Xem mẫu

  1. MỤC LỤC 1 Lý do chọn đề tài ........................................................................... 4 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................... 6 3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................... 11 4 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................ 11 5 Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 12 6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 12 7 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 12 8 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 12 9 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:..................................... 12 10 Cơ sở lý luận ................................................................................... 12 11 Phương pháp nghiên cứu cụ thểỞ .................................................. 13 12 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: .......................................... 13 13 Ý nghĩa lý luận ............................................................................... 13 14 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................. 14 15 Cấu trúc của luận văn: .................................................................... 14 15.1 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ..................................................... 16 15.2 Quan niệm về đạo đức nhà báo ................................................... 16 15.3 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” ...................... 16 15.4 Đạo đức nhà báo .......................................................................... 18 15.5 Vai trò của đạo đức nhà báo ........................................................ 21 15.6 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ..................................... 25 15.7 Những yêu cầu về đạo đức nhà báo ở Việt Nam ........................ 30 15.8 Đặc điểm của văn hóa báo chí Việt Nam .................................... 30
  2. 15.9 Những yêu cầu chung về đạo đức nhà báo ở Việt Nam............. 32 15.10 Về Báo mạng điện tử..................................................................... 37 15.11 1.4.1 Lược sử ra đời của báo mạng điện tử trên Thế giới ......... 37 15.12 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam ...... 40 15.13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................... 51 15.14 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ................................ 52 15.15 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ..................................................................... 52 15.16 Đăng tải quá nhiều các đề tài tiêu cực, thiếu tính thẩm mĩ và giá trị nhân văn................................................................................................... 53 15.17 Đề tài xã hội giật gân, câu khách................................................. 53 16 ........................................................................................................ 16.1 Đề tài về hôn nhân, tình dục, tình yêu, giới tính để khơi gợi trí tò mò của độc giả.......................................................................................... 58 16.1.1- “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – 2 kỳ của Vietnam Net ( http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/70641/ong-lao-80-lay-vo-kem-52-tuoi-sinh- con.html); “Hạnh phúc của ông lão 80 và vợ kém 52 tuổi” – Dantri.com.vn; “Ông lão 80 lấy vợ kém 52 tuổi, sinh con” – Nld.com.vn; "Đại gia" Hà thành 80 và chuyện cưới vợ kém 52 tuổi” – Kienthuc.net.vn; “Ông lão 80 và cô học trò 28 tuổi phải duyên chồng vợ” – News.zing.vn; “Gái đẹp tuổi 20 yêu mê mệt ông lão 80” – Baodatviet.vn ..................................... 59 16.2 Đào sâu các vấn đề đời tư của người nổi tiếng........................... 60 16.3 Đưa tin sai sự thật, thiếu chính xác............................................. 64 16.4 Đưa tin sai không đính chính....................................................... 68 16.5 Dẫn tin, bài, ảnh không trích nguồn ........................................... 69 16.6 Xâm phạm đời tư của người khác mà không được sự cho phép, vi phạm quyển bảo vệ thông tin cá nhân................................................... 70 16.7 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của nhà báo, cơ quan báo chí vì mục đích cá nhân............................................................................................. 72 16.8 Đòi và nhận hối lộ....................................................... 72
  3. 16.9 Viết bài với mục đích cá nhân, thương mại: .............................. 74 16.10 Nguyên nhân hiện tượng vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay ............................................................................ 78 16.11 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................... 90 16.12 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.................................................................................... 91 17 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí............................ 91 18 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước............. 91 19 Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nhà báo phát huy .............. 94 20 Đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật................................... 96 21 Đề xuất bộ quy chuẩn đạo đức báo chí cho báo mạng điện tử ỞỞ 97 22 Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí..................... 99 23 Nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên/ biên tập viên .................... 102 24 Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ............................................. 102 25 Thắt chặt quy trình tuyển dụng báo mạng điện tử..................... 105 26 Những yêu cầu mới đối với các phóng viên/ biên tập viên báo mạng điện tử........................................................................................................ 107 27 Nâng cao văn hóa tiếp nhận và tham gia cho công chúng .............. 112 28 KẾT LUẬN..................................................................................... 114 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 118 30 ...............................................................................................................
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghề nghiệp nào cũng cần có những quy định, những chuẩn mực riêng trong hoạt động của mình và nghề làm báo cũng không phải là một ngoại lệ. Thật khó hình dung nổi nếu như đời sống xã hội, nhất là một xã hội văn minh, lại thiếu đi hoạt động của phương tiện thông tin đại chúng. Tính từ khi tờ báo đầu tiên ra đời (năm 1690), trong bốn thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Nói cách khác, báo chí đã tự xác định cho mình những chức năng to lớn phục vụ con người và phục vụ cho sự tồn tại, phát triển xã hội loài người. Ngược lại, con người càng phát triển, xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi nhiều hơn và tạo ra những khả năng mới, kỳ diệu cho việc thu nhận, chuyển tải và tái hiện thông tin - tức là cho hoạt động báo chí. Hoạt động báo chí thuộc về hoạt động chính trị - xã hội liên quan mật thiết đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ở đó, dù khách quan đến mức nào, người làm báo cũng bộc lộ cách nhìn, thái độ, phương pháp tiếp cận và sự bình giá của mình đối với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và bằng tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình, có thể hiểu rằng báo chí góp phần định hướng cho sự hình thành tư tưởng của mỗi người và sự thống nhất cao trên phạm vi toàn xã hội. Tìm hiểu, nghiên cứu về đạo đức nhà báo không chỉ cần thiết cho những người làm báo chí, truyền thông mà ngay cả đối với những người tiếp nhận thông tin điều này cũng vô cùng cần thiết bởi trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, ranh giới giữa nhà báo và công chúng tiếp nhận đang ngày càng được rút ngắn, xóa nhòa. Trong những thập kỷ gần đây, bước nhảy vọt của kỹ thuật truyền thông là một trong những hiện tượng gây tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, làm thay đổi bản chất xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn
  5. hóa và thói quen của con người. Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử - loại hình báo chí mới mẻ với những đặc điểm không một loại hình báo chí nào cạnh tranh được như khả năng đa phương tiện (multimedia), tính tương tác cao, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, tính thời sự và phi định kì khiến cho thông tin trên báo mạng điện tử là thông tin sống động nhất, nóng nhất, tươi mới nhất vì có thể cập nhật từng giờ, từng phút, thậm chí từng giây. Nhưng đi kèm với những tiện ích đó, vấn đề đạo đức báo chí trong môi trường truyền thông kỹ thuật số lại càng trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng hiện nay. Những khối lượng thông tin lớn được chuyển tải tin tức từng giây, từng phút trên các trang báo mạng, trang thông tin điện tử khiến con người không còn đủ khả năng kiểm soát thông tin. Hiện tượng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn và trở thành nỗi lo của nhiều người có trách nhiệm và dư luận xã hội. Trong một vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của Mạng xã hội đã đẩy các trang báo điện tử ở Việt Nam vào một cuộc đua khốc liệt trong việc truyền tải thông tin. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có khả năng truy cập Internet và một trang cá nhân trên mạng xã hội, bất cứ công dân nào cũng có thể trở thành người đưa tin. Đối với hoạt động báo chí, sự xuất hiện của Mạng xã hội giống như con dao hai lưỡi, và trong cuộc đua khốc liệt để truyền tải thông tin ấy, đã không ít người làm báo phạm phải sai lầm khi lạm dụng mạng xã hội mà đánh mất đi lương tâm nghề nghiệp của người cầm bút. Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào sự sa sút về mặt chất lượng của báo mạng điện tử hiện nay, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế và giảm thiểu tối đa hiện tượng này.
  6. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Trên thế giới Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17. Trải qua quá trình phát triển vài trăm năm, vấn đề đạo đức, nghề nghiệp của nhà báo luôn được quan tâm. Đã có rất nhiều cuốn sác đề cập hoặc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và bài bản. Bán chạy nhất hiện nay phải kể đến những cuốn như: + The Elements of Journalism (Những yếu tố của nghề báo) của tác giả Bill Kovach & Tom Rosenstiel. Với lời đề tựa: “Điều mà những người làm báo nên biết và công chúng nên đòi hỏi”, hai tác giả, bằng ngòi bút sắc sảo phân tích nền báo chí Mỹ: điểm mạnh và điểm yếu. Các tác giả cũng dành nhiều trang để nêu những nguyên tắc căn bản của nghề báo trong đó nguyên tắc tôn trọng sự thật được đặt lên hàng đầu. + The Principles of Multimedia Journalism (Những nguyên tắc của báo chí đa phương tiện). Tác giả Richard Hernandez và Jeremy Rue đều là những nhà báo giàu kinh nghiệm. Hai tác giả đã hệ thống hóa, phân loại các đặc tính của tác phẩm báo chí trên nền tảng kĩ thuật số. Bằng cách đó, các tác giả đã tạo cơ hội cho các sinh viên báo chí và các chuyên gia một cách để hiểu về tầm quan trọng trong việc dàn dựng câu chuyện trong một kỷ nguyên hội tụ. + Gatekeeping in Transition (Kiểm duyệt báo chí). Tác giả: Tim P.Vos, Francois Heinderyckx. Báo chí đang thay đổi từng ngày: từ cách sản xuất, loại hình, phương tiện lẫn các kênh chuyển tải. Với những thực tế thay đổi đó, việc kiểm duyệt báo chí có thay đổi gì không? Cuốn sách trả lời câu hỏi đó. + Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho Nhà báo kỹ thuật số). Tác giả Lawrie Zion, David Craig. Sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử đã dẫn đến những sự phức tạp trong đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Trong khi những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp
  7. dụng nó lên một nền tảng điện tử lại đầy khó khăn và thách thức. Trong cuốn Ethics for Digital Journalists, hai tác giả đã phỏng vấn những nhà báo kinh nghiệm và các học giả nghiên cứu về báo chí nhằm đưa ra những cách thực hành tích cực nhất cho báo chí kỹ thuật số. + Journalism Ethics: Arguments and Cases for the 21st Century (Đạo đức báo chí: Lý luận và Dẫn chứng cho thế kỷ 21 ). Tác giả: Roger Patching, Martin Hirst. Cuốn sách đề cập cả lý thuyết và thực hành của đạo đức báo chí. + Explorations in Global Media Ethics (Khám phá đạo đức truyền thông thế giới). Tác giả: Muhammad Ayish, Shakuntala Rao. Cuốn sách được xuất bản trong series Nghiên cứu về báo chí. + Principles of American Journalism: An Introduction (Những nguyên tắc của Báo chí Mỹ: Phần giới thiệu). Tác giả: Stephanie Craft và Charles N.Davis. Đây là cuốn sách giới thiệu cho các sinh viên báo chí giá trị cốt lõi của báo chí và vai trò quan trọng của nó trong xã hội dân chủ. + The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21st Century (Những quy tắc đạo đức mới cho báo chí: Một sự chỉ đường cho thế kỷ 21). Tác giả: Kelly McBride và Tom Rosenstiel. Tác phẩm bao gồm các chương thể hiện quyền, trách nghiệm của các nhà báo (vd: giá trị, văn hóa đưa tin), những bối cảnh liên quan (chủ sở hữu, độc giả, kinh tế học, công dân) và những điểm áp lực (sự chính xác, xung đột lợi ích, thành kiến, đưa tin về những đối tượng dễ bị tổn thương). Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của các học giả người Nga được dịch ra tiếng Việt phải kể đến: “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” (G.V.Ladutina), “Cơ sở lý luận của báo chí” tập 2 (E.P.Prôkhôrốp), “Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo” (G.V.Lazutina), “Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn” (V.V.Vôrôsilốp), “Báo chí hiện đại nước ngoài: Những
  8. quy tắc và nghịch lý” (X.A.Mikhailốp), “Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera” (X.A.Muratốp), “Báo chí điều tra” (A.A.Chertưchơnưi), “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” (Helena Thorfinn) 2.2. Ở Việt Nam Vấn đề đạo đức báo chí từ lâu đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Có thể kể đến một số cuốn sách tiêu biểu như: “Nghề báo nghiệp văn” – tác giả Phan Quang, nhà xuất bản Thông tấn năm 2005, “Cẩm nang đạo đức báo chí” – tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, 2009, “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí xuất bản”, Nhiều tác giả, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, Một số văn bản chỉ đạo và quản lý của Đảng, Nhà nước về Hoạt động Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, 2012, “Đạo đức Nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả: PGS. TS Hoàng Đình Cúc, NXB Chính trị Quốc gia...... Đây đều là những tài liệu ý nghĩa, khái quát được tầm quan trọng của đạo đức báo chí, và đặt ra yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của người làm báo. Đáng chú ý, năm 2011 TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã cho xuất bản cuốn sách chuyên khảo “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” được hình thành từ bản Luận án Tiến sỹ truyền thông đại chúng, chuyên ngành báo chí học. Sách dày 380 trang, gồm 5 chương và phần phụ lục cùng danh mục 135 tài liệu tham khảo, đây là công trình nghiên cứu công phu, cập nhật, rất thú vị và bổ ích về chủ đề đạo đức nghề nghiệp luôn mang tính thời sự trong đời sống báo chí nước ta thời gian gần đây. Và đầu năm 2014, TS. Nguyễn Thị Trường Giang tiếp tục ra mắt cuốn sách thứ 2 về đạo đức báo chí, đó là cuốn “100 bản quy ước đạo đức báo chí trên thế giới”. Tác giả đã công phu sưu tầm và biên dịch nhiều
  9. quy ước đạo đức từ những nguồn khác nhau, và cuối cùng chọn 100 bản để nghiên cứu, phân tích từ đó đề xuất kiến giải của mình.. Ngoài ra, bàn thêm về Đạo đức báo chí, có 1 số đầu sách như: + Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang (Nxb. Đại học Quốc gia, H. 2004). Tại chương 10 (từ trang 226-243) các tác giả bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo thông qua các nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn của nghề báo. Đó là các nguyên tắc thể hiện trong các mối quan hệ giữa nhà báo với công chúng, nhà báo với nguồn tin, nhà báo với nhân vật trong tác phẩm, nhà báo với tác giả, nhà báo với ban biên tập, nhà báo với đồng nghiệp. + Cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (Nxb. Lý luận chính trị, H.2007) bàn về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo từ trang 189-206. Trong đó, các tác giả cho rằng, đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi của thực tiễn đối với nhà báo. Muốn nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì phải nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của nhà báo. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến tính khoa học, tính chính trị, sự nhạy cảm nghề nghiệp và vốn tri thức phong phú trong phẩm chất nghề nghiệp có sự ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. + Cuốn “Báo chí thế giới xu hướng và phát triển” của Đinh Thị Thuý Hằng (Nxb. Thông tấn, H. 2008). Trong đó tác giả đề cập đến mối quan hệ đạo đức giữa nhà báo và nguồn tin (trang 52-54). Theo tác giả, một trong những vấn đề quan trọng nhất của đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là làm thế nào để người dân được thông tin một cách “đầy đủ, sâu sắc, công bằng và chính xác”.
  10. + Luận án Tiến sĩ Truyền thông Đại chúng của tác giả Chử Kim Hoa “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực báo in ở Việt Nam hiện nay” năm 2009... Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nước cũng có bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo như: + Tọa đàm khoa học "Sư xâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ" do Đoàn khối các cơ quan Trung ương tổ chức vào tháng 6/2013. + Hội thảo "Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số" do Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN) phối hợp với Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức ngày 10/06/2015. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. + Hội thảo "90 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Truyền thống, bản lĩnh và trách nhiệm" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 18/6/2015 tại Hà Nội. + Hội thảo “Đạo đức báo chí trong khai thác và xử lý nguồn tin” do Hội Nhà báo Khánh Hòa tổ chức ngày 26/09/2014. + Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Viện KAS (Konrad Adenauer Stiftung) tổ chức ngày 17/3/2014. Các hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp báo chí ở nước ta, như việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho các toà soạn trên cơ sở tham khảo quy tắc đạo đức báo chí của các nước trên thế giới; khả năng ứng dụng các bộ quy tắc đạo đức báo chí ấy vào hoạt động của các toà soạn
  11. hiện nay; hay vấn đề đạo đức báo chí truyền hình… Nhiều đại biểu còn phân tích một số tình huống nổi cộm của đạo đức báo chí hiện nay. Qua nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu này đều đã khái quát được về các phạm trù liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong nền kinh tế thị trường, hoặc tóm lược được sự ra đời của báo mạng điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào gắn được hai vấn đề vi phạm đạo đức báo chí với thực trạng của báo mạng điện tử trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Hiện nay, truyền thông hội tụ và công nghệ thông tin đã gần như “thao túng” truyền thông toàn thế giới, và Việt Nam, với tốc độ phát triển Internet đáng kinh ngạc, đã hòa mình vào dòng chảy xu hướng đó rất nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sự nhận thức, nguồn nhân lực, trình độ và quản lý của chúng ta còn chưa theo kịp tốc độ phát triển vũ bão đó, khiến cho vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận xã hội. Kế thừa những cơ sở lý luận nền tảng, cập nhật thêm những kiến thức mới về truyền thông hội tụ, về mạng xã hội, luận văn này tập trung đi sâu vào một khía cạnh rõ ràng, nhất quán, trong một phạm vi nhất định, đó là Vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay – dựa trên việc khảo sát phản ứng của một số báo mạng điện tử trong năm 2013 và 2014 trước một số hiện tượng truyền thông nổi cộm. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.
  12. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: • Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. • Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. • Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung, và đội ngũ làm báo mạng điện tử nói riêng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay. 2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát một số báo mạng có số lượng độc giả lớn ở Việt Nam hiện nay với các vấn đề nổi bật trong giới truyền thông trong năm 2013 và 2014. Các báo mạng điện tử bao gồm: Dantri.com.vn; Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; VTC.vn; www.thanhnien.com.vn; www.tienphong.vn; Nld.com.vn; Tuoitre.vn; Laodong.com.vn, News.zing.vn… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 1. Cơ sở lý luận
  13. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tư tưởng và báo chí; lý luận báo chí về vai trò, chức năng và nguyên tắc hoạt động của báo chí; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp báo chí và sự tác động qua lại giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác. 2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể • Phương pháp phân tích tài liệu: Dùng để xem xét, phân tích các thông tin có sẵn trong các tài liệu, từ đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. • Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và những câu trả lời thu được qua phỏng vấn sâu. • Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng dùng để phỏng vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng như nhận thức của họ về vấn đề này. • Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu... có được trong quá trình khảo sát. • Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm khái quát… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: 6..1 Ý nghĩa lý luận
  14. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới và làm phong phú thêm lý luận báo chí, truyền thông hiện đại và thực tiễn của báo mạng điện tử hiện đại và vấn đề vi phạm đạo đức của nhà báo trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay. 6..2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là một trong những cơ sở để các tổ chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng: • Các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí; • Các tòa soạn báo chí; • Các cơ sở đào tạo báo chí; • Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí • Những ai quan tâm lĩnh vực này • Cho chính tác giả luận văn 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 14 tiết, 116 trang. Nội dung của luận văn được trình bày theo thứ tự các chương sau đây: Chương 1: Quan niệm về đạo đức nhà báo và lý luận chung về báo mạng điện tử. Chương 2: Thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay Chương 3: Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, kiến nghị để khắc phục vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử.
  15. Chương 1: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.. Quan niệm về đạo đức nhà báo 1.1.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề nghiệp” Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “Đạo đức”. Theo định nghĩa của sách giáo khoa Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông, “Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội, mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có những quan niệm về đạo đức khác nhau”. Và cần phân biệt rất rõ khái niệm “đạo đức” và “pháp luật”. Dù cùng có mục đích để điều chỉnh hành vi của con người, nhưng đạo đức được thực hiện dựa trên sự tự giác của con người với các chuẩn mực do xã hội đề ra, còn pháp luật được thực thi một cách bắt buộc, theo những quy tắc, quy định bằng văn bản chính thống do nhà nước đề ra. Tham khảo trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “ “Đạo đức” là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.”. Đứng trên khía cạnh khác, “Đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,F02D nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân –xã hội. Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều
  16. chỉnh và đánhF2 0D giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên. Theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang thì: "Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác (...) Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc" – [19, tr. 252] Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp xuất hiện để là tên gọi khoa học về cách sử dụng nghề nghiệp của con người (Déon: bổn phận cần phải làm, logos: học thuyết - Déontologic được nhà triết học Anh Bentam sử dụng có ý nghĩa là nghĩa vụ luận, đạo đức nghề nghiệp). Đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó; Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của 1 lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể với xã hội,... Tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp.
  17. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội đều có nét chung, nhưng đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Ví dụ như: Thầy thuốc phải có lòng trắc ẩn Thầy giáo phải là người mô phạm Nhà báo phải trung thực Nhà chính trị phải có lòng nhân hậu đặc biệt với nhân dân ... 1.1.2 Đạo đức nhà báo Nghề báo tuy không có một bộ luật đạo đức nghề nghiệp riêng nhưng cũng có các văn bản bao gồm các quy tắc đạo đức hành nghề cho báo giới và được các hội đoàn báo chí thông qua. “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp”. Các quy tắc này áp dụng trong nhiệm vụ của nhà báo (nghĩa vụ thông tin, tôn trọng độc giả, lợi ích xã hội, quyền được biết) và quy định tính chính đáng cũng như tính đáng tin cậy của nhiệm vụ báo chí (độc lập với các quyền lực chính trị hoặc kinh tế, tôn trọng đời tư, bảo vệ nguồn cung cấp thông tin v.v...). Tóm lại, có thể nói quy tắc đạo đức hành nghề báo chí bao gồm toàn bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp giám sát lương tâm nghề nghiệp của một thông tin viên (nhà báo). Các tiêu chuẩn này dựa trên 2 nguyên tắc căn bản: trách nhiệm xã hội và sự thật thông tin. Mặt khác, quy tắc đạo đức nghề còn góp phần giúp nhà báo tránh được các ý đồ lũng đoạn thông tin, tuyên truyền, đánh bóng hay bóp méo thông tin. Tuyên bố về các quyền và nghĩa vụ của nhà báo được thông qua năm 1971 ở
  18. Munich có ý nghĩa phổ quát. Nó quy định "quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền chỉ trích là một trong các quyền tự do căn bản của toàn thể nhân loại", và "trách nhiệm của nhà báo đối với công chúng được đặt lên trên hết, cao hơn cả trách nhiệm đối với chủ bút và chính quyền Nhà nước". Ngoài ra nó quy định các nghĩa vụ của nhà báo như nghĩa vụ tôn trọng sự thật và đời tư cá nhân, nhất thiết chỉ đưa các tin "có nguồn gốc rõ ràng", nghĩa vụ "kiểm tra tất cả các thông tin tỏ ra thiếu chính xác", "không tiết lộ nguồn tin lấy được một cách bí mật". Nghị quyết 1003 năm 1993 của Hội đồng châu Âu về đạo đức nghề báo được thông qua, nhưng chỉ mang tính chất "khuyến nghị" đối với báo chí các quốc gia thành viên chứ không bắt buộc. - Lương tâm: Yếu tố nội tâm tạo cho mỗi người khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức, và do đó tự điều chỉnh mọi hành vi của mình - Trách nhiệm: Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình Theo TS.Trương Minh Tuấn- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, không cứ là gì phải nghề báo mới đặt vấn đề về đạo đức, mà bất cứ một nghề nào khác, chuyện đạo đức nghề nghiệp cũng phải được đặt ra, thậm chí phải được đặt lên hàng đầu rồi mới nói đến chuyên môn nghiệp vụ của người hàng nghề đó. Vì rằng không có đạo đức khi hành nghề thì khoảng cách giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng “nghề” để trục lợi hoặc làm những việc bất chính chỉ là tơ tóc. Với nghề báo, do đặc thù của công việc, câu chuyện về đạo đức lại càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Đạo đức của nhà báo không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào những nơi nguy hiểm nhất để phanh phui những mặt trái của đời sống mà còn góp
  19. phần trong việc “định hướng” dư luận, ngòi bút của nhà báo phải là mũi tên dẫn đường để mọi người cùng hướng thiện. Một nhà báo được gọi là “có đạo đức” phải là người đồng hành cùng nhân dân mình, cùng dân tộc và đất nước mình, biết chia sẻ những vui, buồn, sướng, khổ với đồng bào mình trong cuộc trường chinh thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu để đến đích ấm no, hạnh phúc. Đạo đức nhà báo không chỉ là việc đi đến tận cùng của nỗi oan khiên để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng cho người bị oan khuất mà cái chính là, bằng ngòi bút của mình, bằng sự trung thực và trách nhiệm của mình, nhà báo phải làm công việc của một bác sĩ phẫu thuật, cắt bỏ vĩnh viễn những khối u có thể trở thành “tiền lệ xấu”, có thể lây nhiễm thói hư cho cả cộng đồng. “Một thông tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà còn gây hệ lụy cho cả cộng đồng. Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của nhà báo, với sự lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời sống toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo đức của nhà báo là câu chuyện luôn được đề cao và coi trọng nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin.” [18,tr.15] Đạo đức nghề báo chính là những nguyên tắc, những chuẩn mực được hình thành trong các mối quan hệ ứng xử nghề nghiệp của nhà báo, được thể chế hóa, được nhà báo và dư luận xã hội thừa nhận, trở thành những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của nhà báo trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp.Trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của nhà báo là 3 mặt của một vấn đề, hòa quyện, liên kết chặt chẽ, là điều kiện, là tiền đề của nhau, cùng hướng tới một mục tiêu duy nhất là hoàn thành tốt trách nhiệm của nhà báo với sự phát triển của xã hội, của đất nước.
nguon tai.lieu . vn