Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHAN SƠN TRƯỜNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CHỨC Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THUỘC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. HỒ VĂN LIÊN TP. HỒ CHÍ MINH - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân”. Mục tiêu của nền giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4, tr.7]. Để thực hiện mục tiêu trên, hệ thống giáo dục của nước ta có nhiều ngành học, bậc học, trong đó giáo dục đại học và sau đại học có nhiệm vụ: “Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế- xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” [11, tr.104]. Về cách tổ chức đào tạo, ngành giáo dục đại học có hai phương thức đào tạo là đào tạo chính qui và đào tạo không chính quy. Trong phương thức đào tạo không chính quy có đào tạo tại chức (vừa làm vừa học ). Trong mấy năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hình thức đào tạo đại học tại chức phát triển mạnh, qui mô đào tạo tăng nhiều lần, đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức và nhu cầu học tập của nhân dân lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý các lớp đại học tại chức đã có những bất cập, đó là: “nhiều trường đã tăng quy mô tuyển sinh vượt quá khả năng đào tạo, mở quá nhiều lớp tại chức ở các địa phương mà không thực hiện đúng quy chế, đúng chương trình, không đảm bảo chất lượng đào tạo”. [1, tr.26] Công tác quản lý đào tạo là một trong những vấn đề góp phần quyết định kết quả đào tạo. Bản thân là một cán bộ công tác ở Phòng Giáo dục chuyên nghiệp thuộc sở Giáo dục và Đào tạo đã nhiều năm, có một số kinh nghiệm trong quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy sau khi hoàn thành chương trình cao học quản lý giáo dục, tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức ở các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” để nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần tạo cơ sở để quản lý tốt hình thức đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nhằm nâng cao kết quả đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh. Quản lý công tác đào tạo ở các trường đại học là một nhiệm vụ chủ yếu nhưng nhiều khó khăn phức tạp đối với người Hiệu trưởng. Tuy nhiên việc quản lý các lớp đào tạo tại chức lại càng khó khăn hơn, nhất là đối với các lớp mở tại các địa phương. Mục tiêu của công tác quản lý này là làm sao nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đào tạo đại học tại chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đào tạo đại học tại chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 4. Giả thuyết khoa học - Công tác quản lý đào tạo đại học tại chức tại các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu bên cạnh những ưu điểm như đã mở được nhiều lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ công chức còn có những hạn chế như ngành nghề đào tạo chưa cân đối, thiếu cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn