Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Thị Mỹ Trang PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Thị Mỹ Trang PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH CÔNG MINH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này bản thân em cũng đã nỗ lực rất nhiều nhưng quan trọng hơn là sự giúp đỡ của rất nhiều người để em có thể thực hiện một cách tốt nhất. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Gia đình luôn luôn là nguồn động viên lớn nhất cả về vật chất và tinh thần cho con trong suốt quá trình học tập. Em xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy là một niềm vinh dự, may mắn lớn đối với em. Dù rất bận rộn nhưng thầy luôn tận tình chỉ bảo cũng như động viên tinh thần để em hoàn thành tốt luận văn. Sự giảng dạy của quý thầy, cô trong thời gian qua đã cho em những kiến thức để tự tin áp dụng vào thực tiễn. Em xin cám ơn Chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của thành phồ Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin cám ơn các anh chị trong cơ quan Thành Đoàn, đặc biệt là Ban Tuyên giáo Thành Đoàn đã quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để em có tham gia học tập tốt. Em xin cám ơn các bạn cán bộ Đoàn, Trợ lý thanh niên, thầy cô các trường và các đơn vị đã hỗ trợ em trong thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn và ghi nhớ những công ơn này. Đây sẽ là những hành trang quý báu đưa em bước vào giai đoạn mới trong cuộc đời mình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện luận văn cũng còn hạn chế, bản thân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên có rất nhiều thiếu sót, sai lầm khó tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo thêm của quý thầy, cô để emcó được những hiểu biết sâu rộng hơn và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Trân trọng. Học viên Nguyễn Thị Mỹ Trang MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN0T ......................................................................................................................1 T ỤC LỤC............................................................................................................................2 T0 Ở ĐẦU ..............................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNT0 .............................................................................................6 T .1. 0 ịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................6 T0 .2. Cơ sở lý luậnT0 .................................................................................................................................6 T .2.1. T ột số thuật ngữ liên quan đến đề tài...............................................................................6 1.2.2. 0T ặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT: [25, tr. 86]T0....................................................14 1.2.3. T0 ội dung tổ chức phối hợp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT0T ....................16 0 .3. 0T iểu kết chương 1.......................................................................................................................21 0T hương 2: THỰC TRẠNG SỰ PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHT .........................................................................................22 0T .1. T0 hái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh............................................22 2.2. 0T hái quát tình hình giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh ......................................................23 T .2.1. T0 .2.2. Tình hình chung...............................................................................................................23 0T ình hình giáo dục đạo đức cho học sinh THPTT0 ............................................................26 2.3 T0 Thực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh...............................................................37 0 .3.1. 0 ết quả khảo sát tình hình phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPTT0 ..................................................................................38 2.3.2. Thực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh THPT0T ............................................................................................42 2.4. 0T iểu kết chương 2.......................................................................................................................44 T0 hương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH0T.......................46 T0 .1. T hóm giải pháp tư tưởng, tích cực nâng cao nhận thức xã hội về công tác Đoàn, phối hợp tốt các lực lượng trong nhà trường để giáo dục đạo đức có hiệu quả cho học sinh ................................46 0T .2. 0 hóm giải pháp về tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà trường và hoạt động Đoàn từ nhân sự đến chế độ và kỹ năng hoạt động...........................................................49 T0 .3. 0T ham mưu xây dựng hệ thống chế độ chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt cho hoạt động Đoàn phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.......................50 0 ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊT0 ...........................................................................................52 T0 ÀI LIỆU THAM KHẢO0T .................................................................................................55 T HỤ LỤC0T ...........................................................................................................................58 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang từng ngày đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước. Để có được những thành quả đó, nhân dân ta đã đóng góp bằng tất cả những nỗ lực của mình, trong đó, sự đóng góp của lực lượng thanh niên giữ một vai trò rất đáng kể, là lực lượng nòng cốt, xung kích trong mọi lĩnh vực. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục nỗ lực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mình là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17]. Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ đất nước không chỉ là vai trò của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, trong đó tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là việc giáo dục và đào tạo đoàn viên, thanh niên. Bên cạnh đó, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ là: “Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thành nguồnnhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đòi hỏi tổ chức Đoàn cần phải ra sức đầu tư để thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình. Ngày nay, tổ chức Đoàn đã từng bước tìm tòi, vận dụng nhiều giải pháp để thu hút thanh niên đến với mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thanh niên ngày nay với những đặc điểm rất đa dạng, phong phú, chịu nhiều ảnh hưởng tác động tích cực lẫn tiêu cực của cả ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời, thanh niên ngày nay cũng có quá nhiều lựa chọn để tham gia không phải chỉ có tổ chức Đoàn – Hội (Hội Sinh viên Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam). Đây là thách thức rất lớn đối với tổ chức Đoàn, đòi hỏi Đoàn cần phải nghiên cứu, tìm tòi cho mình những hướng đi mới, những mô hình giải pháp hay, phù hợp, thu hút thanh niên tham gia và giáo dục thanh niên. Trong đó ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn