Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM HUY HÙNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MỸ HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn này là công trình của riêng Tác giả. Số liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Huy Hùng
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Trường Đại học Công Đoàn, Khoa đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Công Đoàn đã giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hữu ích trong việc cho ý kiến nhận xét cũng như trong suốt quá trình thu thập dữ liệu từ Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC. Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý Thầy/Cô là người hướng dẫn và có nhiều ý kiến đóng góp, sửa chữa quí báu trong quá trình nghiên cứu Luận văn của Tác giả. Tác giả xin được chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Tác giả trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn! Tác giả Luận văn Phạm Huy Hùng
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN…………………….…………..…………..……...……(i-xviii) MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ....................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................5 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ....................................................................................6 7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................................6 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ......................................................................................7 1.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính ...........................................................7 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính ..............................................................7 1.1.2. Đặc trưng của kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................8 1.2. Khái quát chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính .........12 1.2.1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ..........................................12 1.2.2. Khái niệm, mục tiêu và vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính ......15 1.2.3. Các loại hình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính ...............18 1.3. Kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính .........................21 1.3.1. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán……………………….. 21 1.3.2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ……………………… 23 1.3.3. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ……………………….. 24 1.3.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi ký báo cáo kiểm toán ………………… 24 1.4. Kinh nghiệm của thế giới về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính......27 1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán ..................27 1.4.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán .....30
  5. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam ............................................................................32 Kết luận chương 1 ..........................................................................................................34 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC .....................................................................................................................35 2.1. Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC .....................................35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................35 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty .........................................................38 2.1.3. Tổ chức bộ máy của công ty ..................................................................................43 2.2. Thực trạng kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC .................................................................44 2.2.1. Các cấp độ kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC ...............................................................................44 2.2.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ..................................................................................................................................46 2.2.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán .........................................................................................................................60 2.2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn kết thúc kiểm toán ..................................................................................................................................64 2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC .................................................................69 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................69 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân .....................................................................71 Kết luận Chương 2 .........................................................................................................74 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ...................75 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC ...................................75 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC ............................................................75 3.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC ............................................................76
  6. 3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC .................................................................77 3.3.1. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán...................78 3.3.2. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .................80 3.3.3. Giải pháp kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán ..................................................................................................................................84 3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp ..............................................................................85 3.4.1. Đối với Nhà nước ..................................................................................................85 3.4.2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC ...........................................86 KẾT LUẬN .....................................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................90 CÁC PHỤ LỤC ..............................................................................................................91
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ASC Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 CTKT Công ty kiểm toán 4 CP Cổ phần 5 DN Doanh nghiệp 6 HSKT Hồ sơ kiểm toán 7 KTV Kiểm toán viên 8 KSNB Kiểm soát nội bộ 9 VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 10 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 11 TCT Tổng công ty 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 XDCB Xây dựng cơ bản
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Thông tin tài chính cơ bản 38 2 Bảng 2.2. Cam kết tính độc lập của kiểm toán viên 53 3 Bảng 2.3. Công văn gửi khách hàng sau khi ký hợp đồng kiểm toán 55 4 Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện kiểm toán gửi khách hàng 56 5 Bảng 2.5. Mục tiêu kiểm toán và các thủ tục kiểm toán trọng tâm 56 6 Bảng 2.6. Nhân sự và thời gian thực hiện 57 7 Bảng 2.7. Trích tóm tắt trang soát xét kế hoạch kiểm toán 58 8 Bảng 2.8. Bảng soát xét giấy tờ làm việc của KTV đối với trợ lý KTV 60 9 Bảng 2.9. Trích tóm tắt trang soát xét thủ tục kiểm toán chi tiết số dư 63 (kiểm tra các nghiệp vụ tăng tài sản cố định) 10 Bảng 2.10. Ví dụ một trang soát xét báo cáo tổng hợp kết quả kiểm 65 toán 11 Bảng 2.11. Soát xét việc hình thành ý kiến kiểm toán 67 12 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về việc lập kế hoạch kiểm toán 72 Biểu STT Nội dung Trang 1 Biểu 2.1. Cơ cấu dịch vụ theo doanh thu năm 2016 41 2 Biểu 2.2. Bản phê duyệt cung cấp dịch vụ cho khách hàng 51 Sơ đồ STT Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1. Phần hành kiểm toán cơ bản của kiểm toán tài chính 9 2 Sơ đồ 2.1. Các dịch vụ chuyên ngành của ASC 37 3 Sơ đồ 2.2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại ASC 43 4 Sơ đồ 2.3. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH ASC 44
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHẠM HUY HÙNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MỸ HÀ NỘI, NĂM 2017
  10. i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm, cụ thể có nghiên cứu cho rằng kiểm toán xuất hiện chính thức từ những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ thứ XX ở Mỹ. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức ra đời vào năm 1991, tiếp đó kiểm toán Nhà nước ra đời vào năm 1994, và kiểm toán nội bộ xuất hiện vào năm 1997. Sự ra đời của kiểm toán độc lập, được đánh dấu bằng sự thành lập của hai công ty kinh doanh trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam (AASC) (tháng 05/1991). Với cương vị là các công ty kiểm toán đầu tiên, VACO và AASC đã đóng góp nhiều công sức không chỉ trong phát triển công ty, mở rộng địa bàn kiểm toán mà còn cả trong việc cộng tác với các công ty và tổ chức nước ngoài phát triển sự nghiệp kiểm toán ở Việt Nam [7, tr.19]. Trải qua 26 năm tồn tại và phát triển, kiểm toán độc lập Việt Nam đã được mở rộng với gần 160 công ty kiểm toán, (trong đó có 30 công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng năm 2017), với 1805 kiểm toán viên được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2017 (theo số liệu của BTC đến ngày 28/02/2017). Điều đó thể hiện sự phát triển tương đối mạnh mẽ của một loại hình doanh nghiệp đặc thù và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Kiểm toán ra đời, tồn tại và phát triển đã góp phần tạo niềm tin cho những người quan tâm đối với thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nề nếp, công tác tài chính kế toán cho doanh nghiệp, cùng với đó là góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động và hiệu năng trong quản lý. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xuất hiện những câu hỏi được đặt ra: liệu vai trò, ý nghĩa của kiểm toán có còn được duy trì để thỏa mãn sự kỳ vọng của đông đảo công chúng hay không? Khi mà thực tế liên tiếp xuất hiện những vụ bê bối về chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập. Trên thế giới, điển hình là sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002, đã làm tăng lên sự lo ngại về chất lượng kiểm toán. Tiếp sau sự sụp đổ của Arthur Andersen là hàng loạt các bê bối khác về chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập được phanh phui liên quan đến việc đưa ra ý kiến không xác đáng về báo cáo tài chính (BCTC), như trường hợp phá sản của tập đoàn Viễn thông Worldcom, hay tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai của Mỹ Kmart (do PwC kiểm toán),… Tại Việt Nam, tình trạng biến báo các số liệu kế toán, sự phù phép các thông tin tài chính diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp, trên mọi lĩnh vực và thuộc nhiều thành phần kinh tế. Điển hình là sự kiện công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán BBT)
  11. ii năm 2008 đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận gây nhiều tranh cãi, mà trách nhiệm phần nhiều thuộc về các kiểm toán viên (KTV) trong việc đảm bảo độ tin cậy về tính trung thực – hợp lý của các thông tin trên BCTC của công ty khách hàng. Hay gần đây là liên quan đến công ty gỗ Trường Thành năm 2016; Và câu chuyện ngân hàng Eximbank bị lỗ lũy kế và cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo vẫn còn rất nóng trên thị trường. Lý do bị rơi vào diện cảnh báo là do lợi nhuận của Ngân hàng Eximbank năm 2015 từ lãi hơn 114 tỷ bị điều chỉnh hồi tố thành lỗ hơn 817 tỷ đồng. Điểm nổi bật đáng tranh luận trong lần này là câu chuyện đơn vị kiểm toán 2015 của Eximbank là công ty kiểm toán KPMG đã nhấn mạnh đến những sai phạm trong hạch toán của Eximbank và việc chấp nhận của công ty kiểm toán khác. Và đơn vị kiểm toán khác chính là E&Y – đơn vị kiểm toán của Eximbank trong suốt thời gian 2010- 2014. Người ta nghi ngờ về một đơn vị kiểm toán được mệnh danh là Big4 trong lĩnh vực kiểm toán như E&Y. Liệu có thật sự chỉ là thiếu sót do nghề nghiệp không hay có những điều tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên? … Nghiêm trọng hơn là việc UBCKNN ra quyết định xử phạt các công ty kiểm toán và các KTV có sai phạm trọng yếu trong quá trình kiểm toán BCTC, mà gần đây nhất là UBCKNN đã đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán kể từ ngày 7/11/2017 đến hết ngày 31/12/2017 đối với 4 kiểm toán viên thuộc công TNHH kiểm toán và kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội), … Tất cả những điều này càng làm cho các cơ quan hữu quan, các nhà đầu tư, quan ngại nhiều hơn về chất lượng cũng như việc kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC của các công ty kiểm toán. Các vụ việc xảy ra liên tiếp như vậy đã khiến niềm tin của các nhà đầu tư vào chất lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng giảm dần. Nhiều khía cạnh được đặt ra như vấn đề kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC có được các công ty kiểm toán độc lập thực hiện hay không? Và nếu có thì được thực hiện như thế nào? Hiểu được những vấn đề trên, các công ty kiểm toán đã và đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện các dịch vụ mà mình cung cấp. Trong đó, chất lượng của dịch vụ kiểm toán là mối quan tâm của các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Muốn nâng cao chất lượng, cần tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán từ năm 1998, Bộ Tài chính đã tổ chức các cuộc kiểm tra đối với công ty kiểm toán. Ngày 14/3/2003 Bộ Tài chính đã ban hành chuẩn mực số 220 về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Đến ngày 23/10/2014 Bộ tài chính đã ban hành thông tư số: 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
  12. iii Về phía các công ty do nhận thức được chất lượng dịch vụ cung cấp là nhân tố quan trọng để khẳng định uy tín, vị thế của mình trên thị trường nên việc nâng cao chất lượng kiểm toán là một trong những yêu cầu cấp thiết có tính sống còn để tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu của tác giả với đề tài: “Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC” là hết sức cần thiết, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang được quan tâm, đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung để hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC giúp công ty ngày càng phát triển và tăng cường được tính cạnh tranh trên thị trường. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC trên thế giới và tại Việt Nam, cụ thể: Trên thế giới: theo quan điểm của DeAglelo (1981), chất lượng kiểm toán được hiểu là khả năng KTV phát hiện và báo cáo các sai phạm trọng yếu trong việc trình bày và khai báo các thông tin trên BCTC của công ty khách hàng được kiểm toán. [1, tr. 113-127]. Theo đó khi đánh giá về khả năng phát hiện các sai phạm trọng yếu thì cần kiểm soát tốt chất lượng nguồn nhân lực (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các KTV); Còn khả năng báo cáo sai phạm phụ thuộc vào tính độc lập của KTV. Với quan điểm quy mô công ty kiểm toán quyết định chất lượng kiểm toán, theo đó với công ty kiểm toán lớn thường cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng hơn các công ty nhỏ [2, tr.779-805]. Theo đó, các công ty kiểm toán danh tiếng hơn sẽ cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn và chất lượng kiểm toán được cho là đồng đều như nhau giữa các công ty kiểm toán lớn. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới Authur Andersen (2002), một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, chất lượng kiểm toán là không đồng nhất giữa các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Libby và cộng sự, 2006; Carlin, 2008;…) Tại Việt Nam, các nghiên cứu có liên quan đến chất lượng kiểm toán, điển hình có Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mỹ (2013), “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; và đề tài cấp ngành của TS. Hà Thị Ngọc Hà cùng nhóm nghiên cứu năm 2011, “Các giải pháp hoàn thiện, tăng cường kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán BCTC các đơn vị có lợi ích công chúng”; hay gần đây là Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Thủy (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; … Trong các nghiên cứu trong nước kể trên các tác giả đã chỉ ra, phân tích, bàn luận và có những đánh giá rất sâu sắc trên các khía cạnh khác nhau, gắn với nội dung nghiên cứu của các tác giả.
  13. iv Ngoài ra còn một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC, giới hạn phạm vi nghiên cứu trong một công ty kiểm toán cụ thể, như (Hoàng Thị Thu Hiền, 2011, “Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Tài chính - kế toán và Kiểm toán - AASC”); (Hoàng Phương Thảo, 2012, “Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán – PKF Việt Nam”); … theo nghiên cứu của tác giả thì các luận văn trên về mặt lý luận cơ bản các công trình này đã bám sát các nguyên lý hiện đại trên thế giới và được đúc kết trong các giáo trình kiểm toán của một số học viện, trường đại học lớn như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính… và đã phân tích việc kiểm soát chất lượng kiểm toán theo hướng tiếp cận theo cấp độ kiểm soát. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có công trình nào nghiên cứu về Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC. Kế thừa và dựa trên các quan điểm khác nhau từ các công trình nghiên cứu đã thực hiện, cũng như để có cơ sở nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC, tác giả cho rằng việc nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán ASC là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm kiến thức lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm toán báo cáo tài chính, về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán ASC. Từ đó đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và đề ra phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính theo ba giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Luận văn nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASC.
  14. v Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán ASC, trong giai đoạn 2016-2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp thu thập thông tin: Đối với dữ liệu sơ cấp: Tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát, ghi chép để nghiên cứu đối với hệ thống sổ sách, cơ sở vật chất thực hiện công tác kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. Việc tiếp cận đối với các Hồ sơ kiểm toán, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 20 hồ sơ khách hàng trong đó doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh là 8 đơn vị, thương mại là 6 đơn vị, xây lắp là 2 đơn vị và doanh nghiệp dịch vụ là 2 đơn vị. Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin qua các tin có sẵn như: báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết trên website của Công ty TNHH kiểm toán ASC. Tham khảo kết quả điều tra, phân tích ở một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ . - Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích thực trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, tìm nguyên nhân để từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. 6. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập. Hai là, phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán ASC.
  15. vi Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán được hiểu chung là “hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực” [7, tr.37]. Hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trường phát triển rất đa dạng và phong phú. Tùy theo từng tiêu chí phân loại cụ thể, kiểm toán được phân ra thành các loại kiểm toán cụ thể khác nhau. Kiểm toán BCTC là loại hình kiểm toán cụ thể khi phân loại theo đối tượng kiểm toán cụ thể. Kiểm toán tài chính vẫn chứa đựng những đặc trưng chung của hoạt động kiểm toán như chức năng, chủ thể kiểm toán, khách thể kiểm toán... Từ đó, có thể khái quát về kiểm toán tài chính như sau: “Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của các đơn vị do các KTV có đủ năng lực và trình độ chuyên môn tương xứng thực hiện theo hệ thống pháp lý có hiệu lực” [7, tr.53]. 1.1.2. Đặc trưng của kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán BCTC là loại hình kiểm toán cụ thể khi phân loại theo đối tượng cụ thể nên cần nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, đối tượng kiểm toán là Bảng khai tài chính, bao gồm BCTC và các bảng kê khai khác theo luật định. BCTC là hệ thống báo cáo bằng văn bản được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Thứ hai, cách thức tiếp cận đối tượng kiểm toán nói chung trong kiểm toán BCTC có thể tiếp cận theo khoản mục và tiếp cận theo chu trình. Thứ ba, phương pháp kiểm toán được sử dụng trong kiểm toán BCTC thường là thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm tuân thủ. Thứ tư, mục tiêu kiểm toán BCTC là (i) “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không”;
  16. vii (ii)Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên” [5, tr.37]. Thứ năm, cơ sở pháp lý đối với chủ thể kiểm toán Thứ sáu, quy trình kiểm toán trong kiểm toán BCTC được chia thành 3 bước: chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; kết thúc kiểm toán; 1.2. Khái quát chung về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự tin tưởng của công chúng vào quá trình trình bày và công bố báo cáo tài chính cũng như tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính. Các kiểm toán viên được trang bị kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ở cấp độ cao và được trao quyền thực hiện, có tính hoài nghi nghề nghiệp thích đáng có thể đem lại trái tim và linh hồn của một cuộc kiểm toán có chất lượng. Chính vì lẽ đó, kiểm soát chất lượng kiểm toán được thừa nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm đã được quy định rõ trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”. Vậy chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ: Thứ nhất, mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán; Thứ hai, mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; Thứ ba, báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đã đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức hợp lý. 1.2.2. Khái niệm, mục tiêu và vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là một quá trình trong đó công ty kiểm toán thực hiện nhiều thủ tục như hướng dẫn, giao việc, giám sát, kiểm tra công việc mà các kiểm toán viên thực hiện và kiểm tra các nhận xét, kết luận của nhóm kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC là nhằm bảo đảm cho kiểm toán viên tuân thủ đúng chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực chất lượng theo quy định, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán.
  17. viii Vai trò của kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm soát chất lượng kiểm toán, trước hết là nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán đạt tiêu chí chất lượng, đáp ứng yêu cầu tin cậy của các đối tượng sử dụng các thông tin được kiểm toán. Ngoài ra, kiểm soát chất lượng kiểm toán còn đem lại nhiều lợi ích khác như: Một là, cung cấp thông tin để các công ty kiểm toán xây dựng chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán; tổ chức và điều hành hoạt động kiểm toán. Hai là, đánh giá trình độ, năng lực và đạo đức kiểm toán viên làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ phù hợp, tuyển dụng và đề bạt. Ba là, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của các chính sách và biện pháp kiểm soát chất lượng để còn sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung kịp thời những nội dung cần thiết trong các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán. Bốn là, thông qua kiểm soát chất lượng kiểm toán để xử lý kịp thời các sai sót và có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót đó có thể tái diễn trong tương lai. 1.2.3. Các loại hình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính Các cấp độ kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Công việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện theo các cấp độ: Thứ nhất, kiểm soát từ kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) Thứ hai, kiểm soát từ chủ nhiệm kiểm toán Thứ ba, kiểm soát từ các chuyên gia (nếu có) Thứ tư, kiểm soát của các thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán (nếu có) Thứ năm, kiểm soát của thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng Các loại kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà có những loại kiểm soát chất lượng kiểm toán khác nhau. Thông thường có những tiêu thức phân loại kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau: Theo chủ thể kiểm soát, thì kiểm soát chất lượng kiểm toán có kiểm soát từ bên trong (nội kiểm) và kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm). Theo thời điểm kiểm soát, thì kiểm soát chất lượng kiểm toán có 2 loại: kiểm soát trong quá trình thực hiện và kiểm soát sau quá trình thực hiện kiểm toán. 1.3. Kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Đối với kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán, đây chính là nội dung kiểm soát chất lượng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán, bao gồm: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.3.1. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
  18. ix Nội dung của kiểm soát trong giai đoạn này là việc đánh giá tính đầy đủ và phù hợp của các nội dung cơ bản sau trong kế hoạch kiểm toán, bao gồm: Một là, Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan, các hướng dẫn thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán; Hai là, tính khả thi của mục tiêu kiểm toán và tính phù hợp của nội dung, phạm vi kiểm toán; Ba là, các nguồn lực hỗ trợ thực hiện cuộc kiểm toán như các phát hiện của kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra, kiểm tra của các tổ chức quản lý khác đối với khách thể kiểm toán; Bốn là, các vấn đề trọng yếu cần tập trung xử lý được phát hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán; và hướng xử lý các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước; Năm là, đảm bảo tất cả các thành viên nhóm kiểm toán đều hiểu rõ kế hoạch kiểm toán, hiểu rõ phần hành công việc được phân công và đảm bảo không có bất đồng về lợi ích nào khiến cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được phân công một cách không khách quan, chính xác; Sáu là, xác định các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán; và tính hợp lý, đầy đủ của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán; Bảy là, sử dụng các thủ tục phân tích phù hợp; Xác định phương pháp chọn mẫu và tổng thể; Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; và xác định mức trọng yếu kế hoạch trong quá trình lập kế hoạch và mức độ sai sót có thể chấp nhận được; Tám là, tính hợp lý của việc bố trí thời gian kiểm toán; lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thời gian nhân sự thực hiện kiểm toán; và tính phù hợp trong việc phân công công việc cho các kiểm toán viên với năng lực, trình độ nghiệp vụ tương xứng của từng kiểm toán viên. 1.3.2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm soát chất lượng cần phải được tiến hành đồng thời theo từng bước công việc và thủ tục kiểm toán. Việc kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Một là, công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các hướng dẫn về thực hành kiểm toán và các quy định của công ty; Hai là, công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập và phê duyệt; và các nhân viên tham gia kiểm toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong kế hoạch về cấp bậc nhân viên, thời gian tham gia và chi phí cho việc thực hiện kiểm toán; Ba là, tính đầy đủ về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các phần hành quan trọng được nêu trong kế hoạch kiểm toán; và tính phù hợp của các thủ tục kiểm toán được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán và đưa ra các bằng chứng thuyết phục;
  19. x Bốn là, tính đầy đủ, kịp thời trong việc kiểm tra, giám sát kết quả sau mỗi giai đoạn, mỗi bước công việc kiểm toán hoàn thành; Soát xét công việc của các chuyên gia (nếu có); Tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên theo nguyên tắc chính trực, độc lập, khách quan và bí mật; 1.3.3. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Nội dung chính cần kiểm soát trong giai đoạn này bao gồm: Một là, tất cả các phát hiện trong quá trình kiểm toán đều được đánh giá trên cơ sở trọng yếu, bất thường và được ghi chép lại trên giấy tờ làm viêc, để có hướng xử lý hoặc để xin ý kiến xử lý của cấp cao hơn; Hai là, tính đầy đủ của các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán; Các kết luận trên báo cáo kiểm toán được minh chứng bởi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp; Ba là, xem xét báo cáo có được lập theo đúng chuẩn mực kiểm toán hiện hành, các chính sách, hướng dẫn thực hiện công việc của công ty và các tổ chức nghề nghiệp liên quan; Hình thức và nội dung của báo cáo có phù hợp với các quy định đã được thiết lập (tiêu đề, chữ ký, ngày tháng, mục tiêu và phạm vi, cơ sở pháp lý); Bốn là, báo cáo kiểm toán phải bao quát được tất cả các nội dung phản ánh mục tiêu của cuộc kiểm toán, trường hợp không phản ánh đầy đủ tất cả các nội dung đó, phải có sự giải thích đầy đủ; Báo cáo kiểm toán được hoàn thành đúng thời gian, do các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện; Năm là, các sự kiện sau ngày khoá sổ được xem xét và trình bày thích hợp trên báo cáo kiểm toán; Các gian lận được thông báo đến các cấp có thẩm quyền phù hợp; Hồ sơ kiểm toán được cập nhật đầy đủ kết quả kiểm toán; 1.3.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi ký báo cáo kiểm toán Đối tượng kiểm soát là những hồ sơ kiểm toán đã thực hiện. Việc kiểm soát bao gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị kiểm soát, giai đoạn thực hiện kiểm soát, giai đoạn lập và thông báo kết quả kiểm soát. 1.4. Kinh nghiệm của thế giới về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài Kiểm soát chất lượng từ bên trong 1.4.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài
  20. xi Kiểm soát chất lượng từ bên trong Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán thường tập trung vào ba vấn đề sau: đánh giá khách hàng, kiểm soát hồ sơ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài Thứ nhất, thành lập Uỷ ban Giám sát Chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán. Thứ hai, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán. Thứ ba, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với kiểm toán BCTC Kiểm soát chất lượng từ bên trong Thứ nhất, chú trọng nguồn nhân lực kiểm toán, đối với bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ nào thì yếu tố con người đều rất quan trọng. Thứ hai, bản thân các công ty kiểm toán cần nhận thức được việc xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý và đặc biệt là việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán là hết sức cần thiết. Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng một Quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng như đề cao Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Thứ tư, các công ty kiểm toán cần hoàn thiện về qui trình, kỹ thuật và hồ sơ kiểm toán, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình thực hiện. Kết luận chương 1
nguon tai.lieu . vn