Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------

NGÔ QUỐC ĐÔNG

NGƯỜI CÔNG GIÁO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ VỚI KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62 22 03 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa hoc:
GS. TS. ĐỖ QUANG HƯNG

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
dùng để phân tích và những kết quả nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc
trích dẫn chính xác, rõ ràng.

Tác giả luận án

Ngô Quốc Đông

DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

NXB

Nhà xuất bản

NSCG&DT

Nguyệt san Công giáo và dân tộc

UBĐKCG

Ủy ban đoàn kết Công giáo

KHXH

Khoa học xã hội

TTKHXH

Thông tin khoa học xã hội

HN

Hà Nội

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

CAND

Công an nhân dân

QĐND

Quân đội nhân dân

CTQG

Chính trị Quốc gia

Tr

Trang

Mục Lục
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP, KHÁI QUÁT CÔNG GIÁO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ ....... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .................................................19
1.3. Khái quát tình hình Công giáo Bắc Bộ và Nam Bộ (1945-1954) ........27
Chương 2: BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, QUAN ĐIỂM THẦN HỌC VÀ CHÍNH
SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO
TRONG KHÁNG CHIẾN (1945-1954) ..........................................................36
2.1. Bối cảnh chính trị ....................................................................................36
2.2. Quan điểm thần học của một số linh mục kháng chiến .......................42
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách đoàn kết người Công giáo
với kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam ...........................................60
Chương 3: NGƯỜI CÔNG GIÁO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ THAM GIA KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) ........................................72
3.1. Sự hình thành các tổ chức kháng chiến của người Công giáo ............72
3.2. Thành phần nhân sự Công giáo tham gia kháng chiến .......................83
3.3. Phương thức tham gia kháng chiến và nội dung đấu tranh chống
thực dân Pháp của người Công giáo .............................................................95
Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO NGƯỜI CÔNG GIÁO KHÁNG
CHIẾN TẠI BẮC BỘ VÀ NAM BỘ (1945-1954) .........................................109
4.1. Đặc điểm về tổ chức của phong trào Công giáo kháng chiến .............109
4.2. Đặc điểm về thành phần người Công giáo tham gia kháng chiến ......123
4.3. Đặc điểm về phương thức tham gia và nội dung đấu tranh chống
thực dân Pháp của người Công giáo ............................................................134
KẾT LUẬN ................................................................................................................146
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................152

PHỤ LỤC ...................................................................................................................166

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong quá trình tái chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã lợi dụng tôn giáo cho
các mục đích chính trị, quân sự. Trên thực tế mối quan hệ giữa những người Công
giáo Việt Nam với phong trào kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo trở nên hết sức
nhạy cảm và phức tạp. Đặc biệt là vùng Bùi Chu, Phát Diệm, Sài Gòn là nơi tập
trung nhiều đồng bào Công giáo sinh sống. Từ đó đã hình thành hai lập trường, hai
thái độ chủ đạo của người Công giáo Việt Nam đó là: những người Công giáo ủng
hộ, tham gia kháng chiến. Và một bộ phận những Công giáo theo chủ trương chung
của giáo hội La Mã - bị cấm không được cộng tác với phong trào của những người
Cộng sản Việt Nam, cho dù mục đích cuối cùng của nó là giải phóng đất nước khỏi
ngoại xâm, giành độc lập tự do cho dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động của người
Công giáo Bắc Bộ và Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
sẽ giúp chúng ta tổng kết khách quan một vấn đề lịch sử vốn dĩ rất nhạy cảm, ít được
đề cập. Đồng thời, bổ khuyết nguồn dữ liệu, giúp cho việc nhận thức các sự kiện lịch
sử một cách chính xác hơn về những đóng góp của người Công giáo với cuộc kháng
chiến.
Trước đây, đã có một số bài viết công bố liên quan đến chủ đề này. Tuy nhiên
đến nay nhìn lại mới thấy: có những vấn đề lịch sử cần phải bổ sung những nhận
thức và bổ sung cách tiếp cận mới mà trước đây chưa có đủ tư liệu để giải quyết thấu
đáo. Vì vậy trở lại một vấn đề lịch sử, soi rọi lại nó bằng những kiến giải mới và tư
liệu mới luôn là điều hết sức cần thiết.
Mặt khác, cho đến nay chủ đề này không nhiều người đề cập nghiên cứu một
cách trực tiếp và có hệ thống , nên còn ít các nghiên cứu chuyên sâu. Có lẽ phần vì
khó tư liệu, phần khác vì là giai đoạn nhạy cảm, dù có viết cũng khó công bố, nên
không mấy người theo đuổi. Nên tôi muốn qua luận án, cố gắng tập hợp các tư liệu
và kiến giải về nó một cách cụ thể và rõ ràng nhất, với hi vọng những nghiên cứu của
mình về chủ đề này sẽ được công bố sau khi kết thúc học nghiên cứu sinh.
Hơn nữa đã từ lâu, qua đọc tư liệu chuẩn bị cho chủ đề nghiên cứu này, tôi
nhận thấy các góc nhìn của các tác giả cũng khác nhau như: thiên về các hoạt động
chính trị, hay quá nhấn mạnh đến yếu tố thực dân; hoặc chỉ quan tâm đến truyền
giáo… Những tiếp cận này không phải không có cơ sở khoa học, nhưng thường chỉ
dừng ở một góc nhìn nào đó, đặc biệt là rất thiếu đi cái nhìn từ góc độ tôn giáo học,
từ việc niềm tin chi phối hành động của cá nhân và nhóm đến khả năng cố kết tập
1

nguon tai.lieu . vn