào thực sự thuyết phục. Tranh luận về lý thuyết CTXH mang tính hiện đại (modernist) hay hậu hiện đại (post modernist) Khái niệm “hiên đại” gắn với cuộc cách mạng lật đổ sự áp đặt của tôn giáo đối với cách suy nghĩ của con người. Khái niệm này cho sự việc phải gắn với bối cảnh xã hội (địa điểm và con người) và thời gian; nó mang tính khoa học và hợp lý. Khái niệm này còn cho răng người ta có thể hiểu được các vấn đề của xã hội cũng như hiểu được xã hội và có thể có hành động hợp lý cho các vấn đề xã hội, thay đổi được con người và xã hội. Khái niệm “hậu hiện đại” là khái niệm được hình thành để phản bác lại khái niệm “hiện đại”. Khái niệm này đưa ra một cách nghĩ khác về tri thức và sự hiểu biết. Khái niệm này cho răng tri thức luôn luôn được kết cấu từ xã hội vì sự lụa chọn tri thức nào để phát triển phụ thuộc vào ý muốn xã hội. Điều này có nghĩa là khái niệm “hậu hiện đại” nhìn nhận sự việc không rõ ràng nhất quán qua các bối cảnh và thời gian khác nhau; luôn luôn gây tranh cãi, và người ta chỉ có thể hiểu được sự việc thông qua cách nhinc lịch sử và bối cảnh của vấn đề vì vấn đề và sự kiện có thể thay đổi ý nghĩa qua thời gian và qua sự thay đổi bối cảnh. Câu hỏi là “Công tác xã hội mang tính hiện đại hay hậu hiện đại?” Có ý kiến cho răng CTXH mang tính hiện đại, có ý kiến cho rằng CTXH mang tính hậu hiện đại, lại có ý kiến cho răng CTXH vừa mang tính hiện đại vừa mang tính hậu hiện đại. Tranh luận về các vòng quan hệ tương tác (arenas) trong CTXH. Có nhiều ý kiến về các mối quan hệ tương tác trong CTXH. Các ý kiến này tóm lại dẫn đến ba vòng quan hệ tương tác là còng quan hệ “chính trị - xã hội - lý tưởng” (political – social – ideological arena), quan hệ “cơ 6
  7. quan – nghiệp vụ” (agency – professional arena), và quan hệ “khách hàng – nhân viên CTXH – cơ quan” (client – worker – agency). Vòng quan hệ “chính trị - xã hội - lý tưởng” là vòng quan hệ trong đó tranh luận chính trị xã hội hình thành xu thế chính trị hướng dẫn hình thành các cơ quan (dịch vụ CTXH) và mục tiêu hoạt động để phát triển cơ sở. Nhân viên CTXH thông qua các hội nghề nghiệp và các tổ chức khác cũng như thông qua uy tín ảnh hưởng của cơ quan mình để tác động vào vòng quan hệ tương tác này với tư cách là những người hoạt động xã hội, những cử tri bỏ phiều hay những người cầm bút phê phán. Vòng quan hệ tương tác này chỉ được thiết lập khi CTXH đã phát triển ở mức hoạt động với cộng đồng và các tổ chức lớn hơn. Vòng quan hệ tương tác “cơ quan – nghiệp cụ” là vòng quan hệ trong đó giới chủ tương tác với tập thể những người lam công thông qua các tổ chức như tổ chức công đoàn hoặc các hội nghề nghiệp, hai bên tác động ảnh hưởng lẫn nhau để hình thành ra những nhân tố cụ thể hơn, đặc hiệu hơn cho hoạt động CTXH Vòng quan hệ tương tác “khách hàng – nhân viên CTXH – cơ quan (bối cảnh)” là vòng quan hệ thường được cho là cơ bản nhất . Các đối tác nhân viên CTXH, khách hàng và cơ quan dịch vụ tác động ảnh hưởng qua lại nhau dẫn đến các quyết định phát triển CTXH theo hướng nhât định. Chính tác động này là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành các lý thuyết CTX. Kết cấu xã hội của lý thuyết thực hành Chính tương tác xã hội của các thành phần trong các vòng quan hệ tương tác, nhất là quan hệ tương tác giữa khách hàng, nhân viên CTXH và cơ quan dịch vụ CTXH đã tạo thành lý thuyết CTXH. Nhân viên CTXH là người sử dụng các lý thuyết CTXH phục vụ khách hàng trong bối cảnh của một cơ quan dịch vụ CTXH. Chất liệu để xây dựng lên lý thuyết CTXH trước hết phải từ khách hàng và từ bối cảnh thực hành giúp cho nhân viên CTXH đánh giá việc ứng dụng các lý thuyết, phát triển lý thuyết hay xây dựng lý thuyết mới. Trong điều kiện Việt Nam chưa có cơ sở nào được coi là cơ sở dịch vụ CTXH trên thực tế, cũng chưa có khách hàng sử dụng dịch vụ CTXH trên 7
  8. thực tế. Việt Nam mới chỉ có một số người được đào tạo về CTXH và một vài phòng tư vấn chủ yếu là tư vấn tâm lý có mặt nhân viên CTXH. Những nhân viên này chưa mấy sử dụng các lý thuyết CTXH cho các khách hàng của mình. Trong quá trình xây dựng nghề CTXH tại Việt Nam, việc đầu tiên cần có quyết định chính trị coi CTXH là một nghề chính thức. Song, việc có được quyết định này cũng cần có băng chứng về nhu cầu cần dịch vụ CTXH trong nhân dân, cần có khách hàng cho những người hành nghề CTXH. Bệnh viện là nơi nhân viên CTXH có thể hành nghề CTX$H với bệnh nhân, song cũng chưa có thử nghiệm để nói lên sự cần thiết này và cũng chưa có quyết tâm chính trị cho việc này. Ngành lao động thương binh và xã hội muốn coi nhân viên CTXH là nhân lực cho ngành này. Song, các hoạt động truyền thống của ngành và kiến thức cũng như kỹ năng CTXH có mối quan hệ thế nào cũng chưa chứng minh được rõ ràng. Vấn đề ở đây là làm thế nào để tri thức và kỹ năng CTXH truyền thống tại các quốc gia có phát triển nghề này có chỗ đứng ở Việt Nam do nhu cầu loại dịch vụ này của Việt Nam Bài 2: Ưng dụng lý thuyết cho thực hành CTXH Quan hệ giữa lý thuyết và thực hành Phần nói về quá trình hình thành lý thuyết CTXH cho thấy lý thuyết CTXH hướng dẫn thực hành CTXH và ngược lại thực hành CTXH góp phần xây dựng lý thuyết CTXH. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH được coi là mối quan hệ tất yếu vì lý thuyết CTXH là lý thuyết thực hành. Mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành CTXH xoay quanh bốn đặc tính sau: 1. Tính ứng dụng (applicability): lý thuyết ứng dụng trong thực hành có được không, có hiệu quả không 2. Tính thích hợp (relevance): thực hành có thể làm thay đổi lý thuyết không và ngược lại 8
  9. 3. Tính hạch toán (accountability): lý thuyết có hỗ trợ cơ quan dịch vụ hay nhân viên thực hành đo đếm được hoạt động và hiệu quả của mình không 4. Tính pháp lý (legitimation): CTXH có vi trị và giá trị xã hội không Nghề CTXH có đặc điểm là mọi người trưởng thành ai cũng có ít nhiều tri thức và kinh nghiệm ứng dụng lý thuyết (không chính thức) CTXH, ai cũng biết làm CTXH. Song, CTXH chuyên nghiệp đòi hỏi sự hiểu biết về lý thuyết CTXH chính thức, là lý thuyêt được những nhà chuyên môn thảo luận và chấp nhận, được thử nghiệm và đúc kết thành kinh nghiệm. Trong việc ứng dụng lý thuyết CTXH chính thức, nhân viên CTXH tiếp xúc với khách hàng trong bối cảnh của một cơ quan cung ứng dịch vụ CTXH. Thật ra cái khó nhất đối với nhân viên CTXH chuyên nghiệp là làm thế nào ứng dụng lý thuyết vào thực hành một cách sáng tạo và linh hoạt. Nhân viên CTXH, khách hàng và cơ quan có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau, dĩ nhiên dưới tác động của các hệ thống lơn hơn, của các vòng quan hệ tương tác trong CTXH. Và, như vậy lý thuyết CTXH và thực hành CTXH tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Tác động lẫn nhau bao gồm tác động giữa các mối quan tâm, giữa các quyền lợi vf giữa các quyền lực. Nhân viên CTXH khi ứng dụng lý thuyết trong thực hành rất cần quan tâm đến các tác động này. Do đó nhân viên CTXH phải là nhà khoa học, phải biết kết hợp lồng ghép các ý nghĩa, phải thu nạp dần những điều mình chưa biết nhưng cần cho nghề nghiệp của mình trong quá trình ứng dụng lý thuyết vào thực hành. Nói một cách khác việc ứng dụng này không thể máy móc ma cần sự linh hoạt. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong quá trình thu góp những kinh nghiệm cho mình phải nhận thức đo đếm được những việc mình làm xem đã đáp ứng được mong muốn của khách hàng chưa, mong muốn của những cơ quan sử dụng mình chưa, mong muốn của những người thầy dạy mình chữa. Chính lý thuyêt giúp cho nhân viên CTXH trong việc nhận định này. Lý thuyết cung cấp hướng dẫn thực hành cho nhân viên CTXH chuyên nghiệp để họ có thể xem cái gì được, cái gì chưa được cần bổ xung. Trong chừng mực nào đó, lý thuyết được coi như định hướng chính trị để nhân viên CTXH nhân định xem việc ứng dụng có cái gì phù hợp, có cái gì chưa phù hợp để; lấy lý thuyết đẻ xem xét đánh giá ngay việc ứng dụng lý thuyết, lấy lý thuyết này để kiểm chứng lý thuyết kia. Nghề CTXH thường được coi là một nghề dịch vụ phục vụ cho giáo dục và Y tế. Song, sự phát triển của CTXH cho thây vai trò của nhân viên 9
  10. CTXH có thể rộn hơn. Vấn đề là nhũng đóng góp của nhân viên CTXH chuyên nghiệp với lý thuyết và thực hành của nó được thừa nhân có tính pháp lý như thế nào. Sự thừa nhân tính pháp lý này bao gồm cả sự thừa nhân chung của xã hội. Chính sự phát triển của lý thuyết CTXH được ứng dụng trong thực tế có thể xây dựng tính pháp lý của nghề CTXH, phát triển vai trò của nhân viên CTXH trong xã hội. Chuyển tải học vấn Chuyển tải học vấn là ứng dụng ý tưởng và tri thức từ một lĩnh vực thực hành này sang một lĩnh vực thực hành khác. Có người còn mở rộng khái niệm này đến mức chuyển tải ý tưởng và tri thức từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ nghề này sang nghề khác, từ truyền thống trí thức này sang truyền thống trí thức khác. Chuyển tải học vấn có thể hiểu là việc xem xét các yếu cầu cho thích nghi và tổ chức ứng dụng cần thiết khi đưa một ý kiến từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. CTXH có những lý thuyết xuất phát từ bản thân ngành học CTXH; thí dụ lý thuyết về nhiệm vụ trung tâm. Song, phần lớn các lý thuyết của CTXH hiện nay xuất phát từ những ngành học khác. Ngành CTXH đã lựa chọn các lý thuyết này, thêu dệt nó và phát triển nó với những ý nghĩ từ bên ngoài, từ những lý tưởng xã hội hay từ những phối cảnh kinh điển của những khoa học liên quan,v.v. Những ý nghĩa và lý thuyết này được đưa vào CTXH thông qua sự tương tác với những nghề nghiệp liên qua như tâm lý học lâm sàng và tư vấn. Thí dụ lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH qua những tài liệu viết về tâm lý học và lý thuyết về quản lý. Nói như vậy có nghĩa là lý thuyết CTXH có từ ý tưởng của các thực thể lý thuyết rộng lớn hơn, và ngược lại CTXH cũng có thể đóng góp ngược lại cho các thực thể lý thuyết rộng lớn hơn này. Người ta cho rằng có hai hoàn cảnh dẫn nhân viên CTXH đến việc chuyển tải những ý nghĩa và lý thuyết từ những lý thuyết bao quát hơn trong thực hành CTXH. Thứ nhất xuất phát từ định hướng của bản thân lý thuyết CTXH. Nhân viên CTXH trong thực hành thường đặt mình trong ba cách nhìn (trị liệu, cá thể hay tập thể). Ho thường tiếp cận khách hàng một cách mềm dẻo, không cứng nhắc áp đặt lên khách hàng điều gì vì không có khách hàng nào muốn bị áp đặt. Thứ hai xuất phát từ trường hợp cụ thể mà nhân viên CTXH phải giải quyết. Chính hai hoàn cảnh này là điểm bắt đầu cho 10
  11. việc chuyển tải học vấn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác trong hành nghề CTXH. Lựa chọn và phối hợp lý thuyết (selection và eclecticism) Trong thực hành CTXH, nhân viêc CTXH có thể lựa chọn lý thuyết nào phù hợp với trường hợp nào như trong hai hoàn cảnh trình bầy ở trên, và cũng có thể phối hợp phần nào của lý thuyết nào với phần nào của lý thuyết khác. Nhân viên CTXH có trong tay mình nhiều lý thuyết có thể lựa chọn, cũng như nhiều phần của mỗi lý thuyết có thể kết hợp nhăm đạt mục đích giúp đỡ khách hàng. Lập luận kết hợp các lý thuyết dựa trên lập luận sau: -Nhân viên CTXH làm việc với khách hàng dựa trên mong muốn nghề nghiệp và mong muốn của cơ quan dịch vụ -Dựa trên mong muốn này, nhân viên CTXH sử dụng những lý thuyết mà đồng nghiệp trong cơ quan đã sử dụng trước đó thành công; họ ứng dụng những lý thuyết này coi như nhũng ý tưởng mới áp dụng. -Mặc dầu trên thực tế cũng có một mô hình nào đó được áp dụng cho các khách hàng, cách nghĩ trên cho phép xem xét nhiều lý thuyết, tìm trong các lý thuyết những điểm có thể sử dụng để xây dựng một mô hình can thiệp Lập luận lựa chọn một lý thuyết ưa thích như sau: -Một cơ sở dịch vụ có thể tự cho mình chuyên trong một lý thuyết nào đó. Thí dụ một cơ sở tư vấn thay đổi hành vi (cai nghiện) có thể ứng dụng thường xuyên lý thuyết nhận thức hành vi; và do đó cơ sở này tuyển dụng những nhân viên có xu thế sử dụng loại lý thuyết này. Cơ sở này có thể nhấn mạnh đến lý thuyết này trong khi vẫn ứng dụng nhiều lý thuyết khác. -Trong một có sở dịch vụ CTXH nói chung, một số nhân viên CTXH làm việc ở đây vẫn có thể đi sâu vào một lý thuyết nào đó, có sự chuyên môn sâu về một lý thuyết nào đó -Khi CTXH trở thành một nghề có nhiều người tham gia, việc mỗi nhân viên hiểu biết về các lý thuyết thường được các đồng nghiệp sử dụng và sao sánh là việc cần thiết nên làm. Chính đây cũng là cơ sở để mỗi người biết mình đang có xu thế sử dụng lý thuyết nào, chuyên về một lý thuyết nào Quá trình tri thức với cách nghĩ phản hồi, phản xạ và phê phán Quá trình tri thức là con đường mà nhân viên CTXH lựa chọn để tìm lối ra qua nhũng phức tạp phải giải quyết nhằm đưa ra các quyết định và 11
  12. phán đoán thích hợp. Người ta cho răng có hai quá trình là đánh giá phê phán tình huống và đưa ra giả thuyết để chứng minh thông qua can thiệp. Đánh giá phê phán bao gồm tập trung sự quan tâm, tìm kiểm thông tin, không chấp nhận ngay một điều gì, tìm các mối liên hệ nhân quả, xem xét cái gì đang xẩy ra đối với một trường hợp và cuối cùng nhân viên CTXH rút ra ý nghĩa gì đó để làm việc. Giả thuyết có thể được nêu lên cho một phần của trường hợp hoặc cho toàn bộ trường hợp. Nhân viên CTXH phân tích hoàn cảnh mà họ phải đương đầu, giả thiết ra nguyên nhân và hậu quả để rút ra can thiệp cần thực hiện. Vấn đề hiện nay đang được nhiều người thảo luận là tư duy phê phán và tư duy phản hồi. Người ta phân biệt tư duy phản hồi (reflective) với tư duy phản xã (reflexive) ở chỗ tư duy phản hồi quan tâm chủ yếu đến quá trình của các sự vật được xem xét, còn tư duy phản xạ quan tâm đến tất cả các phối cảnh có thể có cho một trường hợp, cho một hoàn cảnh. Còn tư duy phê phán không chỉ quan tâm đến trật tự xã hội mà còn quan tâm đến sự thay đổi xã hội. Tư duy phản hồi xuất hiện vào những năm 70 và 80 của thập thế kỷ trước. Đó là cách mà những người chuyên nghiệp biểu tượng thực tế dựa trên việc sử dụng tri thức CTXH để làm việc với thân chủ. Nhân viên CTXH sử dụng khái niệm “hợp lý kỹ thuật” (technical rational) để làm việc. Họ có bản hướng dẫn (guideline) để định hướng quyết định của mình với ý nghĩ như trong khoa học tự nhiên (thực hiện một thí nghiệm hay cho uống một loại thuốc, một hành động trước sẽ đem lại một kết quả sau như dự báo). Thế nhưng trong CTXH, hoàn cảnh của mỗi trường hợp mỗi khác; mỗi trường hợp có một hoàn cảnh dẫn đến kết quả không như dự báo do điều kiện thực hiện khác nhau. Do đó tư duy phản hồi dần dần được bổ xung bằng tư duy phê phán. Vào giai đoạn giưa hai thiên niên kỷ, tư duy phản hồi được bổ xung bằng hai tư duy là tư duy phản xạ và tư duy phê phán. Tư duy phản xạ và tư duy phê phán. Tư duy phản xạ được đặc trưng như sau: -Nhìn vào trong bản thân mình và tự hỏi mình nghĩ như thế nào và vì sao -Phản hồi có sự tham gia của hai phía -Xây dựng hệ thống làm việc để có thể hợp tác hai phía -Sử dụng tư duy phản xạ như trong phê phán xã hội tự hỏi xem vì sao người ta lại không làm như vậy -Sử dụng tư duy phản xạ để xác định xem các quyền lực tham gia đã có thể phá vỡ sự cân bằng như thế nào 12
  13. Và tư duy phê phán bao gồm những điểm sau: -Xác định các hoàn cảnh mở hay không khảng định thí dụ cơ hội để thực hiện việc thực hành một cách sáng tạo -Tìm kiếm cơ hội để mở rộng quyền lực cá thể tiến tới một sự hợp tác tập thể cho việc thay đổi -Nhanh nhậy trong việc sử dụng ngôn ngữ -Nhanh nhậy phản ứng khi có tình hình sử dụng quyền lực trong chương trình làm việc -Xem xét nội dung và phương pháp Đánh giá hay phê phán -Đặt câu hỏi xem lý thuyết (hay lý tưởng) nào đàng sau một dịch vụ hay một quyết định nào đó -Quan tâm đến các chi tiết của những phố cảnh khác nhau cho một tình huống -Khái quát hóa bối cảnh của bằng cứ dựa trên lý thuyết và giá trị liên quan -Phát triển cách nhìn tổng quan về quá trình và sự kiện -Làm thế nào để các bên tham gia hiểu rõ phối cảnh và bối cảnh Tổng quát lại tư duy phản hồi có bốn hướng nghĩ như sau Tiếp cận song đấu (dualities approach) Nhiều khái niệm nhất là các khái niệm về giá trị đã mang ngay trong bản thân của nó cái ngược lại của bản thân nó. Thí dụ trong khái niệm tốt đã có ngay trong bản thân nó khái niệm ngược lại. Tư duy phản hồi phê phán thường đặt ngược lại cái mà người ta nhân xét rằng tại sao lại không thể đặt vấn để ngược lại như thế. Cách tư duy này giúp người ta thận trọng hơn khi quyết định một vấn đề gì Tiếp cận tư duy cảm xúc (thinking-emotions approach) Trong CTXH “nhiệm vụ trung tâm” (task-centered) hay “nhận thức hành vi” (cognitive behavior), người ta thường nghĩ theo một cách nghĩ hợp lý nhất định. Song, trong CTXH “tâm lý động học” (psychodynamic) và nhân văn sinh tồn (humanistic existentialism), người ta lại có xu thế tìm hiểu những động cơ xúc cảm. Như vậy, nhân viên CTXH không chỉ quan tâm đến quá trình suy nghĩ hay nhân thức mà còn tìm hiểu gốc rễ của những cảm xúc gây nên những vấn đề cần được giải quyết. Tiếp cận phân tích quyền lực (power analysis approach) 13
  14. Trong vấn đề này, người ta cần phân tích mối quan hệ giữa nhân viên CTXH. Thân chủ và cơ quan dịch vụ tìm hiểu các ảnh hưởng và yếu tố quyền lực. Thân chủ cần được xem xét về tự cảm quyền lực của họ trong giải quyết vấn đề. Tiếp cận phối cảnh thay thế (alternative perspectives approach) Ngay trong phần mơ đầu, lý thuyết CTXH đã được trình bầy kết cấu theo ba phối cảnh (trị liệu, cá thể và tập thể). Song, trên thực thế CTXH, cả ba phối cảnh này cùng đồng thời phải được xem xét, và trong những hoàn cảnh nhất định, phối cảnh nào phải được quan tâm hơn phố cảnh nào mà thội. 14
  15. Bài 3: Lý thuyết CTXH Một số nhân xét chung về lý thuyết CTXH Rất nhiều ý tưởng lý thuyết đã giúp hình thành lý thuyết CTXH thực hành. Song, giá trị của từng lý thuyết cho thực hành vẫn còn là vấn đề tương đối. Người ta cũng có so sánh các loại lý thuyết khác nhâu trong CTXH với cá nhân, với nhóm, với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô. Song, ý kiến về sự so sánh này cũng chưa có sự thống nhất. Lý thuyết về “trị liệu gia đình” (family therapy) và “chăm sóc tại nhà” (residential care) có thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong CTXH. Vào các thập kỷ 1950-1960, người ta có nghiên cứu để xem xem can thiệp CTXH có hiệu quả như thế nào đối với các lý thuyết được ứng dụng theo như cái lý thuyết đó nêu lên. Gần đây, người ta thấy CTXH tập trung và định mức giới hạn có hiệu quả hơn do nhiều nguyên nhân nhấ định. Tuy nhiên, nghiên cứu hiên nay thường tập trung vào hiệu quả của dịch vụ với những mục tiêu rõ rết chứ không đánh giá lý thuyết nào tốt hơn lý thuyết nào. Có hai cách nhìn về tri thức CTXH là cách nhìn khoa học (positivist) và cách nhìn giải thích (interpretivist). Từ đó, có bốn cách giải thích tri thức tác động lên lý thuyết thực hành CTXH là “dựa trên bằng chứng” (evidence based), “kết cấu xã hội” (social construction), “nâng cao quyền lực” (empowerment) và “quan điểm thực tế” (realist views) Một số vấn đề còn được tranh luận Vấn đề đầu tiên là nhân viên CTXH có quan tâm thường xuyên đến lý thuyết CTXH không, có biết cái gì đang xẩy ra, đang được đổi mới về lý thuyết CTXH không? Câu trả lời là không. Thường nhân viên CTXH thực hành nghiệp vụ của mình với thói quen nghề nghiệp và với yêu cầu của cơ quan dịch vụ thuể mình. Bởi lẽ đó, không mấy người biết có cái gì mới về lý thuyết CTXH trong những năm gần đây (đầu thiên niên kỷ này). Điều này cũng nói lên vậy lý thuyết CTXH cần như thế nào cho thực hành. 15
  16. Vấn đề thứ hai là lý thuyết CTXH có cái gì mới không, nhất là mới vào thời kỳ đầu thiên niên kỷ này. Câu hỏi này có người cho là chưa có gì mới, có người cho là đã có cái mới. Nếu có cái mới thì có lẽ đó là lý thuyết về “kết cấu xã hội” (social construction). Nhiêuf người cho rằng CTXH vào đầu thiên niên kỷ này vẫn giữ những lý thuyết truyền thống của nó. Song, những lý thuyết này được trình bầy dưới dạng mới thôi. Vấn đề thứ ba là CTXH có sự tranh luận giữa CTXH với cá nhân và CTXH với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô. Điều này dẫn đến nhận xét là CTXH ngày nay nao gồm cả CTXH với cá nhân và CTXH với cộng đồng và các hệ thống vĩ mô lơn hơn. CTXH với giá đình và vơi nhóm được xếp như một sự chuyển tiếp phát triển lý thuyết CTXH. Chính với cách nghĩ này, tài liệu này trình bầy lý thuyết CTXH thành hai phần riêng là CTXH truyền thống và CTXH công đồng phát triển CTXH truyền thống bao gồm 1. Tâm lý động học (psychodynamic) 2. Can thiệp khủng hoảng và nhiệm vụ tập trung (crisis intervention and task centered) 3. Nhận thức hành vi (cognitive behavior) 4. Hệ thống sinh thái (systems and ecological perspectives) 5. Tâm lý xã hội và kết cấu xã hội (social psychology and social construction) 6. Nhân văn, sinh tồn và tâm linh (humanism, existentialism and spiritualism) CTXH cộng đồng phát triển bao gồm 1. Phát triển xã hội và cộng đồng (social and community development) 2. Cấp tiến và phê phán (radical and critical perspectives) 3. Giải phóng phụ nữ (feminist) 4. Chống phân biệt đối xử và vấn đề văn hóa dân tộc (anti-dícrimination and cultural and ethnic sénitivity) 5. Nâng cao quyền lực và cổ động ủng hộ (empowerment and advocacy) 6. Lý thuyết CTXH dựa trên duy vật biện chứng 16
  17. PHẦN 2: LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG (CTXH với cá nhân, với gia đình và với nhóm) Bài 4: Giới thiệu sơ bộ về 6 lý thuyết CTXH truyền thống Lý thuyết Tóm lược Tâm lý động -“Phối cảnh tâm lý động học” được mang tên như vậy vì học lý thuyết chủ đạo của nó cho rằng hành vi của con người được hình thành từ các chuyển động (movements) và tương tác (interactions) xẩy ra bên trong tâm thần (minds) con người. Lý thuyết này sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giải thích tâm thần hoạt động như thế nào bằng cách quan sát hành vi của người ta. Lý thuyết tâm lý động học nhấn mạnh việc bằng cách nào tâm thần kích thích tạo ra hành vi cũng như tâm thần và hành vi ảnh hưởng đến môi trường và bị môi trường ảnh hưởng ngược lại như thế nào. -Lý thuyết tâm lý động học xuất phát từ lý thuyết về phân tâm học của Freud. Lý thuyết này là lý thuyết có tính lịch sử của ngành CTXH, là nền tảng của kỹ năng CTXH cơ bản. Chính lịch sử lâu đời của nó trong CTXH cho thấy nó đã được phát triển khá đầy đủ.có nhứng ứng dụng 17
  18. Lý thuyết Tóm lược truyền thống -Những phát triển gần đây của lý thuyết này như “lý thuyết về sự gắn bó” (attachment theory) đã tỏ ra có hiệu quả cho chăm sóc trẻ em,cho xử lý những trường hợp bị mất mát và những trường hợp hoảng sợ; như “lý thuyết về tâm lý ego” đã tỏ ra có hiệu lực cho trị liệu đối với người lớn. -Lý thuyết tâm lý động học giúp giải thích hành vi của con người -Sự hiểu biết phổ cập và nghiên cứu rộng rãi về tâm lý động học khiến có thể kết nối với nhiều chuyên ngành và vượt qua các biện giới văn hóa và quốc gia -Tuy nhiên lý thuyết này cũng còn bị hạn chế ở chỗ thiếu bằng chứng cơ sở vững mạnh và việc sử dụng các mô hình nội tâm (internal thinking) khiến nẩy sinh một số phê phán đáng kể; mặt khác lịch sử của lý thuyết này chủ yếu từ Châu Âu mà ra lại mang nặng màu sắc văn hóa Do Thái khiến cho lý thuyết này có ý phê phán những người là nạn nhân thí dụ như phụ nữ và nhóm đồng tính luyến ái. -Lý thuyết tâm lý động học thường được ứng dụng trong các hoàn cảnh như sau: (1) Lo lắng hay phân tán tư tưởng lẫn lộn vui buồn xuất sứ từ sự thiếu khả năng giải quyết vấn đề lúc còn nhỏ dẫn đến có cảm giác nặng nề là bị tấn công, giận dữ và yêu đương; (2) Dính lứu đến khả năng kiểm soát những vấn đề hiện nay (ngoài sự lo lắng); (3) Bảo vệ và phản kháng (những rào cản tâm lý) để đương đầu với những vấn đề của đời sống cũng xuất sứ từ thiếu khả năng giải quyết vấn đề trong quá khứ khi cond trẻ; (4) Truyền cảm (transference) và phản cảm (counter- transference) được giải thích trong CTXH là hiệu quả của những kinh nghiệm quá khứ đến loại hình hành vi hiện nay phản ảnh hành vi của thân chủ đối với nhân viên CTXH. Nhân viên CTXH phải giúp khách hàng (thân chủ) hiểu được chính trải nghiệm của quá khứ đã dẫn đến hành vi hiện nay để họ có thể vượt qua được vấn đề hiện nay; (5) Các mối quan hệ với mọi người dẫn đến mô hình tư duy hiệu quả (model effective thinking) và tự kiểm soát (self control) để xây dựng lòng tin và ảnh hưởng nhằm 18
  19. Lý thuyết Tóm lược khai thác những vấn đề tâm lý Can thiệp khủng -Đây là hai lý thuyết hoàn toàn khác nhau được trình bầy hoảng và nhiệm chung với nhau do những lý do như sau: (1) Các phương vụ tập trung pháp và mô hình từ hai lý thuyết này được thực trong một giai đoạn ngắn có hạn định thời gian (trong khi nhiều lý thuyết khác như lý thuyết tâm lý động học đòi hỏi can thiệp lâu dài; (2) Hai lý thuyết này có tác động lẫn nhau, lý thuyết này gợi cho lý thuyết kia nhiều bổ xung; (3) Khi trình bầy đồng thời hai lý thuyết này, người ta có thể đối chiếu so sánh làm rõ thêm nhiều -Sự khác nhau của hai lý thuyết này ở chỗ: (1) Khác nhau về nguồn gốc lý thuyết; lý thuyết can thiệp khủng hoảng có nguồn gôc từ lý thuyết tâm lý động học (khủng hoảng xẩy ra trong quá khứ có thể từ những giai đoạn trưởng thành) và một phần từ lý thuyết nhận thức hành vi, nó mang tính triết lý phương Đông (sự cân bằng thể xác và tâm thần hay tâm hồn); còn lý thuyết nhiệm vụ tập trung xuất sứ từ thực hành CTXH, lấy mục tiêu và hành động để đạt mục tiêu, nó phần nào có liên quan đến lý thuyết giải quyết vấn đề; (2) Khác nhau về mô hình thực hiện; lý thuyết can thiệp khủng hoảng lấy sự nâng cao khả năng đáp ứng với tình huống bất thường, tạo dựng sự cân bằng làm chính; lý thuyết nhiệm vụ trung tâm lấy việc thực hiện một số hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề làm chính iorNhận thức -Lý thuyết nhân thức hành vi trong CTXH xuất xứ từ các hành vi mô hình nhận thức trị liệu (cognitive models of therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học giải thích quá trình nhận thức (perception) và xử lý thông tin và các mô hình hành vi trị liệu (behavioral models ò therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học về nhập tâm bài học (learning theories). -Các kỹ thuật được sử dụng trong thực hành mô hình nhận thức hành vi bao gồm “đáp ứng có điều kiện” (respondent conditioning), “phối ứng có điều kiện” (operant conditionaing), học bài học từ xã hội (social learning) và kỹ năng đào tạo (skill training), và cấu trúc lại nhận thức của các hệ thống niềm tin của nhân dân (cognitive restructuring of people belief systems). Các kỹ thuật học bài học xã hội (social learning) như kỹ năng 19
  20. Lý thuyết Tóm lược thuyết phục (assertiveness) và kỹ năng đào tạo được sử dụng sang cả lĩnh vực CTXH nhóm và cộng đồng. Một số kỹ thuật đặc hiêu hơn được sử dụng trong lâm sàng Khác với lý thuyết và thực hành can thiệp khủng hoảng và nhiệm vụ trung tâm vẫn tồn tại là hai lý thuyết và hai thực hành khác nhau trong CTXH, lý thuyết và mô hình nhận thức và hành vi được xây dựng thành một loại lý thuyết và mô hình thực hành trong CTXH.. Hệ thống và hệ -Lý thuyết hệ thống trong CTXH có hai nhóm là lý thuyết thống sinh thái hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái. Sự hình thành hai nhóm lý thuyết này xuất phát từ lịch sử hình thành lý thuyết còn trong ứng dụng thường được kết hợp. Lý thuyết hệ thống được đưa vào CTXH trong những năm 1970 chính nhằm mục đích phê phán lý thuyết tâm lý động học (psychodynamic) không có mấy hiệu quả. Còn lý thuyết hệ thống sinh thái xuâts hiện tại Mỹ lại bao gồm lý thuyết tâm lý động học. -Lý thuyết hệ thống trong CTXH ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn; các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ thống trong CTXH nhấn mạnh yếu tố xã hội (đối lập lại với tư vấn và CTXH trường hợp), song lại được sử dụng để làm việc với các cá thể, quan tâm chính của nó là làm thể nào các cá thể sống có hành vi phù hợp với xã hội (khác với lý thuyết cấp tiến). Quan niệm của lý thuyết hệ thống trong CTXH có lý luận riêng cho thực hành CTXH hệ thống. Lý thuyết hệ thống trong CTXH đặc biết quan trọng cho lý thuyết trị liêu gia đình (f amily therapy). -Lý thuyết hệ thống sinh thái trong CTXH ứng dụng lý thyết sinh thái và hệ thống sinh thái. Lý thyết hệ thống sinh thái coi các sinh vật tồn tại với nhau trong một môi trường sinh thái, tác động lên nhau và tác động vào mội trường cũng như chịu tác động của môi trường. Lý thuyết hệ thống sinh thái chấp nhận lý thuyết tâm lý động học vì 20
nguon tai.lieu . vn