Xem mẫu

  1. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM HUỲNH NHẬT TRƯỜNG CAÙC YEÁU TOÁ TAÙC ÑOÄNG ÑEÁN NGHEØO TẠI HUYỆN CẦN GIỜ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TẾ TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2011
  2. BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM HUỲNH NHẬT TRƯỜNG CAÙC YEÁU TOÁ TAÙC ÑOÄNG ÑEÁN NGHEØO TẠI HUYỆN CẦN GIỜ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Chuyeân ngaønh: Kinh teá phaùt trieån Maõ soá: 60.31.05 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: TS. Nguyễn Tấn Khuyên TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2011
  3. LÔØI CAÛM ÔN Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tấn Khuyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Cần Giờ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 24 quận huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo và tăng hộ khá 24 quận-huyện, Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá thành phố và các cơ quan liên quan đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2011 Tác giả Huỳnh Nhật Trường
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các thông tin và số liệu được thực hiện trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào.
  5. MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1. Đặt vấn đề:..................................................................................................... 3 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: ................................................................. 6 2.1. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................ 6 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................ 6 4. Phương pháp, dữ liệu và số liệu nghiên cứu: ............................................. 7 4.1. Phương pháp tiếp cận : ............................................................................. 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................... 7 4.3. Dữ liệu, số liệu nghiên cứu: ..................................................................... 8 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: .............................. 8 6. Những điểm nỗi bậc của luận văn:.............................................................. 9 7. Cấu trúc bài viết: .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 10 1.1. Lý thuyết về nghèo: ................................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm: ........................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại nghèo: .................................................................................. 14 1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường nghèo: .............................................................. 15 1.1.4. Phương pháp xác định đối tượng nghèo: ............................................ 16 1.1.5. Nguyên nhân dẫn đến nghèo: .............................................................. 18 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:............................................................... 24 1.2.1. Mô hình mối liên hệ giữa tăng trưởng và thu nhập của người nghèo: 24 1.2.2. Mô hình hồi qui đa biến phân tích những yếu tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình nông thôn: ................................................................. 25 1.3. Kết luận chương 1: .................................................................................. 29
  6. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................ 31 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: ........................................................ 31 2.1.1. Sơ nét về thành phố Hồ Chí Minh: ..................................................... 31 2.1.2. Sơ nét về huyện Cần Giờ: ................................................................... 31 2.2. Tình trạng nghèo ở TP. HCM và huyện Cần Giờ : .............................. 33 2.2.1. Tình trạng nghèo ở TP. HCM: ............................................................ 33 2.2.2. Tình trạng nghèo ở huyện Cần Giờ:.................................................... 36 2.3. Kết luận chương 2: .................................................................................. 39 CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 40 3.1. Phương pháp xác định đối tượng nghèo: .............................................. 40 3.2. Cơ sở xác định đối tượng nghèo : ........................................................... 40 3.3. Phương pháp lấy mẫu và khảo sát :....................................................... 41 3.4. Nội dung mô hình nghiên cứu tác giả lựa chọn : .................................. 42 3.4.1. Mô hình nghiên cứu: ........................................................................... 42 3.4.2. Các biến đề nghị nghiên cứu trong mô hình: ...................................... 43 3.4.3. Giả thiết nghiên cứu : .......................................................................... 43 3.5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 44 3.5.1. Phân tích định tính : ............................................................................ 44 3.5.2. Phân tích định lượng : ......................................................................... 45 3.6. Kết luận chương 3 : ................................................................................. 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ............................................................ 46 4.1. Kết quả thống kê mô tả: .......................................................................... 46 4.1.1. Về nghề nghiệp, tình trạng việc làm của chủ hộ : ............................... 47 4.1.2. Về trình độ học vấn của chủ hộ :......................................................... 51 4.1.3. Giới tính của chủ hộ : .......................................................................... 53 4.1.4. Quy mô hộ, số người sống phụ thuộc và tỷ lệ người phụ thuộc : ....... 54 4.1.5. Tổng diện tích đất của hộ : .................................................................. 55 4.1.6. Quy mô vốn vay từ các định chế chính thức :..................................... 56 4.1.7. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh sống : ...................... 59
  7. 4.1.8. Tâm lý ỷ lại của các hộ dân :............................................................... 64 4.1.9. Đánh giá của người dân huyện Cần Giờ về nguyên nhân dẫn đến cuộc sống giảm sút, hiệu quả của các chính sách đang được nhà nước hỗ trợ và mong muốn được hỗ trợ của các hộ dân : ..................................................... 67 4.1.10. Đánh giá của lãnh đạo phòng LĐTBXH của 03 địa bàn khảo sát và lãnh đạo Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá thành phố : 72 4.2. Kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng : ........................................... 73 4.2.1. Mô hình nghiên cứu : .......................................................................... 73 4.2.2. Kết quả mô hình kinh tế lượng: .......................................................... 77 4.3. Kết luận chương 4 : ................................................................................. 82 CHƯƠNG 5: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CẦN GIỜ ............................................................................................................ 84 5.1. Gợi ý một số giải pháp liên quan đến các yếu tố có ảnh hưởng đến xác suất nghèo của các hộ tại huyện Cần Giờ : .................................................. 84 5.1.1. Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ : ........................................................... 84 5.1.2. Tâm lý ỷ lại của hộ: ............................................................................. 85 5.1.3. Nghề nghiệp : ...................................................................................... 87 5.1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ : ..................................................... 88 5.1.5. Giáo dục : ............................................................................................ 90 5.2. Những giới hạn của đề tài và đề xuất các nghiên cứu mở rộng : ........ 92 5.3. Kết luận và kiến nghị: ............................................................................. 94 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 102
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 Bảng 1.1: Lĩnh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu .... 19 Bảng 1.2 : Tỷ lệ các nhóm chi tiêu phân theo giới tính (%) ........................... 20 Bảng 1.3 : Quy mô hộ trung bình và số người phụ thuộc trung bình phân theo nhóm chi tiêu .............................................................................................. 21 Bảng 1.4 : Quy mô đất theo nghèo ở huyện Mỹ Xuyên .................................. 22 Bảng 1.5: Nghề nghiệp chính của chủ hộ phân theo nhóm thu nhập ........... 47 Bảng 1.6: Lĩnh vực nghề nghiệp chính của chủ hộ theo nhóm thu nhập ..... 48 Bảng 1.7: Nhóm nhu nhập phân theo nghề nghiệp chính của chủ hộ........... 49 Bảng 1.8: Thu nhập bình quân theo nghề nghiệp chính của chủ hộ ............. 50 Bảng 1.9: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm thu nhập .............. 52 Bảng 1.10: Giới tính chủ hộ phân theo nhóm thu nhập ................................. 53 Bảng 1.11: Nghề nghiệp chính của chủ hộ phân theo giới tính ..................... 54 Bảng 1.12: Tỷ lệ người phụ thuộc trung bình theo nhóm thu nhập ............. 55 Bảng 1.13: Diện tích đất trung bình của hộ theo nhóm thu nhập ................. 56 Bảng 1.14: Khả năng, loại tổ chức tín dụng và tên tổ chức tín dụng hộ dân đã vay phân theo nhóm thu nhập ..................................................................... 57 Bảng 1.15: Mục đích vay phân theo nhóm thu nhập ...................................... 58 Bảng 1.16: Quy mô vốn vay bình quân của hộ phân theo nhóm thu nhập .. 58 Bảng 1.17: Đường ô tô, kênh rạch, trường học, trạm y tế, cơ sở sản xuất phân theo nhóm thu nhập ......................................................................... 60 Bảng 1.18: Tình hình sử dụng điện của các hộ................................................ 61 Bảng 1.19: Nguồn nước chính dùng cho ăn, uống của hộ phân theo nhóm thu nhập .............................................................................................................. 61
  9. Bảng 1.20: Mức độ đun sôi nước khi uống phân theo nhóm thu nhập ......... 62 Bảng 1.21: Tình trạng nhà ở, loại nhà ở phân theo nhóm thu nhập ............. 63 Bảng 1.22: Tình trạng nhà vệ sinh theo nhóm thu nhập ................................ 63 Bảng 1.23: Số tài sản trung bình và tổng giá trị tài sản trung bình .............. 64 phân theo nhóm thu nhập.................................................................................. 64 Bảng 1.24: Thứ tự các tiêu chí đo lường mức độ ỷ lại của các hộ dân.......... 65 Bảng 1.25: Tâm lý ỷ lại của hộ phân theo nhóm thu nhập ............................ 66 Bảng 1.26: Mức độ cải thiện cuộc sống trong ba năm gần đây (2007, 2008, 2009) phân theo nhóm thu nhập ....................................................................... 67 Bảng 1.27: Nguyên nhân dẫn đến cuộc sống giảm sút trong ba năm gần đây (2007, 2008, 2009) phân theo nhóm thu nhập.................................................. 68 Bảng 1.28: Ý kiến của hộ về các chính sách giúp ích phân theo nhóm thu nhập ..................................................................................................................... 69 Bảng 1.29: Mong muốn được hỗ trợ của hộ phân theo nhóm thu nhập....... 71 Bảng 1.30: Thứ tự nguyên nhân dẫn đến nghèo theo đánh giá của cán bộ quận-huyện ......................................................................................................... 72 Bảng 1.31: Thứ tự hiệu quả chính sách của nhà nước ................................... 73 Bảng 1.32: Bảng mô tả các biến trong mô hình .............................................. 74 Bảng 1.33: Ước lượng tham số của mô hình hồi qui Binary Logistic sau khi đã loại bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê ................................................ 77 Bảng 1.34: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................ 78 Bảng 1.35: Mô hình hồi qui Binary Logistic về nghèo ở huyện Cần Giờ ..... 79 Bảng 1.36: Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố . 80
  10. CHÚ GIẢI CÁC KHÁI NIỆM DÙNG TRONG ĐỀ TÀI 1. Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 12.000.000 đồng/người/năm trở xuống. 2. Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ trên 12.000.000 đồng/người/năm đến dưới 18.000.000 đồng/người/năm. 3. Hộ khá là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ trên 18.000.000 đồng/người/năm trở lên. 4. Hộ có đường ô tô thuận tiện là hộ ở gần đường ô tô, có khoảng cách từ nhà đến đường ô tô trong khoảng từ 1 km trở xuống. 5. Hộ có tâm lý ỷ lại là hộ có các dấu hiệu như: Nhà nước giới thiệu việc làm nhưng thành viên trong hộ không đi làm vì lười lao động, chê lương thấp; hộ không muốn thoát nghèo vì sợ không được Nhà nước tiếp tục trợ cấp và hỗ trợ; hộ thường sử dụng hết các khoảng hỗ trợ của nhà nước, người thân vào việc tiêu xài mà không sử dụng vào việc tiết kiệm đầu tư để tạo thêm thu nhập; hộ có thói quen tiêu xài hết số tiền mình kiếm được mà không quan tâm đến việc tích trữ để đầu tư tạo thu nhập; thành viên trong hộ không chịu vay vốn, không chịu học hỏi kinh nghiệm để làm ăn tạo thu nhập cho gia đình; hộ không mạnh dạn đầu tư vì sợ gặp rủi ro thất bại phải nợ nần.
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDP Gross Domestic Product (tổng sản lượng quốc nội) GNP Gross National Product (tổng sản lượng quốc gia) FDI Foreign direct investment (đầu tư trực tiếp nước ngoài) WB World Bank (Ngân hàng thế giới) TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội GN & THK Giảm nghèo và tăng hộ khá Ln Logarit cơ số e UBND Ủy ban nhân dân USD Đồng đô la Mỹ
  12. 1 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở huyện Cần Giờ và mức độ tác động của từng yếu tố. Từ đó, xem xét yếu tố nào tác động mạnh đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình và gợi ý một số giải pháp cần thiết nhằm làm giảm tình trạng nghèo và giúp cho huyện Cần Giờ thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại huyện. Sử dụng kết quả khảo sát 150 hộ gia đình gồm 50 hộ tại xã Bình Khánh, 50 hộ tại xã Tam Thôn Hiệp và 50 hộ tại thị trấn Cần Thạnh thuộc địa bàn huyện Cần Giờ; phỏng vấn lấy ý kiến của 41 cán bộ thuộc Phòng lao động thương binh và xã hội tại 03 địa phương khảo sát, Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá thành phố về nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của các hộ tại huyện Cần Giờ và tính hiệu quả của các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo của thành phố ; phỏng vấn lấy ý kiến về tiêu chí tâm lý ỷ lại của 65 cán bộ thuộc Phòng lao động thương binh và xã hội tại 03 địa phương khảo sát, Ban giảm nghèo và tăng hộ khá các quận huyện và Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá thành phố. Kết quả phân tích mô hình Binary logistic cho thấy có 05 yếu tố tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ tại huyện Cần Giờ gồm trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp chính của chủ hộ, có đường ô tô thuận tiện, tỷ lệ người phụ thuộc của hộ và tâm lý ỷ lại của hộ. Có hai yếu tố có tương quan âm so với biến nghèo gồm yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ và yếu tố có đường ô tô thuận tiện, trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất là yếu tố có đường ô tô thuận tiện, cuối cùng là yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ. Có 03 yếu tố có tương quan dương so với biến nghèo gồm yếu tố nghề nghiệp chính của chủ hộ, yếu tố tỷ lệ người phụ
  13. 2 thuộc của hộ và yếu tố tâm lý ỷ lại của hộ, trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất là biến tỷ lệ người phụ thuộc của hộ, thứ hai là yếu tố tâm lý ỷ lại của hộ, cuối cùng là yếu tố nghề nghiệp chính của chủ hộ. Từ đó, tác giả gợi ý các giải pháp liên quan đến 05 yếu tố nêu trên gồm : thứ nhất là các giải pháp nhằm giảm tối đa số người sống phụ thuộc trong hộ bằng việc tư vấn giúp hộ hiểu và nhận thức được những lợi ích khi thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch ; thứ hai là các giải pháp nhằm hạn chế yếu tố tâm lý ỷ lại của hộ vào các khoản trợ cấp của người thân và nhà nước ; thứ ba là các giải pháp hướng nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ kỹ thuật cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau ; thứ tư là các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và thứ năm là các giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn cho chủ hộ và các thành viên trong hộ.
  14. 3 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Nghèo đói là một trong những vấn nạn đối với bất kỳ một quốc gia nào trên Thế Giới, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Là một nước xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, phần lớn dân số là nông dân, bên cạnh đó, nước ta bị đô hộ bởi chế độ phong kiến và thực dân Pháp, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời kỳ 1930 - 1944, năng suất lúa bình quân 1 ha là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ, Nhật Bản là 34 tạ, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp, trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cuốc mướn, nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng, hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo1.Trên 70% dân số làm nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh thổ, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% tổng sản lượng quốc nội (GDP), nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam2. Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động sáng tạo, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách về kinh tế xã hội nhằm đẩy lùi được vấn 1 Nguyễn Bá Khoáng (2005), 60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đến nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Tổng cục Thống kê Quốc gia (trính báo điện tử tại trang http://pdu.vn/main/forum/archive/index.php/t-456.html, ngày 30/8/2005). 2 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Việt Nam đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nông thôn, trích báo điện tử tại http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30315&cn_id=352389, ngày 28/7/2009.
  15. 4 nạn nghèo đói, cụ thể như: chính sách hỗ trợ về tín dụng, trợ giá vật tư, hỗ trợ kỹ thuật ... Đặc biệt, hàng loạt các chương trình thực hiện nhằm giúp các hộ thoát nghèo được Chính phủ triển khai thực hiện như chương trình 133, chương trình 135, chương trình 120, kế hoạch hoá gia đình... Ngoài ra, còn rất nhiều các chương trình hỗ trợ từ bên ngoài nhằm xoá đói giảm nghèo cho các hộ, nhất là các hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, các hộ dân tộc thiểu số. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một thành phố phát triển năng động nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước. TP. HCM chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia3. Trong 20 năm thu hút FDI (từ năm 1988 - 2008), TP. HCM đứng đầu cả nước về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 3.141 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25,68 tỉ USD. Riêng năm 2008, vốn đầu tư đạt hơn 8,456 tỉ USD4. Quy mô kinh tế TP. HCM năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 ước 2.800 USD, bằng 1,68 lần năm 20055. Tổng sản phẩm trong nước của thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh qua các năm, nếu như trong năm 2000 GDP của thành phố là 75.863 tỷ đồng thì GDP năm 2005 là 165.297 tỷ đồng (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000), GDP năm 2010 là 418.053 tỷ đồng (tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005)6. 3 Bách khoa toàn thư Wikipedia, Thành phố Hồ Chí Minh, tại trang http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh. 4 Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, 20 năm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh: 5 vấn đề cần lưu ý, Theo báo điện tử tinkinhte.com tại trang http://www.tinkinhte.com/tai-chinh-dau-tu/tin-dau-tu-viet-nam/20- nam-thu-hut-fdi-o-tp-ho-chi-minh-5-van-de-can-luu-y.nd5-dt.49855.123126.html, ngày 28/7/2009. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=5&News_ID=28631962 5 Theo nguồn Cafef tại trang: http://cafef.vn/20101007083613951ca33/tphcm-gdp-binh-quan-dau-nguoi-nam-2010- uoc-2800-usd-bang-168-lan-nam-2005.chn. 6 Theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn theo giá thực tế, tại trang http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/2009/Cac_chi_tieu_tong_hop_va_muc_song/0301.htm
  16. 5 Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, Thành phố vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc làm sao để nâng cao chất lượng sống cho người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, Huyện Cần Giờ là một trong những huyện khó khăn nhất trong 24 quận, huyện được chính quyền thành phố Hồ Chí Minh quan tâm nhất trong việc giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống người dân. Huyện Cần Giờ cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, diện tích đất ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, theo chuẩn nghèo của thành phố là 12 triệu đồng/người/năm thì tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Cần Giờ là 45,81% cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trung bình của thành phố là 9,8%7. Điều đó cho thấy những chính sách, giải pháp giảm nghèo tại huyện có thể chưa phù hợp do chưa xác định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nghèo tại địa phương này. Mặt khác, trong số những nghiên cứu trước đây về nghèo tại huyện Cần Giờ chủ yếu nghiên cứu về mặt định tính, chưa có nghiên cứu định lượng nào được thực hiện tại huyện. Nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp huyện Cần Giờ thực hiện thành công chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá giai đoạn 2009-2015 của Ủy ban nhân dân thành phố và có thêm thông tin về tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến nghèo tại huyện, tác giả quyết định chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nghèo tại huyện Cần Giờ và một số giải pháp” với hy vọng sẽ tìm ra được những yếu tố thực sự có tác động đến nghèo tại huyện, từ đó, tác giả sẽ gợi ý một số giải pháp nhằm giúp huyện thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại huyện. 7 Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo và tăng hộ khá thành phố (2010), Báo cáo về tổng kết năm 2009 và chương trình giảm nghèo - tăng hộ khá năm 2010, Tp. Hồ Chí Minh.
  17. 6 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1.1. Mục tiêu tổng quát : Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố có tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình tại huyện Cần Giờ và gợi ý một số giải pháp giảm nghèo tại huyện Cần Giờ. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể : - Phân tích tình trạng nghèo tại huyện Cần Giờ nhằm tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến nghèo. - Xác định các yếu tố tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở huyện Cần Giờ và mức độ tác động của từng yếu tố. - Gợi ý một số giải pháp cần thiết nhằm làm giảm tình trạng nghèo và giúp cho huyện Cần Giờ thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại huyện. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Câu hỏi 1: các yếu tố nào tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở huyện Cần Giờ và mức độ tác động của từng yếu tố? - Câu hỏi 2: Làm thế nào để giúp huyện Cần Giờ triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương có hiệu quả? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của các hộ gia đình tại huyện Cần Giờ. - Đối tượng khảo sát : các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cần Giờ và các cán bộ thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (phòng LĐTBXH) các quận huyện, Ban Giảm nghèo và tăng hộ khá (Ban GN & THK) các quận huyện và Ban chỉ đạo Chương trình GN & THK thành phố.
  18. 7 - Phạm vi nghiên cứu: Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu luận văn đã đề ra, bài viết tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố nằm trong phạm vi sau: + Do giới hạn về thời gian và nguồn kinh phí nên đề tài chỉ tập trung khảo sát tại xã Bình Khánh, xã Tam Thôn Hiệp và thị trấn Cần Thạnh thuộc địa bàn huyện Cần Giờ, TP. HCM ; lấy ý kiến của các cán bộ thuộc phòng LĐTBXH 2 xã và 1 thị trấn, Ban GN & THK các quận huyện và Ban chỉ đạo chương trình GN & THK thành phố. + Thời gian nghiên cứu: * Tiến hành khảo sát lấy mẫu thử từ ngày 15/9/2010 đến ngày 20/9/2010. * Tiến hành khảo sát: từ ngày 10/01/2011 đến ngày 20/4/2011. 4. Phương pháp, dữ liệu và số liệu nghiên cứu: 4.1. Phương pháp tiếp cận : Phương pháp tiếp cận, khung phân tích của đề tài được thể hiện tại phụ lục 1. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Đối với câu hỏi số 1: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để phỏng vấn các hộ dân cư với các tiêu chí như thu nhập, chi tiêu, việc làm, trình độ học vấn … ; phỏng vấn các cán bộ thuộc phòng LĐTBXH các quận huyện, Ban GN & THK các quận huyện và Ban GN & THK thành phố về nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của các hộ tại huyện Cần Giờ, tính hiệu quả của các chính sách, giải pháp hỗ trợ người nghèo của thành và tiêu chí tâm lý ỷ lại. Sau đó, dùng phần mềm Microsoft Excel 2010 để nhập dữ liệu đã khảo sát và phỏng vấn. Tiếp theo, tác giả mã hóa dữ liệu sang phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê mô tả những thông tin thu nhập từ nguồn dữ liệu sơ cấp đó. Cuối cùng, tác giả dùng phần mềm Eviews 4.1 để phân tích mô hình Binary logistic nhằm tìm ra mức độ tác
  19. 8 động của các yếu tố đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở huyện Cần Giờ và mức độ tác động của từng yếu tố. - Đối với câu hỏi số 2: Từ kết quả của câu hỏi số 1, tác giả phối hợp đồng bộ các giải pháp liên quan đến các yếu tố có tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình ở huyện Cần Giờ, từ đó gợi ý một số giải pháp nhằm giúp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có định hướng trong công tác giảm nghèo, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, phát triển bền vững ở huyện trong thời gian tới. 4.3. Dữ liệu, số liệu nghiên cứu: - Nguồn số liệu thứ cấp: từ nguồn báo cáo hàng năm của địa phương và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - Nguồn số liệu sơ cấp: + Tác giả chọn mẫu và tiến hành khảo sát 150 hộ gia đình tại 2 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Cần Giờ, trong đó tác giả chọn 1 thị trấn đại diện cho các địa phương có tỉ lệ nghèo thấp (thị trấn Cần Thạnh), 1 xã đại diện cho các địa phương có tỉ lệ nghèo trung bình (xã Bình Khánh) và 1 xã đại diện cho các địa phương có tỉ lệ nghèo cao (xã Tam Thôn Hiệp) so với bình quân chung của huyện để tiến hành khảo sát, mỗi xã, thị trấn tác giả khảo sát 50 hộ. + Phỏng vấn lấy ý kiến của 41 cán bộ thuộc phòng LĐTBXH của 03 địa phương khảo sát, Ban GN & THK thành phố về nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của các hộ tại huyện Cần Giờ. + Phỏng vấn lấy ý kiến của 65 cán bộ thuộc phòng LĐTBXH của 03 địa phương khảo sát, Ban GN & THK các quận huyện và Ban GN & THK thành phố. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: - Đề tài là cơ sở khoa học để Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tham khảo lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
  20. 9 trong việc triển khai thực hiện tốt chương trình giảm nghèo và tăng hộ khá của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và phát triển kinh tế xã hội của huyện một cách bền vững nói riêng. - Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhân rộng mô hình giảm nghèo từ huyện Cần Giờ để các địa phương khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh áp dụng thực hiện nhằm giúp các hộ gia đình có cơ hội tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống, góp phần ổn định kinh tế văn hóa xã hội. 6. Những điểm nỗi bậc của luận văn: Các nghiên cứu trước đây về tình trạng nghèo ở huyện Cần Giờ chỉ nghiên cứu về mặt định tính nhưng chưa nghiên cứu về mặt định lượng, do đó trong nghiên cứu này, tác giả bổ sung thêm phần nghiên cứu tình trạng nghèo về mặt định lượng ở huyện Cần Giờ, đóng góp những ý tưởng mang tính khoa học mà các nhà nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. 7. Cấu trúc bài viết: Đề tài gồm có 5 chương: - Chương 1 : Cơ sở lý thuyết - Chương 2 : Tổng quan địa bàn nghiên cứu - Chương 3 : Thiết kế và phương pháp nghiên cứu - Chương 4 : Kết quả phân tích - Chương 5 : Gợi ý một số giải pháp để giảm nghèo ở huyện Cần Giờ.
nguon tai.lieu . vn