Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN MINH TUẤN THỰC NGHIỆM NUÔI GHÉP CÁ CHÉP DÒNG HUNGARY TRONG MÔ HÌNH LÚA – CÁ KẾT HỢP Ở TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN MINH TUẤN THỰC NGHIỆM NUÔI GHÉP CÁ CHÉP DÒNG HUNGARY TRONG MÔ HÌNH LÚA – CÁ KẾT HỢP Ở TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. DƯƠNG NHỰT LONG Ks. NGUYỄN THANH HIỆU 2009
  3. LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn cho em được thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn cán bộ Trại Thực Nghiệm Cá Nước Ngọt, Bộ Môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng cùng một số hộ nông dân ở huyện Long Mỹ: (anh) Phạm Thành Vũ, (chú) Nguyễn Minh Dần, Huyện Vị Thủy: (chú) Nguyễn Văn Xê và Huỳnh Văn Mới, huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang đã tao điều kiện, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Dương Nhựt Long và Nguyễn Thanh Hiệu đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báo cho em để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sau cùng là lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. -i-
  4. TÓM TẮT Đề tài “ Thực nghiệm nuôi ghép cá chép dòng Hungary trong mô hình lúa – cá kết hợp ở Tỉnh Hậu Giang” bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2008 và kết thúc tháng 4/2009. Đề tài gồm 2 nghiệm thức với 4 ruộng được bố trí ở hai huyện Vị Thủy và Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi trong mô hình lúa – cá kết hợp. Kết quả thực nghiệm nuôi cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ (27,5 – 30,25 0C), pH nước (6,26 – 7), độ trong (10 – 20 cm), DO (4 – 6 ppm), hàm lượng COD (5,4 – 17,8 ppm), N-NH3 (0,5 – 1ppm), hàm lượng P-PO43-(0,1 – 1 ppm), H2S (0,24 – 0,44 ppm) nằm trong giới hạn thích hợp cho các loài cá nuôi vùng nhiệt đới. Thành phần giống loài thực vật phù du được xác định ở nghiệm thức có 83 – 88 loài, động vật phù du 59 – 63 loài và động vật đáy chỉ xuất hiện 6 – 8 loài. Sinh lượng phiêu sinh động vật và động vật đáy của nghiệm thức 2 ( 9.196 cá thể/lít, 1.109 con/m2) cao hơn so với nghiệm thức 1 (4.300 cá thể/ lít, 534 con/m2). Tuy nhiên sinh lượng của thực vật phù du của nghiệm thức 1 (784.001 cá thể/lit) thấp hơn so với nghiệm thức 2 (2.005.500 cá thể/lít). Tỷ lệ sống cá nuôi của nghiệm thức 2 thấp hơn nghiệm thức 1. Tuy nhiên, năng suất cá nghiệm thức 2 (917,3 kg/ha) cao hơn so với nghiệm thức 1 (857,6 kg/ha). Hiệu suất đồng vốn, tỷ suất lợi nhuận (1,52, 0,52) mang lại từ mô hình của nghiệm thức 2 thấp hơn so với nghiệm thức 1 (2,09, 1,09). Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, cá chép dòng Hungary có thể xem là đối tượng hoàn toàn có khả năng phát triển và nâng cao năng suất cá nuôi trong mô hình lúa – cá kết hợp. -ii-
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... i Xin chân thành cảm ơn.TÓM TẮT ........................................................................... i TÓM TẮT ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. vi Chương I ................................................................................................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 1.1 Giới thiệu...................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................... 1 1.3 Đề tài được thực hiện với những nội dung sau .............................................. 1 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .......................................................... 2 Chương II ............................................................................................................... 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................ 3 2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................... 3 2.1.1 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Chép (Cyprinus carpio, Linnaeus) ....................................................................................................... 3 2.1.2 Một số đặc điểm sinh học của cá Mè Vinh (Barbonymus gonionotus) ... 7 2.1.3 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi (Oreochomis niloticus) ............ 8 2.1.4 Năng suất của mô hình Lúa – Cá kết hợp trong và ngoài nước .............. 9 2.1.5 Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình Lúa – Cá kết hợp ...................... 10 Chương III............................................................................................................. 12 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 12 3.1 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 12 3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị ..................................................................... 12 3.1.2 Nguồn cá thực nghiệm ........................................................................ 12 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 3.2.1 Bố trí nghiệm thức .............................................................................. 12 3.2.2 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................... 14 3.2.3 Cơ cấu thả nuôi các loài cá .................................................................. 14 3.3 Thực nghiệm nuôi gồm các bước sau .......................................................... 14 3.3.1 Chuẩn bị ruộng làm nghiệm thức......................................................... 14 3.3.2 Cải tạo ruộng thật kĩ trước khi làm nghiệm thức .................................. 14 3.3.3 Quản lý hệ thống nuôi ......................................................................... 15 3.4 Phương pháp thu, phân tích mẫu và xử lý số liệu ....................................... 15 3.4.1 Thu mẫu .............................................................................................. 15 3.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình .............................................................. 19 Chương IV ............................................................................................................ 20 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 20 4.1 Môi trường nước ......................................................................................... 20 4.1.1 Các yếu tố thủy lý hóa ......................................................................... 20 4.1.2 Thủy sinh vật ...................................................................................... 26 4.3 Sinh trưởng và năng suất cá nuôi trong hệ thống nghiệm thức..................... 30 4.3.1 Sự sinh trưởng của các loài cá nuôi trong 2 nghiệm thức .......................... 30 4.3.2 Năng suất của cá nuôi sau chu kỳ 6 tháng nuôi .................................... 31 -iii-
  6. Chương V .............................................................................................................. 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 33 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 33 5.2 Đề xuất ....................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34 -iv-
  7. DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Cấu trúc thành phần giống loài Phytoplankton ở 2 nghiệm thức Bảng 4.2 Cấu trúc thành phần giống loài Zooplankton ở 2 nghiệm thức Bảng 4.3 Cấu trúc thành phần giống loài Zoobenthos ở 2 nghiệm thức Bảng 4.4 Sinh trưởng về khối lượng ở 3 loài cá nuôi ở nghiệm thức 1 Bảng 4.5 Sinh trưởng về khối lượng ở 3 loài cá nuôi ở nghiệm thức 2 Bảng 4.6 Năng suất của cá sau chu kỳ 6 tháng nuôi ở nghiệm thức 1 Bảng 4.7 Năng suất của cá sau chu kỳ 6 tháng nuôi ở nghiệm thức 2 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế ở 2 nghiệm thức -v-
  8. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cá chép dòng Việt Hình 2.2 Cá chép dòng Hungary Hình 3.1Ruộng I diện tích 4000 m2 Hình 3.2 Ruộng II diện tích 6000 m2 Hình 3.3 Ruộng III diện tích 5000 m2 Hình 3.4 Ruộng IV diện tích 6000 m2 Hình 4.1 Biến động nhiệt độ ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.2 Biến độ trong ở 2 nghiệm qua các đợt thu mẫu Hình 4.3 Biến động DO ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.4 Biến động H2S ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.5 Biến động COD ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.6 Biến động N-NH3 ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.7 Biến động P-PO43- ở 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.8 Số lượng Phytoplankton của 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.9 Số lượng Zooplankton của 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu Hình 4.10 Số lượng Zoobenthos của 2 nghiệm thức qua các đợt thu mẫu -vi-
  9. Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Có 9 trong tổng số 13 tỉnh thành thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng của nước lũ hàng năm. Nước lũ cung cấp một lượng nguồn nước ngọt khổng lồ cùng với nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú cho hoạt động thủy sản cũng như mang nhiều phù sa bồi đắp ruộng đồng và nhiều thuận lợi cũng như khó khăn trong nuôi trồng thủy sản. Thực tiển cho thấy với tiềm năng mặt nước rất lớn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, bên cạnh sự thành công và hiệu quả lợi nhuận mang lại từ việc nuôi cá Chép trong các mô hình sản xuất kết hợp như mô hình Lúa – Cá, mô hình VAC cùng với các mô hình nuôi ghép trong mươn vườn và ao đất, thì gần đây với những biểu hiện khá rõ nét về mặt di truyền cùng với sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng, chất lượng sản phẩm của cá Chép đã bắt đầu xuất hiện từ những loài cá Chép mà người dân thả nuôi trong ruộng lúa. Nhận xét này được minh chứng qua ghi nhận từ thực tế nuôi cá Chép tại điạ bàn của xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ Thành Phố Cần Thơ qua các năm 2003, 2004 và năm 2005. Trong quá trình nuôi, cho thấy tăng trưởng của cá Chép có dấu hiệu chậm lớn, sau 1 chu kỳ nuôi 6 – 8 tháng trong mô hình Lúa – Cá kết hợp, trọng lượng cá Chép nuôi khi thu hoạch chỉ đạt dao động từ 300 – 500 g/con. Trong khi đó, cá Chép dòng Hungary còn gọi là cá Chép Hungary với những đặc điểm ưu việt về tốc độ tăng trưởng của cá nhanh, sau 1 chu kỳ nuôi 6 tháng, trọng lượng của cá có thể đạt từ 0,8 – 1,2 kg/con, năng suất cao, đầu nhỏ chất lượng thịt nhiều….có thể xem là đối tượng hoàn toàn có khả năng phát triển và nâng cao năng suất cá nuôi trong ruộng lúa. Chính vì những lí do trên, đề tài “Thực nghiệm nuôi ghép cá Chép dòng Hungary trong mô hình lúa – cá kết hợp ở tỉnh Hậu Giang” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thực nghiệm nuôi cá chép dòng Hungary, nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và năng suất của cá trong mô hình lúa – cá kết hợp ở vùng nông thôn tỉnh Hậu Giang. 1.3 Đề tài được thực hiện với những nội dung sau 1) Khảo sát điều kiện môi trường nước (nhiệt độ, pH, O2, COD, N-NH4+, H2S, P- PO43-), động thực vật phiêu sinh và động vật đáy trong mô hình lúa – cá kết hợp ở tỉnh Hậu Giang. 1
  10. 2) Khảo sát tăng trọng, tỉ lệ sống và năng suất của cá nuôi. 3) Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi thương phẩm cá chép dòng Hungary so với cá chép dòng Việt. 1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 10/2008 và kết thúc vào tháng 4/2009. Địa điểm: Đề tài được thực hiện ở 2 huyện Vị Thủy và Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. 2
  11. Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1.1 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Chép (Cyprinus carpio, Linnaeus) Hình 2.1 Cá chép dòng Việt Hình 2.2 Cá chép dòng Hungary 2.1.1.1 Phân loại Lớp cá xương: Osteichthyes Bộ cá Chép: Cypriniformes Họ cá Chép: Cyprinidae Giống cá Chép: Cyprinus Loài: Cyprinus carpio. L.1758. Theo L.S Berg (1950)., Mai đình Yên (1978) và Trần Đình Trọng (1965a). 3
  12.  Đặc điểm về hình thái của cá chép Đặc điểm cá chép đồng bằng bắc bộ Đây là loại hình được coi là đại diện của cá chép Việt Nam chúng sống tập tập thành những quần đàn lớn. Loại hình cá này có những đặc điểm như vẩy bao phủ toàn thân, vẩy phía đường bên thường có màu xanh đen nhạt, vẩy phần bụng thường có màu trắng bạc hoặc trắng ngà, mắt lớn, chiều dài thường gấp ba lần chiều cao, vẩy đường bên 32 – 34, số đốt sống dao động từ 32 – 35 cái ( Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Đặc điểm hình thái cá chép Vàng Cá chép Vàng được di nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ XX. Loại hình cá này có một số đặc điểm điển hình như toàn cơ thể màu vàng nhạc đến vàng đạm, có thể gặp cá thể màu đồng đỏ nhạt. Số đốt thân giao động 32 – 36, vẩy quanh cuốn đuôi 8 – 9 và số que mang trên cung mang thứ nhất dao động 18 – 19. Loại hình cá chép Vàng được coi là 1 trong những loại hình cá cảnh ở Nhật Bản vì ngoài những cá thể cơ thể có một màu còn có những cá thể có 2 màu trên thân (Nuyễn Văn Kiểm, 2004). Đặc điểm hình thái cá chép Hungary Hiện nay viện nghiên cứu cá Szarvas (Hungary) đang lưu giữ nhiều dòng cá chép trên thế giới. Những dòng cá chép địa phương và nhập nội đã được lai tạo với nhau theo nhiều phương pháp như lai đơn, lai kép, lai lui, chọn lọc qua nhiều thế hệ khác nhau, kết quả đã tạo được những thế hệ con lai phù hợp với mục đích của nghiên cứu. Dòng chép Hungary (Szarvas P3) hiện nay đang được nuôi dưỡng tại Việt Nam cũng đã được nghiên cứu và chọn lọc như vậy, trong đó chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của cá được ưu tiên trong quá trình chọn lọc. Trước đây Trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ cũng đã tiếp nhận 8 cá thể chép Hungary dòng Szarvas P3 với trọng lượng trung bình 1,2 kg/con và đã cho sinh sản. Đo đếm các chỉ tiêu hình thái những cá thể này cho phép ghi nhận được một số chỉ tiêu của loại hình cá chép này như sau: trị số Depth: 3,46 ± 0,82; vẩy đường bên: 33,0 ± 0,26; tia mền vây lưng:19,0 ± 0,27; số đốt sống thân: 34,0 ± 0,23. (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.1.1.2 Phân bố Cá phân bố rộng trên thế giới, trừ Nam Mỹ, Madagasea và Châu Úc, Tây Bắc Mỹ, chịu được nhiệt độ 0 – 4 0C sống thích hợp ở 20 – 270C. Cá sống tự nhiên và nuôi trong ao đầm. Nghề nuôi và tuyển chọn cá Chép đã có lịch sử lâu đời, nhất là ở 4
  13. Trung Quốc. Hiện nay nước ta đã nhập các dòng cá Chép từ Indonexia, Hunggari,… đề lai tạo với cá Chép Việt Nam nuôi trong ao, hồ, đồng ruộng (Nguyễn Tấn Trịnh, 1996). 2.1.1.3 Sinh trưởng Cá Chép là loài có kích thước thuộc cỡ trung bình, cỡ lớn nhất có thể đạt 15 – 20 kg. Những nghiên cứu ở hạ lưu Sông Hồng cho thấy cấu trúc tuổi của đàn cá khá phức tạp, gồm cá từ dưới 1 đến 6 tuổi. Cá 1 tuổi chiều dài trung bình 17,0 cm, cá 6 tuổi có chiều dài trung bình khoảng 47,5 cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo tuổi. Trong ao nuôi ở nước ta, trọng lượng trung bình của cá 1 năm đạt 0,2 – 0,3 kg, 2 năm trên dưới 0,5 kg (Mai Đình Yên, 1983). 2.1.1.4 Dinh dưỡng Cá Chép là loài ăn tạp thiên về động vật không xương sống, sống đáy, Trong ống tiêu hóa của cá thức ăn rất đa dạng như mảnh vụn thực vật, hạt, rễ cây, các loài giáp xác (Copepoda, decopoda, Malacostiaca,…). Ấu trùng, côn trùng (Chironomidae), thân mềm (Bivalvia, Gastropoda,…). Tính ăn của cá Chép có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và sự hoàn thiện dần của hệ thống men tiêu hóa trong cơ thể. Khi còn nhỏ thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du có kích thước nhỏ. Khi trưởng thành, thức ăn thích hợp của cá Chép là sinh vật sống đáy, ấu trùng côn trùng thủy sinh, mần non thủy thực vật. Ở cá trưởng thành thức ăn viên thích hợp hơn, trong khi đó thức ăn ở dạng hạt nhỏ và lơ lửng lại có tác dụng tốt đối với cá con. Chất lượng thức ăn và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên của cá Chép là động vật phù du sẽ đảm bảo nâng cao tỷ lệ sống của cá Chép ở giai đoạn đầu. Khi sử dụng thức ăn nhân tạo mà có bổ sung vào thức ăn muối NaHCO3 và muối Sulfat của Mn, Mg, Zn với liều lượng thích hợp thì sự tăng trưởng của cá Chép giống có thể tăng tới 100 % (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự kiếm trong thủy vực, còn ăn các loại thức ăn gia công và thức ăn nhân tạo khác. 2.1.1.5 Sinh sản Cá thành thục sau 1 năm. Mùa đẻ của cá kéo dài từ mua Xuân đến cuối mùa Thu nhưng tập trung vào các tháng Xuân Hè (3 – 6) hay Thu (8 – 9). Cá đẻ trứng bám vào thực vật thủy sinh. Ở sông, cá di cư lên trung thượng lưu vào các sông suối nhỏ giàu thực vật. Trong ao nuôi, cá đẻ ở các bụi cây cỏ ven bờ hay trong các đám bèo sống nổi. Cá hay đẻ vào nửa đêm về sáng trước khi mặt trời mọc, nhất là sau những 5
  14. cơn mưa rào, nước mát. Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản 24 – 280C. Sức sinh sản dao động 50.000 – 80.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.1.1.6 Giá trị kinh tế Cá Chép là loài cá ngon có giá trị kinh tế cao, nhất là sau khi cá đã vỗ béo. Trong điều kiện tự nhiên, cá khai thác thường từ 0,5 đến vài kg. Cá lớn có sản lượng thấp do khai thác quá mức. Cá Chép có thể đánh bắt bằng chài rê, câu rê, te, cup, lưới, vó bè,… Cá Chép giống tốt nuôi trong ao với các loài cá khác đạt năng suất cao. Chẳng hạn ở Ấn Độ trong ao nuôi cá Chép, Mè, Rohu, Mrigal, Catla, Trắm Cỏ đạt 4 – 9 tấn/ha. Còn ở Israel ao nuôi cá Chép, Mè, Rô Phi đạt trên 7 tấn/ha (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.1.1.7 Các kết quả nghiên cứu trước đây  Về sinh sản Ở điều kiện nuôi dưỡng tốt và ở vùng nước ấm quanh năm cá chép có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng sức sinh sản sẽ giảm dần. Cá Chép ở ĐBSCL có thể đẻ 4 – 5 lần/năm (chu kỳ thành thục 45 – 50 ngày) nhưng sức sinh sản của những cá thể như vậy sẽ thấp hơn 50.000 trứng/kg thể trọng lần đẻ thứ 3 trở đi. Vấn đề đẻ một hay nhiều lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả yếu tố di truyền của loài. Sức sinh sản của cá Chép rất cao, cá càng lớn sức sinh sản càng cao và ngược lại. trong điều kiện tự nhiên, sức sinh sản tương đối cảu cá Chép dao động 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính của trứng sau khi trương nước 1,24 – 1,42 mm và trọng lượng trứng 0,86 – 1,41 mg. Thực tế trong nững năm qua cho thấy khi các cơ sở sản xuất cá Chép bột ở Cần Thơ và vùng ĐBSCL thu gom cá chép trong các mô hình nuôi thương phẩm về cho đẻ ngay thì số lượng thu được trên một đơn vị khối lượng cá cái thấp (30.000 40.000 trứng/kg các cái), tỷ lệ cá đẻ róc chỉ chiếm 50 – 60 %, kèm theo đó là tỷ lệ thu tinh thấp (35 – 45 %) và tỷ lệ nở dao động 65 – 70 %. Liên quan tới vấn đề này có chế độ nuôi cá, vì các cơ sở này thường chỉ nuôi cá với thức ăn chính là cám và cho ăn không thường xuyên (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).  Các hình thức nuôi Từ xưa đến nay, cá Chép được nuôi khá phổ biến không chỉ ở ĐBSCL, mà còn được nuôi rộng rãi trong cả nước. Chúng thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong hệ thống canh tác. Ưu điểm của phương thức nuôi này là nâng cao hiệu quả tổng hợp trong hệ thống canh tác nhờ cá tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên 6
  15. trong nước kể cả sử dụng một số vi sinh vật hại lúa làm thức ăn, từ đó làm năng cao năng suất lúa. Ở các tỉnh phía bắc cá Chép thường được nuôi ghép trong các mô hình với tỷ lệ khác nhau tùy theo vùng và mô hình nuôi. Ở mô hình VAC, tỷ lệ (%) hộ nuôi cá Chép từ 60 – 100 % (tỷ lệ cá Chép từ 2,48 – 30,8 %) với sản lượng trung bình từ 5,07 – 28,6 % tương ứng với năng suất 255 kg/ha/năm). Mô hình nuôi cá ruộng thì tỷ lệ số hộ nuôi khá cao (93,3 – 100 %) và thu nhập cá Chép chiếm 21,69 – 62,23 % tổng thu nhập từ việc nuôi cá. Riêng ở các tỉnh ĐBSCL việc thả nuôi cá Chép trong các mô hình cũng tương tự như các tỉnh phía bắc, ty nhiên do đặc thù của các tỉnh Nam Bộ mà cá Chép ở đây còn được thả nuôi trong các mương vườn. Đặc biệt một số tỉnh ở miền tây Nam Bộ (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang,..) có hình thức nuôi cá trong ruộng vào mùa nước nổi (từ tháng 8 – 11 âm lịch hằng năm). Tỷ lệ cá Chép nuôi trong các mô hình này dao động rất lớn từ 4,3 – 41,1 %. Sản lượng cá Chép trong ruộng ở ĐBSCL dao động từ 85,5 – 250,3 kg/ha/năm và chiếm 3,6 - 34,74 % sản lượng cá nuôi trong ruộng. Sản lượng cá nuôi trong các mô hình ở ĐBSCL phụ thuộc vào nhiều vấn đề và dao động khá lớn. Nhưng sản lượng nuôi cá trong các dạng mương vườn thấp nhất (30,5 – 100kg/ha mặt nước/năm) và sản lượng cá Chép trong các mô hình không đáng kể (0,5 – 2,2 %) đặc biệt là mương của các vườn trồng cây có múi như chanh, cam. Một điều khá đặc biệt là cá Chép rất ít được nuôi trong các hồ chứa nước lớn vì tỷ lệ hoàn lại cho đánh bắt thấp và giá cá giống lại cao hơn so với một số loài khác. Như vậy, cá chép được thả nuôi trong khá rộng rãi trong các mô hình nuôi, tỷ lệ thả ghép thường thấp nhưng đã có tác dụng nhất định trong việc năng cao hiệu quả kinh tế của mô, sản lượng cá Chép có thể chiếm hơn 60 % ở mô hình cá ruộng ở các tỉnh phía bắc và hơn 30% ở các tỉnh ĐBSCL (Nguyễn Văn Kiểm,2004). 2.1.2 Một số đặc điểm sinh học của cá Mè Vinh (Barbonymus gonionotus) 2.1.2.1 Phân loại Bộ: Cyprinifomes Họ: Cyprinidae Họ phụ: Cyprininae Giống: Barbonymus Loài: Barbonymus gonionotus Bleeker. 7
  16. 2.1.2.2 Dinh dưỡng Lúc còn nhỏ ăn loại thực vật thủy sinh thân mền như các loại rong nước bèo cám,.. Khi lớn cá có thể ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra cá cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các loại phế phẩm của địa phương. 2.1.2.3 Sinh trưởng Cá Mè Vinh có tốc độ lớn tương đối nhanh, nuôi trong ruộng lúa với mật độ vừa phải (1 – 2 con/m2) cá có thể đạt 0,3 – 0,35 kg/con sau 6 – 8 tháng nuôi. Trong hệ thống mương vườn kết hợp, mật độ thả cá Mè vinh 3 con/m2, sau 6 tháng nuôi trọng lượng cá có thể đạt 150 – 240 g/con (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.2.4 Sinh sản Cá Mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 tuổi. Ngoài tự nhiên mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong hoạt động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá Mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ 1 vài tháng cuối năm như (tháng 11 và tháng 12). Một số cá Mẹ có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/ năm. Sức sinh sản của cá Mè Vinh dao động 200.000 – 300.000 trứng/ kg. Trứng cá Mè Vinh thuộc nhóm bán trôi nổi như cá Mè Trắng, cá Trôi Ấn Độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước gaio dđộng từ 27 – 29 0 C, trứng cá Mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá Mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng, mương vườn mật dù có trứng nhưng cá không đẻ đó lá do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.3 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi (Oreochomis niloticus) 2.1.3.1 Phân loại Bộ cá vược: Perciformes Họ: Cichlidae Giống :Oreochomis Loài : Oreochomis niloticus Linnaeus. Cá Rô Phi đã được đổi tên gọi nhiều lần. Cho đến 1968 tất cả những loài Rô Phi có một chấm đen ở cuối vây lưng (chấm tilapia) đều được xếp chung vào 1 giống Tilapia và đến năm 1973, Trewavas đề nghị tách thành 2 giống mới : Thứ nhất là giống Tilapia bao gồm nhóm cá Rô Phi ăn thực vật bậc cao đẻ ở đáy, lược mang thưa và giống thứ 2 gồm những loài Rô Phi ăn phiêu sinh thực vật, ấp trứng và con trong miệng được gọi là Sarotherodon. Đại diện cho giống này là Rô Phi vằn và Rô Phi đen. Tuy nhiên dựa theo cơ sở di truyền và tập tính sinh sản thì hiện nay có 3 8
  17. giống Rô Phi đó là giống Tilapia, giống Sarotherodon và giống Oreochromis (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng Tất cả các loài Rô Phi đều có tính ăn tạp thiên về thực vật và bùn bả hữu cơ, tuy nhiên thức ăn ưa thích của Rô Phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra Rô Phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo. 2.1.3.3 Sinh trưởng Sau 1 tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2 – 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 – 12 g/con. Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá Rô Phi cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái. Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi có Rô Phi vằn đực có thể đạt 150 – 200 g/con (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.2.4 Sinh sản Sau khoảng 4 – 5 tháng tuổi cá Rô Phi vằn đã tham gia đẻ trứng còn cá Rô Phi chỉ cần 3 tah1ng nuôi là đã tham gia sinh sản. Những loài cá Rô Phi nuôi ở nước ta hiện nay đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ). Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3 – 0,6 m, đáy ao có ít bùn để làm tổ. Đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ của con đực. Sau khi làm tổ xong cá tự ghép đôi và đẻ trứng. Hầu hết các loài Rô Phi đều đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa 2 lần đẻ khoảng 20 – 30 ngày. Số trứng trong 1 lần đẻ phụ thuộc vào kích cở cá cái, cá càng lớn trứng đẻ ra trong 1 lần đẻ cáng nhiều và ngược lại. Trung bính 1 con cá cái có trọng lượng 200 – 250 g đẻ được 1.000 – 2.000 trứng. Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng ( cá con được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng). Trong thời gian ngậm trứng và nuôi con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi khi đã giải phóng hết cá con trong miệng (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.4 Năng suất của mô hình Lúa – Cá kết hợp trong và ngoài nước 2.1.4.1 Trong nước Mô hình canh tác Lúa – Cá ở ĐBSCL mới được áp dụng gần đây (Rothuis, 1998a) và có nguồn gốc sâu xa từ việc thu hoạch các loài cá nội đồng. Sự giảm sút sản lượng cá nội đồng có nguyên nhân từ việc thâm canh lúa (UB Lâm Thời Hạ lưu Sông Mêkong,1992; Đương, 1994; Thược, 1995); sự phát triển các kỹ thuật sản xuất giống (Tuấn và Phương, 1994); sự hấp dẫn của các hìn thức nuôi cá trong 9
  18. ruộng lúa (Nhân và Can, 1992; Nhân và ctv.1995; Hoa,1997) khiến nhà nông chuyển từ sản xuất nông nghiệp qua dịch vụ ương cá giống. Các hệ thống canh tác Lúa – Cá chủ động nguồn nước tập trung hầu hết ở các vùng bán ngập nước thuộc trung tâm của miền Tây Nam Bộ. Các loài cá nuôi phổ biến trong hệ thống này là Mè Vinh, Chép, Rô Phi,…Theo báo cáo của Tuấn và Phương (1994) chỉ có 35.000 ha trong tổng số 400.000 ha diện tích lúa nước thích hợp cho việc áp dụng. sản lượng các loài cá kể trên biến động từ 99 – 730 kg/ha. Trong đa số các trường hợp, sản lượng các loài cá thấp hơn 300 kg/ha, trong thời gian nuôi từ 6 – 9 tháng (Nhân và ctv.1997); các hộ canh tác Lúa – Cá ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây ở Tiền Giang đạt sản lượng bình quân là 300 – 4.000 kg/ha/10 tháng (Nguyễn Văn Hảo, 2000); Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong ruộng lúa vào mùa lũ, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi, năng suất cá đạt được 619 kg/ha trong năm 1999 và 909 kg/ha trong năm 2000 (Trần Ngọc Nguyên, 2001). 2.1.4.2 Ngoài nước Nuôi cá trong ruộng lúa đã xuất hiện ở Ấn Độ từ 1500 năm trước và hiện đang rất phổ biến ở Đông Nam Á. Mô hình lúa cá có thể được rút ra từ mô hình nuôi cá trong ao. Đây là phương pháp ít tốn kém trong sản xuất lúa do cá nuôi tạo môi trường thuận lợi cho lúa phát triển bằng cách hạn chế các sinh vật gây hại và cỏ dại, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho ruộng lúa. Ở một số nước như: Indonesia suất đạt 150 kg/ha, Japan năng suất đạt được 110 – 200 kg/ha, còn ở Thái Lan năng suất đạt khoảng 50 – 130 kg/ha (Nguyễn Minh Trị, 2001). 2.1.5 Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình Lúa – Cá kết hợp 2.1.5.1 Trong nước Nuôi cá trong ruộng lúa trong mùa lũ đã trở nên quen thuộc với người dân ĐBSCL. Mô hình canh tác này chứng tỏ năng suất lúa không thay đổi, đạt 7.273 kg/ha/2 vụ, nhưng nó lại làm tăng thu nhập lên gấp 1,5 – 2 lần so với trồng lúa đơn thuần ở ĐBSCL, đặc biệt là trong mùa lũ (Trần Ngọc Nguyên, 2001). Thực tế cho thấy, các hộ canh tác Lúa – Cá ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây đã đạt được năng suất lúa cao hơn so với các hộ chỉ độc canh cây lúa. Hơn nữa, mô hình này cũng hạn chế được việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu. Sản lượng cá bình quân là 300 – 4.000 kg/ha 10 tháng nuôi ở các vùng này, lãi ròng bình quân là 2.047.074 đồng/ha (Nguyễn Văn Hảo, 2001). Kết quả phân tích năng suất và lợi nhuận của mô hình Lúa – Cá kết hợp ở Nông Trường Sông Hậu, huyện Ô Môn, Cần thơ. Cho thấy, sau 1 vụ nuôi kết hợp, năng 10
  19. suất cá đạt 1.131,11 kg/ha, lợi nhuận từ mô hình 10.172.788 đồng/ha( (Nguyễn Minh Trị, 1996). 2.1.5.2 Ngoài nước Phân tích hiệu quả kinh tế trong 1 năm trên diện tích 1 ha của 1 điểm thực hiện mô hình Lúa – Cá tại huyện Rangpur thuộc Bangladesh cho thấy, năng suất lúa đạt 590 kg; trọng lượng cá lúc thu hoạch là: cá Chép 15,5 g, cá Trôi Ấn Độ 5,5 g, và cá Mè Trắng là 2,2 g. Tổng chi phí sản xuất Lúa – Cá là 17.720 TK (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) và tổng thu là 68.504 TK, do đó, lãi ròng thu được 50.504 TK (Jiban Kumar Roy, 2001). Trong suốt giai đoạn 1995 – 1996, Trung tâm phát triển Vùng (ADC) đã thi hành 10 dự án Lúa – Cá nhỏ. Trong khuôn khổ của các dự án, mô hình canh tác Lúa – Cá đã thực hiện trên diện tích 526.300 m2 với mật độ thả từ 20 – 25 con/100 m2. Chi phí sản xuất trên 100 m2 đất là 1.800 TK và nguồn thu từ cá là 47.225 TK, chưa tính đến sản xuất lúa. Lợi nhuận thu được là 2.952TK/mẫu/vụ (Jiban Kumar Roy, 2001). 11
  20. Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị  Thước đo  Cân đồng hồ  Nhiệt kế  Bộ Test môi trường: pH, O2, N-NH4+, P-PO43-  Vợt thu mẫu  Thau, xô nhựa, chai nhựa  Formol cố định mẫu 3.1.2 Nguồn cá thực nghiệm Cá Chép dòng Hungary, cá chép dòng Việt, cá Rô phi, Mè vinh được thu từ ao ương Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Bố trí nghiệm thức Đề tài được thực hiện với 2 thực nghiệm, được bố trí ở 4 ruộng thuộc 2 huyện Vị Thủy và Long Mỹ của tỉnh Hậu Giang. Các ruộng đều có dạng hình chữ nhật, diện tích dao động khoảng 4.000 – 6.000 m2, có ao chứa, mương bao và bờ ao hoàn chỉnh. Hình 3.1 Ruộng I diện tích 4000 m2 12
nguon tai.lieu . vn