Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƢƠNG

DƢƠNG THỊ THANH NGA

QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐUA VOI TẠI HUYỆN BUÔN ĐÔN,
TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
Mã số: 60 31 06 42
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Đăng Phƣợng

Hà Nội, 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý lễ hội Đua Voi tại huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa công bố. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực, khách quan, những đoạn trích dẫn tôi đều có dẫn nguồn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2017
Tác giả

Dƣơng Thị Thanh Nga

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội Đua voi trong những năm trở lại đây đã và đang bắt đầu nảy sinh nhiều
vấn đề hết sức cấp bách. Đàn voi đã bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng, công tác tổ chức,
quản lý chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn, Lễ hội đua voi chưa thể tự tái đầu tư,
còn phụ thuộc vào chính quyền là chủ yếu. Hệ quả này làm cho giá trị văn hóa và tinh
thần của lễ hội đua voi đang ngày càng bị mai một dần. Chính vì vậy, việc tìm ra
nguyên nhân, tìm ra phương hướng quản lý hiệu quả cho lễ hội đua voi là một điều hết
sức cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu:
Hoàng Nam;Tác giả Phạm Lan Oanh; PGS.TS Nguyễn Hoàng Lương; Nhóm tác
giả: Nguyễn Chí Bền- Võ Hoàng Lan- Phạm Lan Oanh- Vũ Tú Quyên- Bùi Quang
Thanh- Vũ Diệu; Tác giả Trương Bi; Linh Nga Niê Kdăm; Tác giả Trần Tấn Vịnh;
Tuyết Hoa Niê Kdam.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, bản thân
tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về Lễ hội đua voi, để đưa ra được những giải
pháp thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Lễ hội đua voi và kiến nghị một số giải
pháp để bảo tồn loài voi.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Quản lý lễ hội đua voi ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề trong công tác quản lý
Lễ hội đua voi. Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác tổ chức, quản lý Lễ hội
đua voi và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Lễ
hội đua voi trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề mang tính lý luận về quản lý lễ hội truyền thống.
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý Lễ hội đua voi ở huyện
Buôn Đôn.

2

- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Lễ hội đua voi ở huyện
Buôn Đôn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp điền dã; Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp tiếp cận
liên ngành các vấn đề về văn hóa.
6. Những đóng góp của Luận văn
Là công trình nghiên cứu tổng thể về công tác quản lý Lễ hội đua voi ở huyện
Buôn Đôn; Phân tích, đánh giá và chỉ ra được thực trạng trong công tác tổ chức và
quản lý Lễ hội Đua Voi, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác quản lý Lễ hội đua voi ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện
nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận
văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội, tổng quan Lễ hội đua voi ở huyện
Buôn Đôn.
Chương 2: Thực trạng quản lý Lễ hội đua voi tại huyện Buôn Đôn
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Lễ hội đua voi ở huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.

3

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN
VỀ LỄ HỘI ĐUA VOI Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quản lý
Quản lý đều có quy tắc chung là có hai thành tố: chủ thể quản lý và khách thể
quản lý. Quản lý, chúng ta có thể hiểu là sự tác động, sắp đặt, đưa ra các quyết định
của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích theo định hướng
ban đầu. Chính mục tiêu ban đầu là đầu mối tạo nên cho chủ thể quản lý và khách thể
quản lý một sự thống nhất cao nhằm tiến tới đạt thành tích tốt nhất cho mục tiêu chung
và khai thác triệt để những tiềm năng của khách thể quản lý để đạt được thành quả chung.
1.1.2.Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá của một nhóm người hay nhiều nhóm
người, diễn ra trong một không gian nhất định, trong thời điểm nhất định. Nơi hội tụ
và trình diễn, tổng hợp các loại hình văn hóa, nơi hòa nhập văn hóa quá khứ và văn
hóa hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng người, đánh thức niềm tin,
sự tự nguyện và cảm hứng thăng hoa, sáng tạo của mỗi người khi tham gia vào lễ hội.
Lễ hội bao gồm đầy đủ các yếu tố cả về địa lý, lịch sử của một vùng đất và đời sống xã
hội cũng như tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơi diễn ra lễ hội.
1.1.3. Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa vùng
miền, được tổ chức có tính định kỳ và được gìn giữ trong nhân dân. Lễ hội truyền
thống hay còn gọi lễ hội cổ truyền có quá trình tự bổ sung và hoàn thiện theo theo
chiều dài lịch sử. Nó là sản phẩm văn hóa riêng biệt và độc đáo của mỗi vùng miền,
làng xã, làng nghề hay của cả dân tộc. Lễ hội dân gian liên quan tới tập quán sinh hoạt,
lao động sản xuất, tập tục thờ cúng… diễn ra quanh năm, rải đều ở mỗi vùng miền
khác nhau trên khắp đất nước từ bắc chí nam
1.1.4. Quản lý Lễ hội truyền thống
Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là sử dụng hệ thống các văn bản, nghị
định, thông tư, chỉ thị... có tính pháp lý cao để định hướng, kiểm soát và quản lý lễ hội
theo đúng định hướng của đảng và nhà nước. Sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để
quản lý lễ hội, từ nhân lực, vật lực. Chủ thể quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là

nguon tai.lieu . vn