Xem mẫu

  1. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH CÁ NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN Phạm Thị Linh, Nguyễn Thành Đạt Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt: Làng cổ Đường Lâm được biết đến là một trong năm ngôi làng cổ nhất Việt Nam, thuộc thị xã Sơn Tây - Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 44km. Năm 2006, Làng cổ Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nhận thấy giá trị to lớn của làng cổ, nhóm tác giả đã lượng giá giá trị Làng cổ Đường Lâm bằng phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM). Giá trị sử dụng và phi sử dụng của Làng cổ lần lượt được đo lường bằng hai phương pháp ITCM, CVM và ước tính tổng giá trị kinh tế (TEV) của Làng cổ Đường Lâm là khoảng 592,6 tỷ đồng. Số liệu này sẽ giúp người dân nhận thức được giá trị các di sản văn hóa tại Làng cổ, có ý thức hơn trong việc phát triển, bảo tồn di sản, tham gia mô hình du lịch cộng đồng. Đồng thời, các nhà quản lý sẽ lựa chọn được chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với điều kiện hiện tại của di tích và phân bổ nguồn lực hợp lý, giúp lưu giữ các di sản tại Làng cổ Đường Lâm. Từ khóa: Làng cổ Đường Lâm, lượng giá, chi phí du hành cá nhân, định giá ngẫu nhiên, tổng giá trị kinh tế. 1. GIỚI THIỆU Giá trị di sản là các giá trị lịch sử, tinh thần, thẩm mỹ, biểu tượng và xã hội của một loại tài sản như công trình kiến trúc, cảnh quan, văn hóa phi vật thể… Di sản không những được coi là nền tảng của nền văn hóa của từng khu vực, đóng một vai trò quan trọng trong chính trị, xã hội, kinh doanh và thế giới quan mà còn đem lại những lợi ích cũng vô cùng lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là nhóm ngành du lịch. “Cổ trấn bị lãng quên’’ - Đường Lâm hay “Làng cổ Đường Lâm’’ được biết đến là một trong 5 ngôi làng cổ nhất Việt Nam, thuộc thị xã Sơn Tây, nằm cách 44 km về  Tác giả liên hệ: 0986 876 005 Email: linhpt.rces@gmail.com 5
  2. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là ngôi làng tiêu biểu đang sở hữu hàng trăm ngôi nhà cổ, với những ngôi nhà có tuổi thọ 300 năm còn tồn tại. Vào năm 2005, Làng cổ Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên cả nước được công nhận là di tích cấp quốc gia. Với lợi thế kể trên, Làng cổ Đường Lâm đang triển khai mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững là du lịch di sản với mục đích vừa bảo tồn được những gì đang có, vừa cải thiện đời sống của người dân. Chính quyền thị xã Sơn Tây chú trọng bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa được tuy nhiên chưa thực sự mang lại hiệu quả. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm nghiên cứu thấy rằng việc nghiên cứu định giá giá trị của Làng cổ Đường Lâm là một điều cần thiết, vừa giúp cho người dân bản địa có nguồn thu nhập kinh tế vững chắc, vừa bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, truyền thống đã tồn tại từ lâu đời tại địa phương. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tài liệu về lượng giá di sản 2.1.1. Phương pháp chi phí du hành Nitanan và cộng sự (2013) đã phát triển mô hình nhu cầu dành riêng cho khách quốc tế đến Kilim Karst. Mô hình TCM có mức độ phù hợp thấp nên nghiên cứu đã thay đổi mô hình TCM truyền thống bằng việc chỉnh sửa và sử dụng các biến: chi phí đi lại chi phí tại chỗ, thời gian tại chỗ, chi phí đến các địa điểm thay thế, chất lượng của địa điểm, mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) và các biến nhân khẩu học xã hội (bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, và tổng thu nhập hàng tháng của khách viếng thăm). Jalla và Nandasiri (2015) chứng minh các biến số cá nhân và nhân khẩu học như tuổi tác, tổng thu nhập hàng tháng, giới tính, trình độ học vấn và tình trạng dân cư có ảnh hưởng lớn đến mức độ sẵn lòng chi trả (WTP) trung bình của khách du lịch cho các lợi ích giải trí. Mohammadi và cộng sự (2014) nhấn mạnh các biến thời gian, chi phí đi lại, tuổi tác và trình độ học vấn là các biến hiệu quả, tuy nhiên không có mối quan hệ nào giữa số lượng du khách thăm viếng với thu nhập. Trong công trình nghiên cứu của mình Jalla và cộng sự (2015) đã ước tính giá trị kinh tế của hồ Pilikula bằng phương pháp ZTCM thông qua ba loại chi phí là chi phí 6
  3. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research đi lại một chiều, chi phí chuyến đi (gồm chi phí vé vào cửa, ăn uống, tham quan và chụp ảnh, chèo thuyền...) và chi phí cơ hội tính từ thu nhập hàng tháng, giá trị được xác định bởi phương pháp CVM thông qua các câu hỏi gợi mở trong bảng khảo sát. Cùng quan điểm đó, Jalla và Nandasiri (2015), Christos và cộng sự (2014) cũng cho rằng chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, vé vào cổng, ăn ở và chi phí cơ hội tính theo thu nhập. Kết quả nghiên cứu của Jalla và cộng sự (2015) cho thấy WTP trung bình được tính từ CVM thấp hơn rất nhiều so với TCM, nguyên nhân được xác định là cách tiếp cận khác nhau giữa hai phương pháp và thông tin cho CVM khó lấy và kém chính xác hơn so với TCM. Trương Thị Cẩm Anh và Nguyễn Viết Đăng (2016) xác định giá trị kinh tế của khu du lịch Thiên Cầm ở tỉnh Hà Tĩnh bằng phương pháp TCM. Nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách càng ngắn thì tỷ lệ dân cư của vùng tới thăm điểm du lịch càng cao. Tổng chi phí du lịch của du khách có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng và tỷ lệ thuận với khoảng cách. Tác giả đã ước lượng hàm cầu du lịch bằng mô hình hàm cầu VR = a + b.TC (trong đó VR là tỷ lệ du khách mỗi vùng, TC là tổng chi phí du lịch), từ đó ước tính được giá trị tiềm năng của khu du lịch, so sánh với giá trị thực tế và đưa ra giải pháp tăng thu nhập, nâng cao giá trị kinh tế khu du lịch. Trong nghiên cứu này, chi phí du lịch bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn uống - nghỉ ngơi, và một số chi phí khác như chi phí mua đồ lưu niệm, vui chơi giải trí… Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm những chi phí dành cho ăn uống, nghỉ ngơi, mua đồ lưu niệm, vui chơi giải trí... đem lại ích lợi riêng cho du khách, nên không tính vào chi phí du hành. Pawinee và cộng sự (2005) cho rằng chi phí du lịch được tính bằng chi phí di chuyển và chi phí hoạt động tại khu du lịch. Jalla và Nandasiri (2015) cho rằng chi phí đi lại một chiều được tính từ khoảng cách xuất phát đến địa điểm du lịch và loại phương tiện đã được sử dụng, thời gian bao gồm cả thời gian di chuyển và thời gian tại địa điểm du lịch, và chi phí thời gian được tính từ tổng thu nhập hàng tháng của du khách. Centeno và Prieto (2000) đề xuất rằng có thể tính phần chi phí gia tăng (ví dụ chênh lệch giá bữa ăn ở nhà và ở nhà hàng) trong chi phí du hành. Zhang và cộng sự (2015) cho rằng chi phí lưu trú chỉ nên được tính vào chi phí du hành nếu thời gian lưu trú tại điểm du lịch dài. Nghiên cứu của Trương Thị Cẩm Anh và Nguyễn Viết Đăng (2016) cũng chưa chú trọng đến khách du lịch quốc tế mặc dù đối tượng khách du lịch này đang có tiềm năng phát triển. 7
  4. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Nghiên cứu của Bùi Đại Dũng và cộng sự (2019) ứng dụng phương pháp chi phí du hành vùng và hệ số sức mua tương đương (PPP) để định giá di sản Hội An. Với phương pháp ZTCM, nhóm nghiên cứu chia vùng theo các châu lục và xác định giá trị khu vực bằng: giá vé thăm quan, chi phí đi lại, chi phí cơ hội thời gian. Tuy nhiên một số công trình khác lại chia vùng theo khoảng cách tính từ khu vực nghiên cứu đến địa điểm xuất phát của du khách. Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2006) phân vùng theo khoảng cách đến vườn Quốc gia Ba Bể và Hồ Thác Bà. Phương pháp ZTCM có nhược điểm là khi áp dụng vào di sản thế giới thì không ước tính được hệ số lợi ích cận biên của khách du lịch để xây dựng đường cầu. Vì thế, Bùi Đại Dũng và cộng sự (2019) đã điều chỉnh ZTCM cho phù hợp với hoàn cảnh là sử dụng hệ số PPP để tăng độ chính xác khi xây dựng đường cầu. Sau khi điều chỉnh phương pháp, kết quả nghiên cứu đã phản ánh chính xác hơn giá trị của Hội An. 2.1.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên Bằng phương pháp TCM và CVM, Jalla và cộng sự (2015) đã đánh giá được giá trị kinh tế của hồ Pilikula. Theo tác giả, CVM được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế cho tất cả các loại hệ sinh thái và các dịch vụ môi trường, CVM có thể được sử dụng để ước tính cả giá trị sử dụng và không sử dụng. Công trình nghiên cứu đã thông qua phương tiện xác định các yếu tố kinh tế xã hội và nhân khẩu học ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng cá nhân/WTP. WTP chịu ảnh hưởng của các yếu tố: khoảng cách từ địa điểm xuất phát đến khu du lịch, tuổi của du khách, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng, tình trạng học vấn được biểu thị dưới dạng hàm sau: WTP = f (D, A, G, RS, I, E). Các biến phụ thuộc sẽ thay đổi cho từng loại đối tượng mà đề tài hướng đến, như trong việc đánh giá kinh tế của một quần thể di tích lịch sử tại một nước đang phát triển. Andrea và cộng sự (2011) đã khảo sát mức sẵn lòng quyên góp của người dân cho một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm bảo tồn di sản này. Kết quả cho thấy người dân sẽ sẵn sàng trả một mức khoảng 21,81 đô-la cho công tác bảo tồn. Đây là mức giá chung cuối cùng mà một người có thể chi trả, nó phụ thuộc vào các biến gồm sự yêu thích di sản văn hóa; trải nghiệm của người được phỏng vấn đã đến địa điểm hoặc chưa, số lần đến và tiêu dùng hàng hóa văn hóa. Mousumi và cộng sự (2007) cũng 8
  5. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research đánh giá một di sản, tuy nhiên thì WTP trong công trình lại phụ thuộc vào nhiều biến hơn của Andrea và cộng sự. Tác giả cho rằng thái độ của người trả lời, trình độ học vấn, thu nhập gia đình, tôn giáo, các hiểu biết về địa điểm, số lần đến… là những biến sẽ ảnh hưởng đến WTP. Khi sử dụng CVM để tìm ra mức WTP mà người dân tại các địa điểm khác nhau đã được lựa chọn cho một tài sản, José và cộng sự (2014) đã cho thấy rằng các giá trị phi sử dụng có thể không phụ thuộc vào khoảng cách. Hay Ponce và cộng sự (2011) thì lại cho thấy khoảng cách từ các nơi đến vị trí của con đập khu vực phía Nam Chile lại ảnh hưởng nhiều đến mức WTP. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng các giá trị phụ thuộc cho WTP của địa điểm này sẽ có sự thay đổi đối với địa điểm khác và đã cho thấy rằng CVM là phương pháp nổi trội khi đánh giá giá trị phi sử dụng của các tài sản môi trường. 2.2. Cơ sở lý luận về di sản, du lịch cộng đồng và tổng giá trị kinh tế 2.2.1. Di sản Định nghĩa ngắn gọn của UNESCO thì di sản là các di tích, các địa điểm mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Theo vậy, “Làng cổ” mang nghĩa là nơi cư trú của một cộng đồng dân cư đã tồn tại từ lâu đời, nơi đây chứa đựng và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và có những công trình kiến trúc cổ, có dáng vẻ già nua, rêu phong. 2.2.2. Du lịch cộng đồng Theo định nghĩa của VIRI: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hóa...)”. 2.2.3. Tổng giá trị kinh tế Theo lý thuyết kinh tế, tổng giá trị kinh tế (TEV) của các yếu tố tài nguyên môi trường là tổng giá trị sử dụng và phi sử dụng của tài nguyên môi trường đó. Khái niệm về tổng giá trị kinh tế - TEV vào cuối thế kỷ XX do trường London cung cấp trong trường hợp chủ đề là môi trường được trình bày ở Hình 1. 9
  6. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Hình 1. Khái niệm TEV của môi trường Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Tuy nhiên, khi sử dụng khái niệm TEV cho di sản văn hóa, Throsby (2007) đã thay đổi thành phần của giá trị sử dụng và phi sử dụng. Đối với giá trị sử dụng, Throsby (2007) cho rằng chỉ có giá trị sử dụng trực tiếp di sản thông qua các dịch vụ, ngoài ra không còn giá trị nào khác. Tại giá trị phi sử dụng thì có thêm giá trị tùy chọn. Tổng hợp các quan điểm về tổng giá trị kinh tế, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận về cách tính tổng quát TEV của di sản văn hóa như sau: TEV = UV + NUV (1) UV = DUV (2) NUV = EV + BV + OP (3) Trong đó: UV (Use Value): Giá trị sử dụng NUV (Non-Use Value): Giá trị phi sử dụng DUV (Direct Use Value): Giá trị sử dụng trực tiếp EV (Existence Value - EV): Giá trị tồn tại BV (Bequest Value - BV): Giá trị để lại OP (Option Value - OP): Giá trị tùy chọn 10
  7. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 2.3. Phương pháp nghiên cứu về lượng giá di sản 2.3.1. Phương pháp chi phí du hành Phương pháp chi phí du hành được dùng để định giá giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường thông qua sự sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của môi trường, thường là các địa điểm giải trí. TCM có ba phương pháp tiếp cận là: ITCM - phương pháp chi phí du hành cá nhân, ZTCM - phương pháp chi phí du hành vùng và RUTCM - chi phí du hành tiện ích ngẫu nhiên, tùy theo tính chất của công trình nghiên cứu thì sẽ chọn được phương pháp phù hợp. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung vào hai cách tiếp cận chính là ITCM và ZTCM. Phương pháp chi phí du hành vùng (ZTCM) sử dụng biến là số lần đến của du khách từ một vùng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này đánh giá giá trị giải trí của địa điểm bằng cách lấy chi phí trung bình nhân tổng số lượt đến của du khách trong khu vực. Tuy nhiên, mỗi du khách sẽ có những đặc điểm khác nhau ảnh hưởng đến chi phí du lịch nên kết quả tính toán có thể không chính xác. Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) là việc sử dụng phương pháp chi phí du hành với biến là số lần đến của du khách trong một khoảng thời gian nhất định. Để áp dụng được ITCM, hai điều kiện thiết yếu cần được đảm bảo là: Địa điểm đó phải có lượng du khách lớn và mẫu không đồng nhất. Phương pháp này cần khảo sát chi tiết du khách, do đó thời gian thu thập, số lượng dữ liệu cũng lớn hơn và phân tích cũng phức tạp hơn so với ZTCM. Tuy nhiên, số liệu từ ITCM thì chính xác hơn ZTCM. Công trình nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế của Làng cổ Đường Lâm được sử dụng theo phương pháp này. Các bước thực hiện ITCM như ZTCM. 2.3.2. Phương pháp định giá ngẫu nhiên Phương pháp định giá ngẫu nhiên được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế cho các loại hàng hóa, dịch vụ của hệ sinh thái và môi trường. CVM xác định giá trị của hàng hóa và dịch vụ không được trao đổi trên thị trường, do đó nó không có giá và được sử dụng chủ yếu cho nhóm giá trị phi sử dụng. Mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là WTP, các biến độc lập khác như thu nhập, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn… là các 11
  8. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research biến số được thu thập trong quá trình điều tra. Vì thế, hàm hồi quy cho WTP sẽ có dạng: WTP = f (thu nhập, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn…) 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Lượng giá giá trị bằng phương pháp ITCM Mô hình về các yếu tố tác động đến Tần số - số lần du khách đến thăm quan di sản, sử dụng các biến độc lập lần lượt như sau: Bảng 1. Bảng tổng hợp các biến độc lập và thang đo cho ITCM Dấu kỳ STT Biến độc lập Kí hiệu Thang đo vọng Tổng chi phí du Logarit (Tổng chi phí du lịch cá 1 LNTCP - lịch cá nhân nhân) Thu nhập cá 2 LNTN Logarit (Tổng thu nhập cá nhân) + nhân Biến giả: Bằng 1 khi du khách đến Làng cổ Đường Lâm với mục đích Mục đích học 3 HTCV học tập, công việc và bằng 0 khi du + tập, công việc khách đến Làng cổ Đường Lâm với mục đích khác Biến giả: Bằng 1 khi du khách là Yêu thích lịch người yêu thích lịch sử văn hóa và 4 YTLSVH + sử văn hóa bằng 0 khi du khách không phải là người yêu thích lịch sử văn hóa Biến giả: Bằng 1 khi du hoạt động Thích hoạt du khách thích nhất tại làng cổ là 5 động chụp ảnh CATLC chụp ảnh và bằng 0 khi hoạt động + tại làng cổ du khách thích nhất tại làng cổ không phải là chụp ảnh 12
  9. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Biến giả: Bằng 1 khi giới tính du 6 Giới tính GT khách là nam và bằng 0 khi giới + tính du khách là nữ Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Kết quả mô hình thu được chỉ ra các biến Ln(TCP), CATLC đều có tác động ngược chiều tới biến TS và có dạng: TS= 3,048 – 0,165*Ln(TCP) – 0,173*CATLC (4) Tiến hành tính giá trị thặng dư cho từng du khách, nhóm nghiên cứu sau khi thử các cách tính khác nhau thì đã sử dụng công thức sau để ước tính giá trị thặng dư cá nhân: 𝐶𝑆 = 0 ∗ 𝑇𝐶𝑃𝑖 − 1 ∗ 𝑇𝐶𝑃𝑖 ∗ (ln(𝑇𝐶𝑃𝑖 − 1)) Trong đó: 0: Hệ số chặn của (4) 1: Hệ số của Ln(TCP) 𝑇𝐶𝑃𝑖: Tổng chi phí của cá nhân thứ i Thay vào công thức trên nhóm đã tìm ra được giá trị thặng dư trung bình của một cá nhân là 2,245,241.909 đồng. Để tính được tổng giá trị thặng dư của du khách, nhóm đã ước tính số lượng khách trung bình đến Làng cổ Đường Lâm trong vòng từ 2015 – 2019 là 137,000 người. Như vậy sẽ có tổng giá trị thặng dư là: TCS = Số lượng du khách ∗ CS = 3,076 ∗ 1011 = 307,6 tỷ đồng Sau khi ước tính giá trị sử dụng của Làng cổ Đường Lâm bằng phương pháp TCM, nhóm đã đưa ra được kết quả là 307,6 tỷ đồng. 3.2. Lượng giá giá trị bằng phương pháp CVM Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn các di tích lịch sử sử dụng lần lượt các biến độc lập như sau: 13
  10. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Bảng 2. Bảng tổng hợp các biến độc lập và thang đo cho CVM Dấu kỳ STT Các biến Ký hiệu Thang đo vọng Logarit (Tổng thu nhập cá 1 Thu nhập Ln(TN) + nhân) Bằng 1 nếu đã kết hôn, bằng 2 Tình trạng hôn nhân TTHN + 0 nếu độc thân Biến giả: Bằng 1 nếu lý do là 3 Giữ gìn di tích lịch sử GGDTLS giữ gìn di tích lịch sử, bằng 0 + là ngược lại Biến giả: Bằng 1 là lý do để 4 Để lại thế hệ sau DLTHS lại thế hệ sau, bằng 0 là + ngược lại Biến giả: Bằng 1 nếu mục 5 Nghiên cứu khoa học NCKH đích của du khách là NCKH, + bằng 0 nếu ngược lại Biến giả: Bằng 1 nếu mục 6 Tham quan du lịch TQDL đích của khu khách là TQDL, + bằng 0 nếu ngược lại Biến giả: Bằng 1 nếu là Tìm hiểu văn hóa lịch 7 THVHLS THVHLS và bằng 0 là ngược + sử lại Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Kết quả mô hình chỉ ra rằng có 4 biến độc lập Ln(TN), GGDTLS, DLTHS, NCKH có tác động đến mức độ sẵn lòng chi trả để bảo tồn Làng cổ Đường Lâm và có dạng: Ln(STBT) = 2,969+ 0,414*Ln(TN) + 1,899*GGDTLS + 1,607*DLTHS – 0,821*NCKH Từ số liệu mẫu khảo sát thu thập được, tính số tiền trung bình các cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn Làng cổ Đường Lâm với công thức: 14
  11. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑐á 𝑛ℎâ𝑛 6300000 𝐴𝑊𝑇𝑃 = 𝐴(𝑆𝑇𝐵𝑇) = = = 48461,54 đồng 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐á 𝑛ℎâ𝑛 130 Kết quả khảo sát có 5/130 du khách có câu trả lời không đồng ý chi trả để bảo tồn Làng cổ Đường Lâm. Suy ra xác xuất du khách sẵn sàng chi trả để bảo tồn là 125/130 Tổng giá trị sẵn lòng chi trả của du khách có công thức sau: 𝑇(𝑆𝑇𝐵𝑇) = 𝑇𝑊𝑇𝑃 = 𝐴(𝑆𝑇𝐵𝑇) ∗ 𝐷𝑢 𝑘ℎá𝑐ℎ ∗ 𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 Trong đó: A(STBT): là số tiền trung bình sẵn lòng chi trả của các du khách. Xác suất: xác xuất trả lời có của những du khách. Xác xuất này được tính bằng cách lấy tổng số những du khách Hà Nội trả lời đồng ý có sẵn lòng chi trả chia cho số du khách Hà Nội được khảo sát. Cụ thể trong trường hợp này có 118 du khách Hà Nội được khảo sát, và có 114 du khách trả lời sẵn lòng chi trả để bảo tồn Làng cổ Đường Lâm. Du khách: Trong quá trình điều tra khảo sát, nhóm thu được các giá trị của du khách Hà Nội là lớn nhất, chiếm 118/130 phiếu. Vì vậy số lượng du khách nhóm sử dụng cho công thức tính WTP sẽ là số lượng người dân trên 14 tuổi tại Thành phố Hà Nội năm 2019 là 6,086,153 người. 114 𝑇(𝑆𝑇𝐵𝑇) = 𝑇𝑊𝑇𝑃 = 48,461,54 ∗ 6,086,153 ∗ = 2,85 ∗ 1011 = 285 tỷ đồng 118 Như vậy, khi ước tính giá trị phi sử dụng của Làng cổ Đường Lâm, nhóm đã đưa ra được kết quả là 285 tỷ đồng, giá trị sử dụng là 307,6 tỷ đồng, tổng giá trị kinh tế của Làng cổ Đường Lâm là khoảng 592,6 tỷ đồng. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC, BẢO VỆ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM Từ kết quả phân tích và thảo luận ở trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch của Làng cổ Đường Lâm trên các trang thông tin đại chúng và mạng xã hội; đây là các phương tiện mạnh mẽ, hiệu quả vì chúng đem lại nhiều thông tin cho người sử dụng. 15
  12. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research Thứ hai, cần phải đa dạng hóa; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi liền bảo tồn tại đây. Thứ ba, giữ vững và phát triển một môi trường du lịch sạch đẹp, văn minh, lịch sự. Thứ tư, Ban Quản lý cần tổ chức các buổi nâng cao kỹ năng văn hóa và kinh nghiệm làm du lịch cần thiết cho cộng đồng cư dân tham gia. Thứ năm, cần đặt di tích lịch sử, văn hóa tại Làng cổ Đường Lâm vào một mối quan hệ mật thiết với các di tích khác trong khu vực thị xã Sơn Tây. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bùi Đại Dũng và cộng sự (2019), "Lượng giá di sản với cách tiếp cận xây dựng đường cầu hàng hóa công: Áp dụng ban đầu cho ZTCM tại Hội An, Việt Nam", Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, vol. 35, pp. 111 – 125. 2. Hoàng Thị Huê và cộng sự (2018), "Đánh giá giá trị bảo tồn loài voọc Cát Bà tại Vườn quốc gia Cát Bà", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam. 3. Lưu Tiến Thuận và cộng sự (2016), "Áp dụng phương pháp chi phí du hành để xác định giá trị cảnh quan của chợ nổi Cái Răng, Thành phố Cần Thơ", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2017, vol. 1(2). 4. Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), "Lượng hóa một số giá trị kinh tế của vườn quốc gia Cúc Phương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Ngô Văn Ngọc và cộng sự (2015), "Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An", Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, pp. 3727-3736. 6. Tống Yên Đan và cộng sự (2020), "Nghiên cứu mức sẵn lòng trả cho dịch vụ xe buýt nhanh BRT tại Thành phố Cần Thơ: Tiếp cận bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và định giá suy luận", Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16
  13. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 7. Trương Thị Cẩm Anh và cộng sự (2016), "Xác định giá trị kinh tế khu du lịch Thiên Cầm ở tỉnh Hà Tĩnh" Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, vol. 14, no. 2, pp. 159 - 162. 8. Vũ Tấn Phương và cộng sự (2005), "Đánh giá giá trị cảnh quan của vườn Quốc gia Ba Bể và khu du lịch hồ Thác Bà", Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. A. B. Centeno et al. (2000), "The Travel Cost Method Applied to the Valuation of the Historic and Cultural Heritage of the Castile-León Region of Spain", European Regional Science Association, pp. 1 - 21. 2. Andrea Báez-Montenegro et al. (2011), "Inhabitants’ willingness to pay for cultural heritage: a case study in Valdivia, Chile, using contingent valuation", Journal of Applied Economics, vol. 15 (2), p. 235–258. 3. B. Jacinthe (2000), "La construction sociale du patrimoine gastronomique: l’émergence de terroirs de valorisation”, Tourisme No 9. 4. Christos Tourkolias and partners (2015), "Application of the travel cost method for the valuation of the Poseidon temple in Sounio, Greece", Journal of Cultural Heritage, vol. 16 (4), pp. 567 - 574. 5. Christopher M. Fleming (2008), "The recreational value of Lake McKenzie, Fraser Island: An application of the travel cost method", Tourism Management, vol. 29 (06), pp. 1197 - 1205. 6. D. Throsby (2007), "The Value of Heritage", Heritage Economics Workshop. 7. Fan Zhang et al. (2015), "The recreational value of gold coast beaches, Australia: An application of the travel cost method", Ecosystem Services, vol. 11, pp. 106 - 114. 8. Gianluca Grilli et al. (2017), "The: A travel cost method estimation of demand for two destination salmon rivers in Ireland, ESRI Working Paper", The Economic and Social Research Institute (ESRI), Dublin. 17
  14. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 9. J. Armbrecht (2014), "Use value of cultural experiences: A comparison of contingent valuation and travel cost", Tourism Management, vol. 42, p. 141– 148. 10. Jala and L. Nandagiri (2015), "Evaluation of Economic Value of Pilikula Lake using Travel Cost and Contingent Valuation Methods", Aquatic Procedia 4 (2015), pp. 1315 - 1321. 11. José Barrena et al. (2014), "Valuing cultural ecosystem services: Agricultural heritage in Chiloé island, southern Chile", Ecosystem Services, pp. 66 - 75. 12. K. G. Willis and partners (1991), “An indivisual travel cost method of evaluating forest recreation”, Journal of Agricultural Economics, vol. 42 (1), pp. 33 - 42. 13. M. Vecco (2010), “A definition of cultural heritage: From the tangible to the intangible”, Journal of Cultural Heritage, vol. 11 (3), pp. 321 - 324. 14. Mousumi Dutta et al. (2007), "Untapped demand for heritage: A contingent valuation study of Prinsep Ghat," Tourism Management, vol. 28(1), p. 83–95. 15. Nitanan Koshy Matthew et al. (2013), "Demand model of international visitors to the Kilim Karst Geoforest Park, Langkawi: Application of ITCM model", Journal of Applied Economics and Business, vol. 1, no. 4. 16. Roberto Ponce et al. (2011), " Estimating the economic value of landscape losses due to flooding by hydropower plants in the Chilean Patagonia ", Water Resources Management, ,vol. 25, p. 2449–2466. 17. S. Mohammadi Limaei et al. (2014), "Economic evaluation of natural forest park using the travel cost method (case study; Masouleh forest park, north of Iran", Journal of Forest Science, p. 254–261. 18. Sindy Menendez Carbo et al. (2020), "The economic value of Malecón 2000 in Guayaquil, Ecuador: An application of the travel cost method", Tourism Management Perspectives. 19. Valentino Marini Goviglia et al. (2019), “Zonal travel cost approaches to assess recreational wild mushroom picking value: Trade-offs between online and onsite data collection strategies”, Forest Policy and Economics, vol. 1. 18
  15. Chuyên mục Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, Số 5 (Tháng 12/2021)/ UEB Category of Student Scientific Research 20. Veli Ortacefime et al. (2002), "An Estimation of the Recreational Use Value of Kursunlu Waterfall Nature Park by the Individual Travel Cost Method", Turk J Agric For 26, pp. 57-62. 21. Pawinee Iamtrakul et al. (2005), "Public park valuation using travel cost method", Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, vol. 5, pp. 1249 - 1264. 19
nguon tai.lieu . vn