Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ Luận văn tốt nghiệp khóa 2004 – 2008 Hướng dẫn đề tài: TSKH. Lê Văn Hoàng Sinh viên thực hiện: Trần Triệu Phú Mã số sinh viên: K30.102.053 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5 NĂM 2008 Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn CNTT&TT GV HS LHVL : Công nghệ thông tin và truyền thông : Giáo viên : Học sinh : Lớp học vật lý Mở đầu Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đã tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. E-learning được coi là một một công nghệ dạy học mới, mang tính cách mạng của thế kỷ 21 với những ưu điểm nổi trội mà các phương pháp giáo dục trước đó chưa có. Những thành tựu của CNTT&TT đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi tư duy dạy và học. Việc áp dụng e-learning trong dạy học là một nhu cầu và đòi hỏi cao đối với thời đại hiện nay. Một mặt cần tránh lạm dụng thành tựu của CNTT&TT trong đổi mới phương thức đào tạo, mặt khác phải tích cực động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đào tạo, các thầy cô giáo áp dụng tối đa các thành tựu của CNTT&TT trong việc nâng cao chất lượng dạy học, hội nhập khu vực và thế giới. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều trường đại học đã xây dựng cho mình một hệ thống e-learning hoàn chỉnh và hoạt động với kết quả tốt (Trường đại học số hóa eUK của Anh, Kho học liệu mở của Viện Đại học MIT - Hoa kỳ, Đại học Korea Cyber - Hàn Quốc, Mạng e-learning châu Á, Trường Đại học Cyber của Thái Lan, Trường Đại học Queensland - Úc,…). Ở Việt Nam, có một số trường đại học đã triển khai hệ thống e-learning như Đại học Cần Thơ (www.ctu.edu.vn), Trường đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh - Đại học Quốc gia TP.HCM (www.hcmuns.edu.vn), … Đối vời bậc phổ thông, việc xây dựng hệ thống e-learning còn hạn chế (hạn chế về mặt kĩ thuật, về nhu cầu trực tiếp,…), đa số chỉ thấy các website hỗ trợ học tập rải rác chủ yếu là do cá nhân hoặc một nhóm, một công ty xây dựng nên, do đó, còn rời rạc, chưa tập hợp được các lực lượng giáo dục hoặc các khóa học chưa đi đúng vào mục đích học tập, chưa đảm bảo chức năng của một khóa học hoặc một giai đoạn trong quá trình học tập,… Mở đầu Trong khi đó, nhu cầu của HS về tự học, tự ôn tập ngày càng cao, đặt biệt đối với môn vật lý, một môn mà lời giảng trên lớp chưa đủ để HS hình dung hiện tượng, bản chất, môn mà HS cần phải rèn luyện nhiều các kĩ năng thông qua giải quyết các vấn đề liên quan, thông qua việc ứng dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn đang ngày càng có nhiều phát minh trong cuộc sống,…Mặc khác, Vật lý là môn cần phải trao đổi với nhau nhiều thì mới tìm ra cách giải quyết tình huống hợp lý nhất. Trong lớp học truyền thống, GV khó để truyền đạt hết những kiến thức đó. Nhận thức sự cần thiết đó, hòa nhập với xu thế của thời đại, và tìm hiểu tình hình cũng như khả năng ứng dụng e-learning và các công cụ hỗ trợ, tôi nhận thấy việc xây dựng một hệ thống quản lý học tập, hỗ trợ e-learning là khả thi và cần thiết. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng hệ thống ngay từ con số không, tôi lựa chọn một ngôn ngữ cấp cao đã được xây dựng dành cho mục đích này đó là Moodle để xây dựng hệ thống e-learning “Lớp học vật lý phổ thông” (gọi tắt là “LHVL”) nhằm đáp ứng các yêu cầu trên. Mục đích đề tài - Mục đích của đề tài này là xây dựng hệ thống e-learning “Lớp học vật lý phổ thông” trên nền tảng Moodle làm công cụ xây dựng và quản lý các khóa học vật lý. - Đưa hệ thống lên mạng Internet để các HS tham gia các khóa học trên hệ thống và các giáo viên có thể xây dựng các khóa học trực tiếp trên hệ thống. Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ trên, việc ứng dụng hệ thống “Lớp học vật lý phổ thông” để phát triển các khóa học hoàn chỉnh là phần tiếp theo của đề tài. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu e-learning và các ưu điểm, các khả năng ứng dụng e- learning trong trường học ở Việt nam. Mục tiêu 2: Nghiên cứu cách sử dụng và khai thác các tính năng của Moodle. Mở đầu Mục tiêu 3: Xây dựng hệ thống “Lớp học vật lý phổ thông” trên nền tảng Moodle chạy trên mạng internet, xác định rõ mục đích, đối tượng sử dụng, các tiêu chí, và sơ đồ cấu trúc hệ thống. Mục tiêu 4: Nghiên cứu lý luận về học bài ở nhà để từ đó xây dựng một khóa học hướng dẫn HS học bài ở nhà bài 38 “Hiện tượng cảm ứng điện từ - Suất điện động cảm ứng” chương trình vật lý 11 (nâng cao) trên hệ thống “Lớp học vật lý phổ thông” Mục tiêu 5: Kết luận kết quả đề tài và hướng phát triển trong tương lai của hệ thống “Lớp học vật lý phổ thông”. Tóm tắt cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần 1. Tổng quan về e-learning và Moodle Phần này giới thiệu về e-learning và các mức độ ứng dụng e-learning hiện nay. Sau đó, giới thiệu về Moodle, nghiên cứu sử dụng các tính năng chính mà Moodle hỗ trợ và các lý do để lựa chọn Moodle. Để từ đó cho thấy rằng lựa chọn Moodle xây dựng hệ thống e-learning là phù hợp. Phần 2. Xây dựng Website “Lớp học vật lý phổ thông” Phần này là nội dung chính của đề tài. Thông qua tìm hiểu về e-learning và nghiên cứu sử dụng các tính năng mà Moodle hỗ trợ, xác định mục đích, cấu trúc, đối tượng sử dụng và các tiêu chí đặt ra đối với “LHVL”. Sau đó, dựa vào nền tảng Moodle, xây dựng “LHVL”. Trình bày cách cài đặt, các thiết lập hệ thống, các đoạn mã đã viết, cách thiết kế giao diện, cách thiết lập các khối chức năng… Địa chỉ hệ thống: http://elearning1.thuvienvatly.com Hoặc http://thuvienvatly.info/moodle18 Phần 3. Khóa học hỗ trợ học bài ở nhà trong “Lớp học vật lý phổ thông” Phần này tìm hiểu lý luận về việc học bài ở nhà của HS như một giai đoạn trong quá trình học tập, đồng thời, xác định các khó khăn trong quá trình này và sự ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn