Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay Mở đầu
  2. 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo không phải từ trên trời rơi xuống, và cũng không phải là một di sản thiên nhiên vốn có, mà là một sản phẩm do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, tôn giáo không đồng hành với con người. Tôn giáo là phạm trù lịch sử. Tôn giáo vốn là một hiện tượng xã hội phức tạp và hiện nay là một trong những vấn đề nhạy cảm ở nhiều dân tộc, quốc gia. Việt nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên... Có những tôn giáo mới hình thành ở Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ XX như: Cao Đài, hòa Hảo v.v... Lịch sử dân tộc đã minh chứng, có một số tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của cả cộng đồng. Tuy nhiên, lại cũng có những tôn giáo có thời kỳ đã bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm gần khoảng 20% dân số, và tập trung ở các tôn giáo lớn, còn nếu tính cả những người có tâm thức tôn giáo thì con số sẽ lớn hơn gấp bội. Quá trình đổi mới đất nước, khi chuyển sang kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, làm xói mòn một số giá trị đạo đức xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi phải xây dựng những giá trị đạo đức mới cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó trong nhận thức cần xác định những ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo tới quá trình xây dựng đạo đức mới, để từ đó có thái độ ứng xử đúng với các tôn giáo (một vấn đề hết sức tế nhị, nhạy cảm và còn tồn tại lâu dài) là điều cấp thiết. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 có ghi: "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Xuất phát từ tinh thần nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, từ đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam và từ yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tôi thấy cần thiết phải chọn vấn đề nghiên cứu: "Ảnh hưởng của đạo đức tôn
  3. giáo trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay ", làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tôn giáo của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài "Đạo đức tôn giáo" là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chẳng hạn: + Khuynh hướng nghiên cứu đạo đức phật giáo từ góc độ tôn giáo. Đó là những công trình nghiên cứu của các phật tử, đều nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo của mình. Ví dụ, cuốn "Đạo đức học Phật giáo" (nhiều tác giả) của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995. Cuốn "Giải thoát tri kiến" của Jkrishnamutri, An Tiêm, Sài Gòn xuất bản 1973. Cuốn sách này đã nêu bật đạo đức Phật giáo là phương tiện quan trọng để thực hiện con đường giải thoát theo quan điểm của Phật giáo. + Khuynh hướng nghiên cứu đạo đức Phật giáo nhìn từ góc độ triết học. Đã có một số công trình đáng lưu ý. Đó là cuốn "Lịch sử triết học ấn Độ" của hòa thượng Thích Mãn Giác, Ban tu thư, đại học Vạn Hạnh 1997. Cuốn "Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông" của Nguyễn Hùng Hậu, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1996. Cuốn "Triết học về Tánh không" của Tuệ Sĩ, An Tiêm, Sài Gòn xuất bản 1970. Cuốn "Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo" của hòa thượng Thích Mật Thể, Viện triết lý và triết học thế giới... Từ những cuốn sách này ta có thể chắt lọc ra những ý tưởng nghiên cứu đạo đức Phật giáo dưới góc độ triết học. + Bên cạnh các khuynh hướng trên còn có khuynh hướng nghiên cứu đạo đức Phật giáo dưới góc độ văn hóa cũng đáng chú ý. Chẳng hạn như cuốn "Những nét văn hóa của đạo Phật" của hòa thượng Thích Phụng Sơn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1995. Cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của giáo sư Trần Ngọc Thêm, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 1996... Ngoài ra gần đây còn có một số luận án cũng nghiên cứu về đạo đức Phật giáo như "Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần của người Việt Nam".
  4. Nếu như đạo đức Phật giáo được nghiên cứu tương đối nhiều dưới các góc độ khác nhau thì ngược lại đạo đức của các tôn giáo khác chưa có nhiều công trình nghiên cứu. + Gần đây có các luận án tiến sĩ triết học nghiên cứu về đạo đức của Công giáo như "Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh thánh" của Trương Như Vương, "Sự thống nhất giữa Kính Chúa " và "yêu nước" trong "lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận đại"; "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên chúa giáo hiện nay ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Long... Bên cạnh các luận án tiến sĩ này cũng phải nói tới các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đạo đức công giáo như: "Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên chúa và công tác xây dựng nếp sống mới ở vùng đồng bào Thiên chúa giáo"; "Quá trình truyền giáo của đạo Thiên chúa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam"... Về đạo đức của đạo hòa Hảo có: "Đạo hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long" (5.01.02) của Nguyễn Hoàng Sa. Về đạo đức của đạo Cao Đài có "ảnh hưởng của đạo Cao Đài với đời sống tinh thần ở Tây Ninh..." của Đặng Thị Thu Nga. Tuy nhiên, nghiên cứu "ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" là một vấn đề mang tính tổng hợp và là một vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sự ảnh hưởng đó. 3.2. Nhiệm vụ + Luận văn tập trung làm rõ một số đặc trưng của đạo đức tôn giáo.
  5. + Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáo với đạo đức mới. + Trên cơ sở làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới. Luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong xây dựng đạo đức mới hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Lịch sử các tôn giáo cho thấy, khi tôn giáo tồn tại trong bất cứ một xã hội nào đó thì ít, nhiều nó đều có ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của xã hội đó. Điều này cũng được kiểm chứng qua lịch sử các tôn giáo tồn tại ở Việt Nam. Như vậy, cũng có nghĩa là tôn giáo đã từng ảnh hưởng tới các dạng đạo đức trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Song ở đây luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Đảng ta về tôn giáo, đạo đức để phân tích những vấn đề đặt ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chú ý sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời chú trọng sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh v.v... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn + Trên cơ sở phân tích đạo đức của các tôn giáo, bước đầu luận văn nêu lên một số đặc trưng của đạo đức tôn giáo và góp phần làm rõ một số nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức mới.
  6. + Luận văn góp phần làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. + Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài + Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ tinh thần nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ban hành ngày 16.10.1990: "Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". + Về mặt thực tiễn: - Luận văn góp phần vào việc tìm ra những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) về chính sách văn hóa đối với tôn giáo: "Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền, giáo dục khắc phục mê tín dị đoan...". - Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc tham khảo, nghiên cứu và học tập bộ môn tôn giáo, đạo đức, triết học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Mục lục Trang 1 Mở đầu
  7. 6 Chương 1 Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo và đạo đức mới ở việt nam hiện nay 1.1. Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo 7 1.1.1. Hướng con người tới khát vọng hạnh phúc 7 1.1.2. Tính hướng thiện, tránh ác 12 1.1.3. Tính nhẫn nhục, cam chịu 16 1.1.4. Đề cao luân lý gia đình 20 1.1.5. Tình thương yêu con người, vị tha 23 1.2. Một số nét đặc trưng của đạo đức mới 25 1.2.1. Yêu nước, yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 25 1.2.2. Đoàn kết, gắn bó cộng đồng, hòa hợp dân tộc 26 1.2.3. Cần cù, sáng tạo, có kỷ luật trong lao động, tiết kiệm trong 28 tiêu dùng 1.2.4. Tôn trọng chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân 30 1.2.5. Lòng thương người, trọng nghĩa, chủ nghĩa nhân đạo cao cả 32 1.3. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáo 34 và đạo đức mới 1.3.1. Một số nét tương đồng 34 1.3.2. Một số nét khác biệt 41 47 Chương 2 ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức mới - Thực trạng và giải pháp
  8. 2.1. Thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo 47 đức tôn giáo với đạo đức mới 2.1.1. ảnh hưởng về nhận thức 47 2.1.2. ảnh hưởng trong hành vi 51 2.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn 57 chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo với xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Các quan điểm chỉ đạo 57 2.2.2. Nhóm giải pháp về nhận thức, cơ chế chính sách 64 2.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quần chúng hoạt động thực tiễn 68 2.2.4. Nhóm giải pháp về văn hóa tinh thần 72 2.2.5. Nhóm giải pháp về cán bộ làm công tác tôn giáo 74 77 Kết luận 79 Danh mục tài liệu tham khảo .
  9. Chương 1 một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo và đạo đức mới ở việt nam hiện nay "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại, và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội" [14, tr. 12]. Trong bất cứ một xã hội cụ thể nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự nguyện tuân theo, nhằm bình ổn trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Trong đời sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại (sống thiện, trung thực, yêu quý lao động), nhưng vẫn có những nguyên tắc, chuẩn mực chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ngày nay, cả nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức của chúng ta đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường mà như C. Mác đã nhấn mạnh: Tự do của mỗi người không phải là sự chấm dứt tự do của người khác, mà ngược lại, nó là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Môi trường đạo đức theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải xuất phát từ quan điểm đạo đức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là chống áp bức, bóc lột, bất công tàn bạo. Con người đối với con người phải có văn hóa. Mỗi người phải được phát triển toàn diện khả năng và nhân cách. Không phải vì có cơ chế thị trường chúng ta mới đặt ra yêu cầu xây dựng nền đạo đức mới. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã làm cuộc cách mạng phản đế và phản phong. Đạo đức của giai cấp phong kiến cũng như đạo đức của chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản đều là đối tượng cải tạo của cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Lý tưởng đạo đức nhất quán của Đảng và
  10. nhân dân ta là xây dựng một xã hội, trong đó các quan hệ đạo đức giữa con người phải trong sáng, tương thân, tương ái, xã hội công bằng và bình yên, mọi người được bình đẳng ấm no, tự do, hạnh phúc, tiến bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, và cũng không nảy sinh từ một mảnh đất trống trải, khô cằn. Đạo đức cách mạng chỉ có thể ra đời trên cơ sở của nền đạo đức truyền thống, là sự nối tiếp và phát huy đạo đức truyền thống lên một tầm cao mới. Theo tinh thần đó, việc xây dựng nền đạo đức mới phải đi từ lịch sử tới hiện tại, từ truyền thống tới cách tân. Truyền thống tuy sinh thành trong lịch sử nhưng lại là một thành phần quan trọng trong tích hợp, trong hạt nhân văn hóa của xã hội hiện thực. Vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới không thể là sự đoạn tuyệt với lịch sử. Thái độ khoa học là cần kế thừa có phê phán, chắt lọc lấy những tinh hoa hợp lý trong di sản truyền thống để phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Vì vậy việc xây dựng nền đạo đức mới vừa phải kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa phải chắt lọc những tinh hoa có thể có ở các dạng đạo đức khác, mà trong đó có đạo đức tôn giáo. 1.1. Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo 1.1.1. Hướng con người tới khát vọng hạnh phúc Phạm trù "Hạnh phúc" là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học. Qua các thời đại lịch sử, con người luôn luôn khát khao, mơ ước tìm kiếm hạnh phúc. Mọi cố gắng của con người đều đi đến thực hiện lý tưởng tối cao của mình, đó là hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình, cho dân tộc, cho xã hội. Hạnh phúc có tính lịch sử cụ thể, vì mỗi thời đại lịch sử, mỗi một con người trong những hoàn cảnh khác nhau, có quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Vì vậy, trong lịch sử loài người đã tồn tại nhiều quan niệm hạnh phúc khác nhau. Có người cho rằng, hạnh phúc là sự thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu cụ thể, đó là điều kiện sống, địa vị xã hội, điều kiện tham gia công tác, học tập... của mỗi người. Người lao động quan niệm về hạnh phúc khác với quan niệm của giai cấp thống trị bóc lột. Người ở các lứa tuổi, các vùng khác nhau, có những quan niệm hạnh phúc khác nhau.
  11. Đạo đức học Mác - Lênin quan niệm rằng "Hạnh phúc là một phạm trù cơ bản của đạo đức học, là mối quan tâm lớn, là mục đích của con người. Nó bắt nguồn và tồn tại trong cuộc sống, hiện thực như những cảm nhận, phân tích, đánh giá có tác dụng mạnh mẽ đến ý nghĩa, hành vi, quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội" [14, tr. 87]. Nếu xét về đạo đức các tôn giáo ta có thể khẳng định: hầu như tôn giáo nào cũng đề cập, hướng con người tới khát vọng hạnh phúc, dù rằng cái hạnh phúc đó theo quan niệm của các tôn giáo có khác nhau và khác với quan niệm mác xít. Trước hết, ta hãy xem xét trong đạo đức Phật giáo. Với Phật giáo trạng thái Niết Bàn là hạnh phúc siêu việt, một trạng thái an lạc tuyệt đối, khi con người được giải thoát tức là khi con người đã đạt đến sự giác ngộ cao. Tuy vậy, trong cuộc sống hàng ngày, Phật giáo vẫn quan niệm có những trạng thái hạnh phúc khác nhau của con người. Và để đạt được hạnh phúc đó con người phải sống có đạo đức và khuyến khích người khác cũng sống có đạo đức. Nhưng sống có đạo đức theo quan niệm của nhà Phật là phải thực hiện tốt các giới răn mà Phật giáo đã nêu ra. Với ý nghĩa đó, trong lời dạy cho giới Tỳ-kheo xuất gia, đức Phật đặc biệt nhấn mạnh: "Một đời sống đạo đức là một đời sống hạnh phúc" [10, tr. 16]. Đồng thời Đức Phật dạy các đệ tử hãy tôn trọng giới luật, tức là sống có đạo đức để đảm bảo một đời sống hạnh phúc cho chính mình và đem lại hạnh phúc cho mọi người: "Thành tựu năm pháp, Tỳ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người. Thế nào là năm? Vị Tỳ kheo tự mình đầy đủ giới hạnh và khuyến khích người khác đầy đủ giới hạnh. Tự mình đầy đủ Thiền định và khuyến khích người khác đầy đủ Thiền định. Tự mình đầy đủ trí tuệ và khuyến khích người khác đầy đủ trí tuệ. Tự mình đầy đủ giải thoát và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát. Tự mình đầy đủ giải thoát tri kiến và khuyến khích người khác đầy đủ giải thoát tri kiến. Đầy đủ năm pháp này, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đem lại hạnh phúc cho mình và đem lại hạnh phúc cho người" (Tăng chi II, tr. 20) [10, tr. 17]. Đạo đức Phật giáo còn chia ra từng thứ bậc của hạnh phúc để khuyến khích các phật tử từng bước tu dưỡng tới hạnh phúc. Theo nguyên tắc, phép tu từ Nhân Thừa đến Bồ Tát Thừa thì mỗi phép tu có bao nhiêu điều, đắc bấy nhiêu là hạnh phúc. Nhưng đó là hạnh phúc của những người tu
  12. hành. Đối với đời thường, để diễn giải cụ thể cái hạnh phúc cơ bản của một con người, đức Phật có thuyết pháp cho ông Cấp - Cô - Độc (Anatha pin di ka), một đại thí chủ quan trọng nhất khi Phật còn tại thế. Trong đó, đức Phật chia ra bốn loại hạnh phúc: Hạnh phúc có vật sở hữu là hạnh phúc do mình tạo nên vật sở hữu, bằng sự cố gắng nỗ lực của chính sức mình; hạnh phúc có tài sản là hạnh phúc mà mình đã tạo nên tài sản bằng sự nỗ lực cố gắng giống như tạo ra vật sở hữu; hạnh phúc không mang nợ là mình không nợ ai bất cứ món nợ lớn nhỏ nào cả về vật chất và tinh thần; hạnh phúc không bị khiển trách là nói về vấn đề tự trọng của con người. Trong bốn loại hạnh phúc đó, thì ba loại đầu thuộc về kinh tế, vật chất, còn loại thứ tư thuộc về hạnh phúc của tâm hồn, phát sinh từ một đời sống trong sạch và lương thiện. Theo đức Phật, ba loại hạnh phúc đầu không bằng một phần mười sáu của hạnh phúc thứ tư, vì đây thuộc về giá trị con người. Như vậy hạnh phúc trước hết là sự an tâm, sự yên tĩnh của tâm hồn là hạnh phúc lớn hơn tất cả... Trong đạo đức Công giáo, khi bàn về hạnh phúc, các nhà Thần học Công giáo đã chia mức độ của hạnh phúc thành hai loại: Hạnh phúc tương đối để chỉ các mức độ của cảm giác con người về sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể trong cuộc sống ở trần gian và hạnh phúc tuyệt đối là hạnh phúc hoàn hảo, toàn phúc để chỉ mức độ tuyệt đỉnh, hoàn mỹ của cảm giác con người về sự thỏa mãn mọi nhu cầu của con người trong cuộc sống ở Thiên đường. Hạnh phúc tuyệt đối ở nơi Thiên đường, thường được Kinh thánh diễn tả cho dễ hiểu bằng nhiều hình ảnh cụ thể như: Thái bình, đời sống vĩnh cửu, niềm vui Chúa ban, thiên triều vinh hiển, thiên quốc, nơi cực thánh... Và trong Tân cước, Thiên đường ấy còn được gọi bằng cái tên "Nước Đức Chúa Trời". Cũng trong Tân ước, sách khải huyền của Thánh Giắc đã mô tả về cuộc sống của những con người đã được chọn vào "Nước Đức Chúa Trời ": "Họ sẽ không còn đói khát nữa, cũng chẳng bị mặt trời và hơi nóng nung đốt nữa. Vì Chiên Con ở giữa ngai sẽ chăn giữ và hướng dẫn họ đến các suốt nước sự sống. Đức Chúa Trời sẽ lau sạch tất cả các giọt lệ nơi mắt họ" [54, tr. 485 ]. Người trong "Nước Đức Chúa Trời" sẽ là công dân thiên quốc, mặc áo dài tinh bạch, đầu đội vòng hoa, tay cầm cành lá kè và ngồi với Chúa để xét xử dân các nước. Nói
  13. chung các sách trong Kinh Thánh đều mô tả cuộc sống nơi Thiên đường là yên hàn, vô lo, hết khổ, không còn chết nữa, con người hoàn toàn giác ngộ về chân lý, nhất là được hưởng trọn tình yêu thương của Thiên Chúa như Con thảo trong nhà Cha mình. ở đó lòng người được mãn nguyện bởi được thông phần vĩnh phúc với Thiên Chúa trong hiểu biết và yêu thương: "Mọi sự của con đều là của Cha và sự gì của Cha cũng là của Con" [37, tr. 176]. Vì thế các nhà Thần học đã coi hạnh phúc mãn nguyện đời người là được nhìn thấy Thiên Chúa. Đối với hạnh phúc trần thế (hạnh phúc tương đối), lúc đầu các tác giả sách Cựu ước cho rằng đó là việc thỏa mãn những nhu cầu, khát vọng trong cuộc sống, hạnh phúc là những điều tốt lành và là mục tiêu mà con người hướng tới. Đối lại, bất hạnh là một điều xấu mà trong mọi điều kiện con người cần phải xa lánh. Về sau trong sách Tân ước các tác giả hướng con người tới những hạnh phúc trần thế không chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu mà còn là sự chấp nhận hoàn cảnh của mình để hướng tới hạnh phúc nơi Thiên đường. Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giê-su đã hướng con người tới một chương trình hạnh phúc trần thế giành cho những người nghèo nhưng có tấm lòng trong sạch, giàu tình thương và chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để làm sáng danh Chúa: "Phúc cho người nghèo khổ trong tâm linh, vì Nước Thiên Đảng thuộc về họ; phúc cho người than khóc, vì sẽ được an ủi. Phúc cho người khiêm nhu, vì sẽ được thừa hưởng đất; phúc cho người đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ, phúc cho người đầy lòng thương, vì sẽ được thương xót; phúc cho người có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời; phúc cho người hòa giải vì sẽ được gọi là con cái Đức Chúa Trời; phúc cho người vì sự công chính mà chịu bắt bớ, vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ; phúc cho các con khi bị người ta mắng nhiếc, ngược đãi và vu cáo đủ điều ác vì cớ Ta (Giê-su)" [54, tr. 7]. Như vậy từ đó có thể thấy rằng trong cuộc sống trần thế con người có hai điều hạnh phúc chính, bao hàm mọi điều hạnh phúc khác: đó là sự khó nghèo, vì từ nay những người hạnh phúc trên trần gian không còn là những tay cự phú, những người no say, những kẻ được tâng bốc; đó là sự bị bách hại vì tình yêu Thiên Chúa, vì những người bị bách hại đó sẽ được vào Nước Thiên Đàng trong ngày tận thế.
  14. - Với đạo Cao Đài, muốn xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, không phải là đấu tranh xóa bỏ bóc lột mà phải luyện đệ nhị xác thân cho đầy đủ sự tinh khiết, là phải thương loài vật, thương tất cả để chấm dứt cái oan nghiệt (tức là chấm dứt sự hận thù, thù địch nhau mà tranh tranh, đấu đấu không ngừng - Theo Phạm Công Tắc), cứu vớt quần sinh thoát khỏi vòng địa lạc hoàn toàn. Và đối với đạo Cao Đài thì chính đạo đức con người là cái thang vô ngần bắc cho con người leo đến phẩm vị tối cao, tối thượng là ngang bậc "cùng Thầy" hoặc "hơn Thầy" ("Thầy" chỉ Phạm Công Tắc). Vì lẽ đó Cao Đài khuyên con người nên tu hành, làm đủ phận người, công bằng chính trực để khi hồn lìa xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lên mãi. Tuy nhiên, nếu như vậy thì cũng biết chừng nào mới hiệp hội cùng "Thầy". Vì thế, "Thầy" cho một quyền rộng rãi hơn cho cả nhân loại càn khôn thế giới biết là: nếu biết ngộ kiếp một đời tu đủ trở về cùng "Thầy" - giữ trọn con đường tu hành, sẽ sớm trở về "Bạch Ngọc Kinh", nơi mà đạo Phật gọi là Niết Bàn. 1.1.2. Tính hướng thiện, tránh ác Tính hướng thiện, tránh ác là một đặc trưng cơ bản của đạo đức các tôn giáo. Có thể nói, thiện, ác là hai phạm trù có vai trò trọng yếu trong hệ thống đạo đức của mọi tôn giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Trong quan niệm về Thiện, ác, Phật giáo chú trọng đến phạm trù thiện hơn, bởi với Phật giáo thiện không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, mà còn là một phương tiện thiết thực để giải thoát. Phật giáo quan niệm thiện là bản chất thường trụ của pháp giới (Phật tính), nên một đồ tể chỉ cần quẳng con dao, chịu khó tu đạo là có thể đạt thiện tâm, ngược lại là tội ác, phải chịu cảnh trầm luân, khổ ải. Trong Phật giáo nội dung của thiện, ác được kết tập trong Kinh tạng nguyên thủy, văn hệ Pa-li, và được duy trì một cách liên tục, nhất quán cho đến nay hầu như không thay đổi gì mấy, kể cả trong thời kỳ Phật giáo Bộ Phái và Phật giáo Đại Thừa. Quan điểm về thiện được trình bày rất rõ ràng, đặc biệt là trong tác phẩm "Kinh thập thiện". Thiện là "lành, có đạo đức tốt", trái lại là ác, "Kinh thập thiện" có bốn phần chính:
  15. Phần đầu nói về thế và xuất thế gian. Theo Phật, tất cả sự xấu xa hoặc tốt đẹp ở cuộc đời và trên bậc Thánh đều là do hành động của thân - miệng - ý tạo nên. Tâm ý tốt, lời nói và việc làm tốt, giúp ích cho đời ở cả hiện tại và tương lai. Ngược lại tâm ý xấu dẫn đến lời nói và cả việc làm không tốt đẹp, đem lại tai ương cho cuộc đời ở cả hiện tại và tương lai. Theo Kinh Thập thiện "Tất cả hình sắc, chủng loại của chúng sinh có khác nhau đều do tâm tạo thiện hoặc bất thiện nơi thân, ngữ, ý gây ra" [10, tr. 84]. Phần thứ hai nói về hình tướng của Thập thiện qua thân, miệng, ý: Thân không được giết hại sinh vật, trộm cắp và tà hạnh. Miệng không nói dối, không nói châm chọc, không nói thêm bớt và không nói độc ác. ý không tham, sân, si Phần thứ ba nói rằng nếu con người thực hành "thập thiện" sẽ có những hiệu quả tốt ở hiện tại và tương lai. Chẳng hạn, theo Kinh nhà Phật, không giết hại sinh vật sẽ được pháp không bức não, thân ít bệnh, giúp cho việc trường thọ... Không ai giết hại sinh vật sẽ không có sự oán thù...; không trộm cắp sẽ được pháp bảo tín, giàu có không bị lường gạt, nhà nhà không cần đóng cửa. Ngoài đường của đánh rơi được đem trả lại; không tà hạnh được người hiểu biết ngợi khen, vợ chồng không bị ai xâm phạm tiết hạnh, cuộc sống được thuần phong, mỹ tục; không nói dối, châm chọc, thêm bớt, thô tục, miệng được thanh tịnh, nói không sai lầm được người tín cẩn, gia đình, bạn bè, xóm làng hòa thuận, vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, không tham, sân, si sẽ được tự tại, không gây oán hờn, kiện tụng, trí não thanh thản, sáng suốt, phán đoán được mọi vấn đề trong cuộc sống. Phần thứ tư cho rằng nhờ thực hiện Kinh thập thiện, con người sẽ không còn ích kỷ mà vị tha, bằng cách thực hành lục độ, vạn hạnh như bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, siêng năng, hành thiền và trí tuệ. Rồi cũng từ đó mở rộng tâm từ bi, hỷ xả... Cũng theo nhà Phật, pháp thập thiên có tác dụng ngăn chặn các hành vi độc ác, đối trị các hành vi không thiện, giải thoát tất cả những nỗi khổ của việc sống, việc chết. Nếu ngoài việc thực hành thập thiện lại biết đem giáo hóa cho mọi người, giúp cho mọi người hướng thiện, tức là đã tựu đủ quả vị giác ngộ Bồ-đề. Cũng theo đạo đức phật
  16. giáo, trong thân, miệng, ý thì tâm ý là chủ động. Tâm ý tốt làm cho lời nói và hành động tốt. Tâm ý xấu thì lời nói hành động xấu. Bởi thế, khi kết tội người phạm giới, phải xem xét có dụng ý hay không. Hành vi phạm giới có dụng ý là yếu tố cấu thành tội. Trường hợp phạm giới, không dụng ý, dù cũng có tội, song lại nhẹ hơn. Bên cạnh Kinh thập thiện, đạo đức Phật giáo còn định ra "ngũ giới", "bát giới" để hướng thiện theo những cấp độ khác nhau nhằm giáo dục tín đồ. Trong đó "ngũ giới" là những giới luật cơ bản nhất. Đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Cùng với "Ngũ giới" giáo lý về "tam độc" (tham, sân, si) trong đạo đức Phật giáo đã phân biệt rành rọt đâu là thiện, đâu là bất thiện mà con người cần theo và cần tránh, tham là bất thiện, vô tham là thiện, sân là bất thiện, vô sân là thiện. Si là bất thiện, vô si là thiện. Sát sinh là bất thiện, không sát sinh là thiện. Tà dâm là bất thiện, từ bỏ tà dâm là thiện. Nói dối, nói ác là bất thiện, từ bỏ nó là thiện, không uống rượu làm tổn hại sức khỏe dẫn đến mất trí là bất thiện, từ bỏ là thiện... Với đạo cơ đốc, kinh thánh đã xem Thiên Chúa là cái Thiện toàn năng, tức là xem Thiên Chúa là hình mẫu lý tưởng của cái Thiện mà các tín đồ phải nói theo: "Các con hãy toàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng toàn hảo" [54, tr. 9]. Từ quan niệm về cái Thiện, Kinh thánh đi đến đề cập về nhân đức, là những hành vi đạo đức tốt ở con người trong cuộc sống, là biểu hiện cụ thể của cái thiện. Khi con người trở nên bất lực trong việc chế ngự dục vọng và không làm chủ được mình thì tội lỗi, tật xấu xuất hiện và nhân đức sẽ lu mờ. Sau khi con người phạm tội (tội tổ tông) - bất tuân luật Chúa thì cái ác đã xuất hiện và tràn lan trên trái đất. Cái ác còn có nguồn gốc từ quỷ dữ là địch thủ của cái thiện, là kẻ thù của Thiên Chúa và của mọi tín đồ Công giáo. Nói cách khác, cái ác xuất hiện ở trần thế là do sự kết hợp giữa quỷ giữ và các tật xấu trong con người. Hậu quả của cái ác con người phải gánh chịu, đó là sự trừng phạt bằng đau khổ, chết chóc, bệnh tật... thậm chí giới tự nhiên cũng nổi giận, đất sinh ra gai góc để chống lại con người... Kinh thánh cho rằng con người có bảy tật xấu cơ bản (bảy mối tội đầu): Kiêu ngạo, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét, lười biếng. Đây là nguồn gốc phát
  17. sinh ra các tội và các tật xấu khác. Đối với kinh thánh trong hành trình con người đi tìm Chúa là phải đi theo con đường Chúa đã vạch ra, phải tuân theo những lời Chúa phán truyền, noi gương Chúa mà trở nên người thiện. Vì vậy sự hướng thiện trong Kinh thánh là nằm trong hành trình con người đến với hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên đường. Nhưng thái độ hướng thiện của Kinh thánh thời Cựu ước còn mang tính tích cực hơn so với thời Tân ước. Bởi ngoài việc khuyên dạy con người làm những điều lành như nhau thì thời Cựu ước "Kinh thánh còn cho phép con người thù ghét kẻ tội lỗi, và không được đồng lõa với cái ác. Dân kinh thánh được phép sử dụng luật báo thù" [54, tr. 61]. Nhưng đến thời Tân Ước thay cho quan niệm này, Kinh thánh khuyên con người trong mọi trường hợp phải lấy thiện báo ác, lấy ơn báo oán. Chẳng hạn, trong điều luật nói về thẩm quyền của Đức Chúa Con, có viết "Ai làm việc thiện sẽ sống lại để được sống. Còn ai làm điều ác sẽ sống lại để nhận án phạt" [54, tr. 186]. Kinh thánh trong Tân ước cũng khuyên các tín hữu phải biết xa lánh những điều dữ, luôn luôn làm điều lành: "Đừng lấy ác báo ác cho ai cả; hãy làm điều thiện trước mặt mọi người, đừng tự báo thù ai. Đừng để điều ác thắng mình nhưng hãy lấy điều thiện thắng ác" [54, tr. 304]. Điều này được thể hiện rõ trong sách Tân ước, khi Thánh Mathi-ơ mô tả cuộc nói chuyện giữa đức Giê-su với một tín đồ: "Có một người đến hỏi đức Giê-su: Thưa thầy tôi phải làm điều thiện nào để được sống vĩnh phúc? Ngài đáp: Tại sao anh hỏi Ta về việc thiện? Chỉ có một đấng Toàn thiện mà thôi. Nếu muốn được sự sống ấy hãy giữ các điều răn". Người đó lại hỏi: "Những điều răn nào?" Đức Giê-su đáp: "Đừng giết người, đừng ngoại tình, đừng trộm cắp, đừng làm chứng dối. Hãy hiếu kính cha mẹ và thương yêu người lân cận như chính mình" [54, tr. 38]. - Giáo lý đạo Hòa Hảo là sự kết hợp, pha trộn bởi nhiều tư tưởng và được trình bày dưới hình thức diễn nôm với mức độ bình dân, dễ hiểu, nhưng trong giáo lý đó cũng có cả một quyển sấm giảng thứ 5 với tựa đề: "Khuyến thiện". Chẳng hạn, đối với người phụ nữ, bên cạnh việc phê phán các thói hư tật xấu: xa hoa, lẳng lơ... đạo Hòa Hảo yêu cầu:
  18. "Phải gìn dục vọng lòng tà Đừng chiều theo nó vậy mà hư thân Nghe lời cha mẹ cân phân Tam tòng vẹn giữ lập thân buổi này" [50, tr. 69]. Ngay trong "lời dặn dò bổn đạo", giáo lý Hòa Hảo cũng chỉ rõ phải biết hiểu đúng "Tứ đế", biết suy nghĩ đúng, biết giữ nghiệp chính, không làm nghiệp xấu, biết rèn luyện, tu tập không mệt mỏi, có niềm tin vững bền vào sự giải thoát: "Đạo mầu bát chánh ráng ghi Thứ nhất chánh kiến việc chi xem mình Luận bàn chân lý cho minh Chuyện chi xét đoán xảo - tinh mới là Thứ nhì chánh mạng vậy mà..." [51, tr. 73] Hoặc: "Thứ năm tinh tấn hội đàm Sạch trong kỹ lưỡng mà làm mới ngoan Thứ sáu chánh ngữ liêu toan Nói năng điều chánh thì an lo gì Thứ bảy chánh niệm vậy thì Khi cầu, khi niệm chuyện gì thật tâm Thứ tám chánh định chớ lầm..." [51, tr. 73]. 1.1.3. Tính nhẫn nhục, cam chịu Hầu hết giáo lý của các tôn giáo đều có những điều khuyên răn con người, khuyên răn các tín đồ phải nhẫn nại, cam chịu. Nếu chỉ giới hạn sự nhẫn nại trong những hoàn cảnh cần thiết thì lại khác, nhưng sự nhẫn nại trong đạo đức các tôn giáo là
  19. sự nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh, không có giới hạn, đến mức nó trở thành nhẫn nhục, cam chịu. Trong đạo đức Công giáo, sự nhẫn nhục cam chịu đạt đến đỉnh cao. Điều này được thể hiện trong quan niệm của Kinh thánh thời Tân ước đối với kẻ thù và đối với kẻ ác. Những trường hợp bị kẻ ác xúc phạm thân thể và xâm phạm của cải, Kinh thánh vẫn khuyên tín đồ không được mảy may có hành động chống cự: "Đừng chống cự kẻ ác. Nếu ai vả má bên phải hãy đưa luôn má bên kia cho họ. Nếu ai muốn kiện con để lấy áo ngắn, hãy để họ lấy luôn áo dài. Nếu ai bắt con đi một dặm, hãy đi với họ hai dặm" [54, tr. 9]. Thậm chí ngay cả khi trong cơn hoạn nạn, bị bức hại, Kinh thánh Tân ước vẫn khuyên các tín đồ nên vui mừng hy vọng, không chỉ đừng hành động chống cự mà còn đừng cả nói lời chống cự (nguyền rủa). Vượt lên trên sức chịu đựng ấy, Kinh thánh còn khuyên tín đồ hãy chúc phúc cho kẻ bức hại mình và kiên nhẫn cầu nguyện Chúa: "Hãy vui mừng trong hy vọng, nhẫn nại trong cơn hoạn nạn, kiên tâm cầu nguyện. Hãy chúc cho kẻ bức hại anh chị em, hãy chúc phúc đừng nguyền rủa". Hơn thế nữa, Kinh thánh còn khuyên các tín đồ, nếu kẻ bức hại mình có đói khát thì hãy cho ăn, cho uống và cũng đừng nghĩ đến sự trả thù nó, bởi mọi sự đã có Chúa anh minh phán xét: "Anh chị em thân yêu, đừng tự báo thù ai, nhưng hãy nhường chỗ cho cơn thịnh nộ của Chúa, vì Thánh kinh đã chép: "Sự báo trả thuộc về Ta; Ta sẽ báo ứng!" Chúa phán vậy ". Nhưng nếu kẻ thù anh chị em đói, hãy cho ăn, có khát hãy cho uống... [54, tr. 304]. Bị kẻ thù bức hại mà không được nghĩ sự chống cự, không được nói lời chống cự và không được làm hành động chống cự, lại còn phải nuôi ăn, nuôi uống và chúc phúc cho kẻ thù. Như thế vẫn chưa đủ, Kinh thánh còn dạy tín đồ phải biết thương yêu kẻ thù nữa "Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con " [54, tr. 9]. Cũng trong Kinh thánh của sách Tân ước có đoạn viết: "Hễ ai tìm cách bảo tồn mạng sống thì sẽ mất, nhưng ai chịu mất mạng sống thì sẽ bảo toàn được nó" [54, tr. 153]. Đây là những thái độ "tạo thuận lợi" cho kẻ thù, cho cái ác mặc sức hoành hành, một mặt thể hiện tính chịu đựng, chịu nhục, kiên tâm chờ đợi đến khi kẻ thù đã "chán, chê", mặt khác còn thể hiện sự hèn nhát và ích kỷ. Bởi vì trước kẻ thù, trước cái ác, trước cái chết con người có quyền được tự vệ
  20. chính đáng. Như thế, quả là tinh thần nhẫn nhục cam chịu trong đạo đức Công giáo đã đạt đến điểm đỉnh. - Trong đạo đức Phật giáo, sự nhẫn nhục được xem không phải là sự khiếp nhược, yếu hèn, cam chịu, mà được coi là hành động dũng cảm, cao thượng. Bởi đức Phật luôn dạy các đệ tử phải nhẫn nhục trước những trường hợp khó khăn nhất. Theo đức Phật, người nào nhẫn được trong trường hợp ấy mới xứng đáng là bậc Đại sĩ dũng cảm, cao cả hơn người: "Này, các thầy Tỳ-kheo, ai thực hành đức nhẫn mới được mệnh danh là bậc đại nhân có sức mạnh. Kẻ nào không thể tiếp nhận những lời nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, kẻ ấy không được ca ngợi là bậc thượng nhân có trí" [10, tr. 54]. Đạo đức Phật giáo không chỉ khuyên các đệ tử nhẫn nhục tiếp nhận những lời nhục mạ một cách hoan hỷ, mà còn coi sự nhẫn nhục cam chịu là một thứ vũ khí để đối phó với những kẻ xâm phạm đến đời sống của mình, như trong Bồ - tát giới mô tả: "Nếu là phật tử thì không được đem sự giận dữ đáp lại sự giận dữ, cũng không được nuôi hận thù đối với những kẻ đã tàn sát cha mẹ, anh em, chú bác của mình. Tóm lại, làm tổn th ương sự sống để trả thù sự sống là điều trái ngược với đức hiếu sinh của đạo Bồ tát" [10, tr. 53]. Theo Phật giáo quan niệm, kẻ thù đích thực từng gây đau thương, thống khổ, bất tận cho nhân loại chính là tam độc tham, sân, si, chứ không phải là những con người bằng xương, bằng thịt có những hành vi độc ác. Do tham, sân, si thúc đẩy mà có người đã biến thành kẻ trộm, kẻ cướp, kẻ giết người, gây đau khổ cho bao người. Do tham, sân, si mà có những tập đoàn người ngông cuồng thực hiện mộng xâm lăng, đi xâm chiếm đất đai nước khác... Vì thế, Phật giáo cho rằng những người mà ta xem là kẻ thù kia chẳng qua cũng chỉ là nạn nhân của những hoàn cảnh lịch sử, địa lý, chính trị và đặc biệt là nạn nhân của tham, sân, si, không nên trả thù họ, hãy nhẫn nhục cam chịu. Nhẫn nhục, cam chịu cũng là cách thể hiện sự mở rộng tấm lòng khoan dung cho họ, để cảm hóa họ. Bởi nếu không, dùng oán để trả oán thì oán sẽ chất chồng, khó mà dứt được dòng vay trả, trả vay bất tận:
nguon tai.lieu . vn