Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LÊ BẢO NGỌC

YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

Hà Nội, năm 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LÊ BẢO NGỌC

YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015– 2017)

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trang Thanh Hiền

Hà Nội, năm 2017

MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TS

Tiến sĩ

Tr

Trang

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Danh mục chữ cái viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........ 7
1.1. Một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài .............................................. 7
1.1.1. Khái niệm “yếu tố thời đại” .................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về nghệ thuật sắp đặt ............................................................. 9
1.2. Sơ lược lịch sử nghệ thuật sắp đặt ........................................................... 12
1.2.1. Khái quát về lịch sử nghệ thuật sắp đặt trên thế giới ............................ 12
1.2.2. Nghệ thuật sắp đặt tại Việt Nam ........................................................... 15
1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật sắp đặt ........................................................... 18
CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT
SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM ................................................................................ 21
2.1. Yếu tố được biểu hiện qua mảng đề tài về giới ....................................... 21
2.2. Yếu tố được biểu hiện qua mảng đề tài về môi trường và đời sống xã hội.... 29
2.3. Yếu tố được biểu hiện trong chủ đề về bản thể con người ...................... 37
CHƯƠNG 3. BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU YẾU TỐ THỜI ĐẠI
TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM ...................................... 43
3.1. Giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam ............................... 43
3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ..... 46
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 58

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sắp đặt là một loại hình nghệ thuật trong nghệ thuật Đương đại. Nghệ
thuật sắp đặt là loại tác phẩm đặc biệt, không có giới hạn về chất liệu, nó sử
dụng không gian, môi trường, ánh sáng, âm thanh, vị trí… biến tất cả thành tác
phẩm nhằm biểu đạt nội dung ý tưởng của nghệ sỹ.
Mỗi giai đoạn nghệ thuật luôn có những đặc thù do sự quy định của lịch
sử, đời sống tinh thần, ý thức nghệ thuật và khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ.
Sự biến đổi của yếu tố thời đại đã làm thay đổi một số quan niệm sáng tác và
mang lại nhiều sắc thái cho nghệ thuật Đương đại. Nếu như ở vào thời kỳ chiến
tranh, hình tượng những người lính, người nông dân, người phụ nữ… hừng hực
tinh thần chiến đấu, thường là nguồn cảm hứng sáng tác chủ yếu của thế hệ các
họa sĩ thời kỳ đó. Thì kể từ sau 1990 trở lại đây, khi nước ta thực sự bước vào
thời kỳ đổi mới, mở cửa. Thì sự đổi mới mang tính căn bản của thời đại mới này
cũng tác động mạnh mẽ quyết liệt tới tư tưởng, quan niệm, mỹ cảm của nhiều
họa sĩ. Điều đó cũng thôi thúc nhiều họa sĩ tìm tòi cái mới trong nghệ thuật như
Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Trần Lương… Họ tách mình ra
khỏi những cách thức biểu hiện đầy tính ước lệ truyền thống và đi tìm hướng thể
nghiệm nghệ thuật mới như làm sắp đặt, trình diễn…
Trong khi đó, người nghệ sỹ cần phải biết rõ hơn đời sống xã hội của thời
đại, đem sự nhạy cảm tinh tế vốn có trong tâm hồn cuả người làm nghệ thuật để
cảm nhận, để sống, để thấu hiểu những bi- hỉ của con người trong thời đại, và
những thăng trầm lịch sử… để đồng cảm và biến nó thành nguồn cảm hứng cho
những đứa con tinh thần của chính mình.
Mỗi thời đại qua đi đều mang trong mình những đặc thù nghệ thuật phản
ánh đặc tính thời đại của nơi sản sinh ra nền nghệ thuật đó. Hồ Chí Minh từng
nói: “Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy”. Thật vậy, thời đại không chỉ có tác động
to lớn đến văn hóa nghệ thuật mà còn tác động trực tiếp đến tư tưởng, phong

nguon tai.lieu . vn