Xem mẫu

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự tìm tòi,
nghiên cứu; các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và
trung thực.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Khanh

2

MỞ ĐẦU
Tài nguyên nước hiện nay đã và đang được các quốc gia và toàn thể cộng đồng
trên thế giới quan tâm bảo vệ. Như chúng ta đã biết, Hội nghị thượng đỉnh của lãnh
đạo các quốc gia trên thế giới tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil), tháng 6/1992 về
Môi trường và Phát triển, đã đưa ra bốn nguyên tắc khuyến nghị các quốc gia trên
thế giới có những biện pháp khẩn cấp, nhằm tăng cường việc bảo vệ và phát triển
nguồn nước, trong đó đã đề cập đến các khía cạnh sinh thái, thể chế, xã hội và kinh
tế. Cụ thể như sau:
“Nguyên tắc sinh thái: Nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn và dễ bị tổn
thương, cần thiết cho sự sống, phát triển và môi trường.
Nguyên tắc thể chế: Phát triển và quản lý nước phải dựa trên cơ sở tiếp cận có
sự tham gia của các bên có liên quan, từ người sử dụng đến người lập kế hoạch quy
hoạch, người lập chính sách, ở mọi cấp độ.
Nguyên tắc xã hội: Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý
và đảm bảo an toàn về nước.
Nguyên tắc kinh tế: Nước có giá trị kinh tế ở mọi nhu cầu sử dụng có tính cạnh
tranh và phải được xem như hàng hóa kinh tế”.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, nước đã được coi là tài nguyên và Chính
phủ đã đệ trình Quốc hội ban hành Luật Tài nguyên nước, chính thức được thông
qua vào tháng 5/1998.
Việc ban hành Luật Tài nguyên nước là một bước tiến quan trọng trong việc
đưa vấn đề bảo vệ tài nguyên nước trở thành một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn
hiện nay của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng đưa Việt Nam là một trong số ít
các nước có Luật riêng về Tài nguyên nước.
Tại mục 3, khoản 1, Điều 23 của Luật Tài nguyên nước đã quy định về nghĩa
vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có những nghĩa vụ
sau đây:
e) Thực hiện nghĩa vụ tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai

3

thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật”.
Tại khoản 3, Điều 47 của Luật Tài nguyên nước, về khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi đã quy định:
“3. Tổ chức, cá nhân khai thác và hưởng lợi từ công trình thủy lợi phải thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật”.
Như vậy, tiếp cận nước là một loại hàng hoá kinh tế và việc các tổ chức, cá
nhân phải có trách nhiệm tài chính đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước
đã được các quốc gia và Chính phủ Việt Nam quan tâm từ lâu.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đến nay, Nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng để hình thành nên một
hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi hết sức to lớn, góp phần quan trọng trong việc tưới
tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối, phòng chống lũ lụt, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, du lịch và
nhiều ngành kinh tế xã hội khác. Hiệu quả của công tác thuỷ lợi mang lại cho sản
xuất đời sống xã hội là hết sức to lớn, có những hiệu quả tính được bằng tiền, nhưng
cũng có nhiều những hiệu quả hết sức to lớn khác khó có thể định lượng được, đó là
những tác động tích cực về dân trí, xã hội môi trường, nông nghiệp nông thôn...
Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý và khai thác khép kín các công trình, hệ thống
công trình thuỷ lợi, hiện nay, cả nước đã hình thành một hệ thống các tổ chức để
quản lý, khai thác các công trình như sau:
- Khoảng 100 doanh nghiệp quản lý các công trình đầu mối lớn, kênh trục
chính (cấp 1, cấp 2): các công trình đầu mối lớn, kênh trục chính, chưa bao gồm các
tổ chức khác thuộc nhà nước cũng được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình
thuỷ lợi.
- Khoảng 12.000 tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm các hợp tác xã nông lâm
nghiệp có làm dịch vụ thuỷ lợi, hợp tác xã dùng nước, tổ chức hợp tác, Ban quản lý,
khai thác công trình thuỷ lợi, tổ thuỷ nông, đường nước độc lập... quản lý các công

4

trình thuỷ lợi cơ sở nhỏ, hệ thống thuỷ lợi mặt ruộng.
- Một số loại hình có tính chất đặc thù khác: như Ban, Trạm Quản lý khai thác
công trình thuỷ lợi huyện, liên xã, Trung tâm quản lý khai thác công trình thuỷ lợi,
Chi cục thuỷ lợi, công ty khác cũng được giao chức năng quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi.
Để đảm bảo cho các hệ thống công trình thuỷ lợi nói trên vận hành an toàn,
hàng năm yêu cầu phải có đủ kinh phí để vận hành, duy tu, bảo dưỡng, chưa kể đến
kinh phí yêu cầu xây dựng mới, nâng cấp, khôi phục công trình hư hỏng do sử dụng
lâu ngày và do thiên tai gây ra và kinh phí khắc phục hạn hán, úng lụt. Với mục tiêu
này, chính sách thuỷ lợi phí đã được ban hành.
Nhằm bù đắp một phần kinh phí yêu cầu nói trên, giảm nhẹ gánh nặng bao cấp
ngân sách nhà nước, Nhà nước đã có chủ trương thu thuỷ lợi phí từ người hưởng lợi
và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các đơn vị quản lý khai thác công trình
thủy lợi. Ngay từ năm 1962, Hội đồng Chính phủ, nay là Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 66/CP ngày 5/6/1962 quy định điều lệ thu thuỷ lợi phí, tuy nhiên Nghị
định này chỉ áp dụng đối với các hệ thống nông giang lớn. Tiếp đó, là các Nghị định
số 112-HĐBT ngày 25/8/1984 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ.
Để khuyến khích sản xuất lương thực, trong các văn bản trên, thuỷ lợi phí đối
với tưới chỉ thu ở mức cần thiết, đảm bảo chi phí cho sửa chữa thường xuyên (chưa
tính đến chi phí nâng cấp, thu hồi vốn). Nhà nước phải hỗ trợ phần chi phí tiền điện
tiêu úng, sửa chữa công trình hư hỏng nặng do thiên tai gây ra bằng những quy định
chặt chẽ.
Xuất phát từ chính sách hỗ trợ nông dân được giao đất sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối, từ năm 2008, Chính phủ đã miễn giảm
thuỷ lợi phí cho người dân theo quy định của Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày
15/10/2007 của Chính phủ, sau đó được thay thế bằng Nghị định số 115/2008/NĐCP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

5

điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Việc nghiên cứu và ban hành chính sách thuỷ lợi phí phù hợp từng giai đoạn
phát triển của đất nước là thực sự cần thiết như đã được đề cập ở trên. Ngoài việc
giúp có được một khoản kinh phí đáng kể cho công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng
công trình, nếu chính sách thuỷ lợi phí phù hợp, chúng ta sẽ nâng cao được ý thức
của người nông dân trong việc sử dụng nước có ý thức, tiết kiệm và nâng cao trách
nhiệm, vai trò của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Về bản chất, thuỷ lợi phí thực chất là chính sách của nhà nước đối với nông
dân, vì khi nhà nước hỗ trợ cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi phần thiếu hụt
do mất mùa không thu được thuỷ lợi phí, hoặc thu ở mức quy định thấp chính là nhà
nước hỗ trợ nông dân để sản xuất lương thực. Ở từng giai đoạn phát triển sẽ có
chính sách thuỷ lợi phí tương ứng, thu hay miễn, giảm là giải pháp cụ thể của Chính
phủ nhằm mục đích đáp ứng bài toán phát triển tổng thể kinh tế xã hội, phù hợp với
từng giai đoạn, và bài toán được đặt ra đối với chính sách thủy lợi phí sẽ là:
- Nếu quy định thu thuỷ lợi phí, Nhà nước sẽ giảm nguồn kinh phí đáp ứng cho
vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình.
- Ngược lại, nếu giảm hoặc không thu, Nhà nước phải hỗ trợ hoặc chi phí
nhiều hơn cho công tác quản lý vận hành, khai thác công trình thuỷ lợi.
Là một cán bộ làm việc tại Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cơ quan chuyên nghiên cứu, tham mưu đề xuất giúp Bộ và giúp Chính
phủ ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình
thuỷ lợi, bao gồm cả cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi và chính sách về thuỷ lợi phí, học viên lựa chọn và thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động
tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp” nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách thuỷ lợi phí.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ lâu, chính sách thuỷ lợi phí đã được Chính phủ, các Bộ ngành và chính
quyền các địa phương rất quan tâm, nhằm đảm bảo một khoản kinh phí nhất định để
đáp ứng cho công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thuỷ lợi.

nguon tai.lieu . vn