Xem mẫu

  1. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài An  giang  là  một  tỉnh  có  cơ  cấu  nông  nghiệp  chiếm  vị  trí  quan  trọng.  Quá  trình  phát  triển  nền  nông  nghiệp  của  tỉnh  cũng  là  quá  trình  phát  triển  và  đổi  mới  các  hình  thức  kinh  tế  hợp  tác  trong  đó  chủ  yếu  là  hợp  tác  xã  nông  nghiệp. Kinh tế  hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp thực tế đã đạt được những  thành tựu nhất định  và có vai trò khá quan trọng đối với việc  ổn định sản xuất,  cải thiện đời sống nông  dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế của  tỉnh. Đảng và Nhà nước đã khẳng định, kinh tế hợp tác và nòng cốt là hợp tác  xã  cùng  với  kinh  tế  Nhà  nước  đóng  vai  trò  chủ  đạo.  Làm  được  điều  này  bản  thân hợp  tác xã phải đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, từ sau những chủ trương đổi  mới của Đảng  và Nhà nước về kinh tế nông nghiệp, về đổi mới cơ chế quản  lý hợp tác xã trong  điều kiện hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, các hợp tác xã nông  nghiệp  của  An  giang  nằm  trong  tình  trạng  chung  của  các  hợp  tác  xã  trong  cả  nước  là  có  sự  phân  hoá.  Một  số  hợp  tác  xã  ra  đời,  thích  ứng  kịp  thời  thì  tiếp  tục phát triển  và  mở  rộng loại  hình  dịch  vụ;  Song  vẫn  còn  khá  nhiều  hợp  tác  xã  yếu  kém,  hoạt  động  cầm  chừng,  có  nơi  tan  rã.  Một  nguyên  nhân  trong  những  nguyên  nhân  liên  quan  đến  công  tác  quản  lý,  trong  đó  quản  lý  về  tài  chính là trọng yếu. Do  đó,  việc  nghiên  cứu  để  tìm  ra  giải  pháp  nhằm  hoàn  thiện  công  tác  quản  lý tài chính đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững ở các hợp tác xã  nông nghiệp  tỉnh An giang là yêu cầu cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Làm  rõ  cơ  sở  lý  luận  về  sự  cần  thiết  ra  đời  và  tồn  tại  hợp  tác  xã  nông  nghiệp;  Sự  cần  thiết  hoàn  thiện  công  tác  quản  lý  tài  chính  hợp  tác  xã  nông  nghiệp trong  điều kiện kinh tế hiện nay.  Đánh giá hiện trạng tình hình tài chính ở các hợp tác xã, trên cơ sở đó tìm  ra những mặt được và những tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân.  Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài  chính  hợp  tác xã nông nghiệp trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động và tài chính của các hợp  tác  xã  nông  nghiệp  dịch  vụ  (không  bao  gồm  hợp  tác  xã  Thuỷ  Sản)  trên  địa  bàn tỉnh  An giang.
  2. 4. Phương pháp nghiên cứu  Thực    hiện  các  ương    pháp    nghiên  c     ph   ứu chủ yếu  sau:    
  3.  Phương pháp điều tra, thống kê: Dựa trên tình hình khảo sát thực tế tại  các  hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An giang; Các số liệu thu thập được từ Sở Nông  nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh An giang, Liên minh hợp tác xã tỉnh An giang, Cục Thống  kê  tỉnh An giang.  Phương  pháp  phân  tích,  tổng  hợp:  Phân  tích  hiện  trạng  các  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  trên  địa  bàn  tỉnh  An  giang  từ  khi  Luật  hợp  tác  xã  có  hiệu  lực  đến  năm  2002  để  nhận  định, tổng  hợp tình  hình  về  hoạt  động  và  tài  chính  hợp  tác  xã nông  nghiệp.  Phương pháp tổng luận: Lý giải và đề xuất một số giải pháp cần thiết  góp  phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các hợp tác xã tỉnh An giang. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 3 chương, với  70   trang, cụ thể:  Chương  1:  Tổng  quan  về  quản  lý  tài  chính  trong  hợp  tác  xã  nông  nghiệp:  Từ trang 1 đến trang 13.  Chương  2:  Hiện  trạng  công  tác  quản  lý  tài  chính  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  tỉnh An giang: Từ trang 14 đến trang 51.  Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong  hợp  tác xã nông nghiệp tỉnh An giang: Từ trang 52 đến trang 70.
  4. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH  TRONG HỢP TÁC XàNÔNG NGHIỆP NHÀ NHÀ 1.1 Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1   Khái niệm  Hợp  tác  xã:  Theo  Luật  hợp  tác  xã  Việt  Nam,  Điều  1,  hợp  tác  xã  được  định  nghĩa  như  sau:  “Hợp  tác  xã  là  tổ  chức  kinh  tế  tự  chủ  do  những  người  lao  động có nhu  cầu, lợi  ích chung,  tự  nguyện  cùng  góp vốn, góp  sức lập  ra  theo quy  định  của  pháp  luật để phát huy sức mạnh của  tập thể và của  từng xã viên nhằm  giúp  nhau  thực  hiện  có  hiệu  quả  hơn  các  hoạt  động  sản  xuất,  kinh  doanh,  dịch  vụ và cải thiện đời sống,  góp phần phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước”. [1]  Hợp  tác  xã  nông  nghiệp:  Theo  Nghị  định  43/CP  của  Chính  phủ  (29.4.1997)  về  việc  ban  hành  Điều  lệ  mẫu  Hợp  tác  xã  nông  nghiệp,  hợp  tác  xã  nông nghiệp được
  5. định  nghĩa:  “Hợp  tác  xã  nông  nghiệp  là  tổ  chức  kinh  tế  tự  chủ,  do  nông  dân  và  những  người  lao  động  có  nhu  cầu,  lợi  ích  chung,  tự  nguyện  cùng  góp  vốn,  góp  sức  lập  ra  theo  quy  định  của  pháp  luật  để  phát  huy  sức  mạnh  tập  thể  và  của  từng xã viên nhằm  giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ  cho  kinh  tế  hộ  gia  đình  của  các  xã  viên  và  kinh  doanh  trong  lĩnh  vực  sản  xuất,  chế  biến,  tiêu  thụ  sản  phẩm  nông,  lâm  nghiệp,  nuôi  trồng  thuỷ  sản  và  kinh  doanh  các  ngành  nghề  khác  ở  nông  thôn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp”. [2]  T ừ        đị nh        ngh ĩ  a trên     v ề        h ợ    p       tác  xã        nông nghi ệ    p,        có     th ể        rút     ra m ấ    y     đặ    c    i  ể m    đ        ch ủ        y ế    u      sau:  Hợp  tác  xã  nông  nghiệp  là  một  tổ  chức  kinh  tế  tự  chủ  của  những  người  nông  dân, người lao động tự nguyện lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã.  Hợp tác xã nông nghiệp không tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung mà  chỉ  tổ  chức  hoạt  động  dịch  vụ,  hỗ  trợ  cho  kinh  tế  hộ  xã  viên  như:  Tưới  –  tiêu  nước;  Phòng  trừ  dịch  bệnh  cho cây trồng, vật  nuôi; Cung  ứng  vật tư,  phân  bón  thuốc trừ sâu….  Hợp  tác  xã  nông  nghiệp  có  thể  kinh  doanh  các  ngành  nghề,  dịch  vụ  khác  nhau  như: Chế biến, tiêu thụ nông sản… phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp,  phát triển  nông thôn và đời sống của xã viên. 1.1.2 Cần thiết khách quan ra đời và tồn tại loại hình hợp tác xã nông  nghiệp  Gần nửa thế kỷ qua, hợp tác xã  trong nông nghiệp ở  nước ta đã trải qua  nhiều  thăng trầm. Sau một thời gian tồn tại, mô hình hợp tác xã “kiểu cũ” ngày  càng tỏ ra  không  phù hợp  với  đặc điểm yêu cầu  của sự  phát triển  kinh tế  trong  điều  kiện  mới. Nghị quyết 10 NQ/TW của Bộ chính trị (05/4/1988) ra đời đã đánh  dấu bước chuyển  biến cơ bản với chủ trương coi hộ xã viên là đơn vị kinh tế  tự chủ, ngoài việc nhận  khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác  với hợp tác xã, còn chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại  và  có  ảnh  hưởng  không  nhỏ  đến  quá  trình  sản  xuất  và  tiêu  thụ  sản  phẩm  của  nông  dân.  Trong  các  thành phần đó,  kinh  tế  tư  thương  đang  chi  phối, lấn  át.  Thể  hiện:
  6. Với sơ đồ trên ta thấy, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông  dân  chịu  sự  chi  phối  của  hai  đối  tượng:  Nhà  cung  cấp  và  Nhà  tiêu  thụ.  Nếu  mọi  hoạt động  dịch vụ giữa nông hộ và nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình sản xuất  hay  giữa  nông  hộ  và  nhà  tiêu  thụ  sản  phẩm  trong  quá  trình  tiêu  thụ  diễn  ra  theo  quan hệ trực tiếp, tay  đôi thì:  Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào: Thị trường dịch vụ của nhà  cung  cấp  sẽ  trở  thành  thị  trường  của  người  bán,  đặc  điểm  của  thị  trường  này  là  nhiều người  mua nhưng ít người bán, lợi thế thuộc về người bán. Mặt trái của tư  thương là khi bán  thì gìm hàng, nâng giá lúc khan hiếm. Hộ nông dân với tư cách  là người mua dịch vụ  sẽ bị chèn ép về giá cả và chất lượng.  Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ đầu ra): Tương tự như vậy,  hoạt  động tiêu thụ sản phẩm của nông hộ diễn ra, thị trường lúc này trở thành thị  trường  của  người  mua,  đặc  điểm  của  thị  trường  này là ít  người  mua  nhưng  lại  nhiều người bán, lợi  thế lúc này lại thuộc về người mua – tư thương với vai trò là  người mua sẽ gìm giá, ép  giá thiệt thòi sẽ trút hết cho nông dân gánh chịu. Như vậy, việc hộ nông dân tự mình chống chọi và đương đầu với những quan  hệ  mua  –  bán  trong  cơ  chế  thị  trường với  sự  chèn ép  của  tư  thương  như  vậy  thì  dù  mỗi  người dân có cố gắng đến đâu, có làm việc cật lực đến mấy cũng không  được  đền  đáp  xứng  đáng,  đúng  với  công  sức  bỏ  ra.  Vả  lại,  nếu  tránh  tình  trạng  chèn  ép  của  tư  thương, nông hộ tự mình đảm đương cả phần dịch vụ đầu  vào,  tự  lo  đầu  ra  sản  phẩm  sản  xuất  ra thì  không  đảm  trách xuể  hoặc  nếu  đảm  trách thì hiệu quả không cao. Chỉ có  một con đường đó là các nông hộ có cùng nhu  cầu  liên  kết  lại  với  nhau  dưới  những  hình thức thích hợp thì mới  tháo gỡ những  khó khăn, hạn chế thiệt hại trong sản xuất  và  tiêu  thụ,  đảm  bảo  ổn  định  và  nâng  cao  hiệu  quả  kinh  tế  hộ  nông  dân.  Một  trong  những  hình  thức  hoàn  chỉnh  nhất  của các hình thức hợp tác trong nông nghiệp đó là  Hợp tác xã nông nghiệp.
  7. Hợp tác xã nông nghiệp ra đời đã trở thành “Hộ nông dân lớn”, một “Hộ  nông  dân chung” đứng ra làm dịch vụ cho mọi nhà. Thể hiện: 1.1.3   Cơ sở của sự ra đời và phát triển hợp tác xã nông nghiệp Thực  hiện  đường  lối  đổi  mới  kinh  tế  của  Đảng  về  phát  triển  nền  kinh  tế  hàng hoá  nhiều  thành  phần  vận  động  theo  cơ  chế  thị  trường,  có  sự  quản  lý  của  Nhà  nước  theo  định  hướng  xã  hội  chủ  nghĩa;  Trên  cơ  sở  tổng  kết  thực  tiễn  kinh  tế  hợp  tác  ở  nước  ta  nhất  là kinh  nghiệm phát triển  hợp  tác  xã trong những  năm  đổi mới và kết hợp nghiên  cứu  tham  khảo  có  chọn  lọc  kinh  nghiệm  của  quốc  tế  về phát triển hợp tác xã để xây  dựng  mô  hình  hợp  tác  xã  phù  hợp  với  đặc  điểm  cụ  thể  của  đất  nước,  tháng  3/1996  Quốc hội nước ta đã thông qua Luật hợp tác  xã. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất, Luật đã  xác  lập  tư  cách  pháp  nhân  và  tạo  điều  kiện  khuyến  khích  phát  triển  hợp  tác  xã  trên  phạm vi toàn quốc và ở mọi lĩnh vực  hoạt động. Sau khi  Luật  hợp  tác xã có  hiệu  lực  (01/01/1997),  hàng  loạt  các  văn  văn  bản  dưới  luật cũng được ban hành nhằm hoàn thiện và hỗ trợ hợp tác xã, chẳng hạn:  Nghị  định  43/CP  về  Điều  lệ  mẫu  hợp  tác  xã  nông nghiệp,  Nghị  định 15/CP  về  Chính  sách khuyến  khích  phát  triển  hợp  tác  xã,  Nghị  định  16/CP  về  Chuyển  đổi  đăng  ký  hợp  tác  xã  và  tổ  chức  hoạt  động  của  liên  hiệp  hợp  tác  xã,  Nghị  định  02/CP về Quản lý Nhà nước đối
  8. với hợp tác xã. Ban bí thư Trung Ương đã có Chỉ thị 68CT/TW về phát triển kinh  tế  hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế….. Có thể nói hai văn bản quan trọng: Luật Hợp tác xã và Nghị định 43/CP đã là  cơ   sở  pháp  lý  cần  thiết  cho  sự  ra  đời  và  hoạt  động  của  hợp  tác  xã  nông  nghiệp,  giúp  hợp  tác xã thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của  mình. 1.2 Nội dung quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính hợp tác xã nông nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các hợp tác xã luôn có  các  hoạt động trao đổi, các điều kiện và kết quả sản xuất thông qua các công cụ  tài  chính  và  vật  chất.  Do  vậy,  bất  kỳ  hợp  tác  xã  nào  cũng  phải  tham  gia  vào  các  mối quan hệ tài  chính đa dạng  và phức tạp. Các mối quan  hệ tài chính được  chia  thành các nhóm chủ  yếu sau: Thứ  nhất,  quan  hệ  tài  chính  giữa  hợp  tác  xã  với  thị  trường  tài  chính  và  các  tổ chức tài chính. Thể hiện trên các mặt hoạt động: ∙ Hợp  tác  xã  vay  vốn  của  các  tổ  chức  tài  chính  như  ngân  hàng,  bảo  hiểm,  các trung gian tài chính…. ∙ Hợp tác xã tham gia các hoạt động đầu tư tài chính. Thứ  hai,  quan  hệ  tài  chính  giữa  hợp  tác  xã  với  thị  trường  (hàng  hoá  và  thị  trường lao động) thông qua các quan hệ thanh toán cho các dịch vụ về hàng hoá  và lao  động. Thứ  ba,  quan  hệ  tài  chính  giữa  hợp  tác  xã  với  Nhà  nước  để  giải  quyết  các  nghĩa vụ tài chính theo pháp luật. Thứ  tư,  quan  hệ  tài  chính  trong  nội  bộ  hợp  tác  xã.  Đó  là  các  khía  cạnh  tài  chính liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của hợp  tác xã  (Cơ cấu tài chính, chính sách tái đầu tư, chính sách lợi tức cổ phần, sử dụng  ngân quỹ  nội bộ trong hợp tác xã…) Như vậy, quản lý tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp là sử dụng các công  cụ  và biện pháp tác động vào hoạt động tài chính của hợp tác xã (thể hiện ở các  mối  quan  hệ  tài  chính)  nhằm  tạo  điều  kiện  trợ  giúp,  kiểm  soát  quá  trình  kinh  doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của hợp tác xã.
  9. 1.2.2 Nội dung của công tác quản lý tài chính trong hợp tác xã nông  nghiệp: 1.2.2.1 Tài chính trong hợp tác xã nông nghiệp: a. Tài sản và nguồn hình thành: Đối với một hợp tác xã, muốn tiến hành sản xuất – kinh doanh, dịch vụ  phải  có  những  phương  tiện  –  Tài  sản  và  tài  sản  này  có  thể  có  được  từ  nhiều  nguồn khác  nhau. a1. Tài sản của hợp tác xã: Cũng như các loại hình doanh nghiệp  khác,  tài sản của hợp tác xã bao gồm: tài sản lưu động và tài sản cố định. ­ Tài  sản  lưu  động  là  những  tài  sản  được  kỳ  vọng  chuyển  thành  tiền  trong  vòng  một  chu  kỳ  hoạt  động  hay  một  năm.  Tài  sản  lưu  động  bao  gồm  những  thành  phần  chủ  yếu  sau:  Tiền  và  các tài  sản  tương  đương  tiền;  Các  khoản phải thu; Vật  tư, hàng hoá tồn kho. Tài sản lưu động có tác dụng đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được  tiến  hành liên tục. ­ Tài  sản  cố  định  là  những  tài  sản  được  đầu  tư  dùng  để  phục  vụ  cho  quá  trình  hoạt  động  ­  sản  xuất  ,dịch  vụ  trong  hợp  tác  xã.  Tài  sản  cố  định  bao  gồm  những thành  phần  chủ  yếu  sau:  Máy  móc,  thiết  bị  và dụng  cụ  quản  lý;  Phương tiện vận  tải; Nhà, xưởng và vật kiến trúc.. Tài sản cố định có tác dụng đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh của hợp  tác xã. a2. Nguồn hình thành tài sản: Theo  Thông  tư  48,  nguồn  vốn  hợp  tác  xã  sử  dụng  cho  sản  xuất  kinh doanh dịch vụ bao gồm: ­ Nguồn vốn chủ sở hữu: (1)  Vốn      góp      của      xã      viên :  Đây  là  vốn  quy  định  đóng  góp  khi  xã  viên  gia  nhập  hợp  tác  xã  và  cũng  là  một  trong  những  điều  kiện  để  nông  hộ  trở  thành  xã  viên.  Vấn  đề  mức,  hình  thức  và  thời  hạn  góp  vốn  do  điều  lệ  của  từng  hợp  tác  xã  quy  định.  Mức  đóng  góp  của  xã  viên  có  thể  nhiều  hơn  mức  tối  thiểu 
  10. “Nhưng  ở  mọi  thời  điểm  không  vượt quá  30% tổng  số  vốn  điều  lệ  của  hợp  tác  xã”[3]. Như  vậy,  một  trong  những  nguồn  hình  thành  vốn  hợp  tác  xã  là  vốn  góp  xã  viên,  điều  này  làm  cho  chúng  ta  liên  tưởng  đến  vốn  góp  của  các  cổ  đông  trong  công ty cổ  phần. Vậy có sự khác nhau nào giữa chúng?
  11. Đối  với  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  các  xã  viên  dù  mức  đóng  góp  ở  mức  tối  thiểu  hay tối đa thì quyền biểu quyết vẫn ngang nhau, mỗi người một phiếu bầu.  Và do việc  tham  gia  hay  ra  khỏi  hợp  tác  xã  là  hoàn  toàn  tự  nguyện  nên  xã  viên  hợp  tác  xã  bị  khống  chế  mức  góp  vốn  tối  đa,  điều  này  không  xảy  ra  đối  với  công ty  cổ  phần.  Vốn  góp xã viên trong hợp tác xã là điều kiện để hợp tác xã có  thể  hoạt  động  được,  tham  gia vốn  hoàn  toàn  mang  tính  tương  trợ, giúp  đỡ  nhau  cùng hoạt động, cùng hưởng dịch  vụ không phân biệt giàu – nghèo. (2)  Vốn     được     chuyển     giao     từ     hợp     tác     xã     cũ     hoặc     từ     chính     quyền    xã:  Do đặc điểm lịch sử đã từng tồn tại hợp tác xã, một số hợp tác xã “kiểu cũ” khi  chuyển  sang hoạt động dưới hình thức hợp tác xã “kiểu mới” thì vẫn còn một số  nhập  nhằng  về  vốn,  tài  sản  giữa  cũ  và  mới.  Tuy  nhiên  vấn  đề  vốn  thuộc  sở  hữu  hợp  tác  xã  cũ  chuyển sang lại là nguồn vốn để hợp tác xã mới tiếp tục hoạt  động.  Đây  là  nguồn  vốn  khá  phức  tạp  nên  việc  xử  lý  cần  phân  định  rạch  ròi  tránh  tình  trạng  nhập  nhằng  và  không đánh giá đúng giá trị hiện tại của vốn. (3)  Vốn     có     được     từ     việc     tích     luỹ     của     các     quỹ     hợp     tác     xã : Các quỹ  hợp  tác xã là nguồn vốn sở hữu tập thể của hợp tác xã chưa sử dụng đến. Hợp tác  xã có các  quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế như sau: Quỹ phát triển sản xuất – kinh  doanh,  quỹ  dự  phòng  tài  chính  và  quỹ  khác  do  Đại  hội  xã  viên  quyết  định.  Mức  trích và việc chi dùng  các quỹ được Đại hội xã viên quyết định và ghi trong điều lệ  hợp tác xã. ­ Vốn công trợ: Đây là khoản tài trợ của Nhà nước. Nguồn vốn này  có  ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các hợp tác xã khi vốn huy động chưa đáp  ứng nhu  cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. ­ Nguồn vốn vay và các nguồn vốn chiếm dụng: (1)  Nguồn     vốn     vay :  Đây  là  nguồn  vốn  ngoại  sinh,  nguồn  vốn  này  có  tác dụng đa năng, đối với vay ngắn hạn sẽ bù đắp khoản thiếu hụt tạm thời về  vốn đối  với hợp tác xã, bảo đảm cho hợp tác xã sản xuất liên tục; đối với vay dài  hạn sẽ bù đắp  việc  đầu  tư  dài  hạn,  điều  này  đặc  biệt  quan  trọng  đối  với  hợp  tác  xã  khởi  sự  và  mở  rộng  quy  mô.  Tuy  nhiên  để  sử  dụng  được  nguồn  vốn  này  hợp tác xã cần phải đáp ứng  những điều kiện vay vốn.
  12.   ồn      vốn       chiếm       dụng :  Là  các  khoản  nợ  phải  thanh  toán  (2)Ngu nhưng  chưa  đến  hạn  thanh  toán.  Nguồn  vốn  này  có  tác  dụng  tiết  kiệm  đáng  kể  đối với  các  khoản vốn phải đầu tư.
  13. ­ Các nguồn vốn huy động khác: Gồm vốn nhận liên kết, liên doanh,  tài  trợ, hỗ trợ của các cá nhân trong và ngoài nước. Như  vậy  trong  cơ  chế  thị  trường,  vốn  hoạt  động  dịch  vụ  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  có  thể  huy  động  từ  nhiều  nguồn  khác  nhau,  cả  bên  trong  lẫn  bên  ngoài.  Vấn  đề  khi  có  nhu  cầu  vốn  hợp  tác  xã  phải  cân  nhắc  khi  quyết  định  nên  chọn  nguồn nào để đạt hiệu  quả kinh tế. b. Thu – chi trong hợp tác xã: b1.Thu trong hợp tác xã: Như  trên  đã  phân  tích,  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  là  “hộ  nông  dân  lớn”,  một  “Hộ  nông dân chung” đứng ra làm dịch vụ cho mọi nhà. Để hoạt động được hợp tác  xã phải  có  lượng  tài  sản  nhất  định,  lượng  tài  sản  này  được  hình  thành  từ  nhiều  nguồn  khác  nhau,  nhưng  cơ  hữu  và  chính  yếu  vẫn  từ  việc  đóng  góp  xã  viên,  nên  để  bảo  toàn  và  phát triển  “vốn chung” này  hợp tác xã phải  đảm bảo  sự  quay  về  của vốn thông qua các  nguồn thu. Có thể nói, thu chính là phương tiện để hợp tác  xã hoạt động. Đối với hợp  tác xã nông nghiệp dịch vụ, nguồn thu có được từ: ­ Dịch vụ phí: Đây là khoản thu từ việc cung ứng dịch vụ cho hộ xã  viên.  Ngoài ra hợp tác xã nông nghiệp còn có các khoản thu khác: ­ Thu về các hoạt động tài chính; ­ Thu từ việc thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định, vật tư….. ­ Các khoản nợ không ai đòi… Tuy  nhiên  thu  từ  dịch  vụ  phí  đối  với  các  hợp  tác  xã  nông  nghiệp  dịch  vụ  vẫn  chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. b2. Chi tiêu trong hợp tác xã: Các hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tuỳ loại hình hoạt động cụ thể có các  khoản  chi khác nhau, nhưng cơ bản gồm các khoản chi tiêu sau đây: ­ Chi mua vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất – kinh doanh, dịch vụ; ­ Chi trả tiền công lao động trực tiếp và gián tiếp; ­ Chi xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định; ­ Chi khen thưởng; ­ Chi về phúc lợi tập thể; ­ Các khoản chi sản xuất – kinh doanh, dịch vụ khác;
  14. ­ Các khoản nộp cho Nhà nước;
  15. ­ Chi trả nợ ngân hàng. c. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong hợp tác xã Lợi  nhuận  là  kết  quả  tài  chính  cuối  cùng  của  các  hoạt  động  sản  xuất  –  kinh  doanh,  dịch  vụ  và  các  hoạt  động  khác  mang  lại,  là  cơ  sở  để  đánh  giá  hiệu  quả kinh tế  các hoạt động của hợp tác xã. Lợi nhuận của hợp tác xã là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ  các  khoản mà hợp tác xã chi để có được thu nhập đó từ các hoạt động của hợp tác  xã. Như  vậy, hợp tác xã có được lợi nhuận từ: Hoạt động kinh doanh và hoạt động  khác. ­ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: là lợi nhuận thu được từ việc  cung  ứng  dịch  vụ  trong  nông  nghiệp  của  hợp  tác  xã.  Lợi  nhuận  từ  hoạt  động  kinh  doanh  dịch  vụ  là  khoản  chênh  lệch  giữa doanh  thu  và  chi  phí  tạo  ra  dịch  vụ  phục vụ sản xuất  nông nghiệp. ­ Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa khoản thu – chi  tạo  ra  hoạt  động  đó.  Thông  thường  lợi  nhuận  từ  những  hoạt  động  khác  trong  hợp tác xã  bao gồm: +  Lợi  nhuận  từ  hoạt  động  tài  chính:  Là  chênh  lệch  giữa  thu  và  chi  của  hoạt  động  cho  thuê  tài  sản;  mua  bán  chứng  khoán;  mua  bán  ngoại  tệ;  lãi  tiền  gửi  ngân  hàng  thuộc  vốn  kinh  doanh;  lãi  cho  vay  vốn;  lợi  tức  cổ  phần  và  lợi  nhuận được chia  từ vốn góp liên doanh, liên kết;…. +  Lợi  nhuận  từ  hoạt  động  bất  thường:  Bao  gồm  các  khoản  phải  trả  nhưng  không  trả  được  do  phía  chủ  nợ;  khoản  nợ  khó  đòi  đã  duyệt  bỏ  nhưng  nay  thu  hồi  được;  khoản  thu  vật  tư,  tài  sản  thừa  sau  khi  đã  bù  trừ  hao  hụt  mất  mát; khoản chênh  lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản….. Lợi  nhuận  có  ý  nghĩa  rất  lớn  đối  với  toàn  bộ  hoạt  động  của  hợp  tác  xã  vì  lợi  nhuận  tác động  đến  tất cả  mọi hoạt  động,  đến  tình  hình  tài  chính  trong  hợp tác xã.  Là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất , là nguồn vốn quan  trọng  để  đầu  tư  phát  triển,  là  nguồn  tham  gia  đóng  góp  theo  luật  định  vào  ngân  sách nhà nước. Việc  phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng  đảm bảo cho tình hình tài  chính của hợp tác xã được ổn định, vững chắc. 1.2.2.2Nội dung của công tác quản lý tài chính trong hợp tác xã  nông
  16. nguồn tài chính  Nợ ngắn hạn  u tư Tài sản lưu  Nợ dài hạn nhằm động Tài sản  Vốn chủ sở  11 hữu cố định Tạo nguồn
  17.  Sơ    đồ 1:        Quá    trình    tạo    nguồn    và  sử     d   ụng vốn     Sơ    đồ    1    cho thấy, khi hợp tác xã mới thành lập, vốn chủ sở hữu và các khoản  nợ  chính  là  nguồn  cơ  hữu  đối  với  việc  đầu  tư  tài  sản  đáp  ứng  nhu  cầu  sản  xuất –  kinh  doanh, dịch vụ của hợp tác xã. Nội dung của công tác quản lý tài chính hợp tác xã giai đoạn này là thực hiện  tốt  việc huy động các nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn và sử dụng chúng một  cách có  hiệu quả. Để làm tốt công tác quản lý tài chính ở giai đoạn này cần: Tính toán đúng nhu cầu vốn; Xem xét cân nhắc giữa cơ cấu vốn huy động (vốn vay và vốn chủ sở  hữu); Đầu tư vào những tài sản thật sự cần thiết, tránh tình trạng quá thừa hay  quá  thiếu trong đầu tư. b. Sử dụng vốn có hiệu quả, điều tiết thu – chi đảm bảo  nguồn vốn  cho hoạt động được liên tục. Sơ đồ 2: Chu kỳ sản xuất và dòng ngân lưu 12
  18.  Sơ      đồ      2      cho  thấy  vòng  lưu  chuyển  tiền  tệ  ­  sản  xuất  trong  hợp  tác  xã,  cụ  thể: Từ  nguồn  vốn  huy  động  được  hợp  tác  xã  tiến  hành  đầu  tư,  một  phần  dùng  để  mua  sắm  máy  móc,  thiết  bị  cho  hoạt  động  sản  xuất;  phần  còn  lại  dùng  để  mua  nguyên,  nhiên,  vật liệu và thuê mướn nhân công. Với những yếu tố đầu vào  này, hợp tác xã tiến hành  sản  xuất ra những sản phẩm, dịch  vụ. Như vậy tài sản  tiền tệ (vốn bằng tiền) của hợp  tác xã đã trở thành tài sản vật chất (hàng hoá lưu  trữ,  dịch  vụ  cung  ứng).  Những  hàng  hoá  lưu  trữ  hoặc  dịch  vụ  cung  cấp  cho  xã  viên  sẽ  trở  thành  tài  sản  tiền  tệ.  Nếu  việc  cung  ứng  theo  kiểu  trả  ngay,  thì  tài  sản  vật  chất  sẽ  trở  thành  tài  sản  tiền  tệ  ngay;  nếu  việc  cung  ứng  phải  thu  sau  mỗi vụ thì tài sản vật chất trở thành khoản phải thu và chỉ  trở lại hình thái tiền tệ  khi các khoản phải thu được thanh toán. Đây chỉ là sự vận động  đơn giản từ tiền  sang  hàng,  tới  khoản  phải  thu  và  quay  trở  lại  thành  tiền  trong  một  chu  kỳ  kinh  doanh. Một hoạt động khác thể hiện trong sơ đồ 2 là hoạt động đầu tư. Diễn ra trong  chu  kỳ  kinh  doanh.  Tài  sản  cố  định  của  hợp  tác  xã  được  sử  dụng  và  bị  hao  mòn  trong quá  trình  tạo  ra  dịch  vụ,  giá  trị  hao  mòn  của  chúng  được  thu  hồi  qua  khấu  hao tài sản cố  định. Như  vậy,  nội  dung  của  công  tác  quản  lý  tài  chính  ở  giai  đoạn  tạo  ra  dịch  vụ  là  nhằm  đảm  bảo  sự  tái  tạo  và  tăng  lên  của  tài  sản  ­  tiền  tệ  sau  một  chu  kỳ  hoạt động. Để  làm tốt công tác quản lý giai đoạn này cần thực hiện một số công  việc sau: Đối với tài sản lưu động: ­ Quản lý tốt hàng tồn kho; ­ Thực hiện tốt công tác thu hồi các khoản phải thu. ­ Tổ chức và kiểm soát tốt luân chuyển tiền. Đối với tài sản cố định: Thực hiện công tác khấu hao và bảo quản tốt tài sản hiện vật nhằm đảm  bảo  năng lực phục vụ và khả năng tái đầu tư tài sản. c. Thực hiện công tác phân phối trong hợp tác xã
nguon tai.lieu . vn