Xem mẫu

  1. BẢN ĐỒ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH Ninh Binh Visitor Map 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng ở nhiều nước, thường được ví như là “ngành công nghiệp không khói”. Du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài ra du lịch còn có vai trò to lớn tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, ngành kinh tế du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển đất nước. Sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước, có sự đóng góp quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Với đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, là kinh đô của ba triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, thời kỳ đầu nhà Lý. Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh (1992), Đảng bộ Ninh Bình đã vận dụng có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt, Ninh Bình có tiềm năng về du lịch, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Tam Cốc - Bích Động, được xếp là “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, có quần thể di tích cố đô Hoa Lư, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả đã tạo cho Ninh Bình nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch. Tiềm năng ấy không chỉ của riêng tỉnh Ninh Bình 2
  3. mà còn là tiềm năng lợi thế về du lịch ở vùng châu thổ sông Hồng cũng như của cả nước. Ngay từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định đầu tư phát triển ngành kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế tỉnh. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đầu tư phát triển du lịch. Và thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tỉnh Ninh Bình chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh để phát triển kinh tế. Phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình trở thành một nhiệm vụ lớn, được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm sâu sắc. Để góp phần đánh giá đúng thực trạng và tìm nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại, hạn chế, nhằm đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp đưa ngành kinh tế du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển trong những năm tới. Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lại được sự động viên khích lệ của người thân quê ở Ninh Bình, được sự chỉ dẫn tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 - 2008)” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Du lịch là ngành kinh tế mới nhưng rất quan trọng được Đảng ta xác định là “ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có bước tiến phát triển mạnh mẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vì vậy, du lịch đã được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương. Đã có nhiều cuốn sách, nhiều công trình khoa học viết về du lịch với nội dung và góc độ khác nhau. Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu như: Tác giả Đinh Trung Kiên trong cuốn sách “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam ” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã trình bày tổng quan những vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêu nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. 3
  4. Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa trong giáo trình “Kinh tế du lịch” Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 đã trình bày những vấn đề cơ bản về du lịch, về kinh tế du lịch và vấn đề quản lý ngành du lịch ở Việt Nam. Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã trình bày những vấn đề về du lịch một cách ngắn gọn và tổng quát nhằm phục vụ cho công việc học tập và giảng dạy cho giáo viên và sinh viên trong ngành du lịch. Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) về “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và nhân văn của nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Văn Quất, Thành phố Hồ Chí Minh (2001) về “Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành du lịch Việt Nam đến 2010”, trên cơ sở phân tích những tiền năng thế mạnh của nước ta, dựa vào kinh nghiện phát triển du lịch của các nước trên thế giới và những định hướng của Đảng và Nhà nước Luận án đã đưa ra những định hướng và chính sách hữu hiệu phát triển kinh tế du lịch Việt Nam đến năm 2010. Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nên từ lâu đã có nhiều tác phẩm, sách báo, các công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Tác giả Lã Đăng Bật với tác phẩm “Ninh Bình một vùng sơn thủy hữu tình” do Nxb Trẻ phát hành năm 2007 đã giới thiệu một cách khái quát về địa lý, lịch sử ,về con người, phong tục tập quán, đặc biệt là danh lam thắng cảnh du lịch của miền đất Ninh Bình. Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Quang Hảo về “Đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận của đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị 4
  5. trường ở Việt Nam. Từ đó đã nêu rõ phương hướng và những biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế. Nguyễn Văn Mạnh, với công trình “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Ninh Bình” (Đề tài NCKH cấp bộ năm 2005), đã cho thấy thế mạnh của du lịch sinh thái, thấy lợi ích của việc con người sống thân thiện với thiên nhiên. Còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác liên quan đến vấn đề du lịch Ninh Bình được đăng trên các báo, tạp chí và các Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng cục du lịch, Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992- 2008)”. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài * Mục đích Mục đích của luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008). Luận văn phân tích rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ trong việc định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế, luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cụ thể, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ở giai đoạn mới. * Nhiệm vụ Làm rõ những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Xuất phát từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luận văn tập trung đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế du lịch từ năm 1992 đến năm 2008, nhận định khoa học về những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Từ đó, luận văn rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 5
  6. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 1992 - 2008, bao gồm các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách và sự tổ chức thực hiện. * Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình. Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2008. Không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Đảng về đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng. Về phương pháp cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng nhiều phương pháp trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với phương pháp thống kê, khảo sát thực tế… để hoàn thành nội dung luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, làm rõ sự năng động, sáng tạo những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 1992 -2008. Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đề xuất những giải pháp để Đảng bộ tỉnh có thêm tài liệu tham khảo trong việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện, nhằm phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình trong những năm tới. 6
  7. Việc hệ thống hóa về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình cũng góp phần vào việc nghiên cứu giới thiệu, quảng bá lịch sử truyền thống và văn hóa của địa phương, cung cấp nguồn tài liệu có giá trị trong công tác biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương, nâng cao lòng tin yêu, niềm tự hào đối với quê hương Ninh Bình và đất nước Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết: Chƣơng 1: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình. Chƣơng 2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình (1992-2008). Chƣơng 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm của quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ Ninh Bình. 7
  8. Chƣơng 1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 1.1. Lý luận chung về du lịch 1.1.1. Khái niệm về du lịch Từ xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, và là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch ngày nay trở thành một đề tài hấp dẫn mang tính toàn cầu. Vì vậy du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Nhưng cho đến nay khái niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước được bắt đầu bằng tiếng Hy Lạp “tornos” với nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ này được Latin hóa thành “tornus” và sau đó thành “tourisme” (tiếng Pháp) “tourism” (tiếng Anh); “mypuzm” (tiếng Nga)…[17, tr.10]. Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cách nhìn nhận và hiểu biết về du lịch cũng khác nhau nên các khái niệm và định nghĩa về du lịch vẫn chưa thống nhất. Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [41, tr.17]. Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần hay đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” [35, tr.9]. Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch ở Roma (Ý, 9/1963) các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của 8
  9. các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [17, tr.16]. Cho dù có định nghĩa dưới góc độ nào thì các nhà khoa học và học giả đều nhận biết được rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế tổng hợp mang lại lợi nhuận cao, mà nó còn là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo anh sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển. Ngay nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thực tế hoạt động du lịch ở nhiều nước chẳng những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội. 1.1.2. Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Ngày nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Du lịch không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. * Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế. Trong những năm trở lại đây, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Theo T chức Du lịch thế giới (UN - WTO), năm 2000, khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 698 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với năm 1999, thu nhập du lịch đạt 476 tỷ USD, tương đương 6,5% tổng sản phẩm quốc dân thế giới. Du lịch là ngành tạo nhiều việc làm và hiện thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới. UN - WTO dự báo, năm 2010 9
  10. lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới ước lên tới 1.006 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD và ngành du lịch tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng lợi thế của mình để phát triển du lịch tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội [17, tr.337]. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (World Travel Tourism Council - WTTC) năm 2007 ngành du lịch thế giới đã đạt một kỷ lục với 898 triệu du khách và đến năm 2020 con số này có thể là 1,6 tỷ du khách với doanh thu ước đạt xấp xỉ 2000 tỷ USD. Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và của đất nước. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã rất thành công trong việc đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào việc phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Năm 1992, năm du lịch Đông Nam Á kết thúc thành công với lượng khách đạt kỷ lục 21,859 triệu lượt khách du lịch quốc tế, chiếm 4,6% tổng số khách du lịch toàn thế giới. Năm 2000 số lượng khách quốc tế đến ASEAN tăng 14,35% năm 2001 lần đầu tiên thu hút được 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế, nhưng đến năm 2004 con số này đã là 50 triệu, và năm 2006 là khoảng 60 triệu khách [22, tr.63]. Trong đó phải kể đến các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Singapore, chính nhờ du lịch mà các nước này nhanh chóng vượt qua khủng hoảng tài chính ở những năm cuối thế kỷ XX, và nhanh chóng vực dậy nền kinh tế. Du lịch Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực. Năm 1990, nước ta đón khoảng 250.000 du khách quốc tế thì năm 2008 con số này lên tới 4,2 triệu lượt người, thu nhập từ ngành du lịch đạt gần 4 tỷ USD. Đến nay, du lịch đóng góp khoảng 5% GDP quốc gia với khoảng 1 triệu lao động làm việc trong ngành này. Hoạt động du lịch một tập hợp những sức mạnh liên kết. Dẫu còn là một ngành kinh tế mới, nhưng với những đặc trưng của mình, du lịch có thể tạo ra sức bật lớn, lan tỏa nhanh. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của các ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Hiệu quả của hoạt động du lịch 10
  11. ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ dân, nhiều địa phương giàu lên nhờ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và của địa phương. Sự phát triển đúng đắn của các hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Bởi vì du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không thể phát triển du lịch trong điều kiện các ngành kinh tế kỹ thuật liên quan như: công nghiệp, thương mại, giao thông, bưu điện, ngân hàng cung ứng điện nước… ở trình độ phát triển thấp. Bởi lý do chính những ngành này trực tiếp cung cấp các dịch vụ chủ yếu cho hoạt động du lịch. Như vậy, đối với phát triển kinh tế, du lịch hiện nay được coi là ngành công nghiệp không khói chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh tế quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước. * Vai trò của du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội. Vai trò của du lịch không phải chỉ có đến lĩnh vực kinh tế mà còn có tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội như: Đối với văn hóa - xã hội, hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý khôi phục, bảo vệ các di tích, duy trì các lễ hội, làng nghề… Cho nên nhiều lễ hội dân gian được khôi phục, tổ chức và dần dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm du lịch hấp dẫn và sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách du lịch, góp phần tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp nhân dân. Và đặc biệt du lịch giúp cho việc giao lưu văn hóa 11
  12. giữa các cộng đồng các dân tộc khác nhau, giúp cho sự trao đổi tiếp thu nét văn hóa mới, độc đáo, tiến bộ, loại bỏ dần những nét văn hóa cổ hủ, lạc hậu. Nhờ hoạt động du lịch mà cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điều kiện giao lưu hòa nhập với nhau, giúp cho sự trao đổi tiếp thu nền văn hóa mới, tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần của con người trở lên phong phú hơn. Đối với môi trường, du lịch giúp con người hiểu biết sâu sắc thêm về tự nhiên, thấy được giá trị của đời sống thiên nhiên đối với con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới hết sức quan tâm. Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên sẽ tạo sự kích thích cho con người trong việc tôn tạo, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên. Đối với vấn đề an ninh chính trị, du lịch đã góp phần mở rộng giao lưu giữa các vùng trong nước và ngoài nước. Là cầu nối hòa bình giữa dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, giúp hiểu biết về giá trị văn hóa, con người của các dân tộc khác nhau. Nhờ đó thì mọi vấn đề mâu thuẫn đều có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, hợp tác. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. * Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Trong quá trình đổi mới đất nước, du lịch nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khảng định vai trò, vị trí của mình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Ninh Bình là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trong những năm gần đây ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều bước chuyển 12
  13. biến mới, khởi sắc của một ngành kinh tế năng động đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh. Ý thức được vai trò của du lịch, Ninh Bình là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1995 - 2010” làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ngành kinh tế đầy tiềm năng này. Trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 1995 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 8,55 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã tăng lên gấp 3,27 lần để đạt mức 28 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1995 - 2000 là 26,78%/năm. Đến năm 2005 (tức là 10 năm thực hiện quy hoạch), doanh thu du lịch đã đạt 63,18 tỷ đồng tăng gấp 7,39 lần so với khi bắt đầu thực hiện quy hoạch, đến năm 2008 doanh thu đạt con số 162 tỷ đồng. Doanh thu du lịch tăng, đóp góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Năm 1995 nộp ngân sách chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, đến năm 2005 nộp ngân sách đạt 7,46 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với năm 1995. Con số này tăng lên 16,5 tỷ đồng vào năm 2008 [70]. Bên cạnh vai trò về kinh tế, phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình còn có nhiều ý nghĩa về mặt xã hội như: góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thúc đẩy việc khôi phục các lễ hội, ngành nghề truyền thống, nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Du lịch Ninh Bình trong vài năm trở lại đây đã phát huy được những lợi thế, tiềm năng và có bước phát triển vượt bậc, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân. Năm 2008, Ninh Bình đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa - xã hội để chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỷ niệm 1000 năm Cố đô Hoa Lư - Thăng Long, Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, xây dựng Ninh Bình ngày càng giàu đẹp. 13
  14. 1.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình 1.2.1. Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình * Đặc điểm lịch sử. Ninh Bình là một vùng đất có quá trình hình thành và phát triển với nhiều nét đặc thù hấp dẫn xuyên suốt chiều dài lịch sử của địa phương. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hóa thạch ở hang Thang Lung (nay thuộc phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp), có niên đại cách chúng ta từ 3 vạn năm thuộc thời Hậu kỳ đồ đá cũ. Động Người xưa ở Vườn quốc gia Cúc Phương có 3 ngôi mộ cổ của người nguyên thủy sống cách ngày nay từ 7000 năm đến 8000 năm, thuộc Văn hóa Hòa Bình trong thời kỳ đồ đá mới [7, tr.9]. Trong số 6 chiếc trống đồng tìm thấy ở Ninh Bình có 2 trống đồng loại I, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ Ninh Bình là một trong những địa bàn quan trọng của nền văn minh buổi đầu dựng nước. Đến những năm đầu thế kỷ X, từ làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn), Đinh Công Chứ đã vào Châu Ái (Thanh Hóa) tham gia cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ và được giao cai quản Châu Hoan (nay thuộc Nghệ An). Thời Ngô Quyền, Đinh Công Chứ vẫn làm Thứ sử Châu Hoan. Sau khi ông mất, con của Đinh Công Chứ là Đinh Bộ Lĩnh đã theo mẹ là Đàm Thị (người vợ hai của Đinh Công Chứ) bỏ Châu Hoan về động Hoa Lư (là Thung Lau và vùng đất quanh đó, nay thuộc thôn Mai Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn), nương thân với chú ruột là Đinh Thúc Dự. Tại động Hoa Lư, từ cờ lau tập trận, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp yên loạn 12 sứ quân, non song thu về một mối, đất nước trở lại thống nhất. Năm 986, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Vua Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư ngày nay), là vùng non kỳ thú nhưng hiểm trở để làm kinh đô - “Kinh đô đá”. Tại đây, ông cho xây dựng cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây 14
  15. dựng một công trình phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên ngoài. Kinh đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của phong kiến tập quyền ở nước ta. Với diện tích trải rộng khoảng 300 ha, nằm gọn trong địa phận xã Trường Yên ngày nay, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Từ vua Đinh Tiên Hoàng đặt nền móng đầu tiên cho đến vua Lê Đại Hành xây dựng kinh đô Hoa Lư là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ. Đến đầu triều Lý, khi nước Đại Cồ Việt phát triển. Nhận thấy Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp nữa, muốn cho nước Đại Cồ Việt phát triển hơn nữa, có thế công, kinh đô phải là nơi rộng rãi, thuận tiện về giao thông thủy, bộ, trung tâm về địa lý, kinh tế… Nên vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư đến kinh thành Đại La (Thăng Long) vào mùa thu năm Canh Tuất (1010). Vua Lý Thái Tổ là người đặt cột mốc quan trọng nhất cho việc định kinh đô ở Thăng Long (Hà Nội). Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Ninh Bình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo, năng động trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nên nhiều chiến công xuất sắc được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Những năm qua, nhất là từ sau ngày tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ, quân dân Ninh Bình đã đoàn kết, vượt mọi khó khăn, triển khai thực hiện thắng lợi tương đối toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. * Đặc điểm địa lý tự nhiên. + Về vị trí địa lý. Nhìn trên bản đồ Việt Nam, Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp biển Đông. Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.390 km2 [71]. Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính (6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã). Hệ tọa độ địa lý từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc, từ 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông. 15
  16. Phía Bắc Ninh Bình giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình. Ninh Bình có quốc lộ đi qua là 1A, 10, 12B, 45, có đường sắt Bắc Nam. Có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, với mật độ khoảng 0,6-0,9 km/km2. Các sông lớn ở Ninh Bình bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng… chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển. + Về địa hình. Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp biển Đông, nên có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vừa có vùng trũng, vùng ven biển. Vùng đồi núi và bán sơn địa: Với độ cao trung bình từ 90 - 120m, đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m. Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh. Nơi đây có tiềm lớn trong phát triển loại hình du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông và các loại hình hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái… Vùng đồng bằng: Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hóa và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người. Vùng ven biển có khoảng 18km bờ biển, với đường bờ biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triền du lịch hệ sinh thái vùng ven biển, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi. Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp. Trong đó cần khai thác triệt để lợi thế về địa hình để tạo ra sự đa dạng và phong phú của du lịch Ninh Bình góp phần tạo thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển ở nhịp độ tăng trưởng cao. + Về khí hậu: Ninh Bình cũng như các tỉnh khác của đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa đông lạnh nhưng còn nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi so với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến; 16
  17. thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt; mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa, bão. Thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa khá rõ là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC và có sự chênh lệch không nhiều giữa các vùng (hơn kém nhau từ 0,3-0,4oC. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của Tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. Với khí hậu như thế đã tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp đã tạo nên sự đa dạng của du lịch tỉnh Ninh Bình. + Về thủy văn: Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông. Ninh Bình có nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút, đầm Vân Long... Với điều kiện thủy văn như vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên thuyền thưởng ngoạn cảnh vật hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ, du lịch nghỉ dưỡng… + Về hệ động, thực vật. Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae). 17
  18. Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. Du khách đến với vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó còn phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học. Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. + Về đất đai: Tỉnh Ninh Bình có 80.400 ha diện tích đất tự nhiên. Tron đó diện tích đất nông nghiệp là 39.340 ha, chiếm 48,93%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 19.074 ha, chiếm 23,72 %; diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha, chiếm 11,3%; diện tích đất ở là 5.018 ha, chiếm 6,24%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 23,30%. Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất đai Ninh Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa có diện tích 74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [72]. + Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng như: Đá vôi: đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hòa Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận Biển Đông dài hơn 40 km; diện tích trên 1,2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt làm nguyên liệu vật liệu xây dựng, trước hết là xi măng và một số hóa chất khác. Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch công suất 20-50 triệu viên/năm, khai thác ổn định trong vài chục năm. Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 54OC, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương 18
  19. dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần magiêbicarbonat cao. Tài nguyên than bùn: có trữ lượng nhỏ (khoảng 2 triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ phát triển nền nông nghiệp. Một số khoáng sản khác như: cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh. * Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội. + Đặc điểm dân cư, dân tộc. Theo số liệu thống kê năm 2008, dân số Ninh Bình là 936.262 người, trong đó nam giới 447.908 người, nữ giới 488.354 người. Mật độ dân số 674 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 8,68% [71]. Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh đa số là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Ngoài ra các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao... Các dân tộc ít người khác sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng. Ninh Bình còn là vùng quê có vốn ca nhạc cổ truyền nằm trong những sinh hoạt ca nhạc cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những dịp làng quê mở hội truyền thống, cùng với các đám rước, có múa rồng, múa lân, múa sư tử, đánh đu, đấu vật, chọi gà… Nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hóa cư dân lúa nước đồng bằng Bắc Bộ. Đây chính là điểm thu hút khách du lịch khi đến với Ninh Bình. 19
  20. + Tình hình kinh tế - xã hội. Về tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong thời gian qua, nhất là từ khi tái lập (1992) đến nay, dười sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, nhân dân Ninh Bình đã hòa nhập với công cuộc đổi mới chung của cả nước, đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1992-2000 đạt 10,4%/năm, (cả nước 7,7%/năm), giai đoạn 2000-2006 là 11,9%/năm, năm 2006 đạt 12,6%/ năm [72]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân trên đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỷ đồng. tăng 35,98 lần. Về nông nghiệp. Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Năm 1991, tổng sản lượng lương thực đạt 19,4 vạn tấn, đạt giá trị 676 tỷ đồng và đến năm 2006 sản lượng lương thực tăng đạt 48,4 vạn tấn với giá trị 1.821 tỷ đồng Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại và chuyển hóa cơ cấu sản xuất theo hướng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Tỉnh Ninh Bình ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, cói, chế tác đá mỹ nghệ; đồng thời 20
nguon tai.lieu . vn