Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ XINH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60.31.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục hình, bảng biểu Danh mục phụ lục CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ................................. 2 1.5. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 4 2.1. Giới thiệu .................................................................................................... 4 2.2. Khái niệm về cạnh tranh ............................................................................. 4 2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................... 5 2.3.1. Lý thuyết cạnh tranh cổ điển.................................................................. 5 2.3.2. Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển............................................................ 6 2.3.3. Lý thuyết năng lực cạnh tranh hiện đại.................................................. 7 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng NLCT của doanh nghiệp ...................................... .10 2.4.1. Mức độ đáp ứng thị trường ................................................................. 11 2.4.2. Mức độ điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................................................................... 12 2.4.3. Xây dựng hệ thống thang đo thành tích và tưởng thưởng tường minh ....................................................................................................................... 14 2.4.4. Xây dựng văn hóa học tập liên tục ...................................................... 15
  3. 2.4.5. Ứng dụng công nghệ............................................................................ 16 2.4.6. Xây dựng thương hiệu ......................................................................... 17 2.4.7. Huy động vốn....................................................................................... 19 2.5. Các quan điểm về xác định DNNVV ........................................................ 21 2.5.1. Quan điểm về xác định DNNVV trên thế giới .................................... 21 2.5.2. Quan điểm về xác định DNNVV ở Việt Nam ..................................... 22 2.6. Tính tất yếu của cạnh tranh và việc nâng cao NLCT của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay .................................................................................................. 26 2.7. Tổng quan một số công trình nghiên cứu trước đây.................................. 28 2.7.1. Các nghiên cứu trong nước.................................................................. 28 2.7.2. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 29 2.8. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 30 2.9. Tóm tắt....................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 34 3.1. Giới thiệu ................................................................................................... 34 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 34 3.2.1. Xây dựng thang đo............................................................................... 35 3.2.2. Đánh giá các thang đo ......................................................................... 36 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương...... 37 3.3. Thang đo .................................................................................................... 38 3.3.1. Thang đo mức độ đáp ứng thị trường .................................................. 38 3.3.2. Thang đo mức độ điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh .. 39 3.3.3. Thang đo xây dựng hệ thống đo lường thành tích và tưởng thưởng tường minh........................................................................................................................ 39 3.3.4. Thang đo xây dựng văn hóa học tập liên tục ....................................... 40 3.3.5. Thang đo ứng dụng công nghệ ............................................................ 41 3.3.6. Thang đo xây dựng thương hiệu .......................................................... 41 3.3.7. Thang đo huy động vốn ....................................................................... 42 3.3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại......... 43 3.4. Một số thông tin về mẫu ........................................................................... 43
  4. 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 43 3.4.2. Kích thước mẫu.................................................................................... 43 3.4.3. Kết cấu mẫu ......................................................................................... 44 3.5. Tóm tắt....................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 47 4.1. Giới thiệu ................................................................................................... 47 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................... 47 4.2.1. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 47 4.2.2. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại........ .50 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................... 51 4.3.1. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 51 4.3.2. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại......... 53 4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ................................................................ 53 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ............................................... 57 4.6. Tóm tắt ...................................................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................. 62 5.1. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu chính của đề tài............................... 62 5.2. Những gợi ý và đề xuất với doanh nghiệp ................................................ 63 5.2.1. Tiến hành hiệu chỉnh cơ cấu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ....... 63 5.2.2. Tăng cường khả năng huy động vốn ................................................... 65 5.2.3. Xây dựng hệ thống thang đo thành tích và tưởng thưởng tường minh ........................................................................................................................ 66 5.2.4. Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu cho các DNNVV ........................................................................................................... 67 5.3. Những gợi ý và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương............... 68 5.4. Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............ 70 5.4.1. Những hạn chế của đề tài..................................................................... 70 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................... 70
  5. 5.5. Tóm tắt....................................................................................................... 71 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương”, tôi đã tự nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp,… Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực. Bình Dương, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Xinh
  7. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Tấn Khuyên – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp đã tư vấn và hỗ trợ tôi trong quá trình xử lý số liệu và lựa chọn khung phân tích. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu để hoàn thành luận văn, tôi cũng không khỏi né tránh những sai sót. Tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy, Cô và các bạn. Bình Dương, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Xinh
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) NLCT : Năng lực cạnh tranh TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh EFA : Extraction Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ANOVA : Analysis of Variance (Phân tích phương sai) SIG : Significance (ý nghĩa, sự quan trọng)
  9. DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy định phân loại DNNVV theo Nghị định 90/NĐ-CP Bảng 2.2. Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Bảng 3.1. Thang đó đáp ứng thị trường Bảng 3.2. Thang đo điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh Bảng 3.3. Thang đo xây dựng hệ thống đo lường thành tích và tưởng thưởng tường minh Bảng 3.4. Thang đo xây dựng văn hóa học tập liên tục Bảng 3.5. Thang đo ứng dụng công nghệ Bảng 3.6. Thang đo xây dựng thương hiệu Bảng 3.7. Thang đo huy động vốn Bảng 3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 3.9. Phân loại mẫu theo địa bàn Bảng 3.10. Phân loại mẫu theo ngành nghề Bảng 4.1. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương Bảng 4.2. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.3. Kiểm tra KMO của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương
  10. Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. Bảng 4.5. Kiểm tra KMO của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.6. Kết quả EFA của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.7. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. Bảng 4.8. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương sau khi hiệu chỉnh Bảng 4.9. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.10. Bảng phân tích ANOVA trong hồi quy tuyến tính Bảng 4.11. Bảng kết quả hồi quy từng phần Bảng 4.12. Kết quả kiểm định mô hình giả thiết
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dàn ý và kết quả xin ý kiến chuyên gia Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát Phụ lục 4: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phụ lục 6: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau khi hiệu chỉnh Phụ lục 7: Phân tích hồi quy
  12. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Trong thời gian qua, Bình Dương đã vươn lên thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất nước, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Bình Dương thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động trên địa bàn. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội mới song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về khả năng cạnh tranh cho các DNNVV. Nhất là vào thời gian gần đây, trước ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều DNNVV đã không trụ vững, thậm chí có kết cục tồi tệ hơn là đóng cửa hoạt động đã để lại nhiều tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài những trợ giúp về tài chính, mặt bằng sản xuất, việc đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công, Chính phủ còn nhấn mạnh các dịch vụ hỗ trợ DNNVV như tư vấn về quản lý và tài chính nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cho các DNNVV. Triển khai thực hiện Nghị định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 3348/KH-UBND ngày 09/11/2011 phát triển DNNVV tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015, cũng đã nhấn mạnh các giải pháp phát triển DNNVV, nhất là các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho thấy việc thực hiện đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
  13. 2 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương” là việc cần thiết hơn bao giờ hết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá và phân tích NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương, từ đó gợi ý các giải pháp, chính sách để nâng cao NLCT của các doanh nghiệp này. Mục tiêu cụ thể: Đề tài hướng đến 03 mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả kết hợp điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng NLCT của các DNNVV. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để định vị các nhân tố, đồng thời chạy hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT của các DNNVV. Mục tiêu 3: Gợi ý các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương là gì? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đánh giá NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương, chủ yếu là các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát,…. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp để nâng cao NLCT cho các DNNVV tỉnh Bình Dương.
  14. 3 Các nghiên cứu trong luận văn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp và quy nạp là chủ yếu. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính là cơ sở xác định các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp thông qua phiếu khảo sát. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng bước đầu tiên sẽ được đưa vào phân tích độ tin cậy của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để điều chỉnh thang đo. Thang đo sau khi được đảm bảo độ tin cậy sẽ được đưa vào nghiên cứu chính thức để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương và xác định mức độ hài lòng của doanh nghiệp vào NLCT hiện tại của doanh nghiệp mình. Trong quá trình phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 16.0. 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm năm chương. - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận
  15. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Để có cái nhìn tổng quan về những mô hình nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về NLCT của DNNVV, trong Chương 2 tác giả khái quát những quan điểm khác nhau về cạnh tranh, NLCT, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, từ đó đưa ra khung lý thuyết mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. 2.2. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hóa và trở thành một đặc trưng nổi bật của cơ chế thị trường. Do vậy, các lý thuyết nghiên cứu về cạnh tranh chỉ xuất hiện trong giai đoạn hình thành và phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu như lý thuyết của trường phái kinh tế học cổ điển, lý luận của trường phái kinh tế chính trị học Mác xít, lý thuyết của trường phái tân cổ điển, của các trường phái kinh tế học hiện đại,…Do cách tiếp cận khác nhau, nên cũng đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này tùy theo góc độ tiếp cận. Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (1997), sức cạnh tranh là: “Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 của tác giả Bùi Thị Thanh Hà (2000) đã định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”. Quan niệm này đã
  16. 5 xác định rõ các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Trong Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (2002) nêu rõ: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc đua tranh, triệt hạ nhau. Theo Michael Porter (1980): cạnh tranh là giành lấy thị phần, là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành và theo đó giá cả có thể giảm đi. Hiện nay cạnh tranh và hợp tác đan xen nhau, song xu thế chính là hợp tác. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, theo tác giả “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu, qua đó giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.” 2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh NLCT thường được hiểu như là khả năng mà mỗi quốc gia, mỗi ngành và DN tận dụng các ưu thế có được để duy trì và phát huy ảnh hưởng của mình trước các đối thủ khác. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết về cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. 2.3.1. Lý thuyết cạnh tranh cổ điển
  17. 6 Đại biểu xuất sắc của lý thuyết cạnh tranh cổ điển là các nhà kinh tế học cổ điển như: Adam Smith (1723-1790), John Stuart Mill (1806 – 1873), C. Mác, Ph. Ănghen. Adam Smith cho rằng, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia là do quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác. Lợi thế cạnh tranh có được tính bằng thời gian hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nào đó ngắn hơn so với các quốc gia khác. David Ricardo (1772-1823) quan niệm rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể có lợi thế tương đối và việc mua bán trao đổi giữa hai quốc gia vẫn có thể thực hiện được nhờ vào lợi thế cạnh tranh này. Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ (k) về tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B ở hai quốc gia. Nếu một quốc gia X có k thấp hơn quốc gia Y thì quốc gia X có lợi thế tương đối về sản xuất sản phẩm A và ngược lại, quốc gia Y sẽ có lợi thế tương đối về sản xuất sản phẩm B. Do đó, hai quốc gia sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi cho nhau để cùng có lợi. Tuy nhiên, trên thực tế không chỉ có hai quốc gia cạnh tranh lẫn nhau mà có rất nhiều quốc gia trên thế giới tham gia thị trường. Tuy nhiên, đây là lý thuyết nền tảng cho lý thuyết thương mại sau này. Lý luận cạnh tranh của C. Mác gắn liền với học thuyết giá trị thặng dư, đặt trong điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kỳ tự do cạnh tranh. Cạnh tranh kinh tế là sản phẩm của kinh tế hàng hóa và cạnh tranh là một quy luật cùng tác động với quy luật giá trị thặng dư, lấy quy luật giá trị làm tiền đề (Trần Sửu, 2006). 2.3.2. Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển
  18. 7 Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển gắn liền với các tên tuổi của trường phái cạnh tranh hoàn hảo như W. Jevos, A. Cournot, L. Walras, Marshall,…Lý thuyết cạnh tranh của trường phái này dựa trên cơ sở thị trường tự do và cạnh tranh hoàn hảo, sản xuất được điều khiển bởi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất tới điểm tối ưu. Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển chứng minh rất rõ tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và rất có ích về mặt phân tích kinh tế, đặc biệt ở cấp độ vi mô. Tuy nhiên, lý thuyết này phân tích phân phối nguồn lực ở trạng thái tĩnh, không làm rõ được các vấn đề trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo (Trần Sửu, 2006). 2.3.3. Lý thuyết năng lực cạnh tranh hiện đại Lý thuyết cạnh tranh hiện đại gắn liền với các tên tuổi như E. Camberlin, J. Robinson, M. Porter,…và chú trọng nghiên cứu NLCT và việc nâng cao NLCT. Bốn nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại như sau: Cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong kinh tế thị trường. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến tranh giành, khống chế lẫn nhau. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
  19. 8 Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại không phải chủ yếu là tiêu diệt nhau, mà trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Lý thuyết cạnh tranh hiện đại nổi bật nhất thuộc về Michale E. Porter với mô hình viên kim cương, đó là: Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành: Trước hết đây là những đối tượng quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm đạt lấy lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lợi nhuận của ngành. Trên thực tế, các đối thủ khi cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp trên cơ sở cạnh tranh về giá với các hình thức và công cụ cạnh tranh khác như: chất lượng sản phẩm cùng với áp dụng sự khác biệt về sản phẩm, marketing,…Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải thu thập đủ các thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh có sức mạnh trên thị trường và tình trạng ngành để làm cơ sở hoạch định chiến lược. Thứ hai, nguy cơ đe dọa nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn: Hiểu biết đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các đối thủ mới, đặc biệt khi các đối thủ này có khả năng mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị phần, sẽ làm cạnh tranh trở nên khốc liệt và không ổn định. Để hạn chế sự đe dọa các đối thủ tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, đặc biệt về công nghệ.
  20. 9 Thứ ba, quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người mua: Đối với các doanh nghiệp thì mọi việc có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận. Chính vì vậy, sự tín nhiệm của khách hàng luôn là tài sản có giá trị quan trọng chỉ khi doanh nghiệp biết cách thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, áp lực từ đòi hỏi của người mua về chất lượng sản phẩm cao hơn, được phục vụ tốt hơn nhưng với mức giá thấp hơn làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạn chế bớt quyền thương lượng của người mua, các doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng hiện tại và tương lai cùng với các nhu cầu và thị hiếu của họ làm cơ sở định hướng cho kế hoạch marketing và chiến lược kinh doanh nói chung. Thứ tư, quyền lực thương lượng hay khả năng ép giá của người cung ứng: Người cung ứng các yếu tố đầu vào luôn muốn thu nhiều lợi nhuận. Vì vậy, họ có thể đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm đặt mua, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ có điều kiện, nhất là trong trường hợp người cung ứng có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu hoặc sản phẩm của người cung ứng là vật tư đầu vào quan trọng của khách hàng. Trong thực tế, các doanh nghiệp luôn phải ứng phó một cách thường xuyên đến nguồn cung ứng ngay trong nội bộ doanh nghiệp, có thể đó là lực lượng lao động, đặc biệt với những lao động có trình độ cao. Thứ năm, nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Các sản phẩm thay thế luôn có thể có tác động lớn đến mức độ lợi nhuận tiềm năng của ngành, nhất là những sản phẩm có chu kỳ sống ngắn như máy tính, đồ điện tử,…Vì phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của quá trình thay đổi công nghệ, nên thường có ưu thế về chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường. Biện pháp chủ yếu sử dụng để hạn chế sự tác động của sản phẩm thay thế là tăng
nguon tai.lieu . vn