Xem mẫu

  1. CH Ư Ơ NG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH Chương 2 trình bày về lý thuyết sự thỏa mãn khách hàng và hành vi mua hàng của một tổ chức. Mô hình nghiên cứu tổng quát được xây dựng. Để áp dụng mô hình này, chương 3 này nhằm mục đích phân tích tình hình kinh doanh hiện nay của Công ty Tam Trần, qua đó sẽ tìm ra được những yếu tố cần thiết phải tìm hiểu để đưa vào bảng câu hỏi định tính, định lượng để phân tích hành vi của khách hàng. Sau khi phân tích tình hình kinh doanh hiện nay của Công ty sẽ đưa ra ma trận SWOT 3.1 Giới thiệu về Công ty Tam Trần -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 1 3.2 Tình hình kinh doanh -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 2 3.3 Ma trận SWOT -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 5 3.4 Tóm tắt -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 7
  2. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TAM TRẦN 3.1 Giới thiệu về Công ty Tam Trần Vào năm 1992, Công ty TNHH TM & DV Mai Dung đã được thành lập để kinh doanh các máy móc chuyên ngành lâm nghiệp như máy bào, máy phay, máy mài, …. và cung cấp các phụ tùng vật tư chuyên dùng cho các máy móc lâm nghiệp như giấy nhám, dao, bào, lưỡi cưa, khoan, … . Sau một thời gian dài hoạt động, Công ty Mai Dung đã có được một vị trí vững vàng trong ngành máy chế biến lâm nghiệp. Và chúng tôi nhận thấy một thị trường khá lớn về mặt hàng sơn cung cấp cho các nhà sản xuất chế biến gỗ. Vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi đã chính thức tiếp cận với các nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất sơn. Vào năm 1999, chúng tôi đã tham gia vào việc cung cấp nguyên liệu hóa chất cho các ngành công nghiệp khác như sơn, gốm sứ, ceramic, … Vì mỗi một ngành công nghiệp sẽ có những nét đặc thù riêng cho nên để chuyên nghiệp hóa hơn trong việc cung cấp và phục vụ cho khách hàng từng ngành riêng biệt, chúng tôi quyết định tách ra làm 2 công ty: Công ty Mai Dung vẫn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng máy móc cho ngành lâm nghiệp, và một Công ty khác để chuyên kinh doanh các mặt hàng hóa chất. Do vậy, Công ty TNHH TM & DV Tam Trần được chính thức thành lập vào ngày 23 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ là 1.100.000.000 (1.1 tỷ đồng) theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102009959 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp. Trụ sở đặt tại 405/17 Xô Viết Nghệ Tĩnh Phường 24 Quận Bình Thạnh, ngành nghề kinh doanh: mua bán, trao đổi ký gởi các mặt hàng hóa chất sử dụng cho các ngành công nghiệp sơn, ceramic, gốm sứ, nhựa, giấy, …. Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp:  Hình thức sở hữu vốn: tư nhân  Lĩnh vực kinh doanh: thương mại.  Tổng số nhân viên 7 người trong đó nhân viên quản lý 2 người.  Trình độ của nhân viên Công ty: đại học các ngành hóa chất, kế toán, luật,
  3. 3.2 Tình hình kinh doanh Trong năm đầu tiên khi mới tách ra hoạt động, Công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại:  Tình hình kinh tế chung: nền kinh tế toàn cầu đang xuống dốc, đặc biệt là các ngành có liên quan đến hóa chất. Giá cả đồng dollar, euro dao động mạnh làm ảnh hưởng đến giá nguyên vật liệu nhập khẩu.  Tình hình ngành: bị cạnh tranh gay gắt của các Công ty thương mại khác kinh doanh cùng mặt hàng, việc bán phá giá để thu hút khách hàng và cả việc xuất hiện của những nguồn nguyên liệu kém chất lượng.  Tình hình nội bộ Công ty: do mới thành lập mới nên ngoài những mặt hàng hóa chất đã và đang kinh doanh từ Công ty Mai Dung, nay ngoài việc phải ổn định những mặt hàng này trong tình trạnh đang bị cạnh tranh gay gắt, Công ty còn phải phát triển thêm nhiều mặt hàng khác. Kết quả theo các năm 2003 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2000 Doanh thu (tỷ đồng / năm) 2.85 5.76 8.56 5.62 1.97 Doanh số bán (tấn / năm) 48 92 115 84 1.75 Qui mô thị trường (tấn / năm) 1120 1800 2380 2520 2.25 Thị phần (%) 4.29 5.11 4.83 3.33 0.78 Bảng 3.1 Phân tích kết quả kinh doanh (2000-2003) Nhìn vào cột 2003/2000 (chỉ số phát triển của Công ty) cho thấy doanh số bán tăng 1.75 lần nhưng qui mô thị trường tăng đến 2.25 lần: qui mô thị trường tăng gấp 1.5 lần doanh số bán của Công ty. Vì vậy thị phần của Công ty giảm đến 0.78 lần. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho tình hình hoạt động của Công ty. Nếu chỉ nhìn vào tình hình doanh số bán hay doanh thu của Công ty cho thấy Công ty hoạt động khá hiệu quả vào 3 năm đầu (2000-2002), năm sau tăng gần gấp đôi năm trước, và doanh số chỉ giảm sút vào năm thứ 4: điều này có nghĩa là
  4. thị trường có thể đã bão hòa. Nhưng thực tế, qua kết quả thống kê cho thấy thị phần của Công ty ngày càng giảm sút. Sản phẩm Công ty đang cung cấp cho các ngành sơn công nghiệp, sơn xe và sơn gỗ do đó: - Nghị định hạn chế xe gắn máy của nhà nước đã làm cho việc sản xuất xe gắn máy giảm sút dần đến việc sản xuất sơn xe gắn máy giảm đáng kể. Vì vậy trong những năm 2000-2001 doanh số bán của mặt hàng này tăng rất nhiều. Cho đến khi bắt đầu chuẩn bị ra nghị định cho đến khi thi hành nghị định, lượng xe gắn máy bán ra bị hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến việc cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất sơn xe. - Việc cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp, nhất là các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ làm ảnh hưởng đến việc bán sản phẩm của Công ty. Theo số liệu dự báo của bộ thương mại, ngành gỗ xuất khẩu đang trên đà phát triển, năm sau tăng hơn năm trước khoảng 20% (số liệu của bộ thương mại – Internet) do vậy đây là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà cung cấp. Vì vậy các nhà cung cấp Trung Quốc, Đài Loan, Đức, … đang cạnh tranh nhau gay gắt về lĩnh vực này. Thế nhưng giá càng nguyên liệu của Công ty Tam Trần khá cao nên khó lòng cạnh tranh vì nhà cung cấp Bayer – một nhãn hiệu tượng trưng cho môi trường xanh, sản phẩm họ cung cấp đạt tiêu chuẩn hàm lượng độc tố NCO rất ít, trong khi các nhà cung cấp khác không thực hiện được điều đó nên giá của họ tốt hơn nhiều. Vì thế khách hàng sản xuất ít mua nguyên liệu của Công ty về lĩnh vực sản xuất sơn gỗ. - Việc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất sơn công nghiệp với nhau. Thí dụ như công ty A mua nguyên liệu của Công ty Tam Trần sản xuất sơn công nghiệp (sơn tàu biển, đường ống, …) nhưng công ty A không trúng thầu mà công ty B lại trúng thầu, nhưng công ty B lại mua nguyên liệu của nhà cung cấp khác.
  5. Hình 3.1 Xu hướng doanh số của Công ty Doanh so Tien 5,000,000,000 4,500,000,000 4,000,000,000 3,500,000,000 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 500,000,000 0 1--6/2000 7--12/2000 1--6/2001 7--12/2001 1--6/2002 7--12/2002 1--6/2003 Qua bảng 3.1 cho thấy doanh số bán 6 tháng cuối năm nhiều hơn 6 tháng đầu năm trong 2 năm đầu (2000-2001). Sang đến năm 2002-2003 thì điều này ngược lại, 6 tháng đầu năm bán hàng nhiều hơn 6 tháng cuối năm? Do xu hướng thị trường thay đổi hay do việc bị cạnh tranh đã làm giảm sút doanh số? 3.3 Ma trận SWOT Môi trường bên ngoài Cơ hội (O) Nguy cơ (T) 1. Nhu cầu về sản phẩm 1. Biểu thuế áp dụng cho
  6. cao cấp để xuất khẩu Công ty (10% VAT) và ngày càng nhiều cơ sở khác nhau(thuế 2. Đòi hỏi cuộc sống khoán, …) ngày càng cao, ở 1 số 2. Môi trường bị ô nước khác trong khu vực nhiễm, xu hướng chuyển đã có luật về hàm lượng sang sản xuất sơn hệ độc chất tối đa trong nước. nguyên liệu PU. 3. Có sự cạnh tranh 3. Có nhiều nhà cung cấp không lành mạnh nguyên liệu có vị trí 4. Quyền lực khách hàng tương đương Bayer trên ngày càng tăng, người thế giới đang muốn vào bán nhiều, người mua ít. Việt Nam như BASF, … Khách hàng nhạy cảm với giá do việc cạnh tranh gay gắt nhiều. 5. Cạnh tranh trong ngành càng ngày càng Môi trường bên trong gay gắt.
  7. Điểm mạnh (S) S-O S-T 1. Sản phẩm chất lượng cao 2. Nhân viên có kinh nghiệm 3. Có một vài mã sản phẩm không có đối thủ cạnh tranh, không có sản phẩm thay thế. 4. Có hệ thống quản lý chặt chẽ Điểm yếu (W) W-O W-T 1. Giá cao 2. Ít chủng loại sản phẩm 3. Khả năng tài chính không dồi dào 4. Công ty mới thành lập 5. Bị lệ thuộc quá nhiều vào một nhà cung cấp Bảng 3.2 Ma trận SWOT
  8. 3.4 Tóm tắt Chương này trình bày tình hình kinh doanh của Công ty Tam Trần, đồng thời phân tích vì sao có những thay đổi đó. Dựa vào đây để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng (về nhà cung cấp, về yêu cầu đối với nguyên liệu của nhà sản xuất, việc cạnh tranh của các nhà cung cấp nguyên liệu, …) đưa vào mô hình để nghiên cứu hành vi khách hàng sẽ được thực hiện ở chương tiếp theo.
  9. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HÀNH VI KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TAM TRẦN Chương 3 đã phân tích thực trạng tình hình kinh doanh hiện nay của Công ty Tam Trần. Mục đích của chương 4 này là trình bày kết quả kiểm nghiệm mô hình tổng quát đã đề đưa trong chương 2. Nội dung của chương này gồm 2 phần chính: thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Ở phần kết quả nghiên cứu sẽ trình bày các kết quả đã thu thập được trong quá trình phỏng vấn khách hàng. 4.1 Thiết kế nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 9 4.1.1 Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------------------------3 9 4.1.2 Lấy mẫu -------------------------------------------------------------------------------------------------------4 0 4.1.3 Nhu cầu thông tin và thang đo sử dụng -------------------------------------------------------------------------------------------------------4 1 4.2 Kết quả nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------------------------------4 2 4.2.1 Nghiên cứu định tính -------------------------------------------------------------------------------------------------------4 2 4.2.2 Nghiên cứu định lượng -------------------------------------------------------------------------------------------------------4 9
  10. 4.3 Tóm tắt -------------------------------------------------------------------------------------------------------6 1
  11. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HÀNH VI KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TAM TRẦN 4.1 Thiết kế nghiên cứu 4.1.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đối tượng được phỏng vấn là những khách hàng của Công ty và là người có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng như: giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng thu mua, … Phần nghiên cứu định tính:  Mục tiêu: nhằm xác định các yếu tố cần thiết đối với sản phẩm và dịch vụ theo quan điểm của khách hàng. Mặc dù kiến thức cũng như kinh nghiệm về ngành sơn Polyurethane của nhân viên Công ty khá nhiều, nhưng thông qua nghiên cứu định tính này để xác định rõ ràng và chính xác hơn các yêu cầu của khách hàng là một việc làm rất thiết thực.  Kỹ thuật thu thập thông tin: Trong nghiên cứu định tính, vai trò của người nghiên cứu rất quan trọng trong quá trình thu thập thông tin. Ở đây, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi để thu thập kinh nghiệm và cảm nhận cũng như suy nghĩ của khách hàng. Theo Kano, các cấp bậc mong đợi của khách hàng được chia ra thành 3 nhóm cụ thể:
  12. Cấp 3 Thích thú Cấp 2 Yêu cầu cụ thể: Đặc tính một chiều Cấp 1 Những mong đợi cơ bản: Đặc tính phải có Hình 4.1 Các cấp bậc mong đợi của khách hàng (Bùi Nguyên Hùng, 2000) (Tài liệu môn học – TS Bùi Nguyên Hùng) Phần nghiên cứu định lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính đã thu thập được, thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng. Trong quá trình nghiên cứu định lượng, việc phỏng vấn trực tiếp được áp dụng đối với các khách hàng ở khu vực phía nam, riêng các khách hàng ở khu vực bắc được phỏng vấn bằng thư tín 4.1.2 Lấy mẫu
  13. Khung mẫu có được bằng cách liệt kê tên tất cả các doanh nghiệp đã từng sử dụng và vẫn còn đang sử dụng nguyên liệu Polyurethane của Công ty cũng như không còn sử dụng nguyên liệu này nữa.
  14. Việc nghiên cứu định tính: là nghiên cứu khám phá nên được thực hiện trên 1 số ít đối tượng nghiên cứu, do vậy việc lấy mẫu phi xác suất thuận tiện trong nghiên cứu. Do vậy để thuận tiện chỉ tiến hành lấy ý kiến của 1 số khách hàng khu vực phía Nam. Việc nghiên cứu định lượng: toàn bộ khách hàng đều được phỏng vấn do số lượng khách hàng ít (31 công ty sản xuất lớn nhỏ). Các khách hàng khu vực phía Nam đuợc phỏng vấn trực tiếp, các khách hàng khu vực phía Bắc được thu thập ý kiến bằng hình thức thư tín. 4.1.3 Nhu cầu thông tin và thang đo sử dụng Nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, thông tin cần thu thập tập trung vào các vấn đề sau:  Hình ảnh về Công ty Tam Trần:  Sự hiểu biết về các sản phẩm của Công ty  Công ty Tam Trần được biết đến qua các nguồn thông tin nào?  Tỷ lệ sử dụng sản phẩm của Công ty so với các nhà cung cấp khác  Hành vi mua của Doanh nghiệp:  Doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về nguyên liệu từ đâu  Các yếu tố mà doanh nghiệp thường chú trọng khi mua sản phẩm  Đánh giá chất lượng dịch vụ của Công ty Tam Trần:  Về việc giao hàng  Về cách thức phục vụ khách hàng  Về quan hệ giữa Công ty và khách hàng  Về sản phẩm và các yếu tố về giá cả Việc thu thập thông tin là một việc vô cùng quan trọng. Trong nghiên cứu này, nguồn thông tin dữ liệu được thu thập từ hai nguồn chính:  Nguồn thông tin sơ cấp: là những thông tin được lấy trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, và đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng.  Nguồn thông tin thứ cấp: là nguồn thông tin có được từ các tài liệu, tạp chí, các báo cáo …
  15. Dựa trên các yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ, sử dụng thang đo khoảng cách (intervel scale): 1-5 tương ứng với hoàn toàn không hài lòng (1) đến rất hài lòng (5) 4.2 Kết quả nghiên cứu 4.2.1 Nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định tính được tổng kết như sau:  Tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng (sơn công nghiệp, sơn xe hơi, sơn xe 2 bánh, sơn gỗ)  Các yêu cầu đối với nhà cung cấp nguyên liệu nhựa PU được xếp theo thứ tụ từ những mong đợi cơ bản (1) đến càng nhiều càng tốt (2) và gây ngạc nhiên thích thú (3). Sơn Công nghiệp STT Yêu cầu Loại yếu tố Ghi chú 1 Hàm lượng rắn 1 2 Độ nhớt 1 3 Độ ngả vàng 1 4 Độ bám dính 1 5 Độ bóng 1
  16. Sơn xe hơi STT Yêu cầu Loại yếu tố Ghi chú 1 Hàm lượng rắn 1 2 Độ nhớt 1 3 Độ ngả vàng 3 4 Độ bám dính 1 5 Độ bóng 3 Sơn xe 2 bánh STT Yêu cầu Loại yếu tố Ghi chú 1 Hàm lượng rắn 1 2 Độ nhớt 1 3 Độ ngả vàng 2 4 Độ bám dính 1 5 Độ bóng 2 Bảng 4.1 Các yêu cầu đối với nguyên liệu PU Qua việc tham khảo ý kiến của các nhà sản xuất cho thấy, mức độ yêu cầu của họ đối với nguyên liệu Polyurethane về cơ bản là giống nhau: - Hàm lượng rắn, độ nhớt, độ bám dính đều ở mức độ 1: tức là đây là những yêu cầu cơ bản đối với một nguyên liệu dùng để sản xuất sơn Polyurethane. Nếu khi khách hàng mua nguyên liệu Polurethane mà hàm lượng rắn ít (tức hàm lượng dung môi nhiều), nhựa quá lỏng (độ nhớt thấp) hay khi tạo màng film dễ bị bong tróc, khách hàng sẽ bất mãn ngay từ khi giai đoạn thử mẫu, và họ sẽ không sử dụng hoặc đã sử dụng thì sẽ không tiếp tục sử dụng nữa. Nhưng nếu Công ty cung
  17. cấp nguyên liệu có hàm lượng rắn cao, độ nhớt cao, độ bám dính tốt thì khách hàng cũng không cảm thấy thỏa mãn hơn. Sơn gỗ STT Yêu cầu Loại yếu tố Ghi chú 1 Hàm lượng rắn 1 2 Độ nhớt 1 3 Độ ngả vàng 1-3 4 Độ bám dính 1 Tùy sản phẩm 5 Độ bóng 1-3 gỗ Bảng 4.1 Các yêu cầu đối với nguyên liệu PU - Đối với độ ngả vàng: Tùy theo loại sản phẩm mà yêu cầu của nhà sản xuất khác nhau. Đối với sơn công nghiệp, yêu cầu này chỉ được khách hàng đánh giá ở mức 1 có nghĩa là đối với sơn công nghiệp, khách hàng quan trọng ở độ bền chứ không quan trọng đối với yêu cầu độ ngã vàng. Nhưng ở mức độ sơn xe máy thì cao hơn một chút. Nếu màng film càng chậm ngã vàng thì sự thỏa mãn ở khách hàng càng tăng lên. Đặc biệt với sơn xe hơi thì mức độ này được khách hàng đánh giá ở mức 3, tức là nếu đạt được thì khách hàng cảm thấy vui thích, nếu sản phẩm khách hàng sản xuất ra sau 1 năm vẫn chưa ngã vàng thì khách hàng cảm thấy rất vui thích. Nhưng đối với sản phẩm gỗ thì tùy theo yêu cầu, khách hàng sản xuất cho sản phẩm gỗ trong nước thì yêu cầu thấp hơn sản phẩm gỗ xuất khẩu. Vì vậy tùy theo sản phẩm sản xuất ra mà khách hàng có những yêu cầu khác nhau CÁC YÊU CẦU DÀNH CHO NHÀ CUNG CẤP STT Yêu cầu Loại yếu tố Mức độ quan
  18. tâm Đáp ứng các yêu cầu chất lượng cho nhựa 1 1 Nhiều PU 2 Chất lượng sản phẩm 1 Nhiều 3 Chất lượng ổn định 1 Nhiều Giá trị sản phẩm mang lại (giá và chất 4 1 Nhiều lượng) 5 Thanh toán hợp lý 1 Nhiều 6 Giao hàng đúng hẹn 1 Nhiều 7 Giao hàng đúng loại và số lượng 1 Nhiều 8 Nhanh chóng đáp ứng khi có khiếu nại 1 Nhiều 9 Giao hóa đơn chứng từ đầy đủ theo yêu 1 Nhiều cầu 10 Chiết khấu 2 Nhiều 11 Chính sách linh hoạt 2 Nhiều 12 Thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm 2 Trung bình 13 Giới thiệu chủng loại sản phẩm phù hợp 2 Trung bình cho khách hàng 14 Nhiệt tình trong công việc 2 Trung bình 15 Mối quan hệ cá nhân, độ tin cậy 2 Ít 16 Thông hiểu và cung cấp thông tin bổ ích 3 Ít. cho khách hàng 17 Hỗ trợ kỹ thuật 3 Ít. 18 Viếng thăm thường xuyên 3 Ít Bảng 4.2 Các yêu cầu đối với nhà cung cấp theo quan điểm khách hàng
  19. - Từ yếu tố 1 đến yếu tố 9: là những yếu tố cần phải có đối với một Công ty thương mại. Tất cả các khách hàng khi thiết lập mối quan hệ mua bán với Công ty nào cũng đều quan tâm chú ý đến những yếu tố này. - Yếu tố 10 và 11: khách hàng cảm thấy hài lòng hơn nếu khi mua hàng họ nhận được chiết khấu hay chính sách mua bán của Công ty linh hoạt theo từng yêu cầu cụ thể của khách hàng. - Yếu tố 12 đến 14: Có một số khách hàng quan tâm, nhưng có một số khách hàng không quan tâm đến yếu tố này, họ còn cảm thấy bị làm phiền khi nghe điện thoại hay tiếp xúc với nhân viên tiếp thị. - Yếu tố 16 đến 18: đối với những khách hàng quan tâm đến những yếu tố này, nếu đạt được, họ cảm thấy thích thú, vui thích. Qua kết quả từ thông tin nhận được từ việc nghiên cứu định tính cho thấy khi một khách hàng lựa chọn nhà cung cấp, họ sẻ quan tâm đến các yếu tố sau: - Yếu tố về quan hệ khách hàng: chính sách Công ty, mối quan hệ giữa nhân viên Công ty với khách hàng. - Yếu tố về giá: giá, hình thức thanh toán, phương thức thanh toán và chiết khấu của Công ty cho khách hàng. - Yếu tố về sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng: chất lượng sản phẩm, khả năng giao hàng và các dịch vụ khách hàng kèm theo của Công ty. - Bên cạnh những yếu tố này, qui mô công nghệ của khách hàng và tình hình ngành kinh doanh cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp. Sau khi đã lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng sẽ đánh giá mức độ thỏa mãn và quyết định hành vi sau khi mua hàng. Do đó, dựa vào những thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính sẽ nắm bắt được những mối quan tâm của khách hàng khi một một sản phẩm. Từ đó sẽ dựa trên những yếu tố này để đánh giá xem khả năng đáp ứng của Công ty Tam Trần như thế nào? Từ những yếu tố này, kết hợp với mô hình nghiên cứu ở chương 2 tác giả đề nghị mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
  20. Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu cụ thể  Giá  Chất lượng sản phẩm  Chính sách linh hoạt  Phương thức thanh toán  Khả năng giao hàng  Quan hệ con người  Chiết khấu  Dịch vụ khách hàng Yếu tố về Yếu tố liên Yếu tố liên quan đến sản quan hệ với quan đến giá phẩm và phục khách hàng cả vụ khách hàng Tình hình Công nghệ Lựa chọn ngành kinh của khách nhà cung doanh hàng cấp Mức độ thỏa mãn Hành vi sau khi mua
nguon tai.lieu . vn