Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA Hà Nội - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Kim Sa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Và tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các Sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Quản lý các khu Công nghiệp, Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ , Cục thống kê đã hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, thông tin, số liệu để tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè, và ngƣời thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình, hiểu biết và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận đƣợc những đóng góp của quý thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 2 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Thu Hƣơng
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ......................................... 7 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.................... 14 1.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ......................................... 14 1.2.2. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................ 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 57 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 57 2.1.1. Phương pháp thống kê, mô tả ................................................. 57 2.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................... 57 2.1.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu ............................................. 57 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................... 58 2.2.1. Địa điểm .................................................................................. 58 2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu .............................................. 58 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC .................................................... 59 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................ 59 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................... 59 3.1.2. Điều kiện kinh tế ...................................................................... 63 3.1.3. Đặc điểm xã hội....................................................................... 66
  6. 3.2. Cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................................................................................................ 69 3.3. Kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2015......................................................................... 71 3.2.1. Thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực ....................................... 75 3.3.1. Thu hút đầu tư theo hình thức đầu tư ...................................... 76 3.3.2. Thu hút đầu tư theo địa bàn đầu tư ......................................... 77 3.3.3. Thu hút phân theo đối tác đầu tư ............................................ 77 3.4. Tác động của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................. 79 3.4.1. Mặt tích cực: ........................................................................... 79 3.4.2. Mặt hạn chế ............................................................................. 83 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020. .............................................................................. 86 4.1.Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh mới ...................................................................................... 86 4.1.1. Bối cảnh chung về thu hút FDI trong nước và quốc tế ........... 86 4.1.2. Quan điểm định hướng thu hút FDI vào Vĩnh Phúc trong thời gian tới............................................................................................... 92 4.2. Các giải pháp nâng cao khả năng thúc đẩy thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020 .............................. 95 4.2.1.Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài để thu hút các tập đoàn tư bản lớn nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp ........... 95 4.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế thu hút, hỗ trợ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ .................................................. 96
  7. 4.2.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. ................................................................................. 99 4.2.4.Tăng cường thực hiện cải cách hành chính, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao kỹ năng và trình độ ......... 100 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 103
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 DN Doanh nghiệp 3 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế 6 NS Ngân sách 7 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 8 TNCs, MNCs Công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia 9 TTXTĐT Trung tâm xúc tiến đầu tƣ 10 USD Đô la Mỹ 11 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1. Bảng 3.1 Cơ cấu vốn đầu tƣ ở Vĩnh Phúc qua các năm 73 Tổng vốn FDI vào công nghiệp trên tổng vốn đầu tƣ 2. Bảng 3.2 74 toàn tỉnh 3. Bảng 3.3 Cơ cấu dự án và đầu tƣ trong KCN và ngoài KCN 2013 75 Cơ cấu vốn đầu tƣ vào các ngành theo dự án FDI và 4. Bảng 3.4 76 DDI năm 2013 5. Bảng 3.5 Thu hút FDI phân theo đối tác đầu tƣ 78 ii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1. Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 60 iii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới với mục tiêu đến năm 2020 đƣa đất nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển cùng theo đó là sự phát triển của văn hóa, giáo dục, y tế và đời sống xã hội; tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt từ 6-7%; chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng… Trong điều kiện hiện nay, thành công của công cuộc đổi mới là kết quả của việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc và vận động, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài trong đó nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) có vai trò đặc biệt quan trọng. FDI không chỉ cung cấp nguồn vốn lớn mà còn là con đƣờng cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kỹ thuật đặc biệt, những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì thế, thu hút nguồn vốn FDI là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là với những nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực tế cho thấy, thời gian qua vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển và tăng trƣởng kinh tế. Những thành tựu đạt đƣợc trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du và miền núi phía Bắc thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vốn là một tỉnh với đặc trƣng kinh tế nông nghiệp Vĩnh Phúc 1
  12. có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn. Vì vậy việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong đó có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI là một trong những mục tiêu chiến lƣợc dài hơi của tỉnh. Đánh giá đúng tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, dựa trên cơ sở chính sách đầu tƣ cởi mở thông thoáng của Việt Nam, Vĩnh Phúc cũng nhƣ một số tỉnh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều biện pháp, chính sách thu hút các dự án FDI, tập trung phát triển kinh tế đối ngoại, ƣu tiên phát triển công nghiệp. Sau 19 năm tái lập, bằng sự nỗ lực phấn đầu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những tỉnh có kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với nguồn vốn lớn, mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, trở thành một mô hình đƣợc nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc học tập. FDI mang lại nhiều thuận lợi cho đất nƣớc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên đi kèm với nó là những khó khăn thách thức đối với địa phƣơng trong việc duy trì và đẩy mạnh thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng các lý luận cơ bản về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa phƣơng để làm rõ thế nào là thu hút FDI, thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2015; phân tích làm rõ tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo các phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trên cơ sở tổng kết những vấn đề lý luận về thu hút FDI phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, phân tích thực trạng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phúc, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đƣa ra những giải pháp để thu 2
  13. hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI cho phát triển công nghiệp trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI cho phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh. Phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI cho phát triển công nghiệp vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trƣớc 2015; tác động của thu hút FDI đến kinh tế - xã hội của địa phƣơng; chỉ rõ những ƣu điểm cần phát huy, tồn tại cần khắc phục, thuận lợi và khó khăn, so sánh với một số địa phƣơng trong nƣớc. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn FDI phục vụ phát triển công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030.  Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn là: - Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có thuận lợi và hạn chế gì cho hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài? - Những yếu tố nào tác động tới thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc? - Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tƣ và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2005 đến 2015. - Cần có những giải pháp nào để đẩy mạnh khả năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài dƣới góc độ của khoa học kinh tế chính trị, cụ thể là thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 3
  14. giai đoạn 2005 đến 2015, trong đó tập trung vào thực trạng thu hút qua các năm, sự chuyển biến cơ cấu FDI và ảnh hƣởng của chính sách thu hút FDI của tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chính sách quản lý nhà nƣớc trong việc thu hút FDI cụ thể là các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI, các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Thời gian: Từ năm 2005 đến 2015. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lôgic với lịch sử, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phƣơng pháp tổng kết thực tiễn địa phƣơng và phƣơng pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Việc nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc đƣợc thực hiện đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể và kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. Phƣơng pháp thống kê - mô tả: tác giả sử dụng các số liệu thống kê, biểu đồ thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn FDI. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng thu hút FDI tại Vĩnh Phúc, tác giả đƣa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về mặt đƣợc, những hạn chế của hoạt động đầu tƣ trực tiếp 4
  15. nƣớc ngoài tại Vĩnh Phúc. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu để so sánh kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút FDI. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Những đóng góp khoa học của luận văn - Về mặt lý luận. Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và những tác động của việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. - Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức về thực trạng thu hút cũng nhƣ vai trò to lớn, lâu dài của việc thu hút vốn FDI đối với phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút FDI cho phát triển công nghiệp ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. - Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp làm sáng tỏ thêm lý luận về thu hút vốn đầu tƣ, vai trò của nó đối với đầu tƣ nói chung, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc nhanh và bền vững. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến luận văn. - Luận văn có thể đƣợc dùng để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, 5
  16. học viên quan tâm đến nội dung này. 6. Bố cục, kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung cơ bản của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 4. Giải pháp nâng cao khả năng thúc đẩy thu hút vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2030 6
  17. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động nhƣ hiện nay, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đƣợc đánh giá là nguồn vốn không thể thiếu, là động lực hỗ trợ thúc đẩy phát triển ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ từ nƣớc phát triển đến nƣớc đang phát triển. FDI không chỉ cung cấp cho nƣớc nhận một nguồn vốn độc lập dồi dào mà còn đem lại cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại, những kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng quản lý, bí quyết sản xuất…Đây là những nguồn lực tiềm tàng cho mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển bởi lẽ chỉ có đi trƣớc dẫn đầu về khoa học công nghệ, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất thì mới có thể nhanh chóng thành công và trở thành ngƣời đứng đầu. Do xuất phát điểm và khả năng tích lũy của nền kinh tế tƣơng đối thấp nên vốn cho đầu tƣ phát triển luôn là một trong những nguồn lực mà Việt Nam thiếu hụt và rất cần có sự bổ sung từ bên ngoài. Từ những lợi ích và hiệu quả mà vốn FDI đem lại, ngay từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã thẳng thắn thừa nhận tầm quan trọng của nguồn lực quý giá này và đánh giá vốn FDI là một trong các nguồn hỗ trợ bổ sung quan trọng nhất trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nƣớc. Những thay đổi từ nhận thức tƣ duy đến suy nghĩ hành động đã và đang tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ đƣợc đánh giá là ngày càng thông thoáng và minh bạch, nền kinh tế thị trƣờng đƣợc chấp nhận và đang trong lộ trình mở cửa hội nhập phù hợp với khả năng tiếp nhận của thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ theo các cam kết quốc tế và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ ở Việt Nam. 7
  18. Qua thực tiễn hơn gần 30 năm thực hiện Luật Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam, đề tài đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam cũng nhƣ tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2007) với sách chuyên khảo “Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam” đã trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam, các hình thức FDI theo Luật Đầu tƣ ở nƣớc ta và thực trạng các hình thức FDI ở Việt Nam cùng với các đề xuất, kiến nghị các chính sách về FDI. Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2010) với sách chuyên khảo về đề tài “Điều chỉnh chính sách đầu tƣ FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã đƣa ra một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn cũng nhƣ chính sách FDI ở Việt Nam. Đánh giá về sự thay đổi, điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO... Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2013) với sách chuyên khảo về đề tài “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam: Lý luận và Thực tiễn”. Tác giả đã tập trung phân tích các luận cứ khoa học và làm rõ thực trạng các chính sách cũng nhƣ kết quả hoạt động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, từ đó đƣa ra một số gợi ý điều chỉnh chính sách, biện pháp điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. Các tác giả Võ Đại Lƣợc, Lê Bộ Lĩnh (2000) với sách chuyên khảo “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và phát triển kinh tế” đề cập đến FDI trong khu công nghiệp, thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2000 khi mà Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn còn hiệu lực. 8
  19. Tác giả Nguyễn Văn Tuân (2005) với cuốn Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. Tác giả Nguyễn Bích Đạt (2006) với sách: Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bên cạnh sách chuyên khảo, tham khảo còn có rất nhiều luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, các bài báo nghiên cứu về lĩnh vực FDI vào Việt Nam nhƣ: Luận án tiến sỹ Lê Công Toàn (2001) “Các giải pháp tài chính nhằm tăng cƣờng thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam”, đã nêu rõ về vai trò của các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI, kinh nghiệm một số nƣớc trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2000, đã đề ra các giải pháp cụ thể và các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cƣờng quản lý FDI giai đoạn 2001-2010. Luận án tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Nhã (2005) “Giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) ở Việt Nam”, đã mô tả toàn cảnh thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2005, đánh giá đƣợc sự thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng tới thành công và hạn chế đó. Trên cơ sở đó nêu rõ những vấn đề cần phải giải quyết để tăng cƣờng thu hút FDI trong thời gian tới. Luận án tiến sỹ Hà Thanh Việt (2007) “Thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung”, tác giả đã phân tích luận giải về các nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh tế của một quốc gia, khái quát đƣợc tình hình kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải miền trung, nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng về hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng duyên hải miền trung và những nguyên nhân chủ 9
  20. yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó tác giả đề ra ba nhóm giải pháp và có những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng duyên hải miền trung. Luận án tiến sỹ Đặng Thành Cƣơng (2012) “Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào tỉnh Nghệ An”, đã đƣa ra một số vấn đề lý luận về thu hút FDI vào địa phƣơng, phân tích đánh giá thực trạng thu hút và hiệu quả vốn FDI ở tỉnh Nghệ An, đánh giá đƣợc sự thành công và hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để tăng cƣờng thu hút FDI vào Nghệ An. Luận án tiến sỹ Tông Quốc Đạt (2005) “Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, nghiên cứu và phân tích một số mô hình về động thái cơ cấu ngành kinh tế. Tác giả đánh giá thực trạng FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam và xác định một số quan điểm, giải pháp chủ yếu thu hút FDI theo ngành kinh tế. Luận án tiến sỹ Đỗ Hoàng Long (2008) “Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI vào Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng FDI trên Thế giới vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Đỗ Hoàng Long “Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam”: Tác giả nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI trên thế giới và dòng FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hƣớng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Bùi Huy Nhƣợng (2005) “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam”: Tác giả tập trung phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tìm những nguyên nhân về phía nhà nƣớc đang cản trở hoạt động triển khai dự án FDI tại Việt Nam. Đề xuất biện pháp 10
nguon tai.lieu . vn