Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA: VẬT LÝ –✵⟡✵— LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH OPAMP. ỨNG DỤNG LẮP RÁP MÁY PHÁT SÓNG ĐƠN GIẢN. GVHD: Thầy CAO ANH TUẤN SVTH: NGUYỄN THỊ THU TRANG TP.HCM THÁNG 5 NĂM 2010 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com LỜI CẢM ƠN Quá trình thực hiện luận văn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Song, để hoàn thành tốt luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý Thầy, Cô trong khoa và các bạn sinh viên thuộc các chuyên ngành liên quan. Vì vậy, em xin gởi lời cám ơn chân thành đến: - Thầy Cao Anh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, luôn ủng hộ và động viên em ngay từ những ngày đầu tiên bắt đầu làm đề tài. Giúp em vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu cũng như sửa chữa cho em những sai sót và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết, giải đáp những thắc mắc của em. - Quý Thầy, Cô trong khoa Vật Lý đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để giúp em hoàn thành luận văn. - Các bạn sinh viên thuộc các chuyên ngành liên quan đã cung cấp tài liệu, cũng như giúp em trong việc giải thích một số vấn đề còn đang vướng mắc. - Gia đình, bạn bè luôn ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. TP.HCM, tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Trang 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com LỜI NÓI ĐẦU Nội dung của luận văn này liên quan đến các khái niệm cần thiết cho quá trình lắp ráp một máy phát sóng và cách lắp ráp chiếc máy này sao cho đơn giản, ít tốn kém lại hữu ích cho quá trình thực hành của sinh viên sư phạm vật lý. Tuy vậy, máy vẫn hội tụ được các yếu tố cần thiết cho việc thực hành có hiệu quả. Luận văn này gồm các phần sau: - Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. - Phần lý thuyết: Chương I: Tìm hiểu về chất bán dẫn: + Các hiện tượng tiếp xúc: kim loại - bán dẫn, P - N, kim loại - điện môi - bán dẫn. + Điôt bán dẫn: Cấu tạo, kí hiệu, chức năng, nguyên lý làm việc, các loại điôt. + Transistor: Transistor lưỡng cực, transistor trường có cực cửa tiếp giáp, transistor trường có cực cửa cách ly. Chương II: Giới thiệu chung về mạch khuếch đại và mạch hồi tiếp: + Mạch khuếch đại: tìm hiểu nguyên lý xây dựng một tầng khuếch đại và các chế độ làm việc của nó. + Mạch hồi tiếp: định nghĩa và tìm hiểu hai loại hồi tiếp âm, hồi tiếp dương. Chương III: Tìm hiểu về linh kiện điện tử OPAMP + Trước tiên là về lịch sử ra đời, chức năng, cấu tạo, kí hiệu, nguyên lý hoạt động và đặc tính - thông số của một bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng, một mạch khuếch đại thuật toán lý tưởng là như thế nào? + Thông qua một số cách mắc hồi tiếp để tìm ra các công thức tính khá chính xác áp dụng vào thực tế: mạch khuếch đại đảo pha, mạch khuếch đại không đảo, mạch đệm. + Một số mạch làm toán: mạch cộng đảo dấu, mạch cộng không đảo dấu, mạch trừ, mạch tích phân, mạch vi phân và ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán trong thiết kế hệ thống điện tử. 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Chương IV: Mạch dao động + Tìm hiểu về mạch tạo dao động điều hòa: mạch tạo sóng sin âm tần, mạch tạo sóng sin cao tần. + Tìm hiểu về mạch tạo sóng vuông, sóng răng cưa và tam giác. Chương V: Xử lý tín hiệu. + Tìm hiểu phép phân tích chuỗi Fourier của tín hiệu tuần hoàn + Phép tích phân tính hiệu sóng vuông, sóng răng cưa. - Phần thực hành: Chương VI: Lắp ráp máyphát sóng. + Khảo sát thực nghiệm OPAMP + Lắp ráp mạch nguồn và mạch phát sóng. Trong luận văn này, tôi cố gắng chỉ đưa vào những kiến thức nào thật đơn giản và cần thiết, dễ hiểu nhất cho quá trình thực hiện lắp ráp. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian gấp rút và chỉ mới ở mức độ tìm hiểu, nên chắc chắn rằng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều góp ý từ quý Thầy, Cô và các bạn. 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta luôn phải truyền đi tiếng nói, âm thanh, hình ảnh; chúng ta trao nhận tín hiệu, tin tức cho nhau. Chẳng phải đi đâu xa, chỉ cần dành 10 phút mỗi ngày để ngồi trước màn hình máy tính, hay tối tối quây quầy bên gia đình trước chiếc ti vi nhỏ của mình là bạn đã có thể biết được thế giới xung quanh đang diễn ra những vấn đề gì. Thậm chí chỉ cần một chiếc radio nhỏ bằng bàn tay, bạn cũng đã có thể biết được những điều tương tự.Thay vì mất công chờ đợi những cánh thư đi - về để biết tin tức một người bạn, một người thân ở cách ta hàng nghìn km, bạn chỉ cần nhấc chiếc điện thoại nhỏ xinh của mình lên là đã có thể nghe được giọng nói và cả hình ảnh của người mà bạn đang mong tin. Tại sao chúng ta lại làm được những điều kỳ diệu ấy? Đó là bởi vì chúng ta đang được hưởng những thành tựu của các ngành khoa học, trong đó có điện tử. Quả thật vậy, ngày nay kỹ thuật điện tử đã phát triển rất mạnh. Những sản phẩm điện tử tràn lan khắp nơi với trình độ ngày càng tinh vi, hiện đại, thiết kế thon gọn hơn. Chính vì vậy, kỹ thuật điện tử đã gây ra những chuyển biến thần kỳ trong ngành vô tuyến điện tử, bên cạnh đó nó còn trở thành một phương tiện kỹ thuật thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khác. Nó hầu như chi phối đến mọi mặt đời sống của con người. Từ lâu, sinh viên thuộc các ngành kỹ thuật đã rất quen thuộc với bộ môn vô tuyến điện tử. Bởi vì, nó là một môn học, là tài liệu tham khảo không thể thiếu trong quá trình đào tạo các kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề và thậm chí là những thợ sửa chữa muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực điện tử. Riêng tôi - là một trong số những sinh viên khoa Vật Lý trường ĐHSP TP.HCM đã từng được học qua môn học này, tôi nhận thấy rằng những gì được tìm hiểu qua sách vở, qua khảo sát trên lý thuyết mà chưa được thực hành nhiều, chưa ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn