Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ TRÚC BÌNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ BỐNG PHÂN BỐ Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ TRÚC BÌNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ BỐNG PHÂN BỐ Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.TRẦN ĐẮC ĐỊNH Ks.LÊ THỊ NGỌC THANH 2009
  3. MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ……………………………………………………………………... i Tóm tắt………………………………………………………………………… ii Danh sách bảng………………………………………………………………… iii Danh sách hình………………………………………………………………… iv Chương 1: Giới thiệu…………………………………………………………... 1 1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài………………………………………………….. 3 1.3 Nội dung của đề tài………………………………………………….. 3 Chương 2: Tổng quan tài liệu…………………………………………………. 4 2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam…………………………… 4 2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long ……………… 5 2.3 Tổng quan về tỉnh Trà Vinh……………………………………….. 6 2.4.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Trà Vinh………………………… 6 2.4.2 Nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh…………………………….. 7 2.4 Tình hình nghiên cứu cá bống……………………………………..... 7 2.5 Đặc điểm phân loại của cá bống…………………………………….. 8 2.6 Đặc trưng phân bố của cá bống……………………………………... 8 2.7 Đặc điểm phân loại của 1 số loài cá bống…………………………... 8 2.7.1 Họ Eleotridae……………………………………………...…. 8 2.7.2 Họ cá bống trắng Gobiidae…………………………………… 11 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………… 17 3.1 Địa điểm ………………………..………………………………….. 17 3.2 Thời gian thực hiện đề tài……………………………………………17 3.3 Vật liệu nghiên cứu………………………………………………… 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 17 3.4.1 Phương pháp thu và xử lý mẫu………………………………... 17 3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái cá………………………….. 19 3.4.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng………………………… 19 3.4.4 Phương pháp nghiên cứu sinh học sinh sản…………………… 20 3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………….. 23 Chương 4: Kết quả và thảo luận……………………………………………….. 24 4.1 Thành phần loài cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh…………………. 24 4.2 Một số chỉ tiêu sinh học ……………………………………………. 31 4.2.1 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng………………..31 4.2.2 Đặc điểm sinh học 1 số loài cá bống ở Trà Vinh………………34 Chương 5: Kết luận và đề xuất………………………………………………… 65 5.1 Kết luận ……………………………………………………………. 65 5.2 Đề xuất……………………………………………………………… 65 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. 66 Phụ lục………………………………………………………………………… 67
  4. LỜI CẢM TẠ Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Thành Toàn, Thầy Mai Viết Văn, Thầy Trần văn Việt và anh Trần Xuân Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thường là cố vấn học tập lớp Quản lý nghề cá khóa 31 đã dìu dắt chúng em cho đến tận ngày hôm nay. Xin cảm ơn tập thể các thầy cô khoa thủy sản và các bạn lớp Quản lý nghề cá khóa 31 đã nhiệt tình giúp cũng như động viên em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chính quyền địa phương huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải tỉnh Trà Vinh để đề tài nghiên cứu này hoàn thành thuận lợi. Xin chân thành cảm ơn! i
  5. TÓM TẮT Cá bống là một trong những loài phân bố rất rộng rãi và có sản lượng tương đối cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiện hiện nay do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân đặc biệt là bộ phận dân nghèo, trong khi đó nguồn cung cấp này chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên. Và cá bống là một trong những loài được khai thác nhiều, dẫn đến nguồn tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt. Đề tài:“Đặc điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh” được tiến hành từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 với mục tiêu xác định thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của các loài cá thường gặp thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá Bống trong tương lai. Qua kết quả nghiên cứu đã xác định được 16 loài cá bống thuộc bộ cá Vược (Perciformes).Trong đó, có 5 loài thuộc họ Eleotridae: Cá bống Trân (Butis butis), Cá bống Cửa (Butis koilomatodon), Cá bống Dừa (Oxyeleotris urophthalmus), Cá bống Trứng (Eleotris balia), Cá bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus) và 11 loài thuộc họ Gobiidae: Cá bống chấm bụng (Acentrogobius chlorostigmatoides), Cá bống chấm thân (Acentrogobius viridipunctatus), Cá bống Gia Nét (Aulopareia janeta), Cá bống Cát (Glossogobius giuris), Cá bống kèo vẩy to (Parapocryptes serperaster), Cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus), Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti), cá Lưỡi Búa ( Taenioides gracilis), bống kèo Đỏ (Taenioides nigrimarginatus), cá bống Vảy cao (Trypauchen vagina), cá bống (Gobiopsis macrostoma). Trong đó, cá bống Tượng là loài có kích thước to nhất, loài có kích thước nhỏ nhất là cá bống Trứng cũng là loài chiếm số lượng mẫu nhiều nhất (13,89% tổng số loài). Qua kết quả chạy tương quan chiều dài và trọng lượng cho thấy đa số các loài đều có mối tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và trọng lượng. Trong đó cao nhất là loài Eleotris balia với hệ số tương quan R2=0,9837, thấp nhất là loài Pseudapocryptes elongatus với R2=0,8236. Giai đoạn phát triển của tuyến chỉ dục của đa số các loài chỉ đạt đến III, một số loài buồng trưng đạt đến giai đoạn IV như: Butis koilomatodon, Acentrogobius viridipunctatus, Acentrogobius chlorostigmatoides…Trong đó, loài Acentrogobius viridipunctatus có số mẫu đạt đến giai đoạn IV nhiều nhất, cho nên chỉ xác định được sức sinh sản của một số loài. Mức độ tích lũy năng lượng của các loài biến động theo thời gian. Trong đó, cao nhất là loài Pseudapocryptes elongatus (8,22-9,46%), thấp nhất là loài Butis butis (1,90-2,72%). ii
  6. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Việt Nam………………………… 4 Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long ……………………….. 5 Bảng 3.1 Bậc thang thành thục sinh dục……………………………………………. 20 Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ % các loài thuộc họ Eleotridae………………………... 25 Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ % các loài thuộc họ Gobiidae…………………………. 26 Bảng 4.3 Thành phần loài cá Bống xuất hiện ở Trà Vinh………………………….. 28 Bảng 4.4 Số lượng và địa bàn cá bống xuất hiện ở Trà Vinh……………………….. 29 Bảng 4.5 Các hệ số tương quan chiều dài tổng và trọng lượng………………………32 Bảng 4.6 So sánh tương quan chiều dài- trọng lượng Với Fishbase (2008)………… 33 Bảng 4.7 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá kèo vẩy nhỏ……………………35 Bảng 4.8 Chỉ số thành thục GSI (%) của cá kèo vảy nhỏ…………………………… 37 Bảng 4.9 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) của cá Kèo vảy nhỏ…………………. 38 Bảng 4.10 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của Acentrogobius Chlorostigmatoide41 Bảng 4.11 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Acentrogobius Chlorostigmatoide…………………………………………………………………… 42 Bảng 4.12 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Acentrogobius Chlorostigmatoide…………………………………………………………………… 43 Bảng 4.13 Sức sinh sản Acentrogobius Chlorostigmatoide………………………... 43 Bảng 4.14 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis butis…………………. 45 Bảng 4.15 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis butis……….. 46 Bảng 4.16 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Butis butis….. 48 Bảng 4.17 Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của loài Butis butis………………. 49 Bảng 4.18 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis koilomatodon……….. 51 Bảng 4.19 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis koilomatodon 52 Bảng 4.20 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis koilomatodon………………………………………………………………………… 54 Bảng 4.21 Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của loài Butis koilomatodon………. 55 Bảng 4.22 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 56 Bảng 4.23 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 58 Bảng 4.24 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 59 Bảng 4.25 Sức sinh sản của loài Acentrogobius viridipunctatus……………… 60 iii
  7. DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu.......................................................................17 Hình 4.1 Tỷ lệ (%) thành phần loài thuộc các họ cá bống phân bố ở Trà Vinh ..........24 Hình 4.2 Tỷ lệ (%) các loài thuộc họ Eleotridae phân bố ở Trà Vinh........................25 Hình 4.3 Tỷ lệ (%) các loài thuộc họ Gobiidae phân bố ở tỉnh Trà Vinh ...................27 Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Pseudapocryptes elongatus .......................................................................................34 Hình 4.5 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Pseudapocryptes elongatus .......................................................................................35 Hình 4.6 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá kèo vẩy nhỏ ..............................36 Hình 4.7 Chỉ số thành thục (GSI) của cá kèo vẩy nhỏ (con cái).................................37 Hình 4.8 Chỉ số thành thục (GSI) của cá Kèo vẩy nhỏ (con đực)...............................38 Hình 4.9 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá Kèo vẩy nhỏ...............................39 Hình 4.10 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius Chlorostigmatoide.............................................................................40 Hình 4.11 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius Chlorostigmatoide.............................................................................40 Hình 4.12 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius Chlorostigmatoide ....................................................................................................41 Hình 4.13 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis Butis.........................................................................................................................44 Hình 4.14 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis Butis.........................................................................................................................45 Hình 4.15 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis butis.............................46 Hình 4.16 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis butis (con cái)...............................47 Hình 4.17 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis butis (con đực) .............................47 Hình 4.18 Mức độ tích lũy năng lượng (HSI) của loài Butis butis .............................48 Hình 4.19 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis koilomatodon ..................................................................................................50 Hình 4.20 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis koilomatodon ..................................................................................................50 Hình 4.21 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis koilomatodon...............51 Hình 4.22 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis koilomatodon ...............................53 Hình 4.23 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis koilomatodon ...............................53 Hình 4.24 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của loài Butis koilomatodon ..................54 Hình 4.25Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................55 Hình 4.26 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................56 Hình 4.27 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius viridipunctatus .................................................................................................................................57 Hình 4.28 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus (con cái) ………………………………………………………………………………………..58 Hình 4.29 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus(con đực) 59 Hình 4.30 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus ..60 iv
  8. Hình 4.31 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) vàới sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................62 Hình 4.32 Tương quan giữa trọng lượng với sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus..........................................................................................................62 Hình 4.33 Tương quan giữa trọng lượng buồng trứng với sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………..63 v
  9. vi
  10. Chương I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một nước thuộc Bắc bán cầu với hình dạng chữ S, nằm trên trục giao thông của nhiều quốc gia nên chiếm một vị trí đặc biệt trong kinh tế và chính trị trong khu vực Đông Nam Á. Được mệnh danh là một vùng đất với “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, trong đó thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương với 17 triệu dân là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng nằm ở cực Nam.Tổng diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 280C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình từ 2.226-2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai đặc biệt là bão. Nguồn nước lấy từ 2 nguồn chính là sông Mêkông và nước mưa. Hàng năm sông Mêkông chảy qua đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Có vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển, chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc với 22 cửa sông, lạch và hơn 800.000 ha bãi triều, hệ thống sông ngòi chi chít. Chính những đặc điểm trên đã tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng về kiểu môi trường sinh thái: mặn, lợ, ngọt; tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú và đa dạng với năng suất sinh học cao nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Đó là điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa thủy sản tập trung. Trà Vinh là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 1 thị xã (thị xã Trà Vinh) và 7 huyện (Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải) với tổng diện tích khoảng 2.369 km2 và dân số là 1.003.300 người nằm ở hạ lưu sông Mêkông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông. Là một tỉnh đồng bằng giáp biển, nền kinh tế của Trà Vinh chủ yếu dựa vào trồng lúa và đánh bắt hải sản. Nơi đây có nhiều bãi chim, vùng nuôi tôm cá…Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành 1
  11. lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi.Trà Vinh không có núi chỉ toàn là đồng bằng thấp với hàng trăm gò, gồng đất và mạng lưới kênh rạch chằng chịt chảy khắp nơi. Hai sông chính của tỉnh là sông Cổ Chiên và Hậu Giang. Sông Cổ Chiên chảy dọc theo biên giới với tỉnh Khánh Hòa, rồi chảy ra cửa Cung Hầu. Sông Hậu Giang cũng chảy dọc theo phía Nam tỉnh Ba Xuyên và đổ ra cửa Định An. Các kênh rạch đáng kể là kinh Bà Liêu, Rạch Ba Túc…Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trà Vinh sử dụng 29.187 ha đất để nuôi trồng thủy sản, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn là 28.036,93 ha (chiếm 96% đất nuôi trồng thủy sản) phân bố chủ yếu tai 17 xã thuộc 4 huyện: Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 1.151 ha phân bố ở các xã còn lại.Tuy nhiên, sản lượng khai thác hiện đã vượt quá ngưỡng cho phép và điều kiện môi trường luôn biến động bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp làm cho thành phần loài và sản lượng cũng theo đó mà biến đổi để thích nghi hơn với điều kiện môi trường đặc biệt là các loài có khả năng chịu đựng kém. Do đó để đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc quy hoạch, đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản là việc làm cần thiết và cấp bách. Trong đó việc thường xuyên khảo sát lại thành phần loài và phân bố của các loài là rất quan trọng kể cả những loài không mang lại giá trị kinh tế cao như một số loài trong họ cá bống. Đa phần các loài cá bống đều có kích thước nhỏ và không có giá trị kinh tế cao như những loài cá khác nhưng lại phân bố rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng tương đối nhiều lại phù hợp với khẩu vị của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt họ cá Bống (Gobiidae) là một trong những loài cá góp phần rất đáng kể trong vấn đề giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho dân số ngày càng tăng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, nhất là những hộ dân có thu nhập thấp và người dân sống ở các vùng nông thôn. Cho nên vấn đề nghiên cứu loài cá này là rất cần thiết để đánh giá lại tình trạng nguồn lợi cá bống hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp, định hướng quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá bống ở tỉnh Trà Vinh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đề tài “Đặc điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh ” được tiến hành. 2
  12. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá thường gặp thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. 1.3 Nội dung của đề tài Gồm 2 nội dung 1.3.1 Xác định các chỉ tiêu về hình thái, định danh các loài cá bống thường gặp phân bố ở tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Xác định một số chỉ tiêu sinh học (Tương quan chiều dài và trọng lượng, mức độ thành thục sinh dục, mức độ tích lũy năng lượng và sức sinh sản) của các loài cá bống thuộc phân bố ở tỉnh Trà Vinh. 3
  13. Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam Theo thống kê, tổng diện tích có thể nuôi trồng thủy sản trong cả nước là 1.379.038 ha. Đến nay, đã thống kê được 544 loài cá, thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ, được đánh giá là một quốc gia đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao trong khu vực (Mai Viết Văn, 2006). Bảng 2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Việt Nam ĐVT: Nghìn ha Diện tích 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 641,9 755,2 795,7 867,6 904,9 Diện tích nước mặn lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 636,3 Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 10,3 Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 596,5 Nuôi hỗn hợp và TS khác 22,5 22,4 31,9 24,5 29,0 Ươm nuôi giống TS 0,5 0,2 0,3 0,3 0,5 Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 268,6 Nuôi cá 225,4 228,9 245,9 245,9 257,7 Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,7 Nuôi hỗn hợp và TS khác 2,2 0,5 0,4 1,0 2,0 Ươm nuôi giống TS 0,8 1,8 2,3 2,4 2,2 (Niên giám thống kê,2004.NXB thống kê Hà Nội, 2005.Trang 230. Trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006) 4
  14. Trong 544 loài có 11 loài phân bố rộng rãi trên cả 2 miền Nam Bắc của Việt Nam. Trong đó, khu hệ cá phía Bắc (Từ đèo Hải Vân trở vào) có 240 loài thuộc khu hệ cá Hoa Nam Trung Quốc và một số loài thủy sản khác. Song chỉ có khoảng 30 loài cá có giá trị kinh tế và phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật và thực vật phù du, sản lượng thấp. Hiện toàn khu vực nuôi có khoảng 15 loài có nguồn gốc từ địa phương và một số du nhập vào. Khu hệ cá phía Nam (Từ đèo Hải Vân trở vào) có khoảng 225 loài, thuộc khu hệ cá Ấn Độ và Mã Lai. Có khoảng 42 loài có giá trị kinh tế, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng khá phong phú trong các thủy vực nước ngọt (Mai Viết Văn, 2006). Theo thống kê nhiều năm cho thấy trữ lượng cá nước ngọt ở các thủy vực Việt Nam có cấu trúc tuổi đơn giản, thành thục sớm, cá thường lớn…có thể khai thác trên 200.000 tấn / năm (Mai Viết Văn, 2006). 2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới rõ rệt rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá, trong đó họ cá Chép 74 loài (31,36%), họ Cá da Trơn 51 loài (21,60%). (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1976 trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006.) Theo đánh giá của FAO, tiềm năng thủy sản nước ngọt ở dọc lưu vực sông Cửu Long có khả năng khai thác từ 300 nghìn đến 1 triệu tấn/năm. Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT: Tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tỉnh Long An 11612 12843 14387 11011 11960 Tiền Giang 69161 68405 70139 71115 71284 Bến Tre 66025 66545 63644 62650 68228 Trà Vinh 65072 65468 65375 63896 59899 Vĩnh Long 10138 10555 9290 8901 84742 5
  15. Đồng Tháp 23871 24417 28542 21901 22392 An Giang 91268 96570 79263 67473 58062 Kiên Giang 239218 256500 271255 286000 295000 Cần Thơ 7107 7170 11791 12873 11831 Hậu Giang 4255 4292 Sóc Trăng 34067 33200 32698 32570 30895 Bạc Liêu 56999 55220 67958 65798 66493 Cà Mau 124697 127054 121313 131013 133663 Tổng 803919 829313 835677 833990 838080 ( Niên giám thống kê 2001 và 2004. Trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006) 2.3 Tổng quan về tỉnh Trà Vinh 2.3.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long giới hạn từ 9031/46// đến 1004/5// vĩ độ N và từ 105057/16// đến 106036/04// kinh độ E. Phía Bắc giáp Bến Tre, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Đông giáp biển với bờ biển có chiều dài 65 km.Trà Vinh nằm ở cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn tỉnh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua 2 cửa sông chính là cửa Cổ Chiên (Cung Hầu) và cửa Định. Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu ven biển có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên do đặc thù của khu vực khí hậu ven biển nên gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít, nhiệt độ trung bình là 26,6oC. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa: mưa và nắng. Ẩm độ trung bình hàng năm biến thiên từ 80-85 % và có xu thế biến đổi theo mùa. Lượng mưa phân bố không ổn định và phân hóa theo thời gian, tổng lượng mưa không cao. 6
  16. 2.3.2 Nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn trên năm. Vùng biển Trà Vinh có hơn 660 loài thủy sản sinh sống, phần lớn đều có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, sản lượng khai thác đã vượt quá ngưỡng cho phép. Hiện nay, Trà Vinh sử dụng 29.187 ha đất để nuôi trồng thủy sản (chiếm 12,7% diện tích tự nhiên): nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặm là 28.036,93 ha (chiếm 96% đất nuôi trồng thủy sản); phân bố ở 17 xã thuộc 4 huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và Châu Thành.Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 1.151 ha, phân bố ở tất cả các xã còn lại. Năm 2007, tổng sản lượng thủy sản của Trà Vinh đạt 149.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt hơn 83.000 tấn (chiếm 81% giá trị sản phẩm). Trong hơn 36.597 tấn tôm các loại thì có tới 74% là do nuôi trồng thủy sản điều đó cho thấy nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh chiếm vị trí hết sức quan trọng (Đặng Văn Bường, 2008.) 2.4 Tình hình nghiên cứu cá bống Theo Nguyễn Nhật Thi (2000) đến nay trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu sâu về cá bống. Các tư liệu về nhóm cá này phần lớn ở dạng danh mục và mô tả hình thái trong các công trình nghiên cứu phân loại cá biển nói chung. Gần gũi với biển Việt Nam, H.W.Fowler (1938) đưa ra công trình nghiên cứu cá biển Malaya thì có 87 loài cá bống. A. W. Herre (1953) công bố danh mục cá biển Philippin có 221 loài cá bống. F. P. Koumans (1953) đã mô tả 287 loài cá bống ở vùng biển Indo-Australian. Đây là tài liệu tham khảo tốt trong công tác phân loại cá Bống ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương. K. Matsubara (1955) phân loại cá biển thế giới trong đó có 147 loài cá bống. Trịnh Bảo San (1962) có 51 loài ở biển Nam Hải (Tây Bắc Biển Đông)… Đối với biển Việt Nam, trước năm 1945, chưa có tư liệu nào nói về phân loại cá bống. Cá biển nước ta chỉ mới được quan tâm nghiên cứu sau năm 1954. N. L.Besednov (1967) nghiên cứu khu hệ cá vịnh Bắc Bộ đã nêu danh mục 748 loài cá trong đó có 31 loài cá bống. Viện nghiên cứu biển (1971) đã công bố danh mục cá vịnh Bắc Bộ có 961 loài trong đó có 55 loài cá bống Nguyễn Nhật Thi (1978) trong sơ bộ nghiên cứu khu hệ cá bống vịnh Bắc Bộ có 71 loài. Nguyễn Nhật Thi (1991) trong công trình nghiên cứu “Cá biển Việt Nam – Cá xương vịnh bắc Bộ ” đã công bố danh mục 77 loài, 47 giống, 4 họ,mô tả những đặc trưng hình thái chủ yếu của phân bộ, họ, giống và loài, lập khóa tra từ. Nguyễn Nhật Thi (1997) trong công trình “Danh mục cá biển 7
  17. Việt Nam” đã công bố 94 loài, 54 giống, 4 họ trong phân bộ cá bống. Đây là danh mục cá bống biển Việt Nam đây đủ nhất từ trước đến nay. Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 trong “Định loại cá nước ngọt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” đã định loại được 15 loài, 5 họ thuộc bộ phụ Gobioidei của bộ cá vược Perciformes. 2.5 Đặc điểm phân loại của cá bống Phân bộ cá bống (Gobioidei) thuộc cá vược (Perciformes) đa số có thân hình nhỏ và vừa, dẹp bên hoặc hơi tròn, thân phủ hoặc không phủ vảy. Không có đường bên. Đầu thường có tuyến chất nhờn. Có 2 vây lưng riêng biệt hoặc liền làm một. Hai vây bụng rất gần nhau có dạng “đĩa hút”, các tia vây phía ngoài ngắn hơn các tia vây ở trong. Vây hậu môn thường đồng dạng và đối xứng với vay lưng thứ 2. Gai cứng của các vây đều nhỏ và yếu. Hộp sọ không có xương đỉnh. Xương tai sau lớn, kéo dài đến gốc xương chẩm và ở giữa xương chẩm lớn bên và xương tai trước. Không có xương gốc bướm. Xương sống có 24–34 đốt. Màng nắp mang liền hoặc không liền với ức. Phần lớn loài không có bống hơi (Nguyễn Nhật Thi, 2000). 2.6 Đặc trưng phân bố của cá bống Cá bống thuộc loại cá biển nông rông sinh thái, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Vì vậy phân bố ở hầu hết các khu vực của vùng biển VN : từ bãi triều đến độ sâu 100 m, độ muôi biến thiên từ 3,33 đến 38%. Tuy nhiên khu vực cửa sông, bãi triều và các đảo là vùng phân bố tập trung của cá bống cả về thành phần loài và số lượng (Nguyễn Nhật Thi, 2000). 2.7 Đặc điểm phân loại của một số loài cá bống 2.7.1 Họ Eleotridae Đặc điểm : Thân dài, dẹp bên, hơi tròn. Đầu dẹp bằng hoặc dẹp bên. Mắt không lồi cao hơn mặt lưng của đầu. Hai vây bụng tách biệt nhau. Có hai vây lưng, cách xa nhau hoặc chỉ nối liền quá màng ở gốc vây. Vây lưng thứ nhất có 6-10 gai cứng (phần nhiều là 6). Cư gốc vây ngực không phát triển. Thân phủ vảy hoặc không phủ vảy, có khi chỉ một phần thân phủ vảy. Xương bả và xương quạ của đai vai phát triển. Xương sống có 25-28 đốt (Regan, 1911. Trích bởi Nguyễn Nhật Thi, 2000). 8
  18. Loài 1: Butis butis (Hamilton, 1822) – Cá bống trân. Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Giống: Butis Loài: Butis butis Tên tiếng Anh: Duckbill sleeper Tên đồng danh:Theo Mai Đình Yên & ctv (1992), T.T.Khoa và T.T.T.Hương (1993), Walter J.Rainboth (1996): Butis butis (Hamilton, 1822) Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Eleotris amboinensis (non Bleeker, 1853) Eleotris melanopterus (non Bleeker, 1852) Butis butis (Hamilton, 1822) Cheilodipterus butis (Hamilton, 1822) Eleotris butis (Hamilton, 1822) Elestris butis (Hamilton, 1822) Loài 2: Butis koilomatodon (Bleeker,1849)-Cá Bống Cửa Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Giống: Butis Loài: Butis Koilomatodon Tên tiếng Anh: Mud sleeper Tên đồng danh:Theo Nguyễn Nhật Thi (2000): Prinobutis koilomatodon (Bleeker,1849) Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Hypseleotris raii (Herre,1927) Butis caperatus (Cantor,1849) Butis koilomatodon (Bleeker,1849) Eleotris koilomatodon (Bleeker,1849) Prionobutis koilomatodon (Bleeker,1849) Eleotris delagoensis (Barnard,1927) 9
  19. Loài 3: Eleotris balia (Jordan & Seale,1905)-Cá Bống Trứng Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Giống: Eleotris Loài: Eleotris balia Tên tiếng Anh: Tên đồng danh:Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993):Eleotris balia (Jordan & Seale,1905) Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Eleotris balia (Jordan & Seale,1905) Loài 4: Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker,1851)-Cá Bống Dừa Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Giống: Oxyeleotris Loài: Oxyeleotris urophthalmus Tên đồng danh:Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993): Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker,1851). Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Eleotris urophthalmus (Bleeker,1851) Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851) Loài 5: Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852)-Cá bống Tượng Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Eleotridae Giống: Oxyeleotris Loài: Oxyeleotris marmoratus Tên tiếng Anh: Marble goby Tên đồng danh:Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993):Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Bostrichthys marmoratus (Bleeker, 1852) Eleotris marmorata (Bleeker,1852) Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) Callieleotris platycephalus (Fowler, 1934) 10
  20. Gigantogobius jordani (Fowler, 1905) Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) 2.7.2 Họ cá bống trắng Gobiidae Đặc điểm : Thân hình bầu dục hoặc hình thoi dài, phủ vảy tròn hoặc vảy lược. Đầu dẹp bên hoặc hơi dẹp bằng, phần mõm và giữa hai mắt không có vảy. Răng nhọn, đầu răng không phân nhánh, hàm trên có 1 đến nhiều hàng, hàm dưới có 2 đến nhiều hàng. Có 2 vây lưng, vây lưng thứ 2 dài hơn vây lưng thứ nhất. Vây bụng hoàn toàn hợp với nhau thành dạng đĩa hút hoàn chỉnh hoặc gần như hoàn chỉnh, ở một số loài không có màng nối phía trước dưới gốc vây. Loài 1:Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) – Cá bống cát Vị trí phân loại: Bộ: Perciformes Họ: Gobiidae Giống: Glossogobius Loài: Glossogobius giuris Tên tiếng Anh: Tank goby Tên đồng danh: Theo Mai Đình Yên & ctv (1992), T.T.Khoa và T.T.T.Hương (1993), Walter J.Rainboth (1996): Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Theo http://fishbase.org (Truy cập ngày 29/04/2009) Glossogobius tenuiformis (Fowler, 1934) Euctenogobius striatus (Day, 1868) Gobius grandidieri (Playfair, 1868) Gobius striatus (Day, 1868) Gobius spectabilis (Günther, 1861) Gobius phaiospilosoma (Bleeker, 1849) Gobius phiopsilosoma (Bleeker, 1849) Gobius sublitus (Cantor, 1849) Gobius platycephalus (non Richardson, 1846) Gobius kurpah (Sykes, 1839) Gobius catebus (Valenciennes, 1837) Gobius celebius (non Valenciennes, 1837) Gobius kokius (non Valenciennes, 1837) Gobius kora (Valenciennes, 1837) Gobius russelli (Cuvier, 1829) 11
nguon tai.lieu . vn