Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN QUÁCH THANH TRÚC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ NGÁT (Plotosus canius Hamilton, 1822) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN QUÁCH THANH TRÚC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ NGÁT (Plotosus canius Hamilton, 1822) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN BẠCH LOAN Ts. TRẦN ĐẮC ĐỊNH 2009
  3. LỜI CẢM TẠ Sau bốn năm cố gắng dưới mái trường Đại học Cần Thơ, cuối cùng tôi cũng đã được làm luận văn ra trường. Đối với bản thân tôi thì đây thật sự là thời khắc quan trọng và có ý nghĩa, nó đánh giá lại kết quả mà tôi đã từng cố gắng, đồng thời cũng là hành trang để bước vào đời. Để hoàn thành cuốn luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, sự động viên chia sẻ của cha mẹ và bạn bè thì còn có sự đóng góp của rất nhiều người. Trước nhất tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi. Đặc biệt là thầy cô Khoa Thủy Sản, Thầy Nguyễn Văn Thường cố vấn học tập lớp Quản lý Nghề cá k31 không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền đạt những kinh nghiệm thực tế để giúp tôi bước chân vào đời với một hành trang vững chắc hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô và các anh chị Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng và Bộ môn Quản lý và Kinh tế Nghề cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện, động viên tin thần và hỗ trợ các thiết bị cho tôi trong suốt thời gian làm thí nghiệm. Cho tôi gởi lời cảm ơn tới cán bộ hướng dẫn: cô Nguyễn Bạch Loan và thầy Trần Đắc Định đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, nhắc nhở tôi tiến hành thực hiện luận văn theo đúng tiến độ. Nhờ có cô và thầy mà tôi ngày càng thêm yêu thích và hiểu sâu hơn về chuyên ngành mình. Cuối cùng cho tôi cảm ơn thầy Võ Thành Toàn, anh Nguyễn Bá Quốc, bạn Nguyễn Văn Thảo lớp NTTS K31, bạn Trần Thị Diễm Trinh lớp liên thông NTTS K33, bạn Nguyễn Văn Viếng Anh lớp liên thông NTTS K33 và các bạn lớp Quản lý nghề cá K31 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Sinh viên thực hiện Quách Thanh Trúc i
  4. TÓM TẮT Cá Ngát (plotosus canius) thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes là một trong những loài có giá tị kinh tế cao, đặc sản ở vùng ĐBSCL, kích cỡ lớn, thịt ngon. Tuy nhiên, nguồn cung ngoài tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng, trong khi đó các nghiên cứu về sinh học cá Ngát còn rất hạn chế từ đó đề tài nghên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá Ngát đã được tiến hành, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm thêm dẫn liệu về một số đặc điểm sinh trưởng của cá Ngát. Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá Ngát trong tự nhiên. Mẫu cá được thu tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ và An Giang dọc theo các tuyến sông Tiền và sông Hậu từ các ngư dân và các chợ địa phương. Có tổng cộng 1594 mẫu cá Ngát được thu trong 5 tháng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cá Ngát (Plotosus canius) có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều dài tổng và trọng lượng cơ thể với phương trình W = 0,0082L2,8695, R2 = 0,9829. Đồng thời nếu xét sự tương quan giữa chiều dài chuẩn và trọng lượng bỏ nội quan W = 0,0102x2,8397 với R2 = 0,9741 Tương quan giữa chiều dài tổng và trọng lượng cơ thể ở cá đực và cá cái vẫn không có sự khác biệt với hệ số tương quan khá cao. Phương trình tương quan ở cá đực là W = 0,0094x2,8225 với R2=0,9787 và ở cá cái là W = 0,079x2,8787 với R2 = 0,9835. Kết quả quan sát tần số xuất hiện của các nhóm cá Ngát cho thấy biến động kích cỡ của cá theo quy luật nhất định. Các tham số tăng trưởng tại Trần Đề-Thốt Nốt là L¥=87,35 cm, K=0,63/năm và t0 = -0,67. Kết quả cho thấy khi kích cỡ khoảng 56,85 cm thì cá Ngát đạt 1 tuổi và cá đạt chiều dài cực đại khi cá 11 tuổi. ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ................................................................................................................. i Tóm tắt......................................................................................................................ii Mục lục ....................................................................................................................iii Danh sách bảng......................................................................................................... v Danh sách hình ........................................................................................................ vi Chương 1. Giới thiệu ................................................................................................ 1 1.1. Giới thiệu ........................................................................................................... 1 1.2. Mụ tiêu dề tài..................................................................................................... 2 1.3. Nội dung của đề tài............................................................................................ 2 Chương 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 3 2.1. Phân loại ............................................................................................................ 3 2.2. Mô tả.................................................................................................................. 4 2.3. Phân bố và môi trường sống.............................................................................. 6 2.4. Sinh học sinh sản ............................................................................................... 7 2.5. Sinh trưởng ........................................................................................................ 9 2.6. Tập tính dinh dưỡng ........................................................................................ 10 2.7. Bệnh học .......................................................................................................... 10 Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................... 11 3.1. Vật liệu ............................................................................................................ 11 3.1.1. Mẫu vật ......................................................................................................... 11 3.1.2. Hóa chất........................................................................................................ 11 3.1.3. Dụng cụ và vật tư.......................................................................................... 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 3.2.1. Thời gian và địa diểm nghiên cứu ................................................................ 11 3.2.2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu .............................................................. 12 iii
  6. 3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu ......................................................................... 12 3.2.3.1. Khảo sát sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá ........................ 13 3.2.3.2. Theo dõi sự biến động kích cỡ cá qua các tháng thu mẫu thông qua chiều dài và khối lượng ...................................................................................... 13 3.2.3.3. Xác định các tham số tăng trưởng của cá (K, L¥, t0)................................. 13 3.2.4. Xử lý số liệu ................................................................................................. 14 Chương 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................. 15 4.1. Khảo sát sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Ngát....................... 15 4.2. Theo dõi biến động kích cỡ cá qua các tháng thu mẫu ................................... 18 4.3. Xác định các tham số tăng trưởng của cá (K, L¥, t0)....................................... 20 4.4. Quan hệ giữa tuổi và chiều dài cá ................................................................... 22 Chương 5. Kết luận và đề xuất ............................................................................... 24 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 25 Phụ lục .................................................................................................................... 27 iv
  7. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1. So sánh đường kính trứng và sức sinh sản của cá Ngát với các loài cá Trơn khác .................................................................................................................... 8 Bảng 4.1: So sánh điểm khác nhau giữa nghiên cứu này và Fishbase (2009) .................................................................................................................... 19 Bảng 4.2. Biến động kích cỡ của cá Ngát qua 7 tháng thu mẫu .................................................................................................................... 20 Bảng 4.3. Các tham số tăng trưởng Von Bertalanffy của cá Ngát ở Trần Đề và Thốt Nốt-Long Xuyên .................................................................................................................... 21 Bảng 4.4. Mối quan hệ giữa tuổi và chiều dài tổng của cá Ngát tại Trần Đề và Thốt Nốt-Long Xuyên .................................................................................................................... 23 v
  8. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Cá Ngát. .................................................................................................................... 5 Hình 2.2. Phân bố cá Ngát trên thế giới .................................................................................................................... 7 Hình 3.1. Những địa diểm thu mẫu cá Ngát .................................................................................................................... 12 Hình 4.1. Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Ngát .................................................................................................................... 15 Hình 4.2. Tương quan chiều dài chuẩn và trọng lượng bõ nội quan của cá Ngát .................................................................................................................... 16 Hình 4.3. Tương quan chiều dài tổng và khối lượng cơ thể tại điểm Trần Đề và điểm Thốt Nốt-Long Xuyên .................................................................................................................... 17 Hình 4.4. Tương quan chiều dài và khối lượng của cá đực và cá cái .................................................................................................................... 18 Hình 4.5: Tương quan chiều dài tổng và trọng lượng cơ thể cá đực và cá cái .................................................................................................................... 18 Hình 4.6. Tương quan chiều dài tổng và trọng lượng cơ thể của cá con .................................................................................................................... 19 Hình 4.7. Kích cỡ cá Ngát thu được tại hai điểm thu mẫu .................................................................................................................... 21 vi
  9. Hình 4.8. Hệ các đường cong tăng trưởng của cá Ngát phân bố ở Trần Đề-Thốt Nốt .................................................................................................................... 21 vii
  10. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu ĐBSCL là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Kông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha (bằng 5% diện tích toàn lưu vực) bao gồm 13 tỉnh, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên và 22% dân số cả nước. Nguồn nước được cung cấp từ 2 nguồn chính là từ sông Mekong và nước mưa. Vùng ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư. Tuy nhiên, ngập lũ cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Vào những năm cuối của thập niên 90, Chính phủ đã có những đầu tư quan trọng nằm tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước ngọt, lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Nhiều mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp đã được áp dụng, các vùng nuôi tôm, cá basa, cá tra lớn mang tính chất sản xuất hàng hoá được hình thành, sản phẩm nuôi đã mang lại giá trị xuất khẩu rất cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao mà nguồn cung hiện nay chủ yếu dựa vào đánh bắt tự nhiên như cá Cam, cá Kèo, cá Ngát,...(theo Mekongfish, 2008). Bên cạnh đó, nhằm giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi do gặp phải những biến động về giá cả, thị trường đầu ra, bệnh tật,... người dân đang có xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản. Các loài cá có giá trị thương phẩm cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được người nuôi chú ý. Cá Ngát (Plotosus canius) là một trong những loài cá đặc sản ở vùng ĐBSCL, kích cỡ lớn và thịt thơm ngon nên được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức mô tả và phân loại. Cá Ngát sống chủ yếu ở môi trường nước lợ nhưng cũng phân bố rộng ở vùng nước ngọt. Hiện nay, nguồn lợi cá tự nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng do việc khai thác quá mức, đối với một số nước đây là loài cá thuộc danh sách đỏ cần được bảo vệ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2007). Từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá Ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822)” được thực hiện. 1
  11. 1.2. Mục tiêu của đề tài: Đề tài được thực hện nhằm mục tiêu cung cấp thêm dẫn liệu về một số đặc điểm sinh trưởng của cá Ngát, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp về đối tượng này trong tương lai. 1.3. Nội dung của đề tài: 1. Khảo sát sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá. 2. Biến động kích cỡ cá qua các tháng thu mẫu. 3. Xác định các tham số tăng trưởng của cá (K, L¥, t0). 4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá. 2
  12. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Phân loại. Hệ thống phân loại cá Ngát theo tài liệu trích dẫn từ Itis (2008) và Fishbase (2008) được xác định như sau: Giới: Animalia Linnaeus, 1758 – animals Nhánh: Deuterostomia Grobben, 1908 – deuterostomes Ngành: Chordata Bateson, 1885 – chordates Lớp: Osteichthyes Huxley, 1880 Lớp phụ: Actinopterygii - ray-finned fishes Bộ: Siluriformes (catfish) Họ: Plotosidae (Eeltail catfishes) Giống: Plotosus Lacepède, 1803 Loài: Plotosus canius Hamilton, 1822 Tên tiếng Anh: Gray eel-catfish Tên tiếng Việt: cá Ngát, cá Ngát Nanh, cá Ngát Chó Ngoài ra cá Ngát còn có các đồng danh (theo Fishbase, 2008) sau: + Plotosus canius Hamilton, 1822 + Plotosus horridus Bleeker, 1846 + Plotosus multiradiatus Bleeker, 1846 + Plotosus unicolor Valenciennes, 1840 + Potosus viviparus Bleeker, 1846 Trong đó Plotosus canius Hamilton, 1822 được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đến năm 2009 đã có 66 tài liệu nghiên cứu liên quan đến loài Plotosus canius được công bố (theo Fishbase, 2009) Theo kết quả nghiên cứu của Rainboth (1996), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) họ Plotosidae chỉ có một giống Plotosus. Tuy nhiên, Fishbase (2009), Nguyễn Loan Thảo (2009) thì họ Plotosidae có 10 giống là: Anodontiglanis, Cnidoglanis, Euristhmus, Neosiluroides, Neosilurus, Oloplotosus, Paraplotosus, Plotosus, Porochilus, Tandanus. Trong đó Plotosus có 9 loài đã được nhận dạng là: 3
  13. + Plotosus abbreviatus + Plotosus brevibarbus + Plotosus canius + Plotosus fisadoha + Plotosus japonicus + Plotosus limbatus + Plotosus lineatus + Plotosus nkunga + Plotosus papuensis Ở Việt Nam giống Plotosus chỉ mới có hai loài được phân loại là Plotosus canius được tìm thấy ở miền nam Việt Nam thuộc hạ lưu sông Mêkông và Plotosus lineatus được tìm thấy ở vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Nam Bộ Việt Nam (Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994). 2.2. Mô tả. Họ Plotosidae (Cá ngát) là một họ cá da trơn có thân giống như lươn. Đuôi của chúng nhọn hoặc tròn tù. Phần lớn các loài có 4 râu. Chúng không có vây mỡ. Phần đuôi được tạo ra từ sự kết hợp của vây lưng thứ hai, vây đuôi và vây hậu môn để tạo ra một vây liên tục duy nhất. Một số loài trong họ này có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người, nọc độc của Plotosus lineatus có thể gây ra tử vong. Chúng là các loài cá ăn đáy và thường sử dụng râu để phát hiện thức ăn. (Theo En.wikipedia.org, 2009) Theo Mohsin và Ambak (1996), Mai Đình Yên và ctv (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá Ngát được mô tả như sau: D1. I, 5 D2. 132 P1. I, 11 P2. 13 A. 106 Dài chuẩn = 5,2 (4,8 -5,5) Dài đầu Dài chuẩn = 6,5 (5,9 – 7,6) Cao thân Dài đầu = 10,9 (9,5 – 11,9) Đường kính mắt Dài đầu = 2,9 (2,6 – 3,3) Khoảng cách hai mắt 4
  14. Hình 2.1. Cá Ngát Cá Ngát có thân dài gần giống hình trụ, vuốt nhọn hướng về phía đuôi. Phần trước tròn, phần sau dẹp bên, mỏng và mền mại. Thân không vảy. Có một đường bên chạy từ mép lổ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi (Mohsin và Ambak, 1996) Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều cao đầu ngắn hơn chiều dài đầu và chiếm khoảng 1/7 chiều dài tổng. Mắt cá nhỏ. Miệng dưới, rộng, không co duỗi được. Môi dày mềm có viền rua. Răng hình nón cứng chắc, xếp thành từng nhóm, hình lưỡi liềm. Răng hàm dưới mọc trên xương lá mía (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Có 4 đôi râu: râu mũi dài đến sau mắt, râu hàm trên dài đến vây ngực, râu hàm dưới và râu cằm ngắn. Có 2 vây lưng: vây thứ nhất ngắn, vây thứ hai dài nối liền với vây đuôi nhọn và vây hậu môn. Ở vây lưng thứ nhất và vây ngực có gai độc nhọn cạnh trước và cạnh sau có răng cưa rất sắc (Mohsin và Ambak, 1996, Mai Đình Yên và ctv, 1992, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Điểm đặc biệt là có dendrictic ở phần lõm sau bên cạnh hậu môn (Mohsin và Ambak, 1996). Phần đầu và lưng có màu nâu đậm, nhạt dần về phía bên dưới, bụng hơi trắng. Cá nhỏ hơn 30cm thường có màu xám và có những chấm lốm đốm trên thân (Anglingdirectholidays, 2009). Râu màu xám, vây xám, vây lưng thứ nhất và vây ngực tối hơn các vây còn lại (Mohsin và Ambak, 1996). Cá Ngát ngoài tự nhiên cỡ kích cỡ khá lớn, ngư dân đã phát hiện cá Ngát đực có chiều dài lên tới 150cm, nhưng thông thường có kích cỡ trung bình từ 50-80 cm (Fishbase, 2008). Ngư dân Thái Lan đã phát hiện cá Ngát nặng 8,5 kg. Trung bình cá 2 năm tuổi có khối lượng từ 2–3 kg/con (theo Google, 2009). 5
  15. 2.3. Phân bố và môi trường sống. Về đặc điểm hình thái bên ngoài của cá Trơn rất đa dạng và có nhiều biến đổi để thích nghi với môi trường sống. Điểm chung nhất của bộ Siluriformes đó là da trơn, vẩy bị thoái hóa, chúng có cơ quan hô hấp phụ và có khả năng hô hấp qua da. Vì thế chúng có khả năng sống rất lâu trong bùn hay môi trường thiếu oxy chỉ cần duy trì đủ độ ẩm cho da (Hội thảo nghiên cứu cá da trơn ở ĐBSCL, 1997). Bộ Siluriformes có môi trường phân bố rất rộng, người ta đã tìm thấy chúng ở Bắc, Trung và Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á…ngoại trừ 2 họ (Arriidae và Plotosidae) phân bố ở nước lợ nhưng di cư vào nước ngọt để tìm mồi. Cho nên có thể nói bộ Siluriformes là bộ cá nước ngọt. Theo tài liệu nghiên cứu được công bố của Fishbase (2009) thì bộ Siluriformes có 36 họ, 447 giống, 3088 loài cá phân bố trên thế giới. Các loài cá da trơn còn sinh tồn sống trong các vùng nước nội địa hay ven biển của mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Cá da trơn là loài đa dạng nhất tại khu vực nhiệt đới Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. Trên một nửa số loài cá da trơn sinh sống tại châu Mỹ. Cá da trơn chủ yếu được tìm thấy tại các môi trường sống nước ngọt, mặc dù phần lớn sinh sống trong các môi trường nước nông và lưu thông (nước chảy). Các đại diện của ít nhất là 8 họ là các loài sinh sống ngầm dưới đất với 3 họ có khả năng sinh sống trong các hang hốc. Một loài, Phreatobius cisternarum, sinh sống trong môi trường nước ngầm. Nhiều loài từ các họ Ariidae và Plotosidae, cùng vài loài từ các họ Aspredinidae và Bagridae, có thể sinh sống tốt trong môi trường biển (Google, 2009). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Hoàng Yến (1994, trích bởi Hội thảo nghiên cứu cá da trơn ở ĐBSCL, 1997) cho thấy ở Việt Nam bộ cá Trơn có 51 loài, 18 giống và 7 họ. Trong khi đó Mai Đình Yên và ctv (1992) tìm thấy 72 loài. Nhưng Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì tìm thấy ở ĐBSCL bộ cá Trơn có 7 họ, 16 giống, 40 loài. Họ Plotosidae đã được tìm thấy chúng ở Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Australia và Fiji. Khoảng một nửa số loài là cá nước ngọt, có mặt ở khu vực Australia và New Guinea (Fishbase, 2009). 6
  16. Hình 2.2. Phân bố cá Ngát trên thế giới. Theo Fishbase, 2008 cá Ngát được tìm thấy ở Đông Dương, Tây Thái Bình Dương từ tây nam vùng duyên hải của Ấn Độ và Sri Lanka, đi dọc theo vùng duyên hải phía đông của Bangladesh và Myanmar, thông qua các quần đảo Đông Dương, Úc và Philippines kéo dài tới Papua New Guinea. Và loài Plotosus canius có nguồn gốc từ các khu vực ven biển của Thái Lan, Sundaland, Sulawesi, Moluccas, Ấn Độ và vào sâu trong các nhánh sông Mekong. Cá Ngát là loài rất rộng muối, người ta có thể tìm thấy chúng ở nước mặn, cửa sông nước lợ hay ở cả những con sông nước ngọt (Fishbase,2008), nhưng chủ yếu cá sống ở cửa sông, đầm phá nước lợ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2007). Cá Ngát sống tầng đáy trong hang và đào hang rất sâu (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Fishbase, 2008), ở độ sâu: 1-35 m, nhiệt độ khoảng 24-26°C (75-79°F) và pH trong khoảng 8,0-8,5 (Scotcat, 2008). 2.4. Sinh học sinh sản. Cá da trơn thể hiện các cấp độ khác nhau trong việc thể hiện các cách thức sinh sản. Ở các loài thuộc họ Loricariidae, sự chăm sóc của cá bố mẹ khá phát triển, với cá đực bảo vệ trứng và đôi khi cả cá bột, hoặc là bằng cách mang theo trứng hoặc là dính trứng vào mặt dưới của lớp đá hay trong các lỗ hổng. Ở phần lớn các loài trong họ Ariidae, cá đực ấp trứng trong miệng. Nó mang theo một cụm trứng khá lớn trong miệng cho đến khi cá con nở ra (theo Fishbase, 2009). 7
  17. Ở giai đoạn còn nhỏ thì khó có thể phân biệt được đực cái, nhưng đến giai đọan thành thục thì cá Ngát cái có tuyến sinh dục phát triển, thường có bụng to hơn cá được. cá đực thường có cỡ nhỏ và thon dài hơn cá cái Trong tự nhiên, cá Ngát cái thành thục lần đầu khi đạt kích cỡ trung bình 33.7 cm, mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 2-8 dương lịch. (Shinha, 1981). Cá chỉ sinh sản một lần trong năm, tập trung cao điểm nhất là vào tháng 5 và 6 (Khan và ctv, 2002). Nhận định này cũng phù hợp với Nguyễn Bạch Loan, 2000, cá Ngát sinh sản vào mùa mưa và thường đẻ rộ vào tháng 5,6,7 hàng năm, cá Ngát nhỏ nhất có buồng trứng phát triển đến giai đoạn IV có chiều dài thân L = 35,5 cm, khối lượng W = 235 g, trúng cá Ngát có màu vàng nghệ, kích thước khá lớn (trung bình từ 6.5mm). Sức sinh sản của cá Ngát tương đối thấp, biến động từ 1.480-2.076 trứng/kg cá cái. Cá sinh sản vào mùa hè, khi đến mùa sinh sản thì con cái di chuyển đến những vùng nước nông và những con đực sẽ bơi theo và có kích thước nhỏ hơn con cái (Anglingdirectholidays.com, 2009). Cá Ngát con thường tập trung rất đông đúc, trong đó cá con của loài Plotosus lineatus thường tập trung thành hình tròn gần khoảng 100 cá thể. Khoa Thủy sản - ĐH Cần Thơ (www.mekongfish.net.gov) đã thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá Ngát con thành công vào năm 2007. Cá Ngát bố mẹ cho sinh sản có kích cỡ trung bình 1-1,5kg. Trứng cá sau khi thụ tinh có đường kính trung bình 6,5mm. Ấu trùng mới nở có chiều dài trung bình 10 mm. Sau 1 tuần ương, ấu trùng đạt 15,5 mm, sau 2 tuần ương đạt 21,1 mm và sau 3 tuần ương đạt trung bình 35,5 mm. Tên loài Đường kính Sức sinh sản tương Tên tác giả cá trứng (mm) đối (trứng/kg cá) Cá Ngát 6,3±0,3 1.487 – 2.069 Lê Thái Nguyên, 2008 Cá Leo 0,8-0,95 45.942 – 58.821 Phan Phương Loan, 2006 Cá Lăng 0,95–1,48 3.548 – 14.882 Ngô Vương Hiếu Tính, 2001 Bảng 2.1. So sánh đường kính trứng và sức sinh sản của cá Ngát với các loài cá Trơn khác. So sánh với các loài cá thuộc bộ cá Trơn thì đường kính trứng cá Ngát rất lớn và sức sinh sản của cá Ngát tương đối thấp hơn so với các loài cùng bộ. Loài Plotosus lineatus đẻ trứng dạng trứng chìm và ấu trùng thuộc sinh vật nổi (Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994). 8
  18. Để đánh giá về tiềm năng thương mại của các loài cá thì nguồn thông tin về sức sinh sản của cá được biên soại là rất cần thiết, sự hiểu biết về sức sinh sản giúp chúng ta có thể đánh giá sự phong phú của quần đàn cũng như là khả năng sinh sản của loài. Hiện nay chỉ có một vài công trình nghiên cứu về sức sinh sản của một vài loài cá ở Bangladesh như của Doha và Hai,1970; Shafi và Mustafa,1976; Das và ctv,1998. Và gần đây thì có Khan và ctv, 2002 nghiên cứu về sức sinh sản của cá Plotosus canius, vói hy vọng sao cho nghiên cứu này cung cấp một vài kiến thức nào đó tới nghề nuôi trong tương lai trong nuôi thâm canh và quản lý loài. 2.5. Sinh trưởng. Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng cơ thể. Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá (Nikolxki,1963, trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2004). Cá là loài động vật biến nhiệt nên cá càng nhiều tuổi thì kích thước và khối lượng ngày càng lớn. Từ khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài thì sự sinh trưởng của cá là một quá trình liên tục. Trong quá trình sinh trưởng, có sự liên hệ chặt chẽ giữa chiều dài L và khối lượng W, được thể hiện bằng công thức W = a.Lb; trong đó a và b là những hệ số tỷ lệ, thay đổi theo đặc trưng sinh trưởng của cá (Vinberg, 1968). Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Ngát được thể hiện qua phương trình: W = 0,0084x2,8514 ; R2=0,9921. Nhưng khi chiều dài cá L > 40 cm và khối lượng W > 300 g thì tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá không còn chặt chẽ nữa đều này xảy ra là do hầu hết cá đã thành thục và tham gia sinh sản (Nguyễn Bạch Loan, 2004). Điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật sinh trưởng của cá ngoài tự nhiên. Bởi vì, trước lúc cá đạt trạng thái thành thục lần đầu chủ yếu tăng nhanh về chiều dài, sau khi đạt trạng thái thành thục tối đa, sinh trưởng theo chiều dài giảm đi nhường chổ cho sự tăng trưởng về khối lượng (theo Mai Đình Yên và ctv, 1979) Theo kết quả khảo sát của Lê Thái Nguyên (2008) thì nhóm cá có chiều dài ≥ 20 cm chiếm ưu thế về số lượng, trong khi đó thì nhóm cá có chiều dài ≥ 70 cm thì rất ít gặp. Theo Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1998 thì cá Leo (Wallago attu) sinh trưởng nhanh về chiều dài trong giai đoạn đầu sau đó sinh trưởng nhanh về khối lượng khi cá đạt chiều dài 450 cm ( L0 = 30 cm ) tương ứng với cá khoảng 9
  19. 2 tuổi. Đối với cá Leo cái thường có khối lượng lớn hơn cá đực có cùng một chiều dài. Sự sai khác này thể hiện rõ khi cá càng lớn. 2.6. Tập tính dinh dưỡng. Phần lớn cá da trơn là các động vật ăn đáy, một vài loài là sinh sống ở tầng mặt. Thức ăn của các loài cá da trơn cũng phụ thuộc vào từng loài. Phần lớn có phần miệng có thể mở to và không có răng cửa; cá da trơn nói chung ăn uống theo kiểu bú hút hay nuốt hơn là theo kiểu cắn xé con mồi. Tuy nhiên, một vài họ, chẳng hạn Loricariidae và Astroblepidae, có miệng kiểu giác mút hướng xuống dưới, cho phép chúng bám chắc vào các vật thể trong dòng nước chảy nhanh. Cá da trơn cũng có hàm trên bị suy giảm để hỗ trợ râu. (Google, 2009). Ở giai đoạn cá con thức ăn của cá Trơn bao gồm: giáp xác nhỏ (chiếm 52%), Rotifer (chiếm 19%), Copepoda (chiếm 15%) và Phytoplankton (chiếm 8%). Ngày tuổi càng tăng tỉ lệ giáp xác nhỏ càng giảm trong khi Copepoda và giáp xác lớn càng tăng (theo Vachta, 1994, trích bởi Leng Bun Long, 2005). Ngoài ra tính ăn của cá Trơn cũng thay đổi theo kích thước của cơ thể, khi ở giai đoạn 1-3 ngày tuổi cá chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàng sau đó thì chuyển sang ăn thức ăn ngoài. Khả năng bắt mồi của cá Trơn trong giai đoạn này khá cao do chúng thuộc loại bắt mồi chủ động. Tuy nhiên cần phải duy trì mật độ thức ăn thích hợp và kích thước thức ăn vừa với miệng cá sẽ có kết quả tốt hơn (Leygendre et al, 1994, trích bởi Hội thảo nghiên cứu cá da trơn ở ĐBSCL, 1997) Thức ăn của loài cá Ngát thường là giáp xác, nhuyễn thể, giun và cá con (Fishbase, 2008). Theo kết quả nghiên cứu của Rainboth (1996) thì chỉ bắt gặp trong ống tiêu hóa của cá Ngát có 3 loại thức ăn là nhuyễn thể, giáp xác và cá con. Trong khi đó theo Nguyễn Bạch Loan, 2004 thì kết quả này có phong phú hơn, trong ống tiêu hóa có tới 8 loại thức ăn được tìm thấy: mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, cá con, giáp xác, thực vật thủy sinh, nhuyễn thể và giun và cá Ngát là loài ăn tạp thiên về động vật. 2.7. Bệnh học. Cá Trơn rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là giai đoạn còn nhỏ, chúng có thể nhiễm nhiều loại bệnh kể cả virus (Hội thảo nghiên cứu cá da trơn ở ĐBSCL, 1997). 10
  20. CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu 3.1.1. Mẫu vật. Mẫu cá Ngát dùng để nghiên cứu được thu mua từ ngư dân đánh bắt ở các thủy vực tự nhiên trên 3 điểm thuộc sông Tiền và sông Hậu, Việt Nam. Bên cạnh đó cũng sử dụng những mẫu cá Ngát được lưu trữ tại phòng thí nghiệm Nguồn lợi, Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 3.1.2. Hóa chất Formol công nghiệp, nước cất 3.1.3. Dụng cụ và vật tư Cân điện tử, thước đo Khai, cal nhựa, chai nhựa, thùng trữ lạnh Dao mỗ, pel, kéo giải phẩu Găng tay, khẩu trang Kính lúp, kính hiển vi. 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2008 – 06/2009 Địa điểm: hoạt động thu mẫu nghiên cứu của đề tài được triển khai tại 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang và Sóc Trăng (Hình 3.1) bao gồm: · Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ · Cửa Trần Đề, huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng. · Long Xuyên, Tỉnh An Giang 11
nguon tai.lieu . vn