Xem mẫu

  1. TRẦN THANH TÚ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI TRẦN THANH TÚ 2018 - 2020 HÀ NỘI – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THANH TÚ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thanh Tú - học viên lớp Luật kinh tế khóa 18 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thanh Tú
  4. LỜI CẢM ƠN Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là vượt qua. Tinh túy của đời là quan tâm. Cơ hội của đời là phụng sự. Bí mật của đời là dám làm. Vẻ đẹp của đời là cho đi. Và chúng ta biết rằng, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự nỗ lực, hỗ trợ, giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của mọi người. Đề tài: “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thực hiện tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai” tôi đã chọn đề làm Luận văn thạc sỹ sau 02 năm theo học chương trình thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế tại trường Viện đại học mở Hà nội. Để hoàn thành và hoàn thiện đề tài luận văn này lần đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS Lê Thị Hoài Thu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, hỗ trợ, truyền thụ những kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để có được kết quả này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Đào tạo sau Đại học, các phòng ban, trung tâm của trường Viện Đại học mở Hà nội đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa, Phòng LĐTB&XH, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 08, Thị Đoàn thị xã Sa Pa đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn tối nghiệp thạc sỹ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Thanh Tú
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NKT : Người khuyết tật LĐTBXH : Lao động – Thương binh và xã hội ILO : Tổ chức lao động quốc tế MTTQ : Mặt trận tổ quốc LHQ : Liên hợp quốc UBND : Ủy ban nhân dân
  6. MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề bài .................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5 5. Phương pháp luận và phạm vi nghiên cứu: ...................................................6 6. Ý nghĩa của luận văn........................................................................................6 7. Bố cục của đề tài ...............................................................................................7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ......................................................................................8 1.1 Những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ...........8 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người khuyết tật ........................................................8 1.1.2 Khái niệm trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật..........................................12 1.1.3 Ý nghĩa trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ......................................15 1.2 Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật: .............................16 1.2.1 Khái niệm pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ....................16 1.2.2 Nguyên tắc pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ...................19 1.2.3 Nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ..............21 1.3 Vai trò pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật .................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THỊ XÃ SA PA – TỈNH LÀO CAI ...........................................................28 2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ..............................................................................................................................28
  7. 2.1.1 Về đối tượng người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội ....................28 2.1.2 Về chế độ hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật............................31 2.1.3 Về trình tự, thủ tục hưởng trợ giúp xã hội của người khuyết tật ............36 2.1.4. Tài chính và tổ chức thực hiện trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 40 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai: ...........................................................................41 2.2.1 Về kết quả đạt được.................................................................................................41 2.2.2 Về hạn chế ..................................................................................................49 2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................54 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN TẠI THỊ XÃ SA PA - TỈNH LÀO CAI .............................................................................................................55 3.1 Yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. .............................................55 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật .................................................................................................59 3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai ............64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề bài: Tuy không phải là quốc gia đầu tiên đề ra các vấn đề về quyền cơ bản của con người, nhưng Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sớm tiếp cận về quyền con người, đồng thời có nhiều nỗ lực để đạt được những kết quả tích cực trong việc đảm bảo quyền con người. Có thể nói, dù còn nhiều thách thức, Việt Nam luôn nỗ lực để người dân ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người và thành quả của công cuộc phát triển đất nước. Khẳng định về quyền con người, mở đầu Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai đoạn văn bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên sự phát triển quyền tự nhiên của con người đến quyền độc lập, tự do của dân tộc; khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa quyền dân tộc và quyền con người với tư duy pháp lý của nhân loại tiến bộ, không xa lạ với những chân lý phổ biến đã được coi là thành quả văn minh của loài người. Nói cách khác, thông qua khẳng định các giá trị của một dân tộc là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh quyền con người chỉ thực sự được bảo đảm khi gắn liền với quyền độc lập, tự do của dân tộc. Qua nhiều lần xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, từ các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 luôn giữ một vấn đề căn cốt là hiến định các quyền con người và quyền công dân. Đặc biệt, việc thông qua bản Hiến pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân như sau: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã 1
  9. hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Vậy bảo đảm quyền con người là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta, trong đó điểm nhấn quan trọng là “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16 Hiến pháp năm 2013), [27]. Đối với những người khuyết tật, với tư cách là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội, thì họ không chỉ cần được bảo đảm quyền bình đẳng trong tiếp cận, thực hiện các quyền về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mình mà còn cần có sự trợ giúp từ xã hội, cộng đồng. Vì vậy, trong thời gian qua, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều định hướng, chính sách, pháp luật về người khuyết tật, đặc biệt là với vai trò chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp người khuyết tật đã có những chuyển biến tích cực không chỉ với chính những người khuyết tật mà còn về nhận thức của xã hội, giúp cho người khuyết tật khắc phục khó khăn, sự mặc cảm để tự tin, phát huy năng lực và hòa nhập tích cực hơn vào các hoạt động trong đời sống xãhội. Ở địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, dựa trên cơ sở các quyết định, kế hoạch của tỉnh, Sở LĐTB&XH Lào Cai, Phòng LĐTB&XH thị xã Sa Pa đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, đoàn thể xây dựng các văn bản, kế hoạch, chương trình để tổ chức triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về Trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã và đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật đã thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân 2
  10. cư, từng bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi của người khuyết tật, tạo động lực để họ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập với xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđãđạt được công tác trợ giúp người khuyết tật vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: Nhiều thôn thuộc các xã còn cách xa Trung tâm giao thông chưa thuận tiện gây khó khăn cho việc đi lại và tiếp cận thông tin,nhiềungười khuyết tật là người dân tộc thiểu số còn chưa tiếp cận đầy đủ được với các chính sách trợ giúp, ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, thậm chí có nhiều người còn không biết tiếng phổ thông… vì thiếu những thông tin liên quan; đời sống của nhiều người khuyết tật còn gặp khó khăn, thuộc hộ nghèo; một bộ phận cán bộ, công chức và người dân còn chưa nhận thức đẩy đủ về vấn đề người khuyết tật, xem công tác người khuyết tật thuộc trách nhiệm của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội, xem việc trợ giúp người khuyết tật chỉ là hoạt động từ thiện, nhân đạo từ cộng đồng; cơ sở vật chất tại các cơ sở trợ giúp người khuyết tật còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị y tế phục hồi chức năng phù hợp cho người khuyết tật, thiếu các dịch vụ trị liệu tâm lý… Thực trạng trên đòi hỏi phải có những phương hướng, giải pháp để khắc phục tồn tại, khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội cho người khuyết tật, góp phần vào việc bảo đảm quyền của người khuyết tật và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sa Pa. Vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn thực hiện tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Mỗi một đề tài đều có cách thức, phương thức, góc độ tiếp cận khác nhau, liên quan đến vấn đề pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến và có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sauđây: - “Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật. Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đức Hoàng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013. 3
  11. - “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Trang, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2016. - “Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Tư pháp của tác giảNguyễn Thị Báo (2011), - "Quyền con người và người tàn tật” của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,2011. - “Pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam - Thực tiễn và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Hiền Phương đăng trên Tạp chí Luật học năm2013. - “Quyền của người khuyết tật trong Luật nhân quyền Quốc tế và Pháp luật Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Bảy, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. - "Quyền con người và người tàn tật” của tác giả Vũ Ngọc Bình, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,2011 - “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dưới góc độ pháp luật lao động” của tác giả Đỗ Minh Nghĩa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012. - “Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”, của tác giả Hồ Thị Trâm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013. - “Thực trạng an sinh xã hội ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật năm 2014. - “Thực trạng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật và một số nhiệm vụ thời gian tới” của tác giả Hồng Phượng đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội năm 2014. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ, sáng tỏ pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam nói chung và địa bàn thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai nói riêng; Đánh giá thực trạng pháp luật thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật và đưa ra một số giải pháp đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể, xác đáng và tiêu biểu 4
  12. nhất để thấy được rõ những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa thời gian vừa qua. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra của Luận văn là: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. Đưa ra và đánh giá một số chương trình tiêu biểu nhất về việc thực hiện chính sách xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để việc thực hiện các chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai ngày một tốt hơn và đạt hiệu quả cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. Thứ nhất, những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội và pháp luật về trợ giúp đối với người khuyết tật. Luận văn tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của người khuyết tật; khái niệm, đặc điểm của trợ giúp xã hội người khuyết tật; lý luận về pháp luật trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật gồm: trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất, chế độ hỗ trợ chăm sóc thường xuyên đối; Thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng như việc trợ giúp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng về: văn hóa - thể thao, y tế, giáo dục, học 5
  13. nghề và việc làm và một số hoạt động thiết thực khác. Đồng thời luận văn đưa ra đánh giá, nhận xét, thực trạng áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội từ thực tiễn tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vê trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 5. Phương pháp luận và phạm vi nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Pháp luật của nhà nước ta về trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn chủ yếu sử dụng số liệu từ báo cáo các năm của Phòng lao động - Thương binh và xã hội thị xã Sa Pa để phân tích, đánh giá một cách chính xác, hiệu quả nhất. - Phương pháp xử lý, kiểm tra số liệu: Việc xử lý, kiểm tra số liệu được thực hiện bằng máy tính và các báo cáo tổng hợp của Phòng lao động - thương binh và xã hội gửi UBND thị xã Sa Pa, UBND tỉnh Lào Cai - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 để nêu và phân tích cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, từ đó khái quáthóa thành những luận điểm, quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung khác trong luậnvăn. - Phương pháp phân tích, so sánh được áp dụng nhằm làm rõ những nội dung của Chương 2. Đây là chương đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và đặc biệt việc đưa ra phân tích những ví dụ cụ thể cũng như những kết quả nổi trội đã đạt được trên địa bàn để từ đó nhận diện những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp ở Chương3. - Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 nhằm làm rõ những yêu cầu, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung, trên địa bàn thị xã Sa Pa nói riêng. 6. Ý nghĩa của luận văn: 6
  14. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống, cơ sở lý luận về thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên đại bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và đã có những đóng góp thiết thực sau đây: - Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. - Luận văn làm rõ thực trạng về việc áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung và trên địa bàn thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời giantới. 7. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và thực tiễn thi hành tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật từ thực tiễn tại thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai. 7
  15. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHUYẾT TẬT VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1 Những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người khuyết tật Khái niệm người khuyết tật: Người khuyết tật hiện đang là một khái niệm gây rất nhiều tranh cãi ở các quốc gia và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về người khuyết tật áp dụng chung cho các nước. Giữa các quốc gia có sự khác nhau về quan điểm khuyết tật, những quy định liên quan tới tình trạng và mức độ khuyết tật, cũng như cách sử dụng từ ngữ diễn tả. Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về người khuyết tật song song cùng tồn tại đó là quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội. Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y học cho rằng khuyết tật là hạn chế ở cá nhân, ở chính con người đó mà hầu như không quan tâm tới các yếu tố xã hội. Ở góc độ này, bản thân người khuyết tật là họ có vấn đề, họ cần được chữa trị để trở thành bình thường. Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ. Với quan điểm này, tác giả cho rằng nếu coi người khuyết tật do hạn chế cá nhân ở họ thì sẽ không nhận thấy ảnh hưởng của xã hội đối với tình trạng khiếm khuyết của người khuyết tât nên đôi khi không chú trọng đối với các biện pháp xã hội như cải tổ chính sách, xóa bỏ rào cản xã hội, phúc lợi xã hội,… Cạnh đó trên thế giới tồn tại quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội, những người khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt. Chính xã hội không tốt nên người khuyết tật phải đối mặt với một số sự phân biệt đối xử của cộng đồng xung quanh. Quan điểm này cho rằng vấn đề nằm ở xã hội chứ không phải xuất phát từ bản thân người khuyết tật. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ không phải người khuyết tật. Với quan điểm này, 8
  16. quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội nhưng lại ít quan tâm tới cá nhân người khuyết tật dẫn đến việc không coi trọng đầu tư, phát triển, cải thiện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu đối với bản thân người khuyết tật. Theo quan điểm của tác giả, cần có sự kết hợp hai quan điểm về người khuyết tật trên. Bởi lẽ người khuyết tật cũng chính là một tế bào trong xã hội khi coi trọng người khuyết tật cũng là coi trọng đến vấn đề xã hội. Chính sách đối với cá nhân luôn gắn kết với chính sách đối với xã hội do đó việc kết hợp hai luồng quan điểm trên sẽ giúp người khuyết tật được hiểu đúng, đầy đủ và đảm bảo quyền lợi tốt hơn trong xã hội. Từ cách nhìn nhận khác nhau về người khuyết tật cùng với đặc trưng về tình hình kinh tế, xã hội, lịch sử mà các quốc gia có những quy định khác nhau về định nghĩa người khuyết tật. Dưới góc độ khuyết tật cá nhân, Luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa có quy định về bảo vệ người khuyết tật năm 1990 có ghi nhận: “Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh học…”1 hay tại Luật người khuyết tật Ấn Độ năm 1995 có định nghĩa khuyết tật bao gồm những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong, thị lực kém, suy giảm khả năng vận động, chậm phát triển trí óc…2 Dưới góc độ khuyết tật xã hội, khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 ILO về phục hồi chức năng lao động, việc làm của người khuyết tật năm 1983 có quy định: “Người khuyết tật dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận”. 3Điều 1 Công ước về quyền người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác” Như vậy, dù có ảnh hưởng quan điểm khuyết tật cá nhân hay khuyết tật theo mô hình xã hội, thì khi định nghĩa về người khuyết tật phải phản ánh thực tế người khuyết tật đó có gặp rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người 1 Luật bảo vệ người khuyết tật năm 1990 của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa 2 Luật người khuyết tật Ấn Độ năm 1995 3 Công ước số 159 ILO về phục hồi chức năng lao động, việc làm của người khuyết tật năm 1983 9
  17. khi tham gia hoạt động kinh tế, chính trị xã hội. đồng thời phải đảm bảo được quyền và trách nhiệm tham gia quan hệ xã hội như các chủ thể khác. Tác giả đồng quan điểm về định nghĩa người khuyết tật được nêu tại Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam của tập thể tác giả Trường Đại học Luật Hà Nội: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác”.4 Đặc điểm người khuyết tật: Người khuyết tật trước hết là những con người nên họ mang những đặc điểm chung về mặt kinh tế – xã hội, đặc điểm tâm sinh lý như mọi người khác trong xã hội. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về từng dạng khuyết tật nên nhóm người khuyết tật nói chung lại có những nét đặc thù so với nhóm người không khuyết tật và mỗi nhóm người khuyết tật dạng này lại có nét đặc thù tương đối so với nhóm người khuyết tật dạng khác. Về phương diện pháp lý, làm rõ các đặc điểm của người khuyết tật là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và chính sách với người khuyết tật. Về góc độ người khuyết tật dưới góc độ dạng tật, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể,… Nhìn chung, dưới góc độ này người khuyết tật có thể bị khiếm khuyết như chân, tay, tai, mặt mũi… do vậy khiếm khuyết các bộ phận cơ thể khác nhau sẽ tạo nên một dạng tật với những đặc điểm đặc thù. Các dạng khuyết tật phổ biến như sau: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân hình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. 4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật về người khuyết tật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 10
  18. Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm sơát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tu duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Khuyết tật khác: là các tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên. Người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội có đặc điểm: Người khuyết tật hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội. 5Trước hết người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế – xã hội và nhân khẩu học: Những gia đình có người khuyết tật có xu hướng hoặc là thiếu nhân lực lao động (vì vậy có năng lực sản xuất thấp) hoặc có quá nhiều người sống phụ thuộc (gánh nặng về kinh tế). Học vấn của các thành viên trong những gia đình người khuyết tật thường không cao (chất lượng lao động thấp). Nhiều chủ hộ gia đình lại chính là người khuyết tật có sức khỏe yếu. Tài sản của gia đình người khuyết tật thường nghèo nàn, thu nhập ở mức thấp – vì vậy, điều kiện sống và sinh hoạt là không tốt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên rất khó có việc làm, hầu hết người khuyết tật hoặc chưa bao giờ đi làm hoặc đã từng đi làm nhưng lại bị thất nghiệp. Từ khía cạnh hoạt động xã hội, xuất phát từ những đặc thù từ tâm lý, người khuyết tật bị xếp vào đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nhóm những người tổn thương, là những người yếu thế trong xã hội, họ tham gia hoạt động xã hội rất hạn chế. khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho họ trong việc tham gia các hoạt động xã hội. Những khó khăn càng trở nên trầm trọng hơn do thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với người khuyết tật. 5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật an sinh xã hội, Nxb Tư Pháp, Hà Nội. 11
  19. Như vậy có thể nói sụ khiếm khuyết bộ phận cơ thể là phần nào đo nguyên nhân dẫn đến những khó khăn mà người khuyết tật gặp phải trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng. 1.1.2 Khái niệm trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật Trợ giúp xã hội là một yêu cầu khách quan trong đời sống xã hội của nhiều nước trên thế giới và đã xuất hiện từ rất lâu. Mọi người đều có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro tự nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán...), rủi ro môi trường (ô nhiễm), rủi ro sức khỏe (ốm đau, bệnh tật), rủi ro vòng đời (tuổi già), rủi ro kinh tế (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, nghèo đói...), rủi ro xã hội (chiến tranh, thay đổi đế chế). Những rủi ro này ảnh hưởng tới cuộc sống của một bộ phận dân cư, cuộc sống của họ bị đe dọa, hạn chế hoặc bị đẩy ra bên lề của sự phát triển và phải nhờ cần đến sự giúp đỡ của cộng đồng, của xã hội. Nếu không có sự trợ giúp họ có thể rơi vào sự bần cùng và nghèo đói. Điều 25 của Tuyên ngôn về nhân quyền (1984) nêu rõ rằng: "Tất cả mọi người đều có quyền được hưởng một sức sống đầy đủ về sức khỏe và phúc lợi cho bản thân người đó và gia đình, bao gồm lương thực, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, có quyền được hưởng chế độ an sinh trong trường hợp không có việc làm, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hoặc thiếu sinh kế trong những hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của mình". Trợ giúp xã hội có thể được tiếp cận dưới các góc độ, quan điểm, phạm vi khác nhau nên cũng có những khái niệm khác nhau đề cập nội dung này. Dưới góc độ kinh tế, có thể hiểu trợ giúp xã hội là những biện pháp, công cụ thực hiện mục đích bảo vệ cuộc sống của con người, đặc biệt là những người khó khăn, yếu thế cần sự giúp đỡ, hỗ trợ. Những biện pháp sẽ giúp giảm thiểu đói nghèo, giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập cho những đối tượng yếu thế trong xã hội 6, [14,tr.19]. Dưới góc độ đảm bảo quyền con người gắn liền với đảm bảo mức sống. Tổ chức Lao động Quốc tế được thành lập năm 1919, được viết tắt ILO. Lúc mới 6 Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội 12
  20. thành lập, ILO là tổ chức tự trị liên kết với Hội Quốc Liên.Năm 1946, ILO ký Hiệp định quy định mối quan hệ với Liên hợp quốc (LHQ) và trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên của LHQ được thành lập nhằm mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người. ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước và Nghị quyết trong đó quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do lập hội, quyền được tổ chức và thương lượng tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…) theo Tổ chức lao động quốc tế thì trợ giúp xã hội là“ sự đảm bảo thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, cư trú, được bảo vệ trước pháp luật, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và bảo vệ thu nhập”7, [14,tr.20]. Từ nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Hiện nay, trợ giúp xã hội là một khái niệm khá mới mẻ và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu tiếp cận ở phạm vi rộng, trợ giúp xã hội không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tài chính mà còn được hiểu là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền nhà nước các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm mục tiêu giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hoà nhập cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần đảm bảo ổn định và công bằng xã hội, 8[21,tr.11]. Nếu tiếp cận ở phạm vi hẹp, trợ giúp xã hội được xác định là một nội dung cấu thành hệ thống an sinh xã hội quốc gia, có nội dung chủ yếu là các khoản trợ cấp từ nguồn tài chính công cho các đối tượng khó khăn, bất hạnh… vì nhiều nguyên nhân khác nhau cần có sự giúp đỡ để tồn tại và phát triển. Ở phạm vi hẹp, có thể hiểu trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc điều kiện sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ và có thể phát huy khả 7 Nguyễn Đức Hoàng (2013), Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội 8 Hoàng Văn Quế (2018), Thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13
nguon tai.lieu . vn