Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
————————

HỒ THANH LAM

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
————————

HỒ THANH LAM

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành

: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm

Mã số

: 60.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI - 2016

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI
PHẠM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ........................................................................9
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu.................9
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu .......................14
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội xâm
phạm sở hữu ..............................................................................................................21
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM
SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ................................................29
2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ...........29
2.2. Thực trạng các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang ............................................................................................34
2.3. Thực trạng tác động của các yếu tố đến quá hình thành nhân thân người phạm
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ..................................................37
Chương 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .........53
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .............533
3.2. Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu từ khía
cạnh nhân thân người phạm tội .................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................711

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

BLHS

: Bộ luật hình sự

CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

KCN

: Khu công nghiệp

TAND

: Tòa án nhân dân

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

XPSH

: Xâm phạm sở hữu

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Kiên Giang là một tỉnh nằm ven biển miền Tây của Tổ quốc,
thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của
tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây có
đường biên giới trên bộ giáp Campuchia. Diện tích tự nhiên 6.347,1 km², có 15
đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện, với dân số
gần 1.766.921 người, có 85,5% là dân tộc Kinh, dân tộc Khmer chiếm khoảng
12,2%, còn lại là một số dân tộc khác như dân tộc Hoa, Chăm, Tày,
Mường… Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 518.921 người, chiếm tỷ lệ
29,37%; dân số sống tại nông thôn đạt gần 1.248.000 người, chiếm tỷ lệ 70,63%;
dân số nam có 888.600 người, chiếm tỷ lệ 50, 29%; dân số nữ có 878.300 người,
chiềm tỷ lệ 49,71%. Về tôn giáo có 587.752 người theo tôn giáo, chiếm khoảng
32,6% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm tỷ lệ 25%, Thiên chúa giáo chiếm tỷ
lệ 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao đài, Hòa hảo, …
Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện không
nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
thu hút nhiều các dự án đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài, giải quyết vấn đề việc
làm và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó, dưới góc
độ tội phạm học thì tình hình tội phạm ở nước ta cũng phát triển theo chiều hướng
gia tăng, trong đó có các tội xâm phạm đến sở hữu của con người xảy ra ngày càng
nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp, một bộ phận nhân dân có đời sống kinh tế
khó khăn, không việc làm, việc làm không ổn định; sự phân hóa giàu nghèo và sự
xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng,…
đang làm cho tình hình TTATXH hết sức phức tạp, là điều kiện thuận lợi làm phát
sinh tội phạm nói chung và tội phạm XPSH nói riêng. Thực tế cho thấy, trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang, tình hình tội XPSH như cướp, trộm cắp, lừa đảo... đang có
diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số vụ, số đối tượng lẫn tính chất nguy hiểm.
Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang, từ năm 2011 đến 2015
đã phát hiện, xét xử 2.068 vụ án với 3.384 bị cáo phạm tội XPSH, chiếm 39,31%

1

nguon tai.lieu . vn