Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN ANH DŨNG Ứng dụng các mô hình học sâu vào kĩ thuật lọc cộng tác dựa trên mô hình cho các hệ thống khuyến nghị thương mại Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin Mã số: 8480205.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRỌNG HIẾU Hà Nội – 09/2020
  2. Mục lục LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................iv DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. viii Chương 1: Tổng quan về hệ thống khuyến nghị .................................................................. 1 1. Giới thiệu .................................................................................................................... 1 2. Một số khái niệm chung về hệ thống khuyến nghị .................................................... 2 3. Phương thức hoạt động của Hệ khuyến nghị ............................................................. 4 3.1. Phát biểu bài toán khuyến nghị............................................................................ 5 3.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng hệ thống khuyến nghị. .............................. 5 4. Các tiêu chuẩn đánh giá hệ khuyến nghị .................................................................. 12 4.1. Trung bình lỗi tuyệt đối ..................................................................................... 13 4.2. Sai số bình phương trung bình........................................................................... 13 Chương 2: Hệ khuyến nghị dựa trên lọc cộng tác sử dụng kỹ thuật học sâu ..................... 15 1. Bài toán khuyến nghị dựa trên cộng tác ................................................................... 15 1.1. Lọc cộng tác dựa vào bộ nhớ ............................................................................. 15 1.2. Lọc cộng tác dựa trên mô hình .......................................................................... 18 2. Các mô hình học sâu kết hợp với hệ khuyến nghị ................................................... 21 2.1. Phân loại hệ thống khuyến nghị dựa trên kiến trúc hệ thống ............................ 21 2.2. Vai trò của các kỹ thuật học sâu trong bài toán khuyến nghị ............................ 27 2.3. Một số hạn chế khi áp dụng các mô hình học sâu cho hệ khuyến nghị ............ 28 Chương 3: Đề xuất mô hình hệ khuyến nghị sử dụng kỹ thuật học sâu............................. 29 1. Kiến trúc mô hình ..................................................................................................... 29 1.1. Lớp nhúng (Embedding layer): ......................................................................... 29 1.2. Lớp nối (Concatenate layer): ............................................................................. 31 1.3. Các lớp ẩn (Fully-connected layers): ................................................................. 32 1.4. Đầu ra hồi quy tuyến tính (Linear Regression Output): .................................... 36 i
  3. 1.5. Hàm mục tiêu của mô hình: ............................................................................... 37 2. Một số nhận xét về mô hình ..................................................................................... 38 Chương 4: Cài đặt, thử nghiệm mô hình đề xuất ............................................................... 39 1. Môi trường và các công cụ được sử dụng ................................................................ 39 1.1. Bộ dữ liệu mẫu Movielens................................................................................. 39 1.2. Thư viện MxNet ................................................................................................ 39 1.3. Máy chủ Colaboratory ....................................................................................... 41 2. Thực nghiệm và đánh giá ......................................................................................... 42 2.1. Bộ dữ liệu Movielens-20M: .............................................................................. 42 2.2. Cài đặt thí nghiệm và đánh giá kết quả thu được .............................................. 47 2.3. Đánh giá ............................................................................................................. 52 Kết luận............................................................................................................................... 55 Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 57 ii
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Trọng Hiếu – người đã hướng dẫn, khuyến khích, chỉ bảo và tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn thành công việc của mình. Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình đào tạo, cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá, bổ ích và đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu chương trình sau đại học tại Đại học Công nghệ, ĐHQGHN. Luận văn này được tài trợ bởi đề tài cấp ĐHQGHN mã số QG-19.23. iii
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ Quản lý hệ thống thông tin “Ứng dụng các mô hình học sâu vào kĩ thuật lọc cộng tác dựa trên mô hình cho các hệ thống khuyến nghị thương mại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép lại của người khác. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều đã được trình bày hoặc là của chính cá nhân tôi hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả luận văn Trần Anh Dũng iv
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải Tiếng Việt 1 RS Recommender Hệ khuyến nghị System/RecSys 2 U User Người dùng 3 I Item Sản phẩm 4 IF Information Filtering Lọc thông tin 5 CBF Content-Based Filtering Lọc thông tin dựa trên nội dung 6 CF Collaborative Filtering Lọc thông tin dựa trên cộng tác 7 R Interaction Matrix/Utility Ma trận ghi nhận đánh giá của người Matrix dùng đối với sản phẩm được tương tác 8 r Relevant Độ phù hợp 9 Sparsity problem Vấn đề dữ liệu thưa 10 Cold-start problem Vấn đề khởi động nguội 11 ML Machine Learning Học máy 12 DL Deep Learning Học sâu 13 RMSE Root Mean Squared Hàm sai số trung bình bình phương Error 14 MF Matrix Factorization Phân tích thừa số ma trận v
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm ......................................................... 3 Hình 1.2: Cách thức hoạt động của lọc cộng tác .................................................................. 6 Hình 1.3: Cơ chế hoạt động lọc theo nội dung ..................................................................... 7 Hình 1.4: Cơ chế lọc kết hợp .............................................................................................. 12 Hình 2.1: Quy trình khuyến nghị dựa trên cộng tác ........................................................... 15 Hình 2.2: Lọc cộng tác dựa theo người dùng ..................................................................... 16 Hình 2.3: Lọc cộng tác dựa theo sản phẩm ........................................................................ 17 Hình 2.4: Phân loại kiến trúc hệ khuyến nghị dựa trên các kỹ thuật học sâu .................... 21 Hình 2.5: Mạng noron đa lớp ............................................................................................. 22 Hình 2.6: Bộ mã hóa tự động ............................................................................................. 23 Hình 2.7: Mạng noron tích chập ......................................................................................... 24 Hình 2.8: Mạng noron hồi tiếp ........................................................................................... 25 Hình 2.9: Mạng noron sáng tạo đối nghịch ........................................................................ 25 Hình 2.10: Mô hình học sâu tăng cường [27]..................................................................... 26 Hình 3.1: Kiến trúc mô hình Lọc cộng tác sâu ................................................................... 29 Hình 3.2: Vector thưa đại diện cho người dùng u .............................................................. 30 Hình 3.3: Nối vector đặc tính ẩn của các đối tượng để tạo thành vector đặc tính mới ...... 32 Hình 3.4: Hoạt động của lớp ẩn .......................................................................................... 33 Hình 3.5: Kiến trúc mạng sâu MLP.................................................................................... 34 Hình 3.6: Đồ thị hàm sigmoid ............................................................................................ 35 Hình 3.7: Minh họa thuật toán hồi quy tuyến tính ............................................................. 36 Hình 4.1: Kiến trúc khung phần mềm MxNet .................................................................... 40 Hình 4.2: Số lượng phim xuất bản theo năm ...................................................................... 43 Hình 4.3: Số lượng phim theo từng thể loại ....................................................................... 43 Hình 4.4: Định dạng dữ liệu movies.csv ............................................................................ 44 Hình 4.5: Thống kê bộ dữ liệu ml-20m .............................................................................. 44 Hình 4.6: Thống kê dữ liệu rating theo thể loại phim ........................................................ 45 Hình 4.7: Số lượng rating theo từng thể loại phim ............................................................. 45 Hình 4.8: Định dạng dữ liệu genome_scores.csv ............................................................... 46 Hình 4.9: Ma trận điểm phù hợp Phim - Thẻ ..................................................................... 47 vi
  8. Hình 4.10: Input layer với thông tin thể loại phim ............................................................. 49 Hình 4.11: Kết quả tiền xử lý dữ liệu genome-scores ........................................................ 50 Hình 4.12: Input layer với thông tin thể loại phim và thông tin thẻ phim.......................... 50 Hình 4.13: Biểu đồ RMSE theo Epochs ............................................................................. 53 Hình 4.14: Biểu đồ RMSE với kịch bản khởi động nguội ................................................. 54 vii
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4-1: So sánh công cụ Colab và Colab Pro ................................................................. 42 Bảng 4-2: Thông số dữ liệu mẫu Movielens-20M ............................................................. 43 Bảng 4-3: Thống kê sự ảnh hưởng của việc thay đổi cấu hình MLP lên giá trị RMSE ..... 51 Bảng 4-4: Thống kê kết quả thí nghiệm ............................................................................. 51 Bảng 4-5: Kết quả thí nghiệm kịch bản cold-start.............................................................. 52 viii
  10. Chương 1: Tổng quan về hệ thống khuyến nghị 1. Giới thiệu Trong quá trình phát triển của ngành thương mại bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, vấn đề nắm bắt thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng là một vấn đề có tính nền tảng, sống còn của ngành mà bất kì người bán lẻ nào nếu muốn tồn tại trong thương trường đều cần phải giải quyết thật tốt. Trước khi máy tính ra đời, những người bán lẻ đã thực hiện nhiều biện pháp để ghi nhận thói quen của người tiêu dùng như sử dụng các hóa đơn bán hàng để xem xét các mặt hàng thường được mua sắm cùng nhau, phỏng vấn người mua về sở thích mua sắm của họ để từ đó đưa ra những biện pháp giúp tối đa hóa doanh thu, tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp. Ví dụ, khi đi vào một cửa hàng sách quen thuộc, chủ cửa hàng sẽ giới thiệu cho người khách một vài quyển sách hoặc tờ báo mà người khách đó có thể quan tâm dựa trên sở thích hoặc thói quen của khách. Hiện nay với sự phát triển bùng nổ của Internet đã làm xuất hiện các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoạt động trực tuyến và mạng xã hội cung cấp vô số thông tin và sản phẩm, dịch vụ mới. Ví dụ, năm 2019 mỗi phút có khoảng 500 giờ phát video clip được tải lên Youtube [35] , danh mục sản phẩm của Amazon năm 2018 vào khoảng 12.000.000 sản phẩm [36], năm 2019 số lượng tweet xuất hiện mỗi ngày trên Twitter là 500 triệu dòng [37],... Với lượng thông tin đồ sộ như vậy, có thể nói Internet đã làm cho người dùng không còn có đủ thời gian để xem xét lựa chọn tất cả các thông tin, phim, tạp chí hay bài hát… Người dùng không biết mình nên xem phim gì, đọc cuốn sách nào phù hợp với sở thích, nhu cầu của bản thân. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp việc phục vụ hàng hóa, dịch vụ đúng sở thích, thị hiếu của khách hàng giúp tối đa hóa doanh thu, đồng thời giúp lập kế hoạch dự trữ hàng hóa thích hợp để tối ưu hóa chi phí vận hành, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng hệ tư vấn có 2 nhiệm vụ cơ bản cần được giải quyết là dự đoán xếp hạng cho từng mặt hàng và gợi ý danh sách mặt hàng [1]. Nhiệm vụ dự đoán xếp hạng (rate prediction) nhằm mục tiêu tối ưu hóa dự đoán mức độ ưa thích của người dùng đối với từng mặt hàng cụ thể, trong khi đó nhiệm vụ gợi ý danh sách mặt hàng (ranking) nhằm giải quyết vấn đề gợi ý cho người dùng danh sách mặt hàng mà họ nhiều khả năng 1
  11. có tương tác nhất. Trong hai nhiệm vụ nói trên, nhiệm vụ dự đoán xếp hạng của người dùng cho sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì điểm xếp hạng của người dùng phản ánh mức độ hài lòng của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ. Trong luận văn sẽ tập trung giải quyết nhiệm vụ dự đoán xếp hạng của người dùng đối với sản phẩm. 2. Một số khái niệm chung về hệ thống khuyến nghị Hệ thống khuyến nghị (Recommender System viết tắt là RS) là hệ thống sử dụng các kỹ thuật và công cụ phần mềm xử lý dữ liệu người dùng và dữ liệu về sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Trên cơ sở thông tin trong quá khứ về hành vi của người dùng, hệ thống thực hiện khai phá thông tin về sở thích, thị hiếu tiêu dùng từ đó đưa ra những gợi ý để hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng sở thích của mình. Mặt hàng (Item) là thuật ngữ chung để chỉ những gì người dùng có tương tác trong hệ thống khuyến nghị. Item có thể là sách, phim, truyện, tin tức... Thông thường hệ thống khuyến nghị sẽ được xây dựng phù hợp với một loại hình sản phẩm nhất định để đảm bảo hiệu quả khuyến nghị cho Item đó. Trên thực tế để thu thập dữ liệu Hồ sơ người dùng (User profile), người ta thường sử dụng theo hai phương pháp chính là phương pháp phản hồi tường minh (explicit feedback) và phương pháp phản hồi ẩn (implicit feedback). Đối với phương pháp phản hồi tường minh, hệ thống yêu cầu người dùng thực hiện xếp hạng cụ thể cho từng Item để xây dựng hồ sơ người dùng. Phương pháp này cung cấp dữ liệu người dùng trực tiếp cho hệ thống khuyến nghị (không phải thực hiện các công đoạn biến đổi trung gian) và kết quả khuyến nghị được đánh giá là đáng tin cậy hơn cả [1]. Tuy được cho là đem lại kết quả khuyến nghị đáng tin cậy hơn nhưng phương pháp này yêu cầu người dùng phải thực hiện thêm một số thao tác với hệ thống, do đó trong một số trường hợp làm giảm trải nghiệm người dùng. Bên cạnh đó, tâm lý chung của người dùng không muốn chia sẻ quá nhiều thông tin mang tính chất riêng tư do đó làm cho phương thức thu thập phản hồi tường minh thường gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực tế. Nhằm khắc phục mặt hạn chế của phương pháp thu thập phản hồi tường minh, phương pháp thu thập phản hồi ẩn ghi nhận những dấu vết mà người dùng để lại trên hệ 2
  12. thống như lịch sử mua hàng, lịch sử truy cập website, thời gian xem một trang web, số lần click chuột vào các siêu liên kết,… để suy luận thông tin về sở thích của người dùng. Phương pháp này giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng đối với hệ thống tuy nhiên khả năng mô tả sở thích của người dùng được cho là không tốt bằng phương pháp phản hồi tường minh do hệ thống phải thực hiện các khâu biến đổi trung gian để trích xuất thông tin từ hành vi của người dùng [1]. Ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm (Utility Matrix/User – Item matrix) là một cơ sở dữ liệu mô tả sở thích của mỗi User với từng Item trong hệ thống. Về mặt hình thức, cơ sở dữ liệu này có thể biểu diễn dưới dạng ma trận trong đó mỗi hàng tương ứng với một User, mỗi cột tương ứng với một Item, giá trị tại mỗi ô của ma trận chính là giá trị rating của User cho Item đó. Mặt hàng 1 Mặt hàng 2 Mặt hàng 3 Mặt hàng n Người dùng 1 1 3 5 … ? Người dùng 2 2 ? 4 … 2 … … … … … … Người dùng m ? 2 1 … 3 𝑹 Hình 1.1: Ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm Xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, người dùng không phải khi nào cũng đánh giá tất cả các Item mà họ đã từng trải nghiệm, thông thường người dùng chỉ đánh giá Item trong trạng thái tích cực (rất thích) hoặc tiêu cực (rất ghét). Vì vậy trên thực tế ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm nói trên thường bị khuyết giá trị ở rất nhiều ô, vấn đề này được gọi là vấn đề dữ liệu thưa (data sparsity)[2]. Vấn đề dữ liệu thưa của ma trận tương tác dẫn đến hệ quả các thuật toán khuyến nghị dựa trên bộ nhớ (memory-based recommendation algorithms)[1] hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, trường hợp trong hệ thống xuất hiện người dùng hoặc item mới chưa có tương tác nào thì ma trận Người dùng – Sản phẩm sẽ xuất hiện các hàng/cột bị trống hoàn toàn. Vấn đề này được gọi là vấn đề khởi động nguội (cold-start problem)[2] xảy ra đối với các hệ khuyến nghị dựa trên cộng tác khi hệ thống gặp phải những item hoàn toàn không có tương tác nào, hệ khuyến nghị không thể 3
  13. khai thác được thông tin sở thích giống nhau giữa các nhóm người dùng/item để đưa ra khuyến nghị. 3. Phương thức hoạt động của Hệ khuyến nghị Trong thực tế, khi người tiêu dùng thực hiện hành vi mua hàng, việc ra quyết định của họ thường được đưa ra theo hai cách tiếp cận chính: Một là xem xét những thông tin chi tiết về sản phẩm như tính năng, công dụng, thành phần,… tùy thuộc vào mức độ phù hợp với nhu cầu sử dụng để đưa ra quyết định. Hai là người dùng có thể tham khảo ý kiến của những người xung quanh về mức độ hài lòng đối với sản phẩm để đưa ra quyết định mua sắm của mình. Xuất phát từ quan sát nêu trên, hệ thống RS mô phỏng lại quá trình ra quyết định của người dùng theo hai cách tiếp cận chính là khuyến nghị dựa trên lọc theo nội dung và khuyến nghị dựa trên lọc theo cộng tác. Trong cách tiếp cận dựa trên lọc theo nội dung, hệ thống RS dựa trên lịch sử tương tác của người dùng với đối tượng và thông tin về thuộc tính của đối tượng (nội dung của đối tượng) để tìm ra các thuộc tính (đặc tính) có ảnh hưởng lớn đến đánh giá của người dùng đó. Đặc điểm sở thích của người dùng dựa trên đặc tính của sản phẩm được biểu diễn bởi vector 𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑙𝑒(𝑈) = (𝑤1 , 𝑤2 , … , 𝑤𝑛 ) có các phần tử tương ứng với các yếu tố nội dung cấu tạo nên sản phẩm, giá trị trọng số 𝑤𝑖 mô tả tầm quan trọng của thành phần nội dung thứ 𝑖 ảnh hưởng tới sở thích của người dùng. Tương tự với việc xây dựng User Profile, hệ thống RS sử dụng các kỹ thuật Truy hồi thông tin (Information Retrieval – IR) nhằm phân tích đối tượng I dưới dạng vector trọng số 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑒𝑛𝑡(𝐼) = (𝑤1 , 𝑤2 , … , 𝑤𝑛 ) của các thành phần nội dung. Ví dụ, thông thường thông tin mô tả về đối tượng thường được thể hiện dưới dạng văn bản như các đoạn văn, bài viết, mẩu tin ngắn,… hệ thống RS sẽ sử dụng các kỹ thuật IR trích xuất đặc tính như từ khóa, n-grams, thực thể,… để xây dựng mô hình đối tượng dưới dạng vector từ khóa [3]. Như vậy, theo cách tiếp cận lọc dựa trên nội dung, hệ thống RS đã thực hiện ánh xạ sở thích của người dùng và nội dung của đối tượng vào cùng một không gian vector (không gian thuộc tính của sản phẩm). Do đó để đánh giá độ phù hợp giữa sản phẩm I với người dùng U, hệ thống RS có thể sử dụng độ đo cosine để đo lường sự tương đồng giữa 2 vector: 4
  14. ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑟(𝑈, 𝐼) = 𝑐𝑜𝑠(𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑙𝑒(𝑈) 𝐶𝑜𝑛𝑡𝑒𝑛𝑡(𝐼)) (1) Trong cách tiếp cận dựa trên lọc theo cộng tác, hệ thống RS khai phá những nhóm người dùng “tương tự” nhau dựa trên hành vi quá khứ của người dùng được ghi nhận trong ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm. Hệ thống RS sẽ dự đoán độ phù hợp 𝑟(𝑈, 𝐼) giữa người dùng hiện tại 𝑈 với đối tượng 𝐼 thông qua độ phù hợp 𝑟(𝑈𝑗 , 𝐼) của những người dùng 𝑈𝑗 khác có cùng sở thích với 𝑈. 3.1. Phát biểu bài toán khuyến nghị Inputs: - Cho 𝑈 là tập hợp tất cả người dùng trong hệ thống; mỗi người dùng 𝑢𝑖 ∈ 𝑈 có các đặc điểm 𝑢𝑖 = {𝑢𝑖1 , 𝑢𝑖2 , … 𝑢𝑖𝑘 } - Cho 𝐼 là tập tất cả các đối tượng (sách, bài hát, phim…); mỗi đối tượng 𝑣𝑗 ∈ 𝑉 có các đặc điểm 𝑣𝑗 = {𝑣𝑗1 , 𝑣𝑗2 , … 𝑣𝑗𝑥 }. - Dữ liệu xếp hạng 𝑟𝑖𝑗 ∈ ℝ là giá trị xếp hạng của người dùng 𝑢𝑖 đối với sản phẩm 𝑣𝑗 . Output: - Giá trị xếp hạng dự đoán 𝑟̂𝑖𝑗 của người dùng 𝑢𝑖 cho những đối tượng 𝑣𝑗 chưa có tương tác (xếp hạng). Để giải bài toán này cần xây dựng hàm 𝑟(𝑢𝑖 , 𝑣𝑗 ) ước lượng giá trị xếp hạng của người dùng 𝑢𝑖 cho đối tượng 𝑣𝑗 sao cho sai số giữa giá trị dự đoán 𝑟̂𝑖𝑗 với các giá trị xếp hạng 𝑟𝑖𝑗 đã biết trong ma trận tương tác là nhỏ nhất. 3.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng hệ thống khuyến nghị. Sau đây chúng ta xem xét về tổng quan các phương pháp tiếp cận để xây dựng hệ thống khuyến nghị dựa theo [1]. 3.2.1. Lọc nội dung ⃗ = (𝑢1 , 𝑢2 , … , 𝑢𝑛 ), Hệ thống khuyến nghị ghi nhận user profile dưới dạng vector 𝑢 trong đó 𝑢𝑖 là trọng số thể hiện mức độ quan tâm của người dùng đối với từng thuộc tính của sản phẩm. Vector item profile 𝑣 = (𝑣1 , 𝑣2 , … , 𝑣𝑛 ) biểu diễn thông tin sản phẩm thông 5
  15. qua các thuộc tính 𝑣𝑖 . Như vậy thông tin về sở thích của người dùng và thông tin của sản phẩm được ánh xạ vào cùng không gian vector các thuộc tính của sản phẩm, sự phù hợp giữa sở thích của người dùng và sản phẩm được đo bằng góc lệch giữa 2 vector profile như minh họa trong Hình 1.2. Hình 1.2: Cách thức hoạt động của lọc cộng tác Để đánh giá độ tương đồng giữa 2 vector 𝑢 ⃗ và 𝑣 để đưa ra khuyến nghị, hệ thống so sánh bằng cosine góc lệch giữa 2 vector: 𝑢 ⃗𝑣 ∑𝑛𝑖=1 𝑢𝑖 . 𝑣𝑖 𝑠𝑖𝑚𝑖𝑙𝑎𝑟𝑖𝑡𝑦 = 𝑐𝑜𝑠(𝜃) = = ‖𝑢 ⃗ ‖ ⋅ ‖𝑣 ‖ 𝑛 𝑛 (2) √∑𝑖=1 𝑢𝑖2 . √∑𝑖=1 𝑣𝑖2 6
  16. Đã thích Các bộ phim tương tự nhau Khuyến nghị Hình 1.3: Cơ chế hoạt động lọc theo nội dung Những ưu điểm của phương pháp khuyến nghị dựa trên nội dung: Một là, hệ thống không yêu cầu cần có quá nhiều dữ liệu từ những người dùng khác để đạt được độ chính xác khuyến nghị chấp nhận được. Đối với phương pháp lọc dựa trên cộng tác hệ thống RS cần phải phân tích toàn bộ dữ liệu tương tác để tìm ra các quy luật (là những sản phẩm được người dùng ưa thích) thì mới có thể đưa ra gợi ý, tuy nhiên với phương pháp lọc dựa trên nội dung thì hệ thống chỉ dựa trên thông tin nội dung sản phẩm và dữ liệu tương tác của từng người dùng cụ thể để đưa ra gợi ý. Hai là, có thể đưa ra khuyến nghị về các sản phẩm mới dựa trên thông tin mô tả có sẵn mà không cần phải có dữ liệu tương tác từ người dùng. Điều này xuất phát từ cơ chế hoạt động của lọc nội dung dựa trên phân tích về nội dung cấu tạo nên sản phẩm để đưa ra gợi ý, do đó khi một sản phẩm mới xuất hiện trong hệ thống thì chỉ cần nội dung của sản phẩm này “tương tự” với những sản phẩm trước đó đã được người dùng ưa thích sẽ được hệ thống khuyến nghị cho người dùng. Ba là, trong trường hợp người dùng có những sở thích đặc thù dựa trên nội dung của sản phẩm nhưng những sản phẩm này lại không phổ biến trong dữ liệu ma trận tương tác thì hệ thống vẫn có khả năng khám phá được nhờ thông tin nội dung. 7
  17. Bốn là, mô hình có khả năng giải thích tốt (self-explanable) về những nhân tố có ảnh hưởng đến sở thích của người dùng thông qua các giá trị trọng số của vector profile của người dùng. Giá trị trọng số càng lớn chứng tỏ mức độ quan tâm càng cao của người dùng đối với yếu tố nội dung của sản phẩm, nhờ vậy nhà kinh doanh có thể dựa vào thông tin này để tăng cường những đặc tính/nội dung phù hợp với người dùng. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phương pháp khuyến nghị dựa trên nội dung gặp một số nhược điểm như sau: Hệ thống yêu cầu chất lượng thông tin nội dung của sản phẩm cao: Đối với các sản phẩm multimedia (phim ảnh, âm nhạc,…) hiện nay chưa có các phương pháp rút trích thông tin có hiệu quả với những loại dữ liệu này, do đó việc xây dựng vector thuộc tính cho những sản phẩm dạng này gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng thông tin không tốt. Khi chất lượng thông tin mô tả đối tượng có chất lượng kém hoặc bị lỗi thì phương pháp khuyến nghị dựa trên nội dung hoạt động không hiệu quả. Kết quả khuyến nghị do hệ thống đưa ra gặp hiện tượng “cứng nhắc” (Overspecialization): Hệ thống chỉ gợi ý được các sản phẩm có các đặc tính đúng với profile của từng người dùng mà không tận dụng được thông tin từ những người dùng khác có sở thích tương tự. 3.2.2. Lọc cộng tác 3.2.2.1. Lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ (Memory-based Collaborative Filtering) Dựa trên giá trị xếp hạng của người dùng trong ma trận Người dùng – Sản phẩm, hệ thống tính toán độ tương đồng giữa người dùng hiện tại với những người dùng tương tự theo thủ tục gồm 02 bước như sau: Bước 1: Hệ thống tính toán độ tương tự giữa những người dùng. 𝑥⋅𝑦 𝛴𝑟𝑥,𝑖 ⋅ 𝑟𝑦,𝑖 𝑠𝑖𝑚𝑖𝑙𝑎𝑟𝑖𝑡𝑦 (𝑥, 𝑦) = 𝑐𝑜𝑠(𝑥 , 𝑦) = = ‖𝑥 ‖2 × ‖𝑦‖2 2 2 (3) √𝛴𝑟𝑥,𝑖 √𝛴𝑟𝑦,𝑖 Bước 2: Tính toán giá trị xếp hạng dự đoán theo công thức: 8
  18. 𝑛 𝛴𝑖=1 (𝑟𝑢,𝑖 − 𝑟̅𝑢 ) × 𝑠𝑖𝑚𝑖𝑙𝑎𝑟𝑖𝑡𝑦(𝑥, 𝑦) 𝑟(𝑎, 𝑖 ) = 𝑟̅𝑎 + 𝑛 (4) 𝛴𝑖=1 𝑠𝑖𝑚𝑖𝑙𝑎𝑟𝑖𝑡𝑦(𝑥, 𝑦) Những ưu điểm của phương pháp lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ: Một là, hệ thống RS không yêu cầu cần có tri thức chuyên biệt miền để xây dựng mô hình người dùng/sản phẩm. Bản chất của phương pháp lọc dựa trên cộng tác là khai thác thông tin về sở thích của nhóm người dùng có sở thích giống nhau về những sản phẩm nhất định, do đó khi phát hiện được những sản phẩm được ưa thích thì hệ thống RS hoàn toàn có thể đưa ra gợi ý trực tiếp đến sản phẩm đó mà không cần quan tâm đến bản chất (nội dung) của sản phẩm đó. Điều này giúp cho hệ thống có khả năng mở rộng khuyến nghị cho nhiều loại đối tượng có bản chất khác nhau. Hai là, có khả năng tận dụng thông tin của những người dùng tương tự để đưa ra khuyến nghị (khai thác xu hướng, sở thích của những nhóm người dùng giống nhau). Tuy nhiên phương pháp dựa trên bộ nhớ còn tồn tại tương đối nhiều điểm hạn chế như sau: Một là, hệ thống ít có khả năng đưa ra được các khuyến nghị đặc thù cho sở thích của từng người dùng, kết quả khuyến nghị đưa ra bởi hệ thống lọc cộng tác là những sản phẩm phổ biến đối với người dùng trong hệ thống. Hai là, chất lượng khuyến nghị dựa trên lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ hoạt động kém hiệu quả khi dữ liệu tương tác quá thưa thớt (data sparsity). Trên thực tế tâm lý của người dùng thường chỉ đánh giá sản phẩm khi ở trong trạng thái tâm lý rất tích cực hoặc rất tiêu cực đối với sản phẩm, do đó dữ liệu ma trận tương tác Người dùng – Sản phẩm thường gặp hiện tượng khuyết giá trị ở rất nhiều vị trí do người dùng không thực hiện đánh giá đối với sản phẩm đó. Trong trường hợp này, việc xác định độ tương tự giữa những người dùng bằng độ đo cosine trở nên không hiệu quả. Ba là, phương pháp lọc cộng tác dựa trên bộ nhớ có thời gian tính toán lâu và yêu cầu bộ nhớ lớn: Phương pháp dựa trên bộ nhớ thuộc nhóm phương pháp instance-based nghĩa là với mỗi người dùng 𝑢 hệ thống phải thực hiện xây dựng một mô hình riêng dựa trên toàn 9
  19. bộ dữ liệu ma trận tương tác để tìm ra giá trị xếp hạng trung bình 𝑟̅𝑎 của tập người dùng có cùng sở thích với 𝑢 trước khi dự đoán giá trị xếp hạng theo công thức (2). 3.2.2.2. Lọc cộng tác dựa trên mô hình (Model-based Collaborative Filtering): Nhằm khắc phục nhược điểm về thời gian tính toán và yêu cầu dung lượng bộ nhớ lớn, người ta đã phân biệt rõ ràng hai tác vụ chính trong phương pháp lọc cộng tác: Một là tác vụ xây dựng mô hình từ dữ liệu huấn luyện; Hai là tác vụ tính toán kết quả khuyến nghị từ mô hình nhận được [4]. Cụ thể, hệ thống RS sử dụng các thuật toán học máy có giám sát hoặc không có giám sát để huấn luyện mô hình rút gọn mô phỏng sở thích của người dùng. Các thuật toán học máy có thể là cây quyết định, bộ phân loại Bayes, hồi quy, máy vector hỗ trợ (support vector machines), mạng noron… Sau khi nhận được mô hình từ bước huấn luyện, hệ thống RS sử dụng trực tiếp mô hình này để đưa ra kết quả khuyến nghị. Những ưu điểm của phương pháp dựa trên mô hình so với phương pháp dựa trên bộ nhớ là: Một là tiết kiệm bộ nhớ của máy tính: Thông thường sau quá trình huấn luyện mô hình từ dữ liệu tương tác, kích thước của mô hình thu được là rất nhỏ so với với kích thước của dữ liệu gốc. Trong khi đó phương pháp dựa trên bộ nhớ yêu cầu lưu trữ toàn bộ ma trận tương tác vào bộ nhớ máy tính để thực hiện tính toán lại kết quả khuyến nghị cho từng người dùng. Hai là tốc độ tính toán ra kết quả tính toán nhìn chung được rút ngắn hơn khá nhiều so với phương pháp dựa trên bộ nhớ. Nguyên nhân cũng xuất phát từ kích thước mô hình sau khi huấn luyện là tương đối nhỏ, do đó thời gian cần thiết để truy vấn mô hình cũng ít hơn nhiều so với việc truy vấn lại toàn bộ dữ liệu huấn luyện. 3.2.3. Lọc kết hợp/lai ghép (Hybrid) Nhằm kết hợp ưu điểm của cả hai phương thức khuyến nghị dựa trên lọc cộng tác và khuyến nghị dựa trên lọc nội dung, người ta đã tìm cách kết hợp kết quả gợi ý từ cả hai phương pháp theo một cách nào đó. Cụ thể một số phương pháp lai ghép đã được nghiên cứu như sau: 10
  20. Lai ghép theo trọng số (Weighted): Hệ thống RS sử dụng giá trị xếp hạng từ thuật toán lọc theo nội dung và giá trị xếp hạng từ thuật toán lọc cộng tác để kết hợp lại thành một giá trị xếp hạng duy nhất bằng cách tính tổng theo trọng số đối với từng phương pháp. Claypool và cộng sự trong [5] đã xây dựng hệ thống khuyến nghị tin tức P-tango bao gồm 02 bộ phận khuyến nghị dựa trên nội dung và khuyến nghị dựa trên cộng tác. Ban đầu kết quả khuyến nghị đưa ra bởi từng bộ khuyến nghị được gán trọng số bằng nhau, tuy nhiên trọng số sẽ được điều chỉnh theo kết quả khuyến nghị của bộ phận nào đưa ra là chính xác hoặc không chính xác. Ưu điểm của phương pháp khuyến nghị lai ghép theo trọng số là tính tường minh của kết quả khuyến nghị. Lai ghép bằng cách chuyển đổi (Switching): Hệ thống RS tự động chuyển đổi qua lại giữa các phương pháp khuyến nghị tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Một ví dụ là hệ thống DailyLearner [6] gợi ý tin tức cho người dùng chuyển đổi giữa hai mô hình Nearest- Neighbor (short-term model) và mô hình Naïve Bayesian Classifier (long-term model) để dự đoán sở thích về tin tức của người dùng trong ngắn hạn và dài hạn tùy thuộc vào mô hình nào đem lại kết quả dự đoán có độ tin cậy cao hơn. Lai ghép hỗn hợp (Mixed): Đối với bài toán gợi ý danh sách sản phẩm cho người dùng, hệ thống RS có thể tạo ra một danh sách khuyến nghị từ kết quả của nhiều thuật toán khác nhau. Lai ghép bằng cách kết hợp nhiều đặc tính (Feature combination): Các đặc tính trích xuất từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được đưa vào một thuật toán khuyến nghị duy nhất đưa ra kết quả. Ví dụ hệ thống Pipper [7] sử dụng giá trị xếp hạng (ratings) như là một đặc tính đầu vào của thuật toán khuyến nghị dựa trên nội dung. Lai ghép bằng việc xếp tầng (Cascaded): Hệ thống RS sử dụng một thuật toán khuyến nghị để điều chỉnh kết quả tư vấn được sinh ra bởi một thuật toán khác. Nhờ nguyên lý sàng lọc kết quả này mà hệ thống RS lai xếp tầng có khả năng chống nhiễu (tolerant to noise) khá tốt. Ví dụ hệ thống khuyến nghị nhà hàng Entree Chicago [8] dựa trên hệ khuyến nghị tri thức (knowledge-based RS) FindMe để hiệu chỉnh kết quả đưa ra bởi thuật toán lọc cộng tác. 11
nguon tai.lieu . vn