Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN Bộ môn Sinh học và bệnh thủy sản ĐẶNG CHÍ CÔNG KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri VÀ Vibrio TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH CÓ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC (probiotic) Ở ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN Bộ môn Sinh học và bệnh thủy sản ĐẶNG CHÍ CÔNG KHẢO SÁT MẬT ĐỘ VI KHUẨN Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri VÀ Vibrio TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) THÂM CANH CÓ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC (probiotic) Ở ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  3. CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây nghề Nuôi trồng Thủy sản ở Việt Nam phát triển rất mạnh, sản lượng xuất khẩu không ngừng tăng lên, trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu thì cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng chiếm sản lượng cao nhất. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 640 nghìn tấn cá tra, basa các loại, đạt 1,453 tỉ USD, duy trì mức tăng trưởng 66% khối lượng và 48% giá trị so với năm 2007. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá tra nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do nuôi cá một cách tự phát chưa theo qui hoạch cụ thể, nuôi với mật độ ngày càng cao, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản chưa đảm bảo đã làm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt trong quá trình nuôi thì lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá, sự phân hủy các chất hữu cơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển như Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas, Vibrio …là tác nhân chính yếu gây ra bệnh xuất huyết, trắng da, bệnh gan thân mủ làm thiệt hại đáng kể đến năng suất ao nuôi (Từ Thanh Dung và ctv, 2003). Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho cá không còn được ứng dụng nhiều do dư lượng kháng sinh trong sản phẩm ngày càng cao, không đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu... Do vậy, một số đề tài đã nghiên cứu vai trò của các chế phẩm sinh học (probiotic) trong ao nuôi thủy sản bước đầu mang lại hiệu quả. Nghiên cứu của Vijayabaskar et al (2008) ứng dụng thành công các vi khuẩn có lợi mà cụ thể là nhóm vi khuẩn bacillus sp trong nuôi cá rô phi nhằm để hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra. Một nghiên cứu khác khi sử dụng CP Bio-dream trong bể ương ấu trùng tôm càng xanh cho thấy các yếu tố thủy lý, hóa trong môi trường nước bể ương như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, khí NH 3, đều tốt hơn so với ao đối chứng (Oanh et al., 2004). Qua đó việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản có ý nghĩa thực tiễn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản ở nước ta phát triển một cách bền vững (Nguyễn Phước Thành, 2007). Để hiểu rõ thêm quan hệ giữa các nhóm vi khuẩn gây bệnh với tình hình dịch bệnh và tỷ lệ sống của cá nuôi. Đề tài “Khảo sát mật độ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri và Vibrio trong môi trường nước nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) ở Đồng Tháp” được thực hiện. 1 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  4. 1.2. Mục tiêu Tìm hiểu mật số của một số giống loài vi khuẩn trong môi trường nước ao nuôi cá tra thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học và ao nuôi không sử dụng chế phẩm sinh học. 1.3. Nội dung − Phân tích mẫu nước ao nuôi cá tra thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học. − Phân tích mẫu nước ao nuôi cá tra thâm canh không sử dụng chế phẩm sinh học. 2 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  5. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) Cá tra phân bố chủ yếu lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và Thái lan. Ở Việt Nam, cá tra được nuôi thương phẩm nhiều ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh,...(Ferguson et al., 2001). Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ nhạt (nồng độ muối dưới 10‰), chịu đựng được nước phèn với pH > 4. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí nên chịu đựng được môi trường nước có nồng độ oxy hòa tan thấp. Do đó cá tra có thể nuôi trong các mô hình nuôi khác nhau ở mật độ cao hơn các loài thủy sản khác (Ali et al., 2005). Cá tra lớn nhanh trong ao nuôi. Sau 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1-1,2kg/con. Là loài cá ăn tạp, thích ăn mồi có nguồn gốc động vật, có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ các phụ phế phẩm cho đến các loại thức ăn viên công nghiệp hoặc tự chế theo công thức 70,2% cám : 29,8% cá tạp (Huỳnh Thị Tú và ctv, 2006). 2.2. Tình hình nuôi cá tra trong và ngoài nước 2.2.1. Trong nước Lợi dụng đặc tính cá tra có thể sống trong môi trường có oxy thấp và ăn được thức ăn công nghiệp mà người dân có thể nuôi cá tra với các mô hình khác nhau như nuôi trong ao, nuôi đăng quầng và nuôi bè ở mật độ cao tùy theo mô hình nuôi và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, bằng chứng là sản lượng tăng nhanh vượt bật trong 10 năm trở lại đây, tổng sản lượng của cá tra nuôi trong năm 2002 là 150.000 tấn thì đến năm 2005 là 500.000 tấn (Dương Nhật Long, 2006) và đến cuối năm 2006 tổng sản lượng cá tra toàn quốc lên đến khoảng 825.000 tấn (Hà Văn, 2007). Số liệu đã chứng minh rằng cá tra là đối tượng quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất nước và để phát triển một cách bền vững, Bộ Thủy sản đã đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi cá tra sạch. Bước đầu mang lại hiệu quả có ý nghĩa thực tiển và nghề nuôi cá tra hứa hẹn sự phát triển hơn nữa trong tương lai. 2.2.2. Ngoài nước Hiện nay, cá tra cũng là đối tượng nuôi kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Bangladesh... với nhiều mô hình nuôi khác nhau đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong số đó 3 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  6. Thái lan là quốc gia có sản lượng nuôi cá tra tương đối lớn đứng sau Việt Nam, còn ở Bangladesh với mô hình nuôi cá tra vùng nông thôn cho sản lượng từ 5,0- 8,5 tấn/ha/năm. Bangladesh ngày càng chú trọng hơn việc cải tiến mô hình nuôi nhằm đạt được sản lượng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao. Tuy nhiên, thì dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong quá trình nuôi và đặc biệt là các bệnh gan thận mủ, xuất huyết, trắng da trắng mang...do vi khuẩn gây ra. Đó là một trong số các nguyên nhân làm giảm về sản lượng và chất lượng của cá tra nuôi (Ahmed et al., 2007). 2.3. Một số bệnh thường gặp trên cá tra Song song với sự tăng sản lượng không ngừng thì tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra và ngày càng phức tạp hơn như bệnh do ký sinh trùng; bệnh đốm đỏ, bệnh trắng da, phù đầu phù mắt, bệnh gan thận mủ... do vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio gây ra. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Từ Thanh Dung, 2008). 2.4. Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas, Edwardsiella ictaluri, Pseudomonas và Vibrio trên động vật thủy sản 2.4.1. Vi khuẩn Aeromonas 2.4.1.1. Đặc điểm chung Aeromonas là vi khuẩn thuộc họ Vibrionaceae, là nhóm vi khuẩn gram âm, hình que có kích thước 0,3-1,0 x 1,0-4,0 µm, di động được nhờ roi ở cực thể. Phản ứng lên men và oxy hóa đường, oxidase, catalase dương tính và kháng với O/129 (Inglis et al., 1993). Aeromonas được tìm thấy trong nước các ao hồ nuôi và những ao ngoài tự nhiên (Swann et al., 1989). Vi khuẩn Aeromonas phát triển tốt trên môi trường thạch TSA (pH = 7,1-7,2) trong 24 giờ ở 28°C (Huys et al., 2003) và môi trường Aeromonas agar ở nhiệt độ 28-30°C, khuẩn lạc của một số loài có sắc tố màu vàng, kích thước cũng thay đổi theo loài (Moro et al., 1999). Riêng Aeromonas hydrophila trên môi trường Rimler-Shotts khuẩn lạc có màu vàng da cam, kích thước từ 2-3 mm (Inglis et al., 1993). 2.4.1.2. Phổ loài cảm nhiễm và dấu hiệu bệnh lý Theo nghiên cứu của Swann et al (1989) cho rằng vi khuẩn Aeromonas sống được ở môi trường ngọt, lợ, mặn vì thế chúng có thể gây ra bệnh trên một số loài cá nước ngọt, cũng như cá da trơn, cá biển và cả cá cảnh như bệnh nhiễm trùng máu (Motile Aeromonas Septicemia-MAS), bệnh lở loét (Ulcer Disease)... gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi thủy sản. 4 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  7. Đặc điểm bệnh do Aeromonas gây ra là làm cho động vật bị bệnh xuất huyết, hình thành các vết đỏ trên cơ thể, lở loét ở da và các vết loét này ngày càng lan rộng ra trên bề mặt da, các cơ quan hoặc ăn sâu vào bên trong cấu trúc mô. Tùy vào đối tượng nuôi, nhóm vi khuẩn gây bệnh và giai đoạn bệnh mà có những biểu hiện bệnh lý không giống nhau (Inglis et al., 1993). Theo Bergey (1974) bệnh đốm đỏ còn gọi là bệnh xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu, bệnh sởi…là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra (Trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2008). Aeromonas hydrophila được xem là đối tượng gây bệnh nguy hiểm cho các loài cá nước ngọt đặc biệt là cá tra. Thật vậy, theo nghiên cứu của Ferguson et al (2001) trên cá tra nuôi thâm canh trong ao tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những dấu hiệu xuất huyết, lồi mắt, gan tái nhạt do A. hydrophila gây ra (hình 2.1). Hình 2.1: Cá tra bệnh xuất huyết do vi khuẩn A. hydrophila (Nguồn: Crumlish, 2007) A. hydrophila là vi khuẩn gây bệnh có phổ loài cảm nhiễm rộng, gây bệnh trên các đối tượng nuôi khác nhau và ở các điều kiện khác nhau. Theo Nguyễn Chung (2008), A. hydrophila gây bệnh lở loét trên cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) tỷ lệ chết có thể lên đến 90% khi các điều kiện môi trường bất lợi cho vật nuôi. Ngoài ra, Bùi Quang Tề (2002) cho rằng A. hydrophila gây bệnh viêm ruột (đốm đỏ) trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) làm hoại tử ruột và vết loét ăn sâu vào cơ, tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Ngoài các loại cá nuôi kinh tế cao có giá trị xuất khẩu như cá tra, cá bống tượng, cá trắm cỏ thì A. hydrophila còn gây bệnh xuất huyết ở bụng và chân, quẹo cổ, mù mắt, chân bại liệt…trên ếch Thái Lan (Rana tigerina) (Trần Hồng Thủy, 2007) và một số đối tượng nuôi kinh tế khác như cá chép, cá mè, cá trôi, cá tai tượng nuôi trong ao; cá mè nuôi bè; kể cả giáp xác như bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh ở Việt Nam (Đỗ Thị Hòa và ctv, 2005), cá rô phi đỏ (Oreochomis niloticus), cá nheo mỹ (Ictalurus punctatus)... A. hydrophila là một trong số các 5 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  8. tác nhân cơ hội, nhưng đóng vai trò rất quan trọng gây ra hội chứng lở loét (Epizootic Ulcerative Symdrome- EUS) trên cá lóc (Channa striata). Năm 2002, khi Řehulka nghiên cứu về tác nhân gây bệnh lở loét trên da cá hồi (Oncorhynchus mykiss) đã phân lập được vi khuẩn Aeromonas sobria và Aeromonas caviae trên các mẫu cá bệnh với các triệu chứng lở loét ở da, lồi mắt, bụng đầy dịch, bong bóng hơi và gan bị xuất huyết nghiêm trọng. Còn theo Bùi Quang Tề (2002) khi phân lập mẫu bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ cũng thấy sự hiện diện của Aeromonas caviae với tỷ lệ 25% trong số các loài vi khuẩn gây bệnh thuộc giống Aeromonas. Ngoài các tác nhân Aeromonas spp kết hợp với Aeromonas punctala gây bệnh xuất huyết ở cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) gây tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ (Nguyễn Chung, 2008). Trong ao nuôi khi môi trường nước gặp bất lợi như chất lượng nước xấu, hàm lượng oxy thấp, hàm lượng CO2 và NO2 cao sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển và tăng độc lực của nhóm vi khuẩn Aeromonas gây bệnh cho cá nuôi (Swann et al., 1989). 2.4.2. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 2.4.2.1. Đặc điểm chung Edwardsiella ictaluri là vi khuẩn gram âm, que ngắn, kích thước khoảng 0,75x1,5µm, thuộc nhóm Enterobacteriaceae di động yếu ở 25°C, không di động ở 35°C. Catalase dương tính, âm tính với oxidase và indole. Không sinh H2S nhưng có khả năng lên men đường glucose, sinh gas ở 20-30°C nhưng ở 37°C thì không có hiện tượng sinh gas (Keskin et al., 2002; Hawke et al., 1981 trích dẫn bởi Inglis et al., 1993). Theo Shotts et al (1990) thì Edwardsiella ictaluri phát triển tốt trên môi trường chọn lọc Edwardsiella ictaluri medium (EIM) (pH=7,0-7,2) sau 48 giờ ở nhiệt độ 28-30°C. Khuẩn lạc có dạng nhỏ li ti, không trong suốt, có kích thước 0,5-1,0 mm. Còn theo Crumlish et al (2002), khi phân lập vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra ở Việt Nam bằng môi trường TSA sau 48 giờ ở 28°C cho thấy khuẩn lạc có dạng pinpoint (nhỏ li ti) có rìa xung quanh, màu trắng nhạt, kích thước từ 0,11-0,17 mm. Phát triển rất yếu trong môi trường thạch ở 37°C (Keskin et al., 2002). Theo Plumb (1999), Edwardsiella ictaluri tồn tại nhiều trong môi trường nước (ao nuôi, hồ) và trong lớp bùn đáy ao. Tuy nhiên, còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện nhiệt độ của môi trường nước, khi nhiệt độ nước ở 5°C thì vi khuẩn có thể tồn tại trong ao khoảng 15 ngày nhưng ở 25°C thời gian tồn tại của chúng trong 6 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  9. nước chỉ trong khoảng 10 ngày. Còn khi ở trong lớp bùn đáy ao thì Edwardsiella ictaluri có thể tồn tại 15 ngày ở 5°C, 45 ngày ở 18°C và ở 25°C có thể sống 95 ngày (Trích dẫn bởi Huỳnh Thị Phượng Quyên, 2008). 2.4.2.2. Phổ loài cảm nhiễm và dấu hiệu bệnh lý Edwardsiella ictaluri lần đầu tiên được phân lập bởi Hawke (1979) trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus), sau đó Austin & Austin (1987) phát hiện Edwardsiella ictaluri gây bệnh nhiễm trùng máu (enteric septicemia of catfish- ESC) cấp tính cũng ở đối tượng cá nheo Mỹ (Plumb et al., 1995). Tuy nhiên, khả năng gây hại của Edwardsiella ictaluri trên cá nheo Mỹ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước, ở 18°C gây chết 10% nhưng ở 25°C tỷ lệ tử vong lên đến 77%, trái lại ở 30°C chỉ là 23%. Trên cá nheo Mỹ, Edwardsiella ictaluri gây ra các dấu hiệu bệnh lý như bên ngoài có hiện tượng xuất huyết trên da ở thân, mang, bụng và hàm dưới, những tổn thương màu đỏ xuất hiện trên da, lan rộng ra ở các giai đoạn sau của bệnh, phòng mang, lồi mắt, bệnh mãn tính vết loét mở rộng ra các cơ quan ở phần đầu giữa 2 mắt gây tỷ lệ tử vong cao (Plumb et al., 1995). Bên cạnh cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) thì Edwardsiella ictaluri cũng gây bệnh trên một số loài cá cùng giống như cá bông lao (I. furcatus), cá sọc ngựa lam (Danio devario),...và cá trê trắng (Clarias batrachus) gây thiệt hại lớn về kinh tế trong nghề nuôi cá công nghiệp ở Mỹ (Keskin et al., 2002). Ở Việt Nam bệnh mủ gan do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra xuất hiện đầu tiên vào năm 1998 trên cá tra nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long có tên là BNP (bacillary necrosis of pangasius) (Ferguson et al., 2001). Theo Từ Thanh Dung và ctv (2003) vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trắng gan ở cá tra bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra, nhưng gây thiệt hại lớn nhất ở giai đoạn cá cỡ 300-500 g với các dấu hiệu bệnh lý như cá gầy yếu, bơi lờ đờ, có hiện tượng xuất huyết dưới da và hậu môn. Bên trong nội quan xuất hiện những đốm trắng đường kính 1-3 mm ở gan, thận, tùy tạng và có hiện tượng nhũn thận (hình 2.2). Đây là một bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra khoảng (61%) tuy không cao hơn nhiều so với các bệnh khác như bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ (68,3%), bệnh phù đầu (51,2%) nhưng tỷ lệ chết cao nhất lên đến 90% (Trần Anh Dũng, 2005). Hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long bệnh gan thận mủ xuất hiện hầu như quanh năm, các yếu tố gây sốc cho động vật thủy sản là điều kiện cho vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phát triển. 7 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  10. Hình 2.2. Cá tra bệnh mủ gan: các đốm trắng trên gan, thân và tùy tạng ( ) (Nguồn: Từ Thanh Dung, 2003) Theo Keskin et al (2002) đã phân lập được Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) ở Thổ Nhĩ Kỳ với những đặc điểm hình thái sinh lý và sinh hóa tương tự nghiên cứu của Từ Thanh Dung và ctv (2003) và Plumb et al (2005). 2.4.3. Vi khuẩn Pseudomonas 2.4.3.1. Đặc điểm chung Inglis et al (1993) cho biết giống Pseudomonas thuộc họ Pseudomonadaceae là vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi cong, có kích thước 0,5-1,0 x 1,5- 5,0 µm. Di động mạnh bằng một hay nhiều tiên mao, oxidase dương tính, nhưng âm tính với vi khuẩn dạng que thẳng. Có thể tạo ra các sắc tố màu vàng-xanh hay xanh nhạt, không lên men trong môi trường O/F. Pseudomonas là vi khuẩn rộng nhiệt có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ thay đổi từ 4-43°C. Chúng có khả năng thích ứng rộng, có thể tồn tại được trong nước lẫn bùn ngoài tự nhiên cũng như trong ao nuôi và đôi khi được tìm thấy trong các khỏe. Có thể gây bệnh trên động vật, thực vật và cả người. Vi khuẩn Pseudomonas phát triển tốt trên môi trường Pseudomonas isolation agar trong 18-48 giờ ở 33-37°C. 2.4.3.2. Phổ loài cảm nhiễm và dấu hiệu bệnh lý Ba loài gây bệnh chủ yếu ở động vật thủy sản là Pseudomonas fluoresens phân bố chủ yếu ở nước ngọt, P. chlororaphis, P. anguilliseptica phân bố chủ yếu ở vùng biển (Inglis et al., 1993). Theo Nguyễn Chung (2008) bổ sung thêm các loài Pseudomonas spp, P. aeroginosa, P. dermoalba,…cũng gây bệnh trên một số đối tượng cá nuôi ở Việt Nam. Wakababayshi & Egusa (1972) cho rằng Pseudomonas là tác nhân cơ hội, đặc thù trong hầu hết các thủy vực tự nhiên, gây bệnh trên nhiều đối tượng nuôi trong thủy sản. Bằng chứng là bệnh đốm đỏ (Red spot disease) trên cá chình 8 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  11. Nhật Bản, giáp xác,… Sau khi phân lập chủ yếu là do P. anguilliseptica, P. fluorescens, P. aeroginosa và P. chlororaphis gây ra (Trích dẫn bởi Từ Thanh Dung, 2008) Thông tin từ http://www.cuulongfeed.com cho rằng trong quá trình nuôi cá tra và cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên xuất hiện một số bệnh như bệnh đốm đỏ do Pseudomonas fluorescens, P. anguilliseptica, P. chlororaphis gây ra hiện tượng xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng, bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn. Và bệnh nhiễm khuẩn huyết bởi Pseudomonas spp thường xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da, vẩy để phá hủy tổ chức mô, các chức năng trong cơ thể, có thể gây chết đến 70-80%. Các tác nhân này tăng thêm độc lực trong môi trường bất lợi cho vật nuôi như nhiệt độ biến động mạnh, oxy hòa tan thấp, chất hữu cơ hòa tan cao. P. fluorescens thường gây bệnh nhiễm trùng máu trên cá mè trắng (Hypophthalmychthys molitrix) dấu hiệu ban đầu là xuất hiện những tổn thương bên ngoài cơ thể, ở các giai đoạn sau những tổn thương này biến đổi càng phức tạp hơn. Ngoài ra, P. fluorescens còn gây bệnh lở loét trên cá hồi, với các tác nhân khác gây ra tỷ lệ chết cao (Từ Thanh Dung, 2008). Theo Nguyễn Chung (2008) thì loài Pseudomonas dermoalba gây ra bệnh trắng đuôi và bệnh mất nhớt trên cá kèo nuôi ao thương phẩm gây thiệt hại lớn ở các giai đoạn nuôi. 2.4.4. Vi khuẩn Vibrio 2.4.4.1. Đặc điểm chung Vibrio là vi khuẩn gram âm, dạng que hoặc cong (phẩy khuẩn), có kích thước tương đương với kích thước của giống Aeromonas vì Vibrio cũng thuộc họ Vibrionaceae. Di động, oxidase dương tính, lên men đường glucose, nhạy với O/129 (10µg và 150µg) (Inglis et al., 1993). Vi khuẩn được tìm thấy nhiều ở môi trường nước lợ và biển. Ion Na+ sẽ kích thích nhóm vi khuẩn này tăng trưởng nhanh và là tác nhân chính gây bệnh ở cá, tôm nước lợ hoặc ở biển (Reed et al., 1996). Nhóm vi khuẩn Vibrio phát tiển tốt trên môi trường TCBS agar sau 18-24 giờ ở 35°C khuẩn lạc màu vàng hay xanh, kích thước khuẩn lạc thay đổi tùy theo loài như Vibrio metschnikovii, V. alginolyticus, V. parahaemolyticus có kích thước từ 3-5 mm, còn các vi khuẩn V. fluvialis, V. vulnificus, V. mimicus hoặc V. cholerae khuẩn lạc có kích thước từ 2-3 mm (Health Protection Agency, 2004). 9 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  12. 2.4.4.2. Phổ loài cảm nhiễm và dấu hiệu bệnh lý Theo báo cáo của Nguyễn Hoàng Nam Kha (2006) nhóm vi khuẩn Vibrio thường cộng sinh trên cá tra nuôi với tỷ lệ khá cao, chiếm 16% tổng số vi khuẩn phân lập được trên mang và ruột cá. Tuy nhiên, trong môi trường nước thì mật số của nhóm vi khuẩn này là rất thấp. Austin & Austin (1993) đã phân lập ra 7 loài Vibrio trên cá bệnh bao gồm: V. alginolitycus, V. anguillarum, V. carchariae, V. cholerae, V. damsela, V. ordalii và V. vulnificus (Trích dẫn bởi Oanh, 1999). Theo Reed et al (1996) phát hiện ra một số loài gây bệnh chính trên động vật thủy sản như: Vibrio salmonicida gây bệnh ở cá hồi loài này phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 15°C. Còn V. anguillarum là tác nhân gây bệnh trên cá nước lợ và cá biển (Demircan et al., 2005) và cũng tác giả này cho biết rằng V. anguillarum gây bệnh trên một số loài cá khác như cá hồi (Salmon), cá tuyết (Cod), cá bơn (Halibut), và cá chình Nhật Bản với các dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết ở phần đầu, quanh mắt, vùng hậu môn, ruột và gan sau đó lan rộng đến tỳ tạng, có dịch màu trắng ở ruột... V. anguillarum phát triển tốt trên môi trường đặc trưng TCBS agar và môi trường TSA (+ 2% NaCl) trong 24 giờ ở 24°C. V. ordalli được tìm thấy và gây bệnh chủ yếu trên các loài cá nước ngọt, phát triển tốt ở 37°C (Từ Thanh Dung, 2008). Theo Từ Thanh Dung và ctv (2005) bệnh phát sáng trên tôm sú giai đoạn trứng, ấu trùng và tôm giống gây chết nhanh và hàng loạt, từ 80-100%. Tôm nhiễm bệnh thân có màu trắng đục, quan sát vào ban đêm thấy có hiện tượng phát sáng trong bể ương là do V. harveyi gây ra. V. harveyi là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở các loài tôm biển và tôm càng xanh, V. harveyi phát triển mạnh trong môi trường có độ mặn từ 20-30‰ , mật độ vi khuẩn giảm rõ rệt khi ở môi trường có nồng độ muối từ 5-7‰ (Pass et al., 1987 trích dẫn bởi Oanh, 1999). Ở Việt Nam đã phân lập được các loài Vibrio alginolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. cholerae, V. mimicus trên cá, tôm nhiễm bệnh (Oanh et al., 1999). 2.5. Sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) trong nuôi trồng thủy sản 2.5.1. Sơ lược về probiotic “Probiotic là hỗn hợp bổ sung có bản chất vi sinh vật sống có tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện hệ vi sinh liên kết với vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường, nhờ cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhờ vào sự tăng khả năng đề kháng của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng của môi trường sống” (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007). 10 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  13. Probiotic bao gồm những vi khuẩn có lợi (vi sinh vật hữu ích) và trong thủy sản hầu hết những sinh vật này là vi khuẩn lactic acid (Lactobacillus plantarum, L. acidophillus, L. casei, L. rhamnosus, L. bulgaricus; Carnobacterium…), giống Vibrio (Vibrio alginolyticus), giống Bacillus (B. subtilis, B. licheniformis, B. megaterium, B. polymyxa,…), Actinomycetes, Nitrobacteria, Denitrifying, Bifidobacterium… được áp dụng trong các bể ương nuôi, trong ao để hạn chế sự nhiễm bệnh đối với các vi khuẩn gây bệnh (Xiang-Hong et al., 1998; Lê Đình Duẩn và ctv, 2007). Cũng theo nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007) thì một số thành phần khác cũng được tìm thấy trong probiotic đó là tập hợp các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu và chất khoáng. Ngoài ra, trong các chế phẩm sinh học giúp xử lý nước và nền đáy ao thường bổ sung thêm các chủng nấm sợi và xạ khuẩn (thuộc nhóm Aspergillus, Streptomyses...). Theo Nair et al (1985) thì vi khuẩn lactic acid và một số nhóm vi khuẩn khác có khả năng tiết ra chất ức chế vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas hydrophila và Vibrio parahaemolyticus (Trích dẫn bởi Xiang-Hong et al., 1998). Sử dụng các nhóm vi khuẩn có lợi phân lập từ ruột cá bơn (Scophthalmus maximus) trong ao nuôi có thể kiềm hãm vi khuẩn V. anguillarum gây bệnh (Olsson et al., 1992). Điều này chứng tỏ nhóm vi khuẩn có lợi đã cạnh tranh có hiệu quả với nhóm vi khuẩn gây bệnh (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007). Nghiên cứu của Xiang-Hong et al (1998) cho biết một số vi khuẩn có lợi có thể kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tảo. Tác giả còn cho biết thêm những vi khuẩn có lợi trong nước sẽ loại trừ nhanh NH3, H2S, vật chất hữu cơ có hại. Ngoài ra, chúng còn có thể cân bằng pH trong ao nuôi. Cải thiện chất lượng nước là một trong những vai trò quan trọng của vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản. Vì thế, Verschuere (2000) đã nghiên cứu và công bố vi khuẩn Bacillus sp đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng nước, do vi khuẩn này đạt hiệu quả cao trong việc chuyển đổi vật chất hữu cơ thành CO2. Do vậy, Bacillus sp giảm tích lũy chất hữu cơ và các chất hòa tan (Trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007). Cũng theo nghiên cứu của Xiang-Hong et al (1998) thì nhóm vi khuẩn có lợi này bao gồm các cơ chế tác động như: có thể ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây bệnh hoặc sản sinh ra các chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh; cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của động vật nuôi; cung cấp một số enzyme cần thiết làm nâng cao khả năng tiêu hóa của vật nuôi; và cuối cùng là các nhóm vi khuẩn có lợi này có thể hấp thu hoặc đẩy 11 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  14. mạnh quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, các chất gây độc trong môi trường nước làm cải thiện chất lượng môi trường nước. 2.5.2. Tình hình sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng probiotic trong nuôi trồng thủy sản sẽ hạn chế dùng một lượng lớn chất kháng sinh và hóa chất vào ao nuôi thủy sản. Đặc biệt là hạn chế đáng kể khả năng gây bệnh của một số loại vi khuẩn có hại trên đối tượng nuôi và đây là biện pháp tăng hiệu quả sản xuất có ý nghĩa thực tiễn (Xiang-Hong et al., 1998). Nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv (2007) về nuôi thử nghiệm tôm sú bằng chế phẩm sinh học cho kết quả rất khả quan, các chế phẩm sinh học không những làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ, làm sạch, và ổn định môi trường nước mà còn tăng năng suất gấp gần 2 lần so với đối chứng. Một số nghiên cứu khác về việc ứng dụng các chế phẩm sịnh học vào trong nuôi thủy sản cho kết quả rất khả quan, vừa có thể cải thiện chất lượng nước, giảm lượng dùng kháng sinh, giảm mầm bệnh trong ao mà còn có thể nâng cao năng suất nuôi và chất lượng của sản phẩm (Xiang-Hong et al., 1998). Năm 1992, Nogami et al nghiên cứu và báo cáo rằng trong môi trường nước có độ mặn tương đối cao thì các nhóm vi khuẩn có lợi cũng có thể làm tăng tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cua, ngăn chặn sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây bệnh khác như nhóm Vibrio spp. Nhưng lại ít tác động đến các quá trình sinh trưởng của thực vật phù du. Tiếp sau đó nghiên cứu của Austin et al (1995) cho thấy vi khuẩn Vibrio alginolyticus không là nguyên nhân gây hại cho cá hồi mà ngược lại Vibrio alginolyticus còn có khả năng ngăn chặn khả năng gây bệnh của các nhóm vi khuẩn như V. ordalii, V. anguillarum, A. salmonicida và Y. ruckeri. Đây là những nghiên cứu quan trọng có ý nghĩa thực tiễn và làm tiền đề để nâng cao vai trò của các nhóm vi sinh vật có lợi trong môi trường nuôi thủy sản, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất. Dù Probiotic là rất quan trọng trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, việc sử dụng chế phẩm sinh học còn phụ thuộc vào sự am hiểu về bản chất của các vi sinh vật có ích và sinh học của đối tượng vật nuôi (Balcázar et al., 2006). 2.5.3. Một số sản phẩm sinh học dùng trong nuôi thủy sản Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vi sinh dùng trong nuôi thủy sản, một số vi sinh vật thường được ứng dụng trong các sản phẩm vi sinh như: Bacillus subtilis, Acinetobacter radioresistens, Lactobacillus acidophilus, Nitrosomonas spp, Lactobacillus bifidobacterium... và một số hóa chất hoặc enzyme khác. 12 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  15. Cellulaza bao gồm các thành phần như cellulase, cellulobiase, hemicellulase… giúp phân hủy nhanh các chất mùn bã hữu cơ, xác tảo chết, làm sạch đáy ao, làm trong nước khử mùi hôi... Liều lượng 1kg/7500-10.000m 2. Soid-pro có thành phần từ các vi khuẩn sống như: Bacillus subtilis, Acinetobacter radioresistens, Rhodococcus chlorophenolicus, Marinetobacter hydrocarbonoclasticus... giúp khử các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng; phân hủy nhanh các khí độc hại; phục hồi đáy ao cũ; phục hồi sự phát triển của vi sinh vật trong ao nuôi. Liều lượng 1-2 kg/5.000 m2. Sử dụng chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị ao và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi. Pond-clear được cấu thành từ các chủng vi khuẩn như Nitrobacter spp, Nitrosomonas spp, Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus. Giúp phân hủy nhanh các chất thải hữu cơ từ thức ăn thừa, phân tôm và rong tảo chết; giải phóng và chuyển hoá các chất độc hại. Định kỳ 5-7 ngày/lần ở giữa đến cuối giai đoạn nuôi, với 1 kg/5000 m3. Lactobacillus feed gồm các vi khuẩn như Lactobacillus acidophilu, L. lactic, L. bifidobacterium,… Dùng để bổ sung vi khuẩn sống vào đường ruột, giúp hổ trợ tiêu hóa và phòng ngừa bệnh đường ruột. Sử dụng1-2 lần/ngày với liều lượng 1 kg/1-2 tấn thức ăn. Enzyme feed bao gồm protease, cellulase, lipase, xylanase… Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Liều lượng 1 kg/1-2 tấn thức ăn, 1-2 lần/ngày. Sử dụng trong giai đoạn cá từ 200-300 g đến thu hoạch. Beta glucan 40 có thành phần từ 1-3,1-6 Beta-glucan 40%, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên, tăng cường tác dụng điều trị của thuốc. Sử dụng suốt trong các giai đoạn nuôi từ 1-2 lần/ngày với liều lượng 1 kg/1-2 tấn thức ăn. Microcin có thành phần từ 3-Hydroxypropionaldehyde chiết suất lên men từ vi khuẩn Lactobacillus sp. Giúp phòng một số bệnh do vi khuẩn như bệnh đốm đỏ, viêm ruột, đốm trắng. Liều lượng 10-20 ml/1 kg thức ăn, 2 lần/ngày, dùng 3 lần/tuần. 13 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  16. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu − Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/07/2008 đến 28/02/2009. − Địa điểm nghiên cứu: phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học và bệnh thủy sản- Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ. 3.2. Vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Dụng cụ − Ống nghiệm, đĩa petri thủy tinh, cốc thủy tinh. − Que cấy, que trãi thủy tinh. − Chai chịu nhiệt 100 ml, 250 ml, 500 ml. − Micropipet 1 ml, hộp đầu col, ống eppendorf, cá từ. − Đèn cồn, bình xịt cồn. − Hột quẹt, lame, lamell, viết lông dầu,… 3.2.2. Thiết bị − Cân điện tử, máy khuấy từ, nồi khử trùng áp suất (autoclave), kính hiển vi. − Tủ sấy khô, tủ cấy vi khuẩn, tủ lạnh, tủ ấm, tủ đông. 3.2.3. Hóa chất và môi trường − Cồn 99°, cồn 96°, NaCl. − Môi trường Aeromonas medium base và ampicillin. − Môi trường Edwardsiella ictaluri medium (EIM). − Môi trường Pseudomonas isolation agar (PIA) và glycerol. − Môi trường thiosulfate citrate bile salt sucrose agar (TCBS agar). 3.2.4. Chế phẩm sinh học Các chế phẩm sinh học sử dụng trong ao nuôi là sản phẩm của công ty TNHH công nghệ sinh học dược NANOGEN sản xuất bao gồm: − Pond-clear, Soil-pro: nhằm xử lý nước, phân hủy nhanh các khí độc hại, cung cấp vi sinh vật có lợi (Nitrobacter spp, Nitrosomonas spp, Bacillus subtilis ) vào môi trường ao nuôi. 14 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  17. − Lactobacillus feed, Enzyme feed: tăng cường hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa cho cá tra nuôi − Beta glucan 40: sử dụng nhằm mục đích tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, nâng cao tính mẫn cảm đối với mầm bệnh. − Microcin: trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra trên cá tra nuôi. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Dựa theo phương pháp định lượng vi khuẩn tổng số trong nước của Huys (2002). 3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và môi trường Chuẩn bị nước muối sinh lý 0,85% (9 ml/ống nghiệm), chai chịu nhiệt 500 ml, hộp đầu col, ống eppendorf 2,5 ml. Tất cả phải được tiệt trùng bằng nồi khử trùng áp suất trước khi sử dụng (phụ lục 1). Chuẩn bị môi trường thạch đặc trưng Aeromonas medium base, Edwardsiella ictaluri medium (EIM), Pseudomonas isolation agar (PIA), thiosulfate citrate bile salt sucrose agar (TCBS agar); môi trường triptone soya agar (TSA); môi trường nutrient broth (NB) (5ml/ ống nghiệm) vô trùng (phụ lục 1). Chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất cần thiết khác trước khi phân tích mẫu như micropipet, bình xịt cồn, đèn cồn, que trãi,… 3.3.2. Thu mẫu Mẫu nước được thu từ 2 ao nuôi cá tra thâm canh ở Đồng Tháp. Một ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học, ao còn lại không sử dụng chế phẩm sinh học (đối chứng). Chu kỳ thu mẫu là 1 tuần/lần, thu mẫu liên tục trong 6 tháng nuôi kể từ ngày thứ 3 sau khi thả giống. Mẫu nước được thu trong 5 chai nút mài trắng (đã tiệt trùng) tại 5 điểm cho mỗi ao, ở độ sâu cách mặt nước khoảng 50 cm. Mẫu được giữ lạnh trong suốt thời gian chuyển về phòng thí nghiệm và được phân tích trong vòng 3-5 giờ. 3.3.3. Phân tích mẫu Chuyển mẫu nước về nhiệt độ phòng. Sau đó cho mẫu nước từ 5 chai nút mài của mỗi ao vào chai 500 ml (đã tiệt trùng), trộn đều. Pha loãng mẫu nước: Dùng pipet chuyển 1 ml từ chai 500 ml vào ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý thứ nhất (nồng độ 10-1). Sau đó trộn đều dung dich vi khuẩn trong ống nghiệm. Sử dụng pipet với đầu col khác chuyển 1 ml dung dịch từ ống nghiệm thứ nhất sang ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý thứ hai (nồng độ 10-2) và trộn đều dung dich vi khuẩn trong ống nghiệm. Lần lượt pha loãng sang các nồng độ kế tiếp. 15 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  18. Từ mẫu nước ban đầu trong chai 500 ml và các nồng độ pha loãng trong ống nghiệm của mỗi ao, dùng micropipet hút 0,1 ml cho vào mỗi đĩa petri chứa môi trường thạch đặc trưng đã chuẩn bị sẵn, sau đó dùng que trãi thủy tinh trãi đều dung dịch mẫu trên bề mặt môi trường thạch, đánh dấu nồng độ pha loãng trên mỗi đĩa và đem ủ trong tủ ấm, ở nhiệt độ 28-32°C. Lặp lại 2 lần cho mỗi nồng độ pha loãng. Sau 18-24 giờ đọc kết quả, đếm và ghi nhận các đặc điểm hình thái của các loại khuẩn lạc mọc trên môi trường Aeromonas agar, Pseudomonas agar, TCBS agar ở các nồng độ pha loãng khác nhau. Riêng môi trường EIM agar sau 36- 48 giờ mới có thể đọc được kết quả. 3.3.4. Xử lý số liệu Chọn đĩa cấy có tổng số khuẩn lạc thích hợp nằm trong khoảng 20-200 khuẩn lạc/đĩa để tính mật độ từng nhóm vi khuẩn trong môi trường nước. Cách tính mật độ vi khuẩn trong môi trường nước (CFU/ml) = Số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10 Trong đó: CFU (Colony Forming Units): đơn vị hình thành khuẩn lạc. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft office Excel 2003. 16 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  19. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sử dụng chế phẩm sinh học và biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi 4.1.1. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi Trong suốt quá trình nuôi, từ tháng 07/2008 đến 01/2009 các chế phẩm sinh học (CPSH) được sử dụng chủ yếu trong ao nuôi cá tra là Soil-pro, Pond-clear, Lactobacillus feed, Beta-glucan 40, Microcin. Các sản phẩm sinh học được sử dụng với mục đích làm phân huỷ nhanh các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, tăng cường hệ vi sinh có ích trong môi trường nước, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên cho cá nuôi. Sử dụng các sản phẩm trên với liều lượng tùy thuộc vào sức khoẻ của cá nuôi và tình trạng môi trường ao nuôi. Theo khuyến cáo của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Nanogen khi sử Pond-clear với liều lượng 1 kg/5000 m3 giúp phân hủy tốt các chất thải hữu cơ, loại trừ các khí độc, đặc biệt là hạn chế mật số vi khuẩn gây hại trong ao nuôi. Kết quả sau 6 tháng nuôi cho thấy ở ao nuôi có sử dụng CPSH thì mật số vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella ictaluri nhìn chung thấp hơn so với ao đối chứng (Bảng 3.3). 4.1.2. Sự biến động tỷ lệ chết trong ao nuôi Trong cả hai mô hình nuôi các thông số về diện tích, độ sâu, mật độ thả… hoàn toàn giống nhau (Bảng 3.1), nhằm đánh giá sự tác động của các nhóm vi sinh vật hữu ích đến môi trường nuôi. Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật của hai mô hình nuôi Thông số Ao nuôi đối chứng Ao nuôi sử dụng CPSH Diện tích (m2) 6000 6000 Độ sâu mật nước (m) 3,5 3,5 Mật độ nuôi (con/m2) 60 60 Kích cỡ con giống (cm) 1,7 1,7 Trong suốt quá trình nuôi ở hai mô hình cho ăn thức ăn công nghiệp giống nhau, hàm lượng đạm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cá nuôi. Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ chết ở hai mô hình là không giống nhau, ao nuôi đối chứng có tỷ lệ chết cao hơn so với ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học. Sự chênh lệch về tỷ lệ chết giữa các tháng ở hai mô hình nuôi nhìn chung cũng không giống nhau và không theo qui luật nhất định. Nguyên nhân là do sự biến động của các yếu tố môi trường, sự biến động của mật số vi khuẩn và tình hình sức khoẻ của vật nuôi. Theo khảo sát của Nguyễn Tấn Duy Phong (2008) thì tỷ lệ sống của cá tra có mối tương quan nghịch với mật độ thả nuôi. Tức là, mật độ 17 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
  20. nuôi càng cao thì tỷ lệ sống của cá tra càng thấp: mật độ dưới 30 con/m2 tỷ lệ sống trung bình khoảng 80,7 ± 11,6%; từ 30-70 con/m2 là 75,1 ± 11,9%; tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 69,4 ± 13,4% khi thả nuôi với mật độ lớn hơn 70 con/m2. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát được ở ao nuôi đối chứng, còn ở ao nuôi có sử dụng CPSH thì cá tra có tỷ lệ sống cao hơn mức trung bình của nghiên cứu trên. Theo nghiên cứu của Châu Hồng Thúy (2008) cho biết trong nuôi cá tra thâm canh thì tỷ lệ sống của cá bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, chất lượng con giống, kích cỡ giống, mật độ thả và dịch bệnh gây ra. Trong đó, kích cỡ cá giống cũng là nguyên nhân đáng quan tâm và gây hao hụt cá nhiều trong quá trình nuôi. Bảng 3.2 Số lượng và tỷ lệ chết của cá sau 6 tháng nuôi ở hai mô hình Ao đối chứng Ao sử dụng CPSH Thời gian nuôi Số lượng cá chết Tỷ lệ chết Số lượng cá chết Tỷ lệ chết (con/tháng) (%) (con/tháng) (%) Tháng thứ 1 24.857 6,90 22.414 6,23 Tháng thứ 2 224 0,06 454 0,13 Tháng thứ 3 584 0,16 17.108 4,75 Tháng thứ 4 1.366 0,38 1.324 0,37 Tháng thứ 5 28.444 7,90 2.857 0,79 Cuối tháng thứ 6 29.519 8,20 2.800 0,78 Tổng 84.994 23,6 46.957 13,0 Ao nuôi đối chứng Tỷ lệ chết tổng cộng sau hơn 5 tháng nuôi là 23,6% nhưng không đồng nhất giữa các tháng nuôi, cao nhất vào 2 giai đoạn tháng thứ nhất và tháng thứ 5 đến cuối tháng thứ 6. Nguyên nhân về tỷ lệ chết của hai giai đoạn trên cũng khác nhau: Tháng thứ nhất: do phương pháp thuần hóa cá chưa thật sự tốt, thả giống vào lúc môi trường có nhiệt độ cao (10 giờ 30 phút), cũng có thể là do môi trường chưa ổn định nên cá dễ bị sốc với môi trường mới. Vì vậy, để phòng tránh sự hao hụt cá nuôi trong giai đoạn đầu, thì sau khi vận chuyển cá giống về ao nuôi cần thuần hóa tốt để hạn chế cá hao hụt do sốc môi trường. Kết quả của Châu Hồng Thúy (2008) khảo sát được có đến 95% số hộ cho rằng nguyên nhân làm cá hao hụt là do nguồn nước bị ô nhiễm, con giống không đảm bảo chất lượng nên khi vừa mới thả giống cá bị sốc môi trường gây hao hụt. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 (đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 dương lịch): cá nuôi có tỷ lệ chết khá cao (7,9-8,2%), nguyên nhân là do cá nuôi bị nhiễm bệnh vi khuẩn vì trong giai đoạn này mật số vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, 18 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com
nguon tai.lieu . vn