Xem mẫu

Luận văn Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và nhất là chúng ta đang đẩy mạnh quá trình CNH và HĐH đất nước ,vấn đề huy động vốn đang trở nên vấp bách ,cần thiết hơn bấ cứ lúc nào .Để giải quyết vấn đề vốn và phát huy hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng vốn thì điều kiện khách quan là phải nhanh chóng hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả thị trường chứng khoán mặc dù việc điều hành và hoạt động nó vẫn còn là mới mẻ đối với chúng ta. Hoạt động của thi trường chứng khoán ở nước ta hiện nay nhìn chung vẫn còn đang ở trong tình trạng kém sôi động,hoạt động chưa có hiệu quả ,chủ yếu chỉ diễn ra ở 2 trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM . Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã xuất hiện những tín hiệu khả quan chứng tỏ sự đúng đắn trong việc định hướng của UBCKNN. Phản ánh phần nào tình hình này chính là nội dung của bài viết "Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua." CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I/ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN : 1/ Khái niệm về thị trường chứng khoán - Stock market là những từ ngữ dùng để chỉ các giao dịch mua bán chứng khoán có tổ chức thông qua các thị trường nhiều loại khác nhau và thông qua thị trường ngoài danh mục. Các chứng khoán trong thị trường này gồm chứng khoán thường , chứng khoán ưu đãi , các loại trái phiếu, trái phiếu khả hoán, các đặc quyền , chứng chỉ đặc quyền mua chứng khoán . -Stock Exchange để chỉ một nơi cụ thể tụ hợp , có tổ chức ở đây các loại chứng khoán và công cụ tương đương với chứng khoán thường, các loại trái phiếu được các hội viên của một thị trường quan hệ giao dịch mua bán . Đây là một địa điểm cụ thể nơi các brocker và các dealer gặp nhau để thực thi lệnh mua bán do tổ chức hoặc cá nhân giao cho để mua bán chứng khoán . -Hay có thể định nghĩa thị trường chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ nơi hoặc cơ chế giao dịch mua bán chứng khoán . Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành chứng khoán mà thị trường chứng khoán có thể được chia làm hai cấp: +Thị trường sơ cấp: còn gọi là thị trường phát hành , dùng để chỉ hoạt động phát hành chứng khoán ra thị trường của các doanh nghiệp và công ty cổ phần hay của nhà nước . Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đợn vị phát hành. Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Việcphát hành chứng khoán ra thị trường có thể được công khai bán qua sở giao dịch chứng khoán hoặc cũng có thể được bán riêng. Thông thường việc phát hành chứng khoán được thực hiện qua các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thưng mại, công ty chứng khoán hoặc công ty tài chính. + Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường lưu hành, là thị trường thay đổi quyền sở hữu chứng khoán cho những cổ phiếu hoặc trái phiếu đã phát hành và đang lưu thông trên thị trường. Mặc dù việc giao dịch chứng khoán trên thị trường này rất sôi động và phong phú có thể có một khối lượng vốn khổng lồ hàng ngày được mua bán trên thị trường này, nhưng việc mua bán trên thi trường này hoàn toàn không làm tăng nguồn vốn cho chủ thể phát hành ra nó . Tuy nhiên việc mua đi bán lại có cổ phiếu trên thị trường hình thành giá thị trường của cổ phiếu sẽ là một yếu tố quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp và nó cũng là cơ sở để hình thành nên giá cổ phiếu bán ra thị trường sơ cấp ở lần phát hành sau. - Căn cứ vào việc tổ chức các hoạt động giao dịch tập trung tại một địa điểm nhất định hay không có địa điểm tập trung nhất định người ta chia thị trường chứng khoán ra làm hai loại ; +Thị trường chứng khoán tập trung: thị trường này tổ chức trên một địa điểm nhất định gọi là sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Như vậy SGDCK là địa điểm hoạt động chính thức của thị trường chứng khoán có tổ chức. Đây là nơi gặp của các nhà môi giới chứng khoán để thương lượng đánh giá và mua bán chứng khoán. Đồng thời nó cũng là cơ quan phục vụ cho mọi hoạt động liên quan đến chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán giúp cho việc mua bán chứng khoán được thuận tiện dễ dàng hợp pháp, giúp cho quá trình giao lưu vốn được hài hoà và phát triển. SGDCK không tham gia vào việc mua bán chứng khoán không can thiệp vào quá trình hình thành giá cả chứng khoán cũng không ấn định giá cả chứng khoán. SGDCK chỉ có nhiệm vụ tổ chức đấu giá chứng khoán theo đúng nguyên tắc cạnh tranh và quan hệ cung cầu của thị trường. SGDCK cũng không kiểm soát việc mua bán chứng khoán mà chỉ đóng vai trò là quan toà xử lý các vi phạm lừa đảo trong mua bán chứng khoán . Đồng thời SGDCK luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Chính điều này đã thu hút các nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán. Để hoàn thành mục tiêu này thị trường chứng khoán chỉ cho phép những chứng khoán có phẩm chất cao được mua bán qua SGDCK. Đó là chứng khoán của những công ty hội đủ những tiêu chuẩn do SGDCK đề ra hay còn gọi là tiêu chuẩn niêm yết. Vai trò của các SGDCK quyết định đến sự thành công hay thất bại của thị trường chứng khoán quốc gia. Nếu được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy việc thu hút và tập trung được các nguồn vốn lớn phục vụ cho việc đầu tư sản xuất. Vì những lý do trên sự xuất hiện sự tồn tại và phát triển của SGDCK là một điều tất yêú khách quan của nền kinh tế thị trường. + Thị trường chứng khoán không tập trung thị trường OTC: còn gọi là thị trường chứng khoán phi chính thức thị trường này thực hiện giao dịch những chứng khoán không được phép mua bán qua SGDCK. Hiện nay thị trường này phát triển không kém gì thị trường chính thức đồng thời nó còn mua bán cả những chứng khoán đã được niêm yết. (OTC - over the counter market ) tuy thị trường này có phí giao dịch thấp hơn so với phí của SGDCK nhưng dù sao khi mua chứng khoán qua SGDCK các nhà đầu tư cũng cảm thấy an tâm hơn. 2) Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán: Hoạt động của thị trường chứng khoán của một quốc gia thường lôi cuốn tất cả hoặc hầu hết các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia. Đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các tổ chức tài chính như ngân hàng đầu tư , ngân hàng thương mại ,công ty tài chính , công ty chứng khoán , công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư . . . 2.1 Công ty chứng khoán. a) Tiêu chuẩn để công ty chứng khoán được là thành viên của SGDC.Thành viên của SGDCK là các công ty chứng khoán hoạt động tại sàn giao dịch. Mỗi nước có thể có hàng trăm thậm chí hàng nghìn công ty chứng khoán nhưng không phải công ty nào cũng được là thành viên của SGDCK. Ví dụ nước Nhật có 240 công ty chứng khoán nhưng chỉ có 124 công ty được là thành viên của SGDCK. Thông thường có những công ty là thành viên của sở giao dịch chứng khoán phải hội đủ những điều kiện như : - Có giấy phép hoạt động của cơ quan nhà nước cấp. - Có số vốn tối thiểu theo quy định. - Tập hợp được các chuyên gia chứng khoán đã qua đào tạo được cấp giấy chứng nhận và có đạo đức. (Brockers, dealers). b) Chức năng của công ty chứng khoán trên SGDCK. - Giao dịch chứng khoán trên thị trường : Một công ty được nhà nước cấp giấy phép hợp lệ sẽ được quyền thực hiện toàn bộ nghiệp vụ giao dịch chứng khoán từ khâu tiếp nhận đơn đặt hàng cho đến khâu tham gia mua bán chứng khoán công khai trên thị trường. Tuỳ theo quy mô hoạt động mà công ty chứng khoán có thể được phép thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ giao dịch sau đây: + Môi giới trung gian mua bán chứng khoán theo lệnh đặt hàng của thân chủ để hưởng hoa hồng. + Nghiệp vụ buôn bán chứng khoán : công ty chứng khoán sẽ sử dụng vốn tự có để mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm kiếm lời từ chênh lệch giá Thực hiện nhiệm vụ này là những giao dịch viên hay những thương gia chứng khoán có đăng ký (registered dealers). Khi thực hiện những nhiệm vụ này công ty phải gánh chịu những rủi ro , cho nên phải nghiên cứu rất kỹ thị trường và các lại chứng khoán muốn mua hay muốn bán. Công ty phải tuân thủ một số quy định sau: - Công ty không được cạnh tranh trực tiếp với thân chủ và không được phép giữ quá 1% nghạch số phát hành của bất cứ loại chứng khoán nào.Nghiêm cấm công ty mua bán cho mình nhiều loại chứng khoán được phát hành bởi các hiệp hội các công ty chứng khoán với tư cách là giám đốc hay quản trị viên . + Đại lý phát hành chứng khoán (distribuor): Công ty nhận phân phối chứng khoán ra thị trường cho cơ quan phát hành để hưởng hoa hồng, khi thực hiện nghiệp vụ này thì : Công ty không hứa mua trực tiếp số chứng khoán phân phối hộ . Công ty không hứa bán với một giá nhất định. Công ty không hứa bán hết hay mua số chứng hoán không bán hết. + Bảo lãnh phát hành chứng khoán ( underwriter): Công ty thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán khi có một khả năng tài chính vững mạnh, thường đó là một tập đoàn tài chính đứng ra đảm bảo thực hiện thành công việc phát hành chứng khoán với chủ thể phát hành bằng cách : Hứa mua toàn bộ hay một phần số cổ phiếu phát hành. Đảm bảo bán với một giá nhất định. Cam kết mua số cổ phiếu không bán hết. Qua các nghiệp vụ trên của công ty chứng khoán cho thấy sự có mặt của các công ty này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối những nguồn cung chứng khoán và nguồn cầu chứng khoán. Chức năng này của công ty chứng khoán góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông và phân phối chứng khoán , qua đó giúp cho quá trình giao lưu vốn trên thị trường được thông suốt liên tục. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn