Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ TUYẾT THANH

CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ VIỆT NAM
ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI:
KHÍA CẠNH SO SÁNH
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI -2018

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các nội dung và trích dẫn trong luận văn này bảo đảm độ tin cậy,
chính xác.
Những kết luận khoa học của luận văn kế thừa từ các tác giả khác
đều được trích đầy đủ.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Tuyết Thanh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SO SÁNH CHÍNH SÁCH HÌNH
SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI .................................................. 8
1.1. Khái niệm về chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ... 8
1.2. Nội dung của chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội . 18
CHƢƠNG 2: LỊCH SỬ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ĐƢỢC THỂ HIỆN TRONG CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ QUA CÁC GIAI ĐOẠN. ............................. 33
2.1. Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
giai đoạn trước năm 1985.............................................................................................. 33
2.2. Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở
giai đoạn từ năm 1985 – đến năm 1999. ....................................................................... 40
2.3. Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở
giai đoạn từ năm 2015 cho đến nay .............................................................................. 49
CHƢƠNG 3: SO SÁNH CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI
NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ .................................................................................... 55
3.1. So sánh chính sách pháp luật hình sự Việt Nam về đường lối xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội qua các giai đoạn phát triển của pháp luật hình sự ......... 55
3.2. So sánh chính sách pháp luật hình sự về tội phạm đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội qua các giai đoạn phát triển của pháp luật hình sự ........................................ 62
3.3. So sánh chính sách pháp luật hình sự về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội qua các giai đoạn phát triểncủa pháp luật hình sự ......................................... 66
3.4. Những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội .......................................................................................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 80

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSHS

Chính sách hình sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

NCTN

Người chưa thành niên

TNHS

Trách nhiệm hình sự

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ của toàn xã hội và cũng là
nhiệm vụ chung của nhân loại. Như Bác Hồ đã dạy “Trẻ em hôm nay là thế giới
ngày mai” Vì thế việc chăm sóc tới thế hệ trẻ chính là việc tạo ra kết quả của xã hội
trong tương lai. Để đảm bảo vấn đề con người và những vẫn đề về quyền con người
luôn được toàn thế giới quan tâm. Cùng chung mục đích đó Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã xây dựng những chính sách đề bảo vệ con người vì
Nhà nước ta đã coi con người chính là mục tiêu và cũng là động lực của sự phát
triển đất nước. Trẻ em (hay còn gọi là thanh thiếu niên- người dưới 18 tuổi) là đối
tượng được toàn xã hội quan tâm. Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ
em, Nhà nước Việt nam đã ghi nhận việc bảo vệ trẻ em trong các văn bản pháp luật
như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em( năm 2004). Ngoài ra
Việt Nam còn tham gia vào các Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, và đã
thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Nội dung của
Công ước đã dành sự quan tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật,
nhất là những trường hợp người chưa thành niên phạm tội.
Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với việc truy cứu trách nhiệm hình
sự với người chưa thành niên phạm tội là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để tạo
điều kiện cho các em nhận thức đúng đắn hơn đối với hành vi của mình. Giúp các
em nhận ra sai lầm, từ đó sửa chữa những sai lầm do hành vi của mình gây ra, để
tạo điều kiện cho các em có khả năng tái hòa nhập cộng đồng. Vì thế những chính
sách hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội cũng không nằm
ngoài mục đích trên. Trong luận văn này sẽ nghiên cứu các chính sách hình sự Việt
nam đối với người chưa thành niên phạm tội với tư cách là chủ thể tội phạm.
Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện cả về thể lực và
trí lực, bởi thế việc nghiên cứu chính sách pháp luật hình sự áp dụng khi họ có hành
vi phạm tội là hết sức cần thiết. Có được những chính sách pháp luật đúng sẽ có ảnh
hưởng quan trọng tới sự phát triển toàn diện và giúp người chưa thành niên phạm

1

nguon tai.lieu . vn