Xem mẫu

LUẬN VĂN: Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang dần dần từng bước chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan hệ sản xuất ngày càng trở nên phức tạp thì đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước cũng phải đổi mới để điều khiển nền kinh tế vĩ mô của đất nước sao cho hoạt động lành mạnh và không ngừng phát triển. Qua các kỳ Đại Hội Đảng đã xác định phấn đấu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. . . Đó là trách nhiệm và cần có sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân. Trong khi cả nước đang chuyển dần vào guồng quay của kinh tế thị trường, tìm mọi cách hạn chế tối đa những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường nhằm đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo, thì một số các cán bộ có chức có quyền lạm dụng quyền chức để tham nhũng, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong nhiều năm liền làm thiệt hại cho Nhà nước đến hàng nghìn tỷ đồng mà các cơ quan chức năng không hề hay biết chỉ đến khi mà các doanh nghiệp này phá sản thì mới hay. Hơn thế nữa chính những lỗ hổng trong các văn bản đã quy định về chế độ kế toán tài chính cũng là những nguyên nhân để các “ con mọt ” tha hồ hoành hành, đục khoét của cải của nhân dân. Như vậy phải chăng vai trò kiểm tra - kiểm soát của Nhà nứơc đã không phát huy hết hiệu lực, chính những thực trạng đó và nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường đã đặt ra đòi hỏi cấp bách đó là sự ra đời và phát triển của kiểm toán. Kiểm toán ra đời và đặc biệt là sự ra đời của kiểm toán độc lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, các Nhà đầu tư trong mọi thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Với quy mô là đề án môn học nghiên cứu về vấn đề kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng, trong phạm vi bài viết này của em gồm có 3 phần chính. Phần 1 : Những lý luận chung về kiểm toán và kiểm toán độc lập. Phần 2 : Vai trò và ý nghĩa của kiểm toán độc lập ở Việt nam đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Phần 3 : Thực trạng và phướng hoàn thiện hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta. PHần I : những lý luận chung I:định nghĩa và chức năng của kiểm toán 1.Sự phát triển của kiểm toán Có thể nói tiền thân của kiểm toán ra đời từ rất lâu, ngay từ thời nguyên thuỷ người cổ đại đã đánh dấu trên các thân cây, buộc nút trên các dây thừng... . để theo dõi chi tiêu, kết quả, và để đối chiếu với các Tài sản.. . . Đặc biệt với sự ra đời của hệ thống kế toán kép và sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống phương pháp kế toán (tk 17-20) . Nên hầu hết các nhu cầu kiểm tra Tài chính đã được thoả mãn Trong thế kỷ 20, xã hội -khoa học phát triển mạnh dẫn đến sản xuất ngày càng phát triển, các mối quan hệ về Tài chính, sản xuất.. . ngày càng đa dạng, đòi hỏi công tác quản lý về mọi mặt cũng phải được nâng cao . Nhưng thực tế cho thấy vào những năm 30 của thế kỷ 20 này bằng sự phá sản của hàng loạt các tổ chức Tài chính tín dụng lớn ở Bắc Mỹ và Tây Âu, chức năng tự kiểm tra của kế toán mới chịu bộc lộ những yếu điểm của mình so với nhu cầu quản lý của các tổ chức Tài chính, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp công cộng. Cũng chính hậu quả đó đã dẫn đến những người quan tâm nghi nghờ hoặc chỉ tin một phần vào kết quả thông báo tình hình Tài chính của đơn vị.. . . Do vậy việc xuất hiện một tổ chức kiểm tra ngoài kế toán đó là một nhu cầu tất yếu, thoả mãn được sự mong mỏi của các bên. ở những nước có nền kinh tế sớm phát triển thì công việc kiểm tra ngoài kế toán của một tổ chức độc lập cũng phát triển khá sớm chẳng hạn : ở Pháp viêc kiểm tra bên ngoài một cách độc lập do những người chuyên nghiệp đảm nhiệm đã được xác định trong đạo luật về các công ty thương mại ngày 24/07/1966, và năm 1960 kiểm toán nội bộ ở Pháp chính thức được thành lập nhằm mở rộng, tăng cường, ổn định và hiệu quả của các xí nghiệp. Đến năm 1965 đã thành lập Hội kiểm soát viên nội bộ của Pháp, sau này trở thành viện nghiên cứu kiểm toán và kiểm soát viên nội bộ ( IFACI) vào năm 1973. Ơ Mỹ sau cuộc khủng hoảng về kinh tế thế giới (1929-1933), năm 1934 uỷ ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC) đã được thành lập và quy chế kiểm toán viên bên ngoài đã bắt đầu có hiệu lực, đồng thời trường đào tạo kế toán viên công chứng (AICPA) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán Tài khoản của các công ty và đặc biệt là sự ra đời của văn phòng kế toán trưởng (GAO). ở Trung Quốc việc cải cách mở cửa bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát mạnh mẽ nên đã tạo ra đươc những thành tựu lớn, kiểm toán Nhà nước được xây dựng từ năm 1983,kiểm toán Độc Lập được xây dựng từ năm 1981.. . Như vậy có thể nói hầu hết ở các nước trên thế giới song song với việc quản lý đều có một hệ thống kiểm tra kiểm soát độc lập ở bên cạnh. Còn đối với Việt nam chúng ta từ những năm 1945 Bác Hồ đã ký Sắc lệnh tổ chức thanh tra đặc biệt (SL 64/SL ngày 23/11/1945) tiếp theo đó là sắc lệnh 57 ngày 04/06/1946 quy định tổ chức bộ máy cán bộ trong đó lập ra các nha thanh tra , sắc lệnh số 76/SL ngày 25/08/1946 về tổ chức bộ máy Tài chính và nha thanh tra Tài chính thuộc Bộ. Giai đoạn này Đất Nước đang đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung với các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Quốc Doanh là chủ yếu thì các biện pháp đó là phù hợp. Nhưng chuyển sang cơ chế thị trường (1986) xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dưới sự quản lý của Nhà nước làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế mới với các mối quan hệ đa dạng và phức tạp thì hệ thống thanh tra kiểm tra kiểm soát cũng phải thay đổi để phù hợp trong điêù kiện mới và đặc biệt với sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập, cơ quan kiểm toán Nhà nước, và gần đây đó là sự ra đời của kiểm toán nội bộ đã chứng tỏ kiểm toán ở Việt nam đang từng bước được nhìn nhận, xây dựng, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Như vậy sự ra đời của kiểm toán là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị, đó là một nhu cầu văn minh của xã hội. 2.Bản chất và chức năng của kiểm toán. A.Kiểm tra,kiểm soát-một chức năng của quản lý Nói một cách chung nhất, quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các định hướng đã định trên cơ sơ những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn, ở giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và mục tiêu cần và có thể đạt tới, kiểm tra lại các thông tin về nguồn lực và mục tiêu, xây dựng các trương trình, kế hoạch. . . Sau đó có thể đưa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện, cần kết hợp các nguồn lực theo các phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. Nhưng kiểm tra không phải là một giai đoạn của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này, bởi vậy cần phải quan niệm kiểm tra là một chức năng ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn