Xem mẫu

  1.                                        ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN                                 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM                                                                                                    LÊ NGỌC LONG                                                   Tên đề tài:                 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG THẢO DƯỢC                                              TỪ CÂY LẠC TIÊN           KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC                              Hệ đào tạo: Chính quy                             Chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm                              Lớp : K48 ­ CNTP                             Khoa: Công Nghệ Sinh Học – Công Nghệ Thực Phẩm                              Khóa học: 2016 – 2020
  2.                                           Thái Nguyên – năm 2020                                       ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN                                 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM                                                                                                                                                                                LÊ NGỌC LONG                                                                                                Tên đề tài:                   NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG THẢO DƯỢC                                                TỪ CÂY LẠC TIÊN                                     KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC                                                            Hệ đào tạo: Chính quy                              Chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm                              Lớp: K48 – CNTP                               Khoa: Công Nghệ Sinh Học – Công Nghệ Thực Phẩm                              Khóa hoc: 2016 – 2020
  3.                              Người hướng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Thị Hương                                                               2. ThS. Nguyễn Văn Bình                                       Thái Nguyên – năm 2020                                              LỜI CẢM ƠN                                                         Để hoàn thành được bài khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy  Nguyễn Văn Bình và cô Nguyễn Thị  Hương – Giảng viên khoa Công nghệ  Sinh  học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tận  tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt quá  trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa Công Nghệ Sinh Học – Công Nghệ  Thực Phẩm, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt  kiến thức trong những năm em học tập tại đây. Với vốn kiến thức được tiếp thu  trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà   nó còn là hành trang quý báu để em áp dụng vào thực tế một cách vững chắc và  tự tin. Sau cùng em xin gửi lời cảm  ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn hỗ  trợ, động viên,   giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn!                                                            Thái Nguyên, ngày 29 tháng 2 năm 2020                                                                                     Sinh Viên 
  4.                                                                                 Lê Ngọc Long                                                                                  DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT                Từ, thuật ngữ viết tắt  Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ  (cả tiếng Anh và tiếng Việt)
  5.                                                                                       DANH MỤC BẢNG  STT     Bảng                              Tên bảng   Trang
  6.                                                                                      DANH MỤC HÌNH   STT      Hình                             Tên hình  Trang
  7.                                                                                                       MỤC LỤC 
  8.                                                    Phần 1                                                  MỞ ĐẦU  1.1. Đặt vấn đề        Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước uống thảo dược khác nhau   nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Theo một nghiên   cứu của cơ quan Nguyên liệu thực phẩm quốc tế (International Food Ingredients)   thì người tiêu dùng càng ngày càng chú trọng hơn các loại thực phẩm và đồ uống   có nguồn gốc tự  nhiên, lợi ích cho sức khoẻ, và dường như  nó đang là xu thế  chung của thế giới. Vì nhịp sống hiện đại ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn   uống, ăn nhiều đồ cay, nóng như tiêu, ớt, cà ri, ca cao, uống cà phê, rượu bia, hút   thuốc, mất ngủ  kéo dài… cũng sẽ  dẫn đến tình trạng cơ  thể  sinh “nội nhiệt”.   Thực tế này đòi hỏi mọi người cần bổ sung các giải pháp giải nhiệt, giúp cơ thể  lấy lại thăng bằng như: Nghỉ  ngơi thư  giãn, tăng cường ăn uống các loại thực   phẩm, đồ uống có chức năng thanh lọc, giải nhiệt. Hiện nay trong sản xuất công  nghiệp con người đã biết đến những loài thảo mộc khá quen thuộc như: La hán  
  9. quả, sương sáo, hạ cô thảo, hoa cúc, cam thảo, kim ngân…vào sản xuất các loại  thức uống như  trà thảo mộc Dr.Thanh, trà xanh không độ… Tuy nhiên cũng còn  nhiều loại cây thảo mộc khác thường được dân gian dùng như thuốc an thần, trị  mất ngủ, giải nhiệt mà chưa được biết đến rộng rãi, một trong số đó chính là cây  lạc tiên.        Cây lạc tiên là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông duợc và   tân dược, Cây còn có nhiều tên gọi khác như: cây lạc, cây lồng đèn, hồng tiên,   mắc mát, long châu quả... Các hoạt chất trong cây lạc tiên có tác dụng lên hệ  thần kinh trung  ương, giúp trấn tĩnh, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Dân gian  thường dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo sách  Trung dược đại từ  điển, quả  lạc tiên (long châu quả) vị  ngọt, tính bình, có tác   dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế  nhiệt, phù thũng, giã  đắp chữa ung nhọt lở loét  ở  chân. Song sản phẩm từ cây lạc tiên mặc dù đã có  mặt từ rất lâu trong dân gian, nhưng vẫn còn rất mới trên thị trường tiêu thụ Việt  Nam.      Do đó, để  góp phần đưa những công dụng hữu ích của cây lạc tiên đến gần  hơn với người tiêu dùng , em tiến hành nghiên cứu đề  tài:   “ NGHIÊN CỨU  QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG THẢO DƯỢC TỪ  CÂY LẠC TIÊN (PASSIFLORA FOETIDA L )” .  1.2. Mục tiêu của đề tài  1.2.1.Mục tiêu tổng quát        Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây lạc tiên để chữa các bệnh   như: Mất ngủ, suy nhược thần kinh, mát gan thanh lọc cơ thể, ... tạo sản phẩm  tốt cho sức khỏe.  1.2.2.Mục tiêu cụ thể 
  10. ­ Xác định được các thông số  kỹ  thuật thích hợp cho quá trình sản xuất   đồ uống thảo dược từ cây lạc tiên ­ Xác định hàm lượng một số thành phần hóa học của nguyên liệu ­ Đưa ra quy trình hoàn chỉnh cho sản xuất đồ  uống thảo dược từ  cây  lạc tiên  ­ Đánh giá chất lượng sản phẩm của đồ uống thảo dược từ cây lạc tiên  1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài  ­ Giúp sinh viên củng cố  và hệ  thống lại các kiến thức đã học, có thêm   kinh nghiệm và tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ  cho công tác nghiên cứu sau này  ­ Biết được phương pháp nghiên cứu một vấn đề  khoa học, xử  lý và  phân tích số liệu, cách trình bày một báo cáo khoa học  ­ Xác định các thông số  kĩ thuật từ  đó đưa ra quy trình sản xuất nước   uống thảo dược từ  cây lạc tiên bằng các phương pháp nghiên cứu và   phân tích tại phòng thí nghiệm  ­ Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất nước uống thảo dược từ cây lạc  tiên cho những người nghiên cứu sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm  1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  ­ Tạo ra được một loại sản phẩm mới trên thị  trường, đa dạng hóa sản  phẩm nước uống thảo dược. Cho người tiêu dùng có nhiều sự  lựa  chọn sản phẩm có lợi cho sức khỏe  ­ Giúp nâng cao giá trị  sử  dụng của cây lạc tiên trong sản xuất và chế  biến nước uống thảo dược  ­ Cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành trong thực tế  ­ Tăng thêm thu nhập cho người trồng cây lạc tiên và góp phần thúc đẩy  thị trường đồ uống có nguồn gốc thảo dược phát triển 
  11.                                                                                                      Phần 2                                    TỔNG QUAN TÀI LIỆU  2.1. Tổng quan về nước thảo dược  2.1.1. Giới thiệu chung về nước thảo dược        Châu Á nổi tiếng là quê hương của các loại thảo dược quý, đã được sử dụng  rộng rãi trong các ngành công nghiệp như  mỹ  phẩm, dược phẩm hay thậm chí 
  12. còn là nguyên liệu để  sản xuất ra các loại thảo dược để  chữa bệnh và ví von  chúng như  những “chất thần diệu”. Ngày nay, các nhà thảo dược học vẫn tin  những gì bắt nguồn từ tự nhiên không chỉ hiệu quả, rẻ mà còn tốt cho sức khỏe.   Xuất phát từ những lợi ích vô cùng to lớn đó mà hiện nay nhiều sản phẩm nước   thảo dược đã ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn  của người tiêu dùng trong thời đại hiện nay.        Nước uống từ thảo mộc không xa lạ với người tiêu dùng các nước như Mỹ,   Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Anh và Bỉ… Nhưng tại Việt Nam chúng chỉ thực   sự bùng nổ vào năm 2009 với sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh của công ty Tân   Hiệp Phát. Trên thị  trường hiện nay các sản phẩm từ thảo mộc rất đa dạng với  sự tham gia của nhiều nhà sản xuất khác nhau.             Và theo số  liệu khảo sát tháng 5/2011 của công ty Nislsen, doanh số  của   ngành hàng trà uống liền chiếm 30,5% cao nhất trên tổng thị  trường nước giải   khát tại Việt Nam. Hơn 50% người tiêu dùng thành phố  đang chuyển dần sang  các loại nước tự nhiên, ít ngọt trong khi sản phẩm nước có gas đang dần bão hòa.  Khảo sát thị trường hàng năm tại nước ta cho thấy, nước uống không có gas tăng  khoảng trên 10%, trong khi đó nước uống có gas giảm 5%               Đề  cập trong báo cáo về  xu hướng tiêu dùng trong năm 2012, trung tâm   nghiên cứu về sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên (Nature Products Insider) tại Mỹ  cho hay: “Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về  văn hóa tiêu dùng,  khi mà người tiêu dùng tập trung vào những trải nghiệm tích cực khi sử  dụng   những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, trong đó có sản phẩm từ thảo mộc”.        Theo thống kê của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, trong những năm qua đối với thị  trường đồ uống, lượng tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc tăng lên   rất nhanh.         Nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh  nước giải khát tại Việt Nam đã mạnh tay đầu tư vào các sản phẩm có nguồn gốc  tự nhiên có lợi cho sức khỏe và nhiều doanh nghiệp đã tạo dấu ấn thành công với  
  13. sản phẩm thảo mộc. Một loạt các sản phẩm trà xanh, trà thảo mộc đã đua nhau   góp mặt trên thị trường. Một ví dụ  thành công nhất tại Việt Nam là trường hợp   của Tân Hiệp Phát với trà thảo mộc Dr.Thanh. Với công dụng thanh nhiệt, giải  độc, vị ngon, mát,… Dr.Thanh đã trở thành sản phẩm thức uống thảo dược được  người tiêu dùng rất ưa chuộng.       Theo nhiều đánh giá về thị trường gần đây, thị trường Việt Nam đang có sức   tăng trưởng tiêu thụ  rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp nước giải khát đã và đang  đẩy mạnh tăng trưởng phát triển sản xuất và phân phối các sản phẩm thảo mộc.   Trong đó những doanh nghiệp khẳng định được uy tín sản phẩm, có thương hiệu   tốt, có hệ  thống phân phối như  Tân Hiệp Phát sẽ  có  ưu thế  cạnh tranh trên thị  trường tốt hơn.  2.1.1.1. Lợi ích của việc uống nước thảo dược        Trà thảo dược là một dạng thực – dược phẩm bao gồm một hay nhiều loại   dược phẩm đã được chế  biến, phân chia đến một mức độ  nhất định, được sử  dụng giống như trà uống hàng ngày trong dân gian, và khi sử dụng truyền kỳ có   thể ngăn ngừa những căn bệnh cụ thể.       Trong các sản phẩm trà thảo dược hiện nay, nhà sản xuất chủ yếu tập trung   vào  các   dược   tính   có  trong   trà   thảo   dược   như   flavonoid,   saponin,   alkaloid,…   nhằm chữa các bệnh như:  ­ Ngăn ngừa ung thư, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, bảo vệ  tế  bào   của cơ  thể  nhờ  trong nước thảo dược chứa hợp chất polyphenol và  flavonoid  ­ Giúp cho quá trình trao đổi chất được tăng cường, không chứa calo:  một trong những nguyên nhân gây nên béo phì là do các chất trong cơ  thể không được chuyển hóa tốt, dư thừa calo trong cơ thể. Nước thảo   dược sẽ giúp cho cơ thể trao đổi chất tốt hơn, chỉ cần uống mỗi ngày  5 tách trà thì có thể đốt cháy 70­80 calo. 
  14. ­ Uống nước thảo dược có thể  giúp làm giảm nguy cơ  đột quỵ  và đau   tim: Một nghiên cứu 5,6 năm của Hà Lan nhận thấy nếu chúng ta uống  2­3 tách trà đen mỗi ngày thì nguy cơ  mắc cơn đau tim và đột tử  thấp  hơn người không uống trà tới 70%. Uống trà có thể  giữ cho các huyết  mạch lưu thông tốt hơn và không bị nghẽn.  ­ Bảo vệ hệ miễn dịch: Một cuộc thử nghiệm trên 21 người tình nguyện  uống 5 tách trà mỗi ngày trong 4 tuần, người ta nhận thấy rằng hoạt   động của hệ miễn dịch trong máu của người uống trà cao hơn.  ­ Giúp răng chắc khỏe: Có một số ý kiến cho rằng uống trà làm cho răng   xấu, đó là vì khi uống trà có bỏ  thêm đường. Còn thật ra khi uống trà   không đường sẽ  có hàm răng chắc khỏe do trong trà có chứa tanin và   fluoride có thể  làm răng sát lại gần nhau. Ngoài ra uống trà còn giúp   xương cứng cáp, vững chắc hơn.  2.1.1.2. Uống trà thảo mộc an toàn          Trà thảo mộc giúp tìm lại sự bình quân cho cơ thể, sức khỏe và vẻ đẹp. Tuy      nhiên không nên vượt quá liều lượng vì khi đó có thể gây ra những tác hại cho        cơ  thể. Theo dược sĩ Phạm Thị  Liền, Phó khoa Dược bệnh viện y học cổ  truyền      thành phố Hồ Chí Minh cho biết: nhìn chung đông y không kị nhau nên có thể          dùng 2, 3 loại trà để  chữa bệnh. Tuy nhiên mỗi loại trà ngừa, chữa những   bệnh      khác nhau nên người dùng nếu chỉ để giải khát thì không sao, nhưng dùng với      liều lượng chữa bệnh thì cần lưu ý. Nếu dùng trà để chữa bệnh khác nhau thì      bệnh nhân cần đến khám ở các bệnh viện hoặc phòng mạch đông y để được  bắt      mạch chẩn đoán bệnh trước khi uống trà thảo mộc để  chữa bệnh, dùng bừa  bãi      có thể gây ra bệnh. 
  15. ­ Khi bị cao huyết áp nếu mua trà chữa cao huyết áp uống trong thời gian   dài thì sẽ bị hạ huyết áp, rất nguy hiểm ­ Nổi nhiều mụn có thể do nóng gan hoặc suy gan nhưng nếu tự ý uống  trà nhuận tràng có thể làm suy gan nặng thêm  ­ Uống trà xanh vào buổi tối có thể gây mất ngủ, tiểu đêm, hoặc ăn thực   phẩm chứa nhiều protein sẽ không tốt  ­ Khi dùng trà thảo mộc cần chọn sản phẩm của những nhà sản xuất uy   tín, trên bao bì có ghi rõ thành phần, khối lượng, số đăng kí  ­ Với phụ  nữ  mang thai, uống trà gừng số  lượng nhỏ  vào buổi sáng có  thể giảm buồn nôn. Tuy nhiên hoạt chất gingerol trong gừng có thể gây  mỏng mạch máu nên dùng lâu sẽ không tốt. Các loại trà nói chung đều  chứa cafein, chất này có khả  năng đi qua nhau thai, vào tới thai nhi và   ảnh hưởng đến em bé trong bụng nên các bà mẹ  mang thai phải đặc  biệt chú ý. Bác sĩ khuyên rằng thai phụ sử dụng càng ít cafein thì càng   tốt cho sức khỏe và bản thân em bé, thai phụ  không nhất thiết phải  tránh uống trà mà là sử dụng hợp lý các loại trà hàng ngày, không nên  uống nhiều hơn 2­3 tách trà mỗi ngày  2.1.1.3. Giới thiệu một số nước uống thảo dược trên thị trường        Trên thị  trường hiện nay để  đáp  ứng nhu cầu giải nhiệt mùa nắng nóng, đã  xuất hiện rất nhiều các loại nước giải nhiệt được sản xuất từ  nhiều công ty   khác nhau.  ­ Trà bí đao Wonderfarm do Công ty cổ  phần thực phẩm Quốc tế  sản   xuất với thành phần nước, đường, nước cốt bí đao cô đặc ­ Trà xanh C2 do Công ty trách nhiệm hữu hạn URC Việt Nam sản xuất   với 100% trà xanh Thái Nguyên nguyên chất. Trà xanh 0º của Công ty   trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ Tân Hiệp Phát với 100%  trà xanh nguyên chất 
  16. ­ Trà Atiso có thành phần là thân, rễ, lá và hoa Atiso. Có công dụng mát  gan, thông mật, lợi tiểu, tăng tiết bài mật, mịn da mặt  ­ Trà hoa cúc có mùi thơm nhẹ  giúp cơ  thể  giải nhiệt, giúp giải quầng  thâm ở mắt  ­ Trà khổ qua có thành phần 100% khổ qua, có công dụng bổ mật, nhuận  gan và lợi tiểu  ­ Trà hương thảo uống khi bắt đầu một ngày mới có tác dụng hữu hiệu   tăng cường năng lượng cho cơ thể, rất hiệu quả cho việc chữa đau đầu  và chứng khó tiêu  ­ Trà hoa tầm xuân giàu vitamin C nên rất hữu hiệu cho người bị  cảm   lạnh, cảm cúm, thêm ít nước cốt chanh vào có tác dụng tối ưu   ­ Trà thanh nhiệt có các thành phần từ thảo mộc tự nhiên như chè, lá cam  thảo, hoa hòe, thảo quyết minh. Công dụng giải khát, giải nhiệt, bổ  máu, giảm đau đầu, giảm huyết áp  2.2. Giới thiệu về cây lạc tiên  2.2.1. Nguồn gốc và tình hình phân bố cây lạc tiên        Cây lạc tiên còn có tên gọi khác là nhãn lồng, dây chùm bao, hồng tiên, dây   lưới,… Tên khoa học là Passiflora foetida, thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae).       Cây có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, vùng Caribe và   Mexico, là một loại cây dây leo có lá và quả ăn được. Sau này cây được du nhập  vào các vùng nhiệt đới như Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc ở rất nhiều nơi  từ vườn ruộng, đồng bằng đến khu vực miền núi, mọc dạng dây leo bám trên các   cây xung quanh tạo thành các bụi cây.       Thu hái toàn cây, phơi hoặc sấy khô. Hoặc cũng có thể hái ngọn non tươi để  làm rau ăn.  2.2.1.1. Phân loại 
  17.       ­ Giới: Plantae       ­ Bộ: Malpighiales       ­ Họ: Passifloracea       ­ Chi: Passiflora        ­ Loài: Passiflora foetida L        ­ Tên khác: Cây nhãn lồng, cây chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường   (Đà Nẵng), cỏ hồng tiên(Thái) 2.2.1.2. Đặc điểm hình thái           Là một cây thuốc nam quý, dây leo, thân thảo, dài 7­10m. Thân cây mềm,   rỗng, có nhiều lông. Lá cây mọc so le, hình tim, dài 6­10cm, rộng 5­8cm, mép có   lông mịn. Mép lá lượn sóng và xẻ  3 thùy, thùy  ở  giữa cao hơn 2 thùy bên cạnh.  Cuống lá dài 7­8cm, đầu tua cuống thành lò xo.     Hoa mọc đơn, có 5 cánh màu trắng hoặc tím nhạt. Quả lạc tiên dài 3cm, dạng   hình trứng, vỏ  mỏng, quả  mọng, có lá bắc như  một cái bao bên ngoài. Quả  khi  chín có màu vàng, có mùi thơm. Lá bắc của cây có khả năng bắt côn trùng để bảo  vệ hoa và quả.                                                                     Hình 2.1: Cây lạc tiên  2.2.2. Thành phần hóa học       Theo Patil và Paikrao (2012) thì trong lạc tiên có chứa thành phần hóa học là  Saponin, Tanin, Alkaloid, Steroid, Flavonoid,… Đây đều là các thành phần dược   tính.
  18. * Alkaloid     Alkaloid là một nhóm hỗn hợp phân tử có chứa nitơ, phức tạp về mặt hóa học  nên chúng có tác dụng dược lý đặc thù quan trọng, nhất là đối với hệ thần kinh.   Chúng có khả năng chống ung thư, giảm sự co thắt, giảm đau, giảm tiêu chảy…   Với một lượng nhỏ có alkaloid là chất độc gây chết người nhưng lại có khi nó là   thần dược trị bệnh đặc hiệu. Alkaloid toàn phần gồm harman, harmin,harmol và  harmalol, harmalin.  * Nhóm Flavonoid    Flavonoid thuộc nhóm acid polyphenolic có cấu tạo khung 15 cacbon, dạng C6­ C3­C6. Sự biến đổi dạng oxy hóa của phần giữa liên kết C3 quy định tính chất,  lớp,   hạng   của   các   hợp   chất   trong   nhóm.   Các   lớp   hợp   chất   đó   gồm:   Flavon,  Flavanol,   Flavonol,   Flavanonol,   Isoflavon,   Chalcon,   Dyhydrochalcon,   Auron,  Anthocyanidin,   Catechin,   Flavan­3,4­diol.   Flavonoid   thường   ở   dạng   glycosid,  trong đó một hoặc nhiều nhóm hydroxyl phenolic hóa hợp với phần đường.     Flavonoid chống oxy hóa mạnh và hữu ích trong việc lưu thông máu, kháng   nấm, kháng virus, chống dị ứng, bảo vệ hoạt động của gan, làm bền thành mạch,  ngăn xuất huyết, chống co giật, giảm đau, giảm các triệu chứng thời kỳ  mãn   kinh ở phụ nữ… * Nhóm Saponin      Saponin là   thành phần hoạt  tính  trong  nhiều loại  thảo dược.   Chúng  là  các   glycoside ở nhiều dạng khác nhau chia thành 2 nhóm: steroid và triterpenoid.   Cơ chế hoạt động của Saponin là tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3­ ß­hydroxysteroid khác hay các acid mật, giúp đào thải các chất béo không cần  thiết, làm sạch cơ thể. Saponin làm giảm cholesterol trong cơ thể bằng cách ngăn  sự tái hấp thu và tăng sự bài tiết chúng, tương tự cơ chế hoạt động của các thuốc  làm giảm cholesterol hiện nay như cholestyramin. 
  19.    Vì vậy, người ta tin rằng saponin hữu dụng trong các chế  độ  ăn kiêng nhằm   kiểm soát lượng cholesterol trong máu và ức chế sự phát triển của các tế bào ung  thư. * Tanin     Công thức hóa học của tanin rất phức tạp và không đồng nhất, tanin có thể chia   làm 2 loại chính: tanin thủy phân được hay còn gọi là tanin pyrogallic và tanin   ngưng tụ hay còn gọi là tanin pyrocatechic.    Tanin có tính kháng khuẩn, kháng virus được dùng trong điều trị các bệnh tiêu  chảy, viêm ruột. Tanin có khả năng làm tiêu độc vì nó tạo kết tủa với các alkaloid  và các muối kim loại nặng này nên làm giảm sự  hấp thu của những chất này  trong ruột, vì vậy được ứng dụng để giải độc trong những trường hợp ngộ  độc  alkaloid và kim loại nặng. Ngoài ra tanin còn giúp phòng chống lão hóa, kéo dài  tuổi thọ và phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ,…  ­ Ngoài ra cây lạc tiên còn có dẫn chất coumarin, các acid amin, các dẫn chất   đường,… ­ Axit béo như linoleic, linolenic, palmitic, oleic, myristic acid ­ Coumarin ­ Đường hữu cơ như saccarose, fructose, glucose,… ­ Phytostols như sitosterol, stigmasterol,… ­ Tinh dầu gồm: limonene, alpha – pinene, cumene, zizaene,… ­ Matols (0,05%): 3­hydroxyl­2­ metyl­gamma pyyrone  ­ Harman và chất chuyển hóa (0,03%)  ­ Alkaloid nhóm Harmala như harmine, harmaline và harmalol  ­ Glycoside tạo các cyahydric acid: gynocardin  Thành phần dinh dưỡng của quả  Trong 100g quả (phần ăn được) cung cấp  ­ Calorise 70  ­ Chất đạm: 2,3 ­ 4,8g 
  20. ­ Chất béo: 0,3 ­ 1,2g  ­ Carbohydrat : 12 ­ 20,3g  ­ Calcium 5,09mg  ­ Sắt 0,58mg  ­ Photphorus 37mg                                                                    Hình 2.2: Quả lạc tiên khi chín       2.2.2.1. Tình hình sử dụng     ­ Sử dụng làm thực phẩm:         Lạc tiên trồng chủ yếu để lấy quả làm nước giải khát bằng cách bổ quả lấy  hết dịch bên trong, chà nhẹ rồi ép lọc hết dịch quả cho thêm một ít đường uống  rất tốt cho sức khỏe. Nước này có tác dụng bổ, mát, thanh nhiệt, an thần, nhuận   tràng, lợi tiểu.         Người ta còn dùng lá non của cây lạc tiên để luộc ăn, ngoài ra còn có thể vò   nhẹ và nấu với tôm sẽ là một món canh rất ngon         Cũng tại Châu Âu nước dịch trích được chấp nhận cho dùng như  một loại   phụ gia tạo hương vị cho nước giải khát và bánh kẹo      ­ Sử dụng trong công nghiệp:          Nhiều quốc gia trên thế giới tìm cách sử dụng phần thịt và tách riêng hạt để  dùng trong công nghiệp          Tại Hawai phần thịt được băm vụn, phơi khô rồi trộn với mật mía để  nuôi  bò và heo 
nguon tai.lieu . vn