Xem mẫu

  1. LỰC LƯỢNG DU KÍCH TRONG ĐỢT TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG TỈNH QUẢNG TRỊ (TỪ NGÀY 30-3 ĐẾN NGÀY 1-5-1972) TRƢƠNG TIẾN ĐẠT Khoa Lịch sử Tóm tắt: Phát huy vai trò là một trong những lực lƣợng tại chỗ, lực lƣợng du kích trong đợt tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị (từ ngày 30-3 đến ngày 1-5-1972) đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi chung của chiến dịch. Bài viết này nhằm tập trung làm rõ hoạt động của lực lƣợng du kích trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, từ đó rút ra những kết luận về vai trò và đóng góp của lực lƣợng này trong đợt tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972. Từ khóa: lực lƣợng du kích, đợt tiến công, dẫn đƣờng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc tiến công chiến lƣợc 1972, Quảng Trị là hƣớng tấn công chính sau đó mở rộng ra toàn miền Nam. Bắt đầu từ ngày 30-3-1972 và đến ngày 1-5-1972, tỉnh Quảng Trị - tỉnh đầu tiên ở miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng. Trong thắng lợi chung đó, lực lƣợng du kích Quảng Trị đã có những đóng góp hết sức quan trọng, cùng với lực lƣợng bộ đội chủ lực đập tan tuyến phòng thủ mạnh nhất của Việt Nam cộng hòa, giải phóng quê hƣơng. 2. NỘI DUNG VẤN ĐỀ Sau thất bại trong cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, đánh ra Đƣờng 9 - Nam Lào (1971), Mỹ và Việt Nam cộng hòa nỗ lực củng cố vùng đất “địa đầu giới tuyến” thành tuyến phòng thủ kiên cố và mạnh nhất ở miền Nam Việt Nam, tiếp tục thực hiện âm mƣu “dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt”. Đến tháng 2-1972, quân lực Việt Nam cộng hòa tại Trị - Thiên mà trọng điểm là chiến trƣờng Quảng Trị, có 2 sƣ đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 4 tiểu đoàn và 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ, 14 tiểu đoàn pháo binh, 3 thiết đoàn và trên 5.000 cảnh sát [7, tr. 334], chia thành ba tuyến nhƣ sau: i. Tuyến ngoài cùng (là nơi giáp ranh với ta) kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào thực hiện nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn lực lƣợng ta từ xa [7, tr. 335]; ii. Tuyến giữa là tuyến phòng thủ cơ bản và là tuyến quan trọng nhất, gồm các điểm cao và các căn cứ nhƣ động Ông Do, điểm cao 52, 365, 241,... kéo đến Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cửa Việt, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 215-223
  2. 216 TRƢƠNG TIẾN ĐẠT Quán Ngang. Tuyến này thực hiện việc ngăn chặn các cuộc tiến công của ta, bảo vệ các cứ điểm của chúng bên trong thị xã, thị trấn và các kho tàng, tuyến giao thông trọng yếu của chúng [7, tr. 335]; iii. Tuyến trong cùng hay tuyến phòng thủ dự bị từ quốc lộ 1 kéo ra biển Đông, tập trung căn cứ tại các thị trấn, thị xã nhƣ Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị, La Vang, Hải Lăng [7, tr. 335]. Về phía ta, trƣớc những chuyển biến của cuộc kháng chiến, tháng 5-1971, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng họp và đề ra nhiệm vụ cấp thiết là “giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thƣơng lƣợng trên thế thua” [6, tr. 332-323]. Tháng 8-1971, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lƣợc năm 1972 trên ba hƣớng: Nam Bộ, Trị - Thiên và Tây Nguyên [6, tr. 333]. Trên cơ sở phân tích tình hình, Hội nghị Thƣờng vụ Tỉnh ủy Quảng Trị (đầu năm 1972) đã đặt mục tiêu “phấn đấu giành cho đƣợc quyền làm chủ về trên 75% đến 95% dân số” [1, tr. 40]. Để thực hiện mục tiêu trên, Thƣờng vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy quân sự tỉnh đã xem xét, tổ chức, bố trí lực lƣợng vũ trang địa phƣơng vào các hƣớng phù hợp. Về lực lƣợng du kích tại Quảng Trị, từ cuối năm 1971 đến đầu năm 1972, lực lƣợng này đƣợc phát triển và củng cố. Du kích toàn tỉnh có 2.597 đồng chí, trong đó 4 huyện đồng bằng có 1.086 đồng chí với 406 du kích mật [9]. Ngay từ đầu năm, Nghị quyết Tỉnh ủy và Đảng ủy Tỉnh đội cũng đã nhận định về khả năng đánh lớn trong năm 1972, chủ trƣơng việc đẩy mạnh hoạt động đấu tranh của toàn quân, toàn dân một cách toàn diện hơn nữa, trong đó chú trọng việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác hậu cần và chuẩn bị chiến trƣờng cho bộ đội chủ lực. Ngay từ tháng 1-1972, Tỉnh uỷ và Tỉnh đội đã chấn chỉnh lực lƣợng trong đó có dân quân du kích cho các huyện, xã tổ chức thành những đội biệt động của huyện và tổ vũ trang công tác của xã, tiến hành luồn sâu, bám sát đồng bằng bám sát thôn xã, các khu tập trung nhằm móc nối cơ sở, phát động quần chúng diệt ác trừ gian, đồng thời chuẩn bị mục tiêu để phục vụ cho bộ đội địa phƣơng, bộ đội chủ lực thọc xuống tiêu diệt các tụ điểm ác ôn và các lực lƣợng bảo an, dân vệ kịp thời khi chiến dịch mở ra. Gio Linh và Cam Lộ đƣợc bố trí lực lƣợng đầu tiên, tạo cơ sở mở đợt tiến công lần thứ nhất của chiến dịch về sau này. Tại Gio Linh, các lực lƣợng đƣợc chia thành 4 cụm: - Khu bắc: Sử dụng lực lƣợng du kích Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn và Gio An bao vây bức hàng, bức rút căn cứ Dốc Miếu. - Khu đông: Lực lƣợng du kích Gio Hà, Gio Mai, Gio Hải,Gio Mỹ kết hợp cùng một lực lƣợng bộ đội địa phƣơng tiến hành diệt các cụm ác ôn và lực lƣợng kìm kẹp khu tập trung Xuân Khánh, đƣa dân khu tập trung ra theo hƣớng quy định, phát động quần
  3. LỰC LƢỢNG DU KÍCH TRONG ĐỢT TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG TỈNH QUẢNG TRỊ... 217 chúng nổi dậy. - Khu giữa Gio Lễ - Quán Ngang, lực lƣợng du kích Gio Lễ cùng lực lƣợng du kích Trung Giang, Trung Hải, Gio Mỹ kết hợp cùng bộ đội địa phƣơng tập trung giải quyết khu tập trung Quán Ngang đƣa dân về làng cũ theo hƣớng quy định, sau đó phát triển về Hà Thƣợng, Lạc Tân phát động quần chúng. - Khu Tân Tƣờng: Lực lƣợng du kích Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn phối hợp với các lực lƣợng khác tập trung phá kìm kẹp tại khu tập trung Tân Tƣờng. Tại Cam Lộ, lực lƣợng du kích đƣợc chia làm 3 khu: - Khu A: lực lƣợng du kích 3 xã Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thuỷ cùng với một lực lƣợng bộ đội địa phƣơng tác chiến tại địa bàn xa mình, đồng thời giải quyết khu vực ngà Tƣ Sòng, diệt lực lƣợng kìm kẹp phát động quần chúng nổi dậy. - Khu B: lực lƣợng du kích chính trị xã Cam Mỹ cùng phối hợp với các lực lƣợng khác giải quyết lực lƣợng kìm kẹp tại chỗ, chú trọng 2 trụ sở xã Cam Hƣơng, Cam Thái và phát động quần chúng nổi dậy. - Khu C: Lực lƣợng du kích, cán bộ chính trị xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Ba Lòng kết hợp với lực lƣợng nòng cốt bên trong tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lƣợng kìm kẹp ở khu định cƣ dân khu vực chợ Cùa và khu định cƣ dân Hƣớng Hoá ở Côn Trung (Mai Lộc) sau khi đánh tan bộ máy kìm kẹp ở đây phát động quần chúng nhân dân nổi dậy và đƣa dân về làng cũ theo hƣớng quy định [9]. Sau khi phân tích tình hình và cân nhắc lần cuối, ngày 13-3-1972, Trung ƣơng Đảng quyết định chọn Trị - Thiên là hƣớng tiến công chính, chủ yếu là chiến trƣờng Quảng Trị. Đảng ủy Bộ Tƣ lệnh chiến dịch tiến công Trị - Thiên đƣợc thành lập. Đồng chí Lê Trọng Tấn làm Tƣ lệnh, đồng chí Lê Quang Đạo làm Chính ủy. Đồng chí Hồ Sỹ Thản và Trần Đồng (cán bộ tỉnh Quảng Trị) đƣợc chỉ định tham gia Đảng ủy chiến dịch. Đồng chí Văn Tiến Dũng đƣợc cử làm đại diện của Quân ủy Trung ƣơng trực tiếp chỉ đạo hƣớng tiến công chiến lƣợc trong tại Trị - Thiên [6, tr. 333]. Ngày 19-3-1972, Thƣờng vụ Tỉnh ủy Quảng Trị mở Hội nghị tiếp thu và thảo luận, đề ra kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị Đảng ủy Bộ Tƣ lệnh chiến dịch Trị - Thiên. Trong đó, Hội nghị đã nhấn mạnh việc “phối hợp chặt chẽ với đòn tấn công của chủ lực, phát huy cao độ đòn nổi dậy của quần chúng tiêu diệt và làm tan rã của hệ thống kìm kẹp của địch, hình thành mặt trận tấn công địch để phối hợp với đòn tấn công của chủ lực” [9]. Dù còn những khó khăn nhất định trƣớc khi chiến dịch nổ ra nhƣ cơ sở nội tuyến của ta chƣa đƣợc phổ biến tình hình, khả năng hậu cần tại chỗ còn yếu nhƣng phát huy cao độ ý chí chiến đấu, phục vụ chiến đấu, quân và dân trên chiến trƣờng Quảng Trị hết sức tin tƣởng vào khả năng thắng lợi của chiến dịch. Vì lẽ đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ quan
  4. 218 TRƢƠNG TIẾN ĐẠT trọng trong chiến dịch lần này, lực lƣợng du kích cũng đã đảm đƣơng một phần vai trò nhất định. Thƣờng vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã quyết định tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các lực lƣợng vũ trang tỉnh, trong đó có du kích địa phƣơng làm hai hƣớng: Hƣớng bắc gồm Gio Linh, Cam Lộ và Đông Hà dƣới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Sanh, hƣớng này thực hiện nhiệm vụ phối hợp cùng với bộ đội chủ lực đập vỡ tuyến phòng thủ phía bắc của địch tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lƣợng kìm kẹp giải phóng các địa bàn phía bắc, đồng thời tiến hành truy lùng tàn quân địch, giải quyết hậu quả chiến tranh đƣa dân các khu tập trung về các hƣớng đã quy định từng bƣớc ổn định đời sống của quần chúng, củng cố vùng giải phóng xây dựng chính quyền cách mạng, tham gia phục vụ bộ đội chủ lực để phát triển thế tấn công về phía nam, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến dịch. Ở hƣớng nam, Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị do đồng chí Nguyễn Đức Dũng phụ trách đƣợc chỉ thị cùng với bộ đội chủ lực phối hợp hình thành “mặt trận du kích chiến tranh sau lƣng địch” nhằm phối hợp đòn tấn công của quân dân ở phía bắc Quảng Trị, tổ chức tiên diệt và làm tan tã một bộ phận kìm kẹp của địch, nhanh chóng giành thế làm chủ ở một số xã trọng điểm. Sau khi địa bàn phía bắc tỉnh đƣợc giải phóng, tại địa bàn phía nam sẽ phát huy cao độ lực lƣợng tại chỗ phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt, tiêu hao làm tan rã lực lƣợng kìm kẹp của địch, hỗ trợ nhân dân, đƣa phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh vũ trang chính trị, thực hiện binh vận phối hợp để đập tan toàn bộ bộ máy chính quyền địch tiến lên giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị [9]. Lực lƣợng du kích cùng bộ đội tỉnh, các đội biệt động đƣợc chỉ đạo tổ chức trở lại bám sát từng địa bàn các xã, huyện, tổ chức đánh nhỏ, rộng khắp nhƣng có trọng điểm, từ vùng giáp ranh đến đồng bằng, tạo thế đan cài, giam chân kẻ thù, tiêu hao sinh lực địch với phƣơng châm đánh tiêu diệt [9]. Trong gần ba tháng đầu năm 1972 (tính đến trƣớc khi cuộc tiến công diễn ra), du kích tỉnh đã hoạt động tích cực, vừa tiêu hao sinh lực địch, vừa chống địch đánh đánh phá, dồn dân, tạo điều kiện giữ gìn, củng cố lực lƣợng chính trị để thực hiện phối kết hợp khi đòn tiến công và nổi dậy diễn ra. Bên cạnh đó, cùng các lực lƣợng khác, du kích tham gia thực hiện tốt công tác hậu cần, chuẩn bị cho chiến dịch. Ngoài ra, lực lƣợng du kích mật đƣợc cài vào trong hàng ngũ địch còn thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tình hình địch, thế bố trí lực lƣợng và các vị trí trọng yếu, đáp ứng yêu cầu khi chiến dịch diễn ra. Tiêu biểu trong những hoạt động đó, có thể kể đến thành tích đánh địch tại điểm cao 31 do du kích Trung Giang phối hợp cùng 4 đội biệt động Gio Linh thực hiện vào tháng 1-1972 phá hủy toàn bộ công sự; tháng 3-1972, du kích Cam Chính gài mìn làm nổ tung thùng phiếu để chống cuộc bầu cử hội đồng nhân dân xã do địch tổ chức làm nhân dân
  5. LỰC LƢỢNG DU KÍCH TRONG ĐỢT TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG TỈNH QUẢNG TRỊ... 219 phấn khởi [9]. Sau khi bố trí lực lƣợng đảm bảo cho chiến dịch diễn ra, trƣớc thời khắc nổ súng chiến dịch, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đó có lực lƣợng du kích đều nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của chiến dịch này và hạ quyết tâm vƣợt qua gian khổ, bất chấp hi sinh để đập tan hệ thống phòng ngự “kiên cố nhất chiến trƣờng Đông Dƣơng”, nêu cao tinh thần “Tất cả vì Quảng Trị thân yêu” [1, tr. 39]. Nhờ sự chuẩn bị đó nên khi cuộc tiến công chiến lƣợc nổ ra, lực lƣợng du kích đã phối hợp tích cực với bộ đội chủ lực, nhƣ dẫn đƣờng, phối hợp chiến đấu, tiến hành truy kích, gọi hàng địch; bao vây các đồn bốt, khu tập trung, phá kìm kẹp, phát động quần chúng nổi dậy giải phóng quê hƣơng. Tại Gio Linh, ở khu vực Dốc Miếu, từ đêm 30-3 đến 31-3-1972, du kích xã Trung Hải và Trung Giang đã đánh vào các lô cốt, hầm ngầm, gây thƣơng vong nặng 1 tiểu đoàn địch, buộc chúng phải tháo chạy. Tại Quán Ngang, cùng lực lƣợng vũ trang huyện, du kích xã Gio Lễ, Gio Sơn, Trung Sơn, Trung Hải và Trung Giang tấn công vào các đơn vị bảo an, dân vệ [8, tr. 225]. Tại Gio Hà, đêm 30 rạng ngày 31-3-1972, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phƣơng chớp lấy thời cơ giải phóng toàn bộ xã dù “chƣa có đòn chủ lực của ta áp đảo” [8, tr. 226-227]. Tại Gio Mỹ, cũng trong thời gian này, du kích xã phối hợp với một đơn vị chủ lực đánh chiếm cầu Bến Ngự và sớm làm chủ vị trí [8, tr. 227]. Từ ngày 31-3 đến 1-4-1972, bằng các đòn tấn công liên tục tại thôn xã, du kích Gio Hải đã phát động quần chúng nổi dậy làm chủ quê hƣơng. Ta gọi hàng đƣợc 150 tên, thu 80 súng [8, tr. 226]. Trong ngày 1-4-1972, du kích Cam Lộ tham gia tấn công địch ở điểm cao 241, đồng thời cùng bộ đội chặn địch, đánh thiệt hại nặng mũi phản kích của chúng do Lữ đoàn 147 đảm nhiệm ở đèo Cùa [2, tr.335-336]. Tại khu tập trung Tân Tƣờng, cũng trong ngày 1-4, du kích hai huyện Gio Linh, Cam Lộ phối hợp cùng lực lƣợng biệt động, an ninh vũ trang bao vây các căn cứ, đồn bốt địch, giải phóng khu tập trung, hƣớng dẫn quần chúng về làng cũ [8, tr. 227]. Trƣớc khí thế tiến công, ngày 2-4-1972, du kích địa phƣơng cùng bộ đội đánh chiếm chi khu quân sự Cam Lộ, giải phóng hoàn toàn huyện [2, tr. 336]. Tại Đông Hà, sáng 9-4-1972, lực lƣợng du kích Đông Giang, Đông Thanh cùng bộ đội địa phƣơng và chủ lực vƣợt sông Hiếu. Tuy nhiên, trƣớc sức kháng cự của địch, ta phải tổ chức nhiều trận tập kích tiêu hao lực lƣợng bộ binh và xe tăng địch ở Tây Trì, chùa Tám Mái và cầu Đông Hà nhằm giữ vững trận địa [4, tr. 272]. Sau thời gian củng cố lực lƣợng, đến sáng 28-4-1972, du kích Đông Hà và các lực lƣợng chủ lực, bộ đội địa phƣơng tiến công toàn diện vào cứ điểm Đông Hà. Nhờ nắm bắt rõ địa hình, lực lƣợng du kích tại chỗ đã dẫn đƣờng cho bộ đội tiến công đúng vào các vị trí địch, chiếm lĩnh
  6. 220 TRƢƠNG TIẾN ĐẠT các đƣờng phố. “Chính du kích là những “chiến sĩ hoa tiêu” dẫn đƣờng lợi hại cho bộ đội chủ lực” [4, tr. 273-274]. Ở phía nam Đông Hà, du kích cùng bộ đội đột nhập, làm chủ cứ điểm tại làng Trung Chỉ, diệt trên 100 tên, bắn cháy 2 xe tăng [4, tr. 273]. Du kích Triệu Lƣơng và Triệu Lễ phối hợp cùng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng đánh chiếm các cao điểm 23, 25, 26, 30 và 32, tạo bàn đạp tiến công cầu Lai Phƣớc, nhanh chóng cùng bộ đội công binh phá sập cây cầu huyết mạch nối Đông Hà với Ái Tử, cắt đứt đƣờng rút lui của địch khiến chúng phải bỏ xe, pháo lội sang sông. Những ngày đầu tháng 4-1972, tại Triệu Phong và Hải Lăng, quân đội Sài Gòn mở nhiều trận càn. Du kích tại các địa phƣơng này đã chủ động chiến đấu, kiên cƣờng bám trụ tại quê hƣơng và đẩy lùi đƣợc nhiều đợt càn quét của địch, gây cho chúng những tổn thất nhất định. Đến cuối tháng 4-1972, trong khí thế hừng hực của chiến dịch đợt hai, du kích Triệu Lễ, Triệu Thƣợng, Triệu Ái, Triệu Giang (Triệu Phong) luôn “kề vai sát cánh” cùng bộ đội trong những trận đánh ác liệt, làm tròn nhiệm vụ giải phóng Ái Tử - nơi đóng Sở Chỉ huy Sƣ đoàn 3 quân đội Sài Gòn và thực hiện truy kích địch. Trên hƣớng đông Triệu Phong, lực lƣợng du kích và nhân dân đã tích cực phối hợp với bộ đội chủ lực tiêu diệt địch ở cầu Bồ Bản, Mỹ Lộc, tiến thẳng lên Đại Hào, đánh sang Long Quang, Ba Bến, Linh Yên và Chợ Cạn. Các xã vùng đồng bằng Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Tài đƣợc giải phóng [7, tr. 83-84]. Ở các xã còn lại trên địa bàn huyện, đƣợc đòn tiến công của bộ đội chủ lực hỗ trợ, lực lƣợng du kích đã phát động quần chúng giải phóng làng, xã mình. Trên đà thắng lợi, bộ đội chủ lực đƣợc du kích xã Triệu Thành dẫn đƣờng, phối hợp tiến vào giải phóng thị xã Quảng Trị [7, tr. 84]. Tại thị xã Quảng Trị, cùng với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phƣơng, du kích xã Triệu Thƣợng đã tiến công địch, bức hàng 1 đại đội bảo an và dân vệ ở hai thôn Xuân Yên, Trung Kiên [5, tr.252-253]. Trên hƣớng nam - cánh chia cắt chiến dịch, du kích phối hợp với bộ đội tiến công hệ thống phòng thủ của địch. Ngày 30-4-1972, ta đánh chiếm cầu Dài, cầu Bến Đá, làm chủ đoạn quốc lộ 1 giữa hai cầu, chia cắt lực lƣợng địch, mở rộng vùng kiểm soát; cũng trong đêm này, lực lƣợng an ninh thị xã phối hợp với du kích chặn đánh thành công lực lƣợng tàn binh địch co cụm ở thôn Thạch Hãn [5, tr. 254]. Các đợt phản kích của Lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến đều bị ta bẻ gãy [5, tr. 254]. Ở Hải Lăng, tại mặt trận phía đông, du kích phối hợp với bộ đội chủ lực “vừa tấn công địch, vừa phát động nhân dân nổi dậy”, đẩy mạnh công tác binh địch vận, tiến hành tiêu diệt, đánh chiếm các đồn bốt, xóa bỏ hệ thống kìm kẹp của địch một cách đắc lực. Du kích và nhân dân xã Hải Vĩnh chủ động chiếm đồn Thi Ông, du kích xã Hải Ba chiếm cảng Mỹ Thủy, du kích xã Hải Thiện truy kích tàn binh gọi hàng và bắt hàng trăm tên rút chạy, thu hàng trăm vũ khí các loại [3, tr. 263], du kích cùng nhân dân nhiều xã khác trên địa bàn cũng vùng lên giải phóng quê nhà. Trong quá trình tiến công, ngày
  7. LỰC LƢỢNG DU KÍCH TRONG ĐỢT TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG TỈNH QUẢNG TRỊ... 221 28-4-1972, khi địch âm mƣu chuyển 200 tù nhân là cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta từ lao xá Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế, đến địa phận huyện Hải Lăng bị pháo ta nã dồn dập, tiếp đó, lực lƣợng du kích xã Hải Thƣợng, Hải Lâm và bộ đội địa phƣơng đã phối hợp chặn đánh địch và phá cầu Bốn Thƣớc giải thoát cho đồng chí, đồng đội của mình. Cán bộ, chiến sĩ của ta đƣợc giải thoát hết sức phấn khởi, mau chóng “tỏa về các địa phƣơng, một số lên rừng, tiếp tục hoạt động, tham gia cuộc “tiến công và nổi dậy” [5, tr. 253], [10, tr. 454]. Bên cạnh chiến đấu cùng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phƣơng, lực lƣợng du kích đã không quản khó khăn, hăng hái tiếp lƣơng, tải đạn cho bộ đội, phục vụ chiến đấu, tình nguyện tham gia bổ sung vào lực lƣợng ra tiền tuyến. Ngoài ra, du kích còn tổ chức quần chúng cùng tham gia sơ cứu, chăm sóc thƣơng binh, đƣa thƣơng binh và tử sĩ về tuyến sau. Đáp ứng những yêu cầu của chiến dịch đặt ra, một bộ phận du kích từ các địa bàn tỉnh đƣợc nhanh chóng giải phóng trong đợt đầu ta tiến công đã lên đƣờng, bổ sung vào tiền tuyến, tham gia trên các địa bàn còn chƣa đƣợc giải phóng. Sau khi giải phóng, để đáp ứng yêu cầu chiến dịch, huyện Gio Linh đã bổ sung cho Triệu Phong và Hải Lăng 50 chiến sĩ du kích [8, tr. 235], các địa bàn khác cũng gửi lực lƣợng du kích vào tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tại nhiều xã của huyện Triệu Phong, cùng với quần chúng nhân dân, lực lƣợng du kích đã tích cực đào hầm hào, công sự, tiếp tế lƣơng thực, thực phẩm cho bộ đội, đồng thời còn chăm sóc, đƣa đón bộ đội bị thƣơng trong chiến đấu hay hi sinh về tuyến sau [7], điển hình nhƣ nhân dân và du kích xã Triệu Tài (Triệu Phong) huy động và phục vụ bộ đội 3 tấn lƣơng thực, cùng hàng trăm ngày công phục vụ chiến đấu, nhân dân và du kích xã Triệu An (Triệu Phong) hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, tiếp tế lƣơng thực, đạn dƣợc từ Vĩnh Linh vào Cửa Việt. Không những thế, công tác đƣa tù binh và nhân viên trong bộ máy chính quyền địch về tuyến sau cũng có sự tham gia của lực lƣợng du kích, đảm bảo cho việc thực hiện lập chính quyền cách mạng sau khi các địa bàn đƣợc giải phóng, hoàn tất việc vây bắt, truy lùng tàn binh và giải tán chính quyền các cấp của địch. Chính những hoạt động tích cực phục vụ chiến đấu của lực lƣợng du kích tỉnh Quảng Trị đã góp công vào chiến thắng chung của quân và dân ta trên chiến trƣờng trọng điểm này. 3. KẾT LUẬN Qua trình bày trên, có thể thấy, trong suốt quá trình diễn ra đợt tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị, lực lƣợng du kích tại chỗ có vai trò rất lớn. Một là, du kích tỉnh Quảng Trị là một lực lƣợng vũ trang tại địa phƣơng rất thông thuộc
  8. 222 TRƢƠNG TIẾN ĐẠT địa bàn, mƣu trí và gan dạ, trong quá trình chiến đấu, lực lƣợng du kích đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình, góp phần chuẩn bị chiến trƣờng, tích cực dẫn đƣờng cho bộ đội chủ lực tiến công địch, xứng đáng là những “thổ địa”, những “hoa tiêu”. Hai là, du kích tỉnh vừa phát huy những đặc điểm của lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, tiến hành đánh nhỏ, đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, vừa phối hợp chiến đấu cùng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phƣơng. Trong quá trình chiến đấu, ngoài đấu tranh vũ trang, du kích tỉnh còn phát động, tổ chức quần chúng nhân dân đấu tranh chính trị, nổi dậy giành chính quyền ở một số địa bàn hay thực hiện công tác binh địch vận đạt hiệu quả. Giữa cuộc chiến đấu oanh liệt, lực lƣợng du kích còn thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, tiếp lƣơng, tải đạn ra tuyến trƣớc và đƣa thƣơng binh, tử sĩ về tuyến sau. Ba là, trong thắng lợi chung của đợt tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị từ ngày 30-3 đến ngày 1-5-1972, không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp của lực lƣợng dân quân du kích tỉnh Quảng Trị. Thiết nghĩ, đề tài này cần đƣợc quan tâm và mở rộng hơn, không chỉ mang tính khoa học, góp phần làm rõ hơn về quá trình tổ chức tác chiến phối hợp ba thứ quân, về nghệ thuật quân sự của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, mà còn bổ sung vào nội dung giáo dục cho thế hệ trẻ Quảng Trị. Tuy nhiên, điều trƣớc tiên hết mà nội dung bài viết mong muốn đề cập đến chính là sự tri ân sâu sắc đối với những chiến sĩ du kích đã chiến đấu, hi sinh hay mất mát một phần thân thể vì sự nghiệp vĩ đại giải phóng tỉnh nhà, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Công Ái - Trần Tiến Hoạt (1992). Quảng Trị 1972, Xí nghiệp in Thừa Thiên - Huế, Huế. [2] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lộ (2002). Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lộ (1930-2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hải Lăng (1995). Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Lăng (1930-1975), tập II (sơ thảo), Quảng Trị. [4] Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Đông Hà (2000). Lịch sử Đảng bộ thị xã Đông Hà (1930-1999), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Quảng Trị (1999). Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Trị (1930-1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1999). Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (1954 - 1975), tập II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Thƣờng vụ Đảng ủy và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị (1998). Quảng Trị lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975), Quảng Trị.
  9. LỰC LƢỢNG DU KÍCH TRONG ĐỢT TIẾN CÔNG GIẢI PHÓNG TỈNH QUẢNG TRỊ... 223 [8] Thƣờng vụ Huyện ủy Gio Linh (1995). Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh 1930-1975 (sơ thảo), Quảng Trị. [9] Tỉnh bộ Quảng Trị (1972). Báo cáo tổng hợp diễn biến và kết quả tấn công nổi dậy của lực lƣợng địa phƣơng Quảng Trị năm 1972 (tài liệu số hóa), Phòng Lƣu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị. [10] Tỉnh ủy Quảng Trị - Bộ Quốc phòng (2012). 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ (1972-2012), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TRƢƠNG TIẾN ĐẠT SV lớp Sử 4C, khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế ĐT: 0123 510 7089, Email: truongtiendatqt81@gmail.com
nguon tai.lieu . vn