Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MAI HIỀN LÊ KỸ NĂNG SỐNG CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN TRUỜNG MẦM NON THỰC HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 603180 Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và 1 năm thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn của mình. Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy tận tình của quý thầy trong chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Tâm Lý Học. Tôi cũng vô cùng biết ơn sự tạo điều kiện tối đa về cả vật chất và thời gian cũng như các điều kiện khác của trường Cao Đẳng Sư phạm Trung Ương Tp.HCM nơi tôi đang công tác, đã chấp thuận cho tôi tham gia khoá học này. Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi rất cảm kích sự hướng dẫn tận tâm của TS.Lê Xuân Hồng, cùng với sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và giáo viên các lớp mẫu giáo lớn của trường Mầm Non Thực Hành tp.HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn để tôi có thể hoàn thành khoá học đúng thời hạn. Cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã sẵn sàng giúp đỡ, động viên để tôi đạt được những kết quả tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn ! Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................... PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực... Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ,... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện một số kỹ năng sống phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo lớn. - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu - Trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. - Giáo viên trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Nhiều kỹ năng sống cần thiết của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Thực Hành tp.HCM chưa được hình thành. - Nếu có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể hình thành và hoàn thiện được các kỹ năng sống cho trẻ lớp mẫu giáo lớn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài - Mục tiêu giáo dục mầm non - Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn - Khái niệm kỹ năng - Khái niệm kỹ năng sống - Phân loại kỹ năng sống ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn