Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- NGUYỄN MẠNH TOÀN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 25 GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- NGUYỄN MẠNH TOÀN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 25 GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HOÀNG VĂN BẰNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Hoàng Văn Bằng PGS.TS Hoàng Văn Hải Hà Nội - 2015
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………. i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU…………………………………. ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ…………………………………….. iii PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………... 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.……………………………. 4 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh.……………………… 4 1.2. Đặc trƣng của chiến lƣợc kinh doanh.…………………….. 6 1.3. Một số công trình nghiên cứu về chiến lƣợc kinh doanh… 7 1.4. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh………………. 10 1.4.1. Xác định sứ mệnh, tầm hình của doanh nghiệp…………….. 11 1.4.2. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp……………. 14 1.4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô – Mô hình PEST…………… 14 1.4.2.2. Phân tích môi trường ngành…………………………… 18 1.4.2.3. Tổng hợp, đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp... 21 1.4.3. Phân tích mô hình bên trong doanh nghiệp………………….. 22 1.4.3.1. Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp………………… 22 1.4.3.2. Tổng hợp, đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp… 25 1.4.4. Xây dựng và lựa chọn chiến lược……………………………. 26 1.4.4.1. Ma trận tổng hợp SWOT…………………………………. 26 1.4.4.2. Phân tích ma trận SWOT………………………………… 28 1.4.4.3. Xây dựng các chiến lược kinh doanh…………………….. 30 1.4.4.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh…………………………. 31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….. 34 2.1 Quy trình nghiên cứu………………………………………. 34
  4. 2.1.1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu……………………………... 34 2.1.2. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu………………. 35 2.1.3. Xác định mục tiêu nghiên cứu……………………………….. 35 2.1.4. Thu thập dữ liệu nghiên cứu.………………………………… 35 2.1.5. Nghiên cứu định tính………………………………………… 35 2.1.6. Phân tích SWOT…………………………………………….. 36 2.1.7. Đánh giá và đề xuất giải pháp………………………………... 36 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………... 36 1.2.1. Phương pháp hệ thống hóa…………………………………... 36 1.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp…………………………. 36 1.2.3. Phương pháp quy nạp, diễn dịch…………………………….. 36 2.3 Phƣơng pháp phân tích, xây dựng chiến lƣợc…………….. 37 2.3.1. Mô hình PEST……..………………………………………… 37 2.3.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh………………………….. 37 2.3.3. Mô hình chuỗi giá trị………………………………………… 37 2.3.4. Phương pháp tổng hợp phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp…………………………………………….. 37 2.3.5. Phương pháp ma trận SWOT………………………………... 38 2.3.6. Phương pháp trọng số………………………………………... 38 2.4. Địa điểm nghiên cứu………………………………………... 38 2.4.1. Nghiên cứu thực tế…………………………………………... 38 2.4.2. Nghiên cứu tại bàn…………………………………………... 38 2.5. Nguồn dữ liệu……………………………………………….. 38 2.5.1. Dữ liệu thứ cấp………………………………………………. 38 2.5.2. Dữ liệu sơ cấp………………………………………………... 39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 25…… 40
  5. 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cơ khí 25 – Tổng cục CNQP……………………………………………………….. 40 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển………………………….. 40 3.1.2. Ngành nghề kinh doanh……………………………………… 41 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động…………………………… 42 3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 - 2014.………………………………………………….. 47 3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài của công ty TNHH MTV 48 Cơ khí 25……………………………………………………. 3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô Công ty Cơ khí 25……………… 49 3.2.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chính trị - pháp lý….. 49 3.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh tế…………….. 50 3.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội……... 55 3.2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ…………. 57 3.2.2. Phân tích môi trường ngành Công ty Cơ khí 25…………....... 58 3.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện có……………………... 58 3.2.2.2. Phân tích các đối thủ tiềm ẩn…………………………….. 62 3.2.2.3. Phân tích áp lực của nhà cung ứng……………………….. 63 3.2.2.4. Phân tích áp lực của khách hàng…………………………. 64 3.2.2.5. Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế…………… 65 3.2.3. Tổng hợp, đánh giá môi trường bên ngoài Công ty Cơ khí 25 65 3.3. Phân tích môi trƣờng bên trong của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 …………................................................................ 67 3.3.1. Phân tích các hoạt động sơ cấp………………………………. 67 3.3.2. Phân tích các hoạt động hỗ trợ………………………………. 70 3.3.3. Tổng hợp, đánh giá môi trường bên trong Công ty Cơ khí 25. 74 3.4. Xây dựng mô hình SWOT của công ty TNHH MTV Cơ
  6. khí 25………………………………………………………... 75 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 25 GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.. 77 4.1 Đề xuất chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cơ khí 25…... 77 4.1.1. Tầm hình……………………………………………………... 77 4.1.2. Sứ mệnh……………………………………………………… 77 4.1.3. Các mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020…………………………. 77 4.1.4. Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 - 2020……………………………………….. 77 4.1.5. Lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 - 2020…………………………………… 82 4.2 Một số kiến nghị để thực hiện chiến lƣợc kinh doanh…… 84 4.2.1. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực……………………………… 84 4.2.2. Nâng cao chất lượng sắp xếp, tổ chức sản xuất……………… 85 4.2.3. Khai thác, nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị công nghệ hiện có, từng bước đổi mới trang thiết bị hiện đại……………. 86 4.2.4. Cân đối, sử dụng hiệu quả các chi phí sản xuất……………… 86 4.2.5. Duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Tăng 87 cường khả năng đàm phán, mở rộng phạm vi đơn hàng…………… KẾT LUẬN………………………………………………………... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 89 PHỤ LỤC………………………………………………………….. 91
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế Thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng được mở rộng. Trong môi trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, muốn đứng vững trên thị trường, có lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Các doanh nghiệp cần xây dựng một lộ trình phát triển, dựa vào các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mà phát triển các sản phẩm thế mạnh của mình, tránh việc phát triển đa phương hướng, không có tính tập trung dễ xảy ra tình trạng đuối thế so với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, để làm được điều này, không những các nhà quản trị phải có một tầm nhìn tốt mà còn phải có tư duy chiến lược rõ ràng để đẩy doanh nghiệp đi lên. Với lợi thế từ một công ty nhà nước trực thuộc Bộ Quốc Phòng, công ty TNHH một thành viên Cơ khí 25 đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Một mặt tích cực lao động sản xuất để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu của nhà nước. Mặt khác tích cực tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài. Nhờ đó mà thương hiệu “Cơ khí 25” đã và đang là một đối tác uy tín trong lĩnh vực cơ khí nước ta. Vấn đề bắt đầu từ một vài năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới suy giảm kéo theo nền kinh tế trong nước tụt dốc theo, nhiều doanh nghiệp nối nhau trên bờ phá sản hoặc hoạt động mang tính cầm chừng. Kinh tế trong nước khó khăn, nhà nước buộc phải cắt giảm chi tiêu. Phần nào trong đó có cả chỉ tiêu sản xuất quốc phòng, điều này vô hình chung đã làm công ty Cơ khí 25 lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng. Cán bộ công nhân viên công ty đã quen với việc tập trung cho sản xuất quốc phòng, nay bỗng nhiên thiếu công ăn việc làm, điều này khéo theo nhiều cán bộ trụ cột, thợ tay nghề cao rời bỏ công ty để tìm một công việc khác ổn định hơn. Để tìm cách khắc phục điều này, ban lãnh đạo công ty đã cố gắng tìm một số mặt hàng kinh tế đưa về sản xuất, tạm thời giải quyết một phần công việc cho người lao động. Tuy nhiên do chưa quen với hội nhập nền kinh tế thị trường nên điều này tỏ ra vô cùng
  8. khó khăn. Rõ ràng, công ty đang rất cần một hướng đi mới để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 - 2020” là vấn đề hết sức cần thiết. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở ứng dụng các lý thuyết về quản trị chiến lược vào vấn đề thực tiễn của công ty, do vậy đây là đề tài hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận văn được thực hiện với mục đích đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp trong môi trường kinh doanh của công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 – 2020 . Luận văn sẽ chỉ ra được các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó phát hiện các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Qua đó đề xuất với Lãnh đạo công ty chiến lược kinh doanh, và những điều chỉnh phù hợp để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển xa hơn nữa. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về chiến lược kinh doanh và các bước để xây dựng một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. - Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, từ đó nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các giải pháp chiến lược phù hợp. Việc nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sẽ cho ta thấy khả năng từ bên trong của doanh nghiệp; nghiên cứu về môi trường bên ngoài sẽ cho thấy những cơ hội và nguy cơ tác động từ bên ngoài vào doanh nghiệp. - Phân tích chiến lược theo mô hình SWOT, từ đó đề xuất chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015 - 2020 theo lợi thế của doanh nghiệp. Đề xuất các giải pháp và khiến nghị cho doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
  9. Các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 25. Phạm vi nghiên cứu: - Lĩnh vực nghiên cứu: Xây dựng chiến lược kinh doanh. - Nội dung nghiên cứu : Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 - 2020. - Không gian nghiên cứu: Phạm vi trong nước, các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 25. - Thời gian khảo sát nghiên cứu: Các số liệu thu thập từ năm 2012 – 2014 và định hướng 2015 – 2020. 4. Đóng góp của Luận văn Sự phát triển và biến động liên tục của nền kinh tế trong và ngoài nước đã gây nhiều ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25. Với chiến lược “dẫn đầu về chi phí” được đề xuất từ luận văn sẽ là một cơ sở khoa học thực tiễn để doanh nghiệp tổ chức và thực hiện chiến lược nằm đạt được mục tiêu kỳ vọng. Trên cơ sở thực hiện chiến lược, doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ, qua đó khẳng định vị thế của mình trong nền sản xuất công nghiệp nước nhà. 5. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25. Chương 4: Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 giai đoạn 2015 - 2020.
  10. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc kinh doanh Từ giữa thế kỷ 20, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô cũng như vi mô. Ở bình diện quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Đó là những chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô. Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp. Trong kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động, trong lúc đó một doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều nhà cạnh tranh. Kinh doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến trường. Từ đó nghệ thuật điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh nào đó tương tự như trong quân sự. Từ đó khái niệm về “chiến lược kinh doanh” ra đời với những quan niệm như sau: - Theo Chandler định nghĩa chiến lược như là “Việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” (Nguồn: Chandler, A, 1962. Straegy and Structure. Cambrige, Massacchsettes. MIT Press). - Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính, các chính sách và một chuỗi hành động thành một tổng thể kết dính chặt chẽ với nhau” (Nguồn: Quinn, J.,B, 1980. Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin). - Theo Johnson và Sholes định nghĩa chiến lược trong điều kiện môi trường có nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Công ty TNHH MTV Cơ khí 25, 2012. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012. Hà Nội: Công ty TNHH MTV Cơ khí 25. 2. Lê Thế Giới và cộng sự, 2009. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 3. Hoàng Văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Lê Vũ Hùng, 2009. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH Tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2010-2015. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách khoa Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Hùng, 2013. Xây dựng chiến lược phát triển Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 – Tổng cục công nghiệp quốc phòng trong những năm tiếp theo và tầm nhìn đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự. 6. Lê Thị Ngọc Oanh, 2012. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền trung. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. 7. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ. 8. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Trẻ. 9. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2009. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 11. Phạm Quý Tuyển, 2014. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự. II. Tiếng Anh 12. Thomas L. Wheelen and J. David Hunger, 2002. Strategic Management and Business Policy. 8th edition. Prentice Hall. 13. Chandler, A, 1962. Straegy and Structure. Cambrige, Massacchsettes. MIT Press. 14. Quinn, J.,B, 1980. Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin. 15. Johnson, G., Scholes, K, 1999. Exploring Corporete Strategy. 5th Ed. Prentice Hall Europe. 16. Kenneth R. Andrews, 1987. The concept of corporate strategy. 3th Ed, Homewood, Illinois, Irwin.
  12. III. Website 17. Website Công ty TNHH MTV Cơ khí 25, 2015. Thông tin về doanh nghiệp. . [Ngày truy cập: từ 01 tháng 6 đến 31 tháng 7 năm 2015]. 18. Website Công ty Pilous – CH Séc, 2015. Thông tin về doanh nghiệp . [Ngày truy cập: 01 tháng 7 năm 2015]. 19. Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, 2015. Dự báo kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020. . [Ngày truy cập: 01 tháng 7 năm 2015]. 20. Cổng TTĐT Chính phủ, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, nửa đầu năm 2015. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?cate goryId=100003029&articleId=10053823>. [Ngày truy cập: 02 tháng 7 năm 2015].
nguon tai.lieu . vn