Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VŨ ĐOÀN DỰ ÁN QUẢN LÝ NỘI DUNG CHO TRANG BÁO ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội – 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VŨ ĐOÀN DỰ ÁN QUẢN LÝ NỘI DUNG CHO TRANG BÁO ĐIỆN TỬ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Vũ Duy Linh Hà Nội – 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án của riêng tôi, không sao chép từ bất kì công trình nào khác, các tài liệu có liên quan tôi đều ghi rõ nguồn gốc xuất sứ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của đồ án này! Sinh viên thực hiện
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...................................................................................................... Lời cam đoan ..................................................................................................... Mục lục................................................................................................................ Danh mục các hình vẽ ...................................................................................... LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 3 MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1 .............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3 1.1. Vì sao chọn “Hệ quản lý nội dung” cho trang báo điện tử .......... 3 1.1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử ...................................... 3 1.1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy ................ 4 1.1.3. Sự thành công của báo điện tử ...................................... 5 1.2. Khảo sát các hệ quản lý nội dung .............................................. 7 1.2.1 Khái niệm cơ bản ............................................................ 7 1.2.2. Giới thiệu về các hệ quản lý nội dung mã nguồn mở .. 7 1.2.3. Giới thiệu các hệ quản lý nội dung đang sử dụng cho một số trang điện tử .................................................................. 11 1.3. Mục tiêu của đề tài .................................................................... 13 Chương 2.................................................................................... 15 PHÂN TÍCH YÊU CẦU DỰ ÁN ..................................................................... 15
  5. 2.1. Tổng quan về dự án .................................................................. 15 2.1.1. Phạm vi dự án quản lý nội dung ................................... 15 Danh sách nhóm người sử dụng .............................................. 15 2.2. Quy trình hoạt động...................................................................... 18 2.2.1. Sơ đồ tổ chức ................................................................... 18 2.2.2. Mô tả hoạt động .............................................................. 20 2.2.3. Mô hình DFD quan niệm hệ thống................................ 21 2.3. Yêu cầu chức năng .................................................................... 27 2.3.1. Quản lý tin bài ................................................................. 27 2.3.2. Quản lý tài nguyên .......................................................... 28 2.3.3. Quản lý người dùng ........................................................ 28 2.3.4. Quản lý phân quyền........................................................ 28 2.3.5. Quản lý quảng cáo .......................................................... 28 2.3.6. Thăm dò dư luận ............................................................. 29 2.3.7. Hệ thống Newsletter ....................................................... 29 2.4. Yêu cầu khác ............................................................................. 29 2.4.1. Yêu cầu bảo mật ........................................................... 29 2.4.2. Yêu cầu sao lưu ............................................................. 29 2.4.3. Yêu cầu về tính ổn định................................................ 30 2.4.4. Yêu cầu về hiệu năng .................................................... 30 2.4.5. Yêu cầu về công nghệ và các ràng buộc ..................... 30 2.4.6. Yêu cầu về giao tiếp ...................................................... 30
  6. Chương 3 ............................................................................................................ 32 THIẾT KẾ.......................................................................................................... 32 3.1. Kiến trúc ứng dụng ................................................................... 32 3.1.1. Mô hình phân lớp ......................................................... 32 3.1.2. Mô hình phân rã chức năng/phân hệ.......................... 33 3.1.3. Mô hình tổng thể của hệ thống .................................... 33 3.1.4. Mô hình Back-end ........................................................ 34 3.1.5. Phân hệ SMS ................................................................. 36 3.2. Kiến trúc về dữ liệu .................................................................. 36 3.2.1. Các thành phần dữ liệu chính ..................................... 36 3.2.2. Kiến trúc trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác ...... 37 3.3. Kiến trúc về vật lý ..................................................................... 37 3.3.1. Kiến trúc triển khai vật lý của hệ thống ..................... 37 3.3.2. Năng lực đáp ứng của hệ thống ..................................... 38 3.4. Giải pháp kiến trúc khác .......................................................... 39 3.4.1. Kiến trúc bảo mật ......................................................... 39 3.4.2. Kiến trúc sao lưu và phục hồi dữ liệu ......................... 39 3.4.3. Các giải pháp đối với các yêu cầu đặc biệt khác ....... 39 Chương 4 ............................................................................................................ 40 CÀI ĐẶT ............................................................................................................ 40 4.1. Công cụ và môi trường phát triển hệ thống ................................ 40 4.1.1. Xây dựng “Hệ quản lý nội dung” .................................. 40
  7. 4.1.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ thu thập tin tức trong “Hệ quản lý nội dung” ...................................................................... 40 4.2. Một vài giao diện của chương trình ............................................. 40 4.2.1. Phân hệ tòa soạn báo điện tử ......................................... 40 4.2.2. Phân hệ công cụ hỗ trợ thu nhập tin tức ...................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1 Mô hình tổng thể ............................................................................................16 Hình 2.2 Mô hình database ............................................................................................17 Hình 2.3 Mô hình mạng nội bộ .....................................................................................18 Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................................19 Hình 2.5 Mô tả hoạt động ..............................................................................................21 Hình 2.6 Phân hệ báo chí ...............................................................................................21 Hình 2.7 Phân hệ quản lý ..............................................................................................22 Hình 2.8 Phân rã ô xử lý Nhận bài và trả bài ................................................................23 Hình 2.9 Phân rã ô xử lý Duyệt bài, sửa bài..................................................................24 Hình 2.10 Phân rã ô xử lý phân công công việc............................................................25 Hình 2.11 Phân rã ô xử lý xuất bản báo ........................................................................26 Hình 2.12 Phân rã ô xử lý kiểm tra những bài viết cần xử lý .......................................27 Hình 3.1 Mô hình phân lớp ...........................................................................................32 Hình 3.2 Mô hình phân rã chức năng ............................................................................33 Hình 3.3 Mô hình tổng thể của hệ thống .......................................................................34 Hình 3.4 Phân hệ Back-end ...........................................................................................35 Hình 3.5 Phân hệ SMS ..................................................................................................36 Hình 3.6 Kiến trúc triển khai vật lý hệ thống ................................................................38 Hình 4.1 Giao diện Wapsite 3G ....................................................................................42 Hình 4.2 Giao diện Wapsite 2G ....................................................................................44
  8. Hình 4.3 Giao diện Website ..........................................................................................46 Hình 4.4 Giao diện CMS nhập tin bài ...........................................................................47 Hình 4.5 Giao diện quản lý quảng cáo ..........................................................................48 Hình 4.6 Giao diện quản lý danh mục ...........................................................................49 Hình 4.7 Giao diện quản lý nhóm .................................................................................50 Hình 4.8 Giao diện crawler tin bài ................................................................................51 Hình 4.9 Giao diện Config Crawler ..............................................................................52 Hình 4.10 Danh sách các nguồn báo Crawler ...............................................................53 Hình 4.11 Danh sách các dll nguồn báo ........................................................................54
  9. 1 MỞ ĐẦU Báo điện tử là một giải pháp làm báo và đọc báo dựa trên nền tảng công nghệ Internet với khởi điểm ban đầu là các trang thông tin điện tử. Do mang đặc tính của các trang thông tin điện tử là thường xuyên được cập nhật nên thông tin luôn đến với độc giả nhanh hơn và mới hơn. Tuy nhiên, báo điện tử có điểm khác biệt chính so với trang tin điện tử về tần suất cập nhật, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin, số người thường xuyên truy cập... Xét về khía cạnh người làm báo thì báo điện tử thay đổi phương thức làm báo. Phóng viên đi tác nghiệp có thể gửi bài viết của mình bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, các đoạn video clip về tòa soạn qua môi trường Internet. Tùy thuộc vào từng báo mà tin bài có thể đưa luôn lên mặt báo để độc giả xem hoặc sẽ qua khâu biên tập, kiểm duyệt. Trong trường hợp này thì báo giấy không thể thực hiện ngay được mà phải đợi in ấn và phát hành mới đến được độc giả. Xét về khía cạnh bạn đọc thì ngoài những lợi ích nhìn thấy được như tra cứu thông tin nhanh chóng, tham khảo toàn diện các nguồn tin thì có những lợi ích vật chất không phải ai cũng nhìn thấy. Khi mua một tờ báo về đọc thì không phải ai cũng đọc hết toàn bộ tờ báo, nói cách khác thì không phải toàn bộ các thông tin trên báo đều cần cho người đọc. Như vậy, độc giả phải bỏ tiền ra mua một lượng thông tin mà mình không cần đến (thường chiếm khoảng 30 – 50% nội dung tờ báo). Trong khi đó với báo điện tử thì độc giả có thể chủ động với thông tin mình đọc, lưu lại hoặc in ấn chỉ những thông tin cần thiết. Ngoài ra, khi thực hiện xây dựng báo điện tử thì có thể thu thêm các lợi ích như: xây dựng một tòa soạn điện tử tích hợp dùng chung cho cả báo giấy và báo điện tử, thu tiền từ quảng cáo trực tuyến của các đối tác đặt logo trên site hoặc phát hành báo giấy qua mạng… Tại sao phải xây dựng toà soạn điện tử? Trong thời đại số hóa, toà soạn điện tử là sự phát triển và lựa chọn tất yếu đối với các tòa soạn báo. Tòa soạn điện tử cung cấp những công cụ quản lý tiện ích, hiện đại, đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo và nâng cao chất lượng phục vụ độc giả. Toà soạn điện tử cho phép tạo quy trình khép kín về viết bài, gửi bài, biên tập và xuất bản; cho phép quản lý, tìm kiếm, lưu trữ bài viết; quản lý, thống kê, báo cáo hoạt động của phóng viên.
  10. 2 Tòa soạn điện tử khắc phục những bất cập trong cơ chế họat động và quản lý của phần lớn các tòa soạn báo hiện nay như thất lạc, nhầm lẫn, lưu giữ bài viết, tính cập nhật,quản lý nhân viên từ xa, thông tin kịp thời... Để xây dựng được Tòa soạn điện tử, hệ thống quản trị nội dung ra đời để đáp ứng mục tiêu tin học hoá, hiện đại hoá quá trình làm báo và nâng cao chất lượng phục vụ độc giả, sản phẩm tòa soạn báo điện tử ra đời đã tạo một quy trình khép kín về viết, gửi, biên tập và xuất bản, giúp việc quản trị, lưu trữ, tìm kiếm các bài viết của phóng viên nhanh chóng, hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của Đề tài được trình bày trong hai bản báo cáo: Báo cáo tóm tắt và Báo cáo kết quả đề tài đầy đủ gồm:  Chương 1: Tổng quan  Chương 2: Phân tích yêu cầu hệ thống  Chương 3: Thiết kế  Chương 4: Cài đặt  Tổng kết
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Vì sao chọn “Hệ quản lý nội dung” cho trang báo điện tử 1.1.1. Cách nhìn nhận về báo điện tử Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành “Một phần tất yếu của cuộc sống”. Sự phát triển công nghệ thông tin là tiền đề cho sự phát triển các ngành khoa học khác. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng nâng cao. Có thông tin thì con người mới có thể tiếp cận, nắm bắt và hiểu biết được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Nhưng việc cung cấp thông tin như thế nào mới là vấn đề cần đặt ra cho tất cả những nhà thiết kế, những nhà làm công nghệ thông tin như chúng ta. Một thông tin để được xem là đạt yêu cầu thì thông tin đó cần thỏa mãn 5 điều kiện: nhanh, chính xác, đầy đủ, được cập nhật kịp thời và cách trình bày phải thu hút. Chính vì để thoải mãn những yêu cầu trên người ta mới nghĩ đến vai trò của việc phát hành một tờ báo điện tử. Vậy “Báo điện tử là gì ?”, báo điện tử hay báo mạng là loại báo được xuất bản bởi tòa soạn điện tử mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di dộng, máy tính bảng... khi có kết nối internet. Khác với báo in, báo điện tử cập nhật thường xuyên tin tức và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống. Báo điện tử không chỉ tập trung vào việc trao đổi thông tin, dịch vụ nhằm phát sinh lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho các nhu cầu khác của độc giả. Hay nói cách khác, báo điện tử là một hình thức kinh doanh trong đó người bán và người mua không cần trao đổi trực tiếp mà vẫn hiểu nhau và ngày càng xích lại gần nhau hơn. Dữ liệu để trao đổi thông tin có thể ở dạng văn bản, biểu mẫu, đồ họa, các video clip, âm thanh hay hình ảnh động … Bạn có thể bắt gặp các trang báo điện tử hiện nay trên mạng mà mọi người thường xuyên truy cập nhất như là http://vnexpress.net, http://dantri.vn, http://24h.com.vn, …
  12. 4 Báo điện tử đã thu hút được một lượng độc giả nhanh chóng đáng kể ngay từ khi mới ra đời, nó chia sẻ số lượng độc giả của các loại hình báo chí khác,… Cùng với sự phát triển của internet và máy tính, mạng 3g và smartphone loại hình báo chí này đã trở thành loại báo được nhiều người đọc nhất. Theo số liệu của http://vnexpress.net cung cấp số lượng pageview trung bình mỗi ngày hiện nay của báo là 34 triệu lượt truy cập (http://vnexpress.net/gl/xa- hoi/2012/02/vnexpress-tron 11-tuoi/. 1.1.2. Sự vượt trội của báo điện tử so với báo giấy Trước kia, nếu muốn có một tờ báo thì người ta phải ra tiệm hoặc sạp báo để mua. Ngày nay, chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng internet, hoặc thiết bị smartphone có kết nối mạng 3g, internet,.. chúng ta đã có thể truy cập thông tin của bất kỳ tờ báo nào có thiết lập trang báo điện tử. Với trang báo điện tử, ngay tại nhà, bạn sẽ biết được thông tin mua, bán, giá cả thị trường, tư vấn sức khỏe, thông tin việc làm… Không những vậy, báo điện tử còn đáp ứng được nhiều thắc mắc, góp ý của những khách hàng khó tính. Nó phục vụ nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho nhiều khách hàng khác nhau. Với báo điện tử, cơ hội mở rộng giao dịch trao đổi mua bán là rất lớn. Không chỉ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua loại hình dịch vụ quảng cáo mà còn giữa các khách hàng với nhau. Chỉ sau vài năm xuất hiện, các báo điện tử đã khẳng định được thế mạnh không thể phủ nhận của mình. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, báo điện tử đã cho phép chuyển tải những thông tin tới người đọc gần như tức thời bằng cả chữ viết, tiếng nói, video và hình ảnh. Đây là lợi ích hơn hẳn so với các loại hình báo khác, nhất là loại hình báo giấy khi phải chờ đợi in ấn theo định kỳ xuất bản. Ngoài ưu thế có thể truyền tải thông tin một cách nhanh nhất tới bất kỳ nơi nào trên thế giới, một trong những lợi thế hơn hẳn của báo điện tử là không mất chi phí và thời gian cho công việc in ấn, vấn đề nan giải thường gặp đối với các tờ báo giấy.
  13. 5 Trong khi một tờ báo giấy phải tính toán hàng loạt những vấn đề liên quan tới chi phí như: số lượng trang in mầu, đen trắng, số lượng báo cần in… thì đối với báo điện tử, điều này gần như vô nghĩa. Đặc tính thiết kế nhiều tầng lớp của báo điện tử giúp cho người làm báo có thể xuất bản theo nhu cầu mà không bị giới hạn về số lượng chữ viết, hình ảnh và số lượng trang báo. Thêm vào đó, những tờ báo điện tử còn có lợi thế hơn hẳn trong việc giao tiếp hai chiều với bạn đọc. Những cuộc phỏng vấn trực tuyến được các báo điện tử thực hiện liên tục trong thời gian gần đây đã chứng minh điều đó. Người đọc có thể tham gia gửi câu hỏi ngay trong lúc xem thông tin qua mạng. Khả năng này đã tạo cảm giác gần gũi hơn giữa bạn đọc và báo. Báo điện tử cũng dễ dàng thực hiện các cuộc thăm dò dư luận ngay trên mặt báo của mình. Điều mà các tờ báo khác không thể làm được. Người đọc có thể điền thông tin ngay trên mặt báo và hồi âm lại chỉ bằng một động tác click chuột. Những thế mạnh trên đã giải thích vì sao báo điện tử trên thế giới và Việt Nam lại có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Chỉ sau vài năm ra đời, Việt Nam đã hình thành cả một mạng lưới lên tới hàng chục tờ báo điện tử. Các tờ báo này cũng đều có mức gia tăng người đọc (được tính bằng số lượt truy cập) liên tục hàng giờ và thậm chí hàng giây. 1.1.3. Sự thành công của báo điện tử 1.1.3.1. Trong nước Bước ngoặt của báo điện tử ở Việt Nam đã được đánh dấu bằng sự ra đời của các báo điện tử như Laodong, Vneconomy (Thời báo Kinh tế Việt Nam), VneXpress, Vietnamnet,… Báo chí điện tử phát triển ở nước ta trong 14 năm qua đã đạt được rất nhiều thành tích. Năm 1997, báo chí điện tử ở Việt Nam mới chỉ có một tạp chí điện tử (tạp chí Quê hương), đến nay Việt Nam đã có trên 50 tờ báo. Theo báo cáo mới nhất của của Bộ TT-TT tiến hành, tỷ lệ người dùng Internet vượt độc giả đọc báo, nghe đài và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. Thông qua kết quả nghiên cứu cộng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, ai cũng dễ dàng nhận thấy báo điện tử đang chiếm ưu thế sau khi vượt mặt báo nói, báo
  14. 6 hình và đặc biệt là báo in (dù chưa vượt được những người anh về số lượng người đọc), nhưng xu thế này là tất yếu trong thời gian tới. Một số tờ báo hàng đầu Việt Nam là: VnExpress hiện có hơn 17 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors), với khoảng 34 triệu lượt truy cập (pageviews) mỗi ngày (độc giả trong nước chiếm hơn 80%, 7% ở Mỹ, 13% từ các nơi khác) dẫn từ Google Analytics Dantri.com.vn đã được công cụ xếp hạng Zeitgeist của Google xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”. Đây là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng Zeitgeist. Trang dân trí điện tử trở thành một trong hai tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam (Dân Trí đưa tin ngày 15/7/2010). VietNamNet là lựa chọn hàng đầu của độc giả tuổi trên 30 - kết quả nghiên cứu của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), vừa chính thức công bố. Theo nghiên cứu này, hầu hết bạn đọc các trang báo điện tử tập trung tại hai thành phố lớn nhất nước, đó là Hà Nội và TP.HCM, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,4% và 21,7%; các địa phương khác có tỷ lệ không đáng kể, phần lớn dưới 5% (VNN đưa tin ngày 14/10/2010). Với ưu thế mà báo in không có được, báo điện tử đã cập nhật một cách nhanh nhất các sự kiện, sự việc diễn ra trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Số lượng người đọc ngày càng đông vì báo điện tử có thể đáp ứng mọi yêu cầu và cung cấp đầy đủ các thông tin mà mọi người quan tâm. So với báo in, phát thanh, truyền hình, báo chí điện tử còn có khả năng lưu trữ, bảo quản thông tin hiệu quả, gọn nhẹ, đỡ tốn kém và phục vụ kịp thời cho việc tra cứu của độc giả yêu cầu. Bên cạnh đó, báo điện tử đã khắc phục được cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đưa ra nước ngoài. Mặt khác, báo chí điện tử còn là phương tiện để tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp cho bạn bè trên thế giới, Việt kiều đang sống ở nước ngoài hiểu về công cuộc đổi mới, tình hình phát triển của đất nước. 1.1.3.2. Ngoài nước Trên thế giới, báo điện tử đã sớm trở thành một xu hướng và đang phát triển rất mạnh. Tính xu hướng của Báo điện tử còn thể hiện rõ trên Báo cáo Tình
  15. 7 trạng thông tin Hoa Kỳ 2004 (do Trung tâm nghiên cứu Pew và Dự án cho tính ưu việt báo chí thực hiện, công bố ngày 24/05/2004), hiện có đến 66% người Mỹ xem tin tức trên mạng (chia thành ba nhóm: khoảng 50% xem tin nóng; 30% xem tin cùng lúc với công việc trực tuyến khác, chẳn hạn kiểm tra email, chat hoặc mua sắm trên mạng và còn lại là thành phần cố ý tìm thêm thông tin về vấn đề gì đó mà họ đã nghe qua). 1.2. Khảo sát các hệ quản lý nội dung 1.2.1 Khái niệm cơ bản Hệ thống quản lý nội dung hay CMS (Content Management System) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Khái niệm CMS gần đây gắn liền với phần mềm quản lý nội dung cho các website hoặc portal. Một CMS có thể tùy biến về quy trình xuất bản thông tin, thay đổi cách hiển thị. Diện mạo của một website tùy thuộc rất nhiều vào cách mà quản trị website tùy biến CMS. Nội dung của CMS bao gồm nhiều thành phần, có thể là text, ảnh, nhạc hoặc là tệp đính kèm. Ý tưởng làm thành nội dung của cms là tích hợp những thành phần này với nhau thành một website hoàn thiện. Hiện nay thì khái niệm quản lý nội dung đã trở thành phổ biến, bất kỳ một website nào cũng phải có, và khái niệm đó đã phát triển thành portal – Cổng điện tử. 1.2.2. Giới thiệu về các hệ quản lý nội dung mã nguồn mở 1.2.2.1. CMS DOTNETNUKE a) Giới thiệu về CMS DotnetNuke Là một mã nguồn mở được viết bởi Mircosoft viết bằng ngôn ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng ASP.NET. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã bắt đầu chuyển DotnetNuke core trên nền C# . Đây là một hệ thống mở, tùy biến dựa trên skin và module, DotnetNuke có thể được sử dụng để tạo các trang Web cộng đồng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  16. 8 DotNetNuke được phát triển dựa trên cổng thông tin điện tử IbuySpy được Microsoft giới thiệu là một ứng dụng mẫu dựa trên nền tảng .NET Framework . DotnetNuke đã được phát triển qua nhiều phiên bản và hiện nay đang ở phiên bản 7.0. Phiên bản đòi hỏi .NET Framework 4.0. DotnetNuke có một nhân cơ bản có thể mở rộng với các module để bổ sung các tính năng mới, giao diện của hệ thống có thể tùy biến nhờ vào kỹ thuật Skin. b) Đặc tính ưu việt của DotnetNuke Tạo dựng và đưa vào hoạt động nhanh chóng. Với DotNetNuke một tỉ lệ rất lớn các module tạo ra các CMS thông thường có thể được xây dựng dễ dàng bằng cách sử dụng các công cụ trực quan. Việc xây dựng các Website và các template cũng như việc tải các nội dung lên có thể dễ dàng thực hiện chỉ bằng một vài thao tác nhấn chuột. Bằng cách này những người phát triển DNN có thể nhanh chóng tạo lập và sau đó chỉnh sửa hoàn thiện giải pháp của mình. Tạo dựng và quản lý trang dễ dàng: - Tạo và sửa đổi trang Web: Một Wizard đơn giản sẽ dẫn dắt người sử dụng đi qua các bước cần thiết, định nghĩa bản đồ trang web, đặt các thuộc tính trang. Thanh công cụ cung cấp các điều khiển và khung nhìn khác nhau để thêm cho các Module và Item trên trang hoặc cập nhật chúng. Người thiết kế có thể không cần am hiểu HTML, lập trình hoặc sửa đổi các tệp cấu hình hệ thống. - Tổ chức và quản lý các trang: đặc tính nhóm các trang vào một nhóm và định nghĩa các template cho phép người quản trị có khả năng điều khiển các trang và các thuộc tính của nó. Đặt tham số ở mức nhóm các trang (page group) điều khiển các template, trang và các kiểu Item, thuộc tính nội dung và phân loại, ngôn ngữ hiển thị. Template của trang cung cấp một phương thức mạnh để đưa vào các Module và Item ngầm định của hệ thống, lựa chọn một kiểu trang hiển thị, bố trí các thành phần và đặt các tham số về bảo mật. - Customize các trang và các Module: Người thiết kế và người quản trị nội dung trang Web có thể điều khiển các thành phần của trang tương
  17. 9 ứng với quyền của người đó – từ việc hiện/ẩn/sắp xếp các Module cho đến tất cả các quyền đối với trang đó. - Mở rộng trang Web –Mobile: các trang có thể đặt cấu hình để chuyển đổi cấu trúc và nội dung trang sang dạng MobileXML để sử dụng cho Mobile và các thiết bị động không dây. Môi trường phát triển module phong phú: - Tạo các Module động : người lập trình các Module có thể chọn từ 12 module điều khiển dữ liệu để tạo Module tương tác với CSDL SQL Server hoặc nguồn dữ liệu khác . - Giao tiếp các Module với nhau – bằng việc định nghĩa các tham số của Module và gắn chúng với các tham số của trang và sự kiện, người lập trình có thể kết nối các Module với nhau. - Quản lý các thành phần Module- các thành phần Module có thể quản lý dễ dàng thông qua các công cụ duyệt Web được tích hợp sẵn, qua đó cho phép người lập trình truy cập thực hiện các thao tác (duyệt nội dung trang, gán quyền, kết xuất, xóa ). Tăng hiệu quả công việc: DotNetNuke cung cấp cho các ứng dụng công cụ và dịch vụ cần thiết cho người sử dụng cho phép họ nâng cao hiệu quả làm việc. Những phương thức này bao gồm không chỉ là tương tác dữ liệu và các thông tin họ nhận được mà cả các nội dung mà họ là tác giả và được chia sẻ cho cộng đồng khai thác đó. - Tìm kiếm thông tin nhanh chóng bằng tính năng tìm kiếm nâng cao Ngoài các tính năng tìm kiếm thông thường, chuẩn của DNN là các Module tìm kiếm nâng cao cho phép người dùng Customize một cách tổng thể các điều kiện tìm kiếm của họ, bố trí sắp xếp lại. Ngoài ra các tìm kiếm này có thể lưu trữ và chuyển cho các trang khác nếu có nhu cầu. - Một số tính năng nâng cao khác DotNetNuke có thể tìm kiếm tài liệu trong các CSDL, file hệ thống, máy chủ Web và hệ thống email, tuy nhiên điểm quan trọng nhất là nó có thể tìm kiếm đồng thời trên nhiều kho dữ liệu khác nhau.
  18. 10 c) Nhược điểm của DotnetNuke DotNetNuke không được hỗ trợ đa nền tảng mà chỉ chạy trên nền Window. Ngoài ra, một số người dùng gặp khó khăn trong việc phát triển giao diện Skin không dùng bảng (tableless) hợp chuẩn. Giao diện và nhân của hệ thống sử dụng layout dựa trên bảng và các đặc tả kiểu văn bản (Document Type Declaration) được lập trình gắn với nhân hệ thống. Vì thế, trong trường hợp đòi hỏi giao diện tuân theo chuẩn XHTML thì phải làm việc với nhân của hệ thống. 1.2.2.2. JOOMLA a) Giới thiệu về Joomla Joomla là một hệ quản lý nội dung mã nguồn mở (Content Management System – CMS). Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực". Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla là sản phẩm mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. b) Đặc tính ưu việt của Joomla Ưu điểm đầu tiên cần nói tới là dễ sử dụng. Quả thực với Joomla bạn chỉ cần vài chục phút là tạo xong một website hoàn chỉnh với rất nhiều tính năng như gallery, video, music, shopping cart, forum …Vì dễ sử dụng Joomla được dùng rất nhiều để xây dựng các website từ nhỏ tới lớn. Giao diện Joomla rất đẹp được cung cấp bởi rất nhiều công ty miễn phí và thương mại (Joomlart là một công ty lớn cung cấp các template cho joomla có trả phí do anh Hùng người Việt Nam là Director. Joomlart hiện có hơn 200 ngàn
  19. 11 khách hàng từ khắp nơi trên thế giới cung cấp các template cho Joomla, Drupal, Magento) . Joomla có một thư viện các ứng dụng (extensions) khổng lồ được lập trình bởi các lập trình viên khắp nơi, hầu hết là miễn phí, giúp bạn có rất nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của mình . Dễ dàng tìm và sửa các lỗi gặp phải: Vì có một lượng người dùng khổng lồ trên thế giới do đó nếu bạn gặp một vấn đề trục trặc nào đó trong quá trình sử dụng Joomla thì hãy search trên Google, 90% đã có người gặp phải vấn đề đó và hầu như đều có giải pháp, câu trả lời cho vấn đề của bạn. c) Nhược điểm của Joomla Mã nguồn của Joomla tương đối lớn dẫn tới tốn nhiều tài nguyên hệ thống trong quá trình sử dụng. Việc có nhiều extensions là một lợi thế đồng thời nó cũng là một bất lợi. Các extensions được viết bởi rất nhiều lập trình viên khác nhau dẫn tới tiềm ẩn các lỗi bảo mật trong các extensions đó (tuy nhiên có các giải pháp firewall khắc phục các nhược điểm này (có trả phí)). Nếu là người dùng mới có thể bạn sẽ bối rối trong việc chọn lựa các extensions cho website của mình. Không có khả năng Multiple site (cần mua extensions để có được tính năng này). Khả năng SEO của Joomla kém. Không chạy tốt trên máy chủ Windows (IIS). 1.2.3. Giới thiệu các hệ quản lý nội dung đang sử dụng cho một số trang điện tử 1.2.3.1. CMS Vnexxpress.net a) Giới thiệu VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001 và được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002. Tòa soạn đóng tại Tầng 5 Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Văn phòng đại diện phía Nam tại 408, Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM.
  20. 12 VnExpress là báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy. Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và cũng theo bảng xếp hạng này VnExpress hiện nằm trong top 300 website được truy cập nhiều nhất thế giới. b) Đặc tính hệ quản trị của trang Trước năm 2012 FPT tự xây dựng hệ quản trị trang dùng công nghệ asp và csdl sql server. Từ năm 2012 đến nay FPT xây dựng hệ quản trị trang dùng công nghệ asp.net và csdl sql server. Việc xây dựng hệ quản trị trang của riêng công ty giúp công ty chủ động trong việc xây dựng quản lý nội trên trang báo điện tử. Quản lý nội dung một cách dễ dàng, linh hoạt và tự động cao, dễ dàng quản lý và mở rộng cao. 1.2.3.2. Cms Vietnamnet a) Giới thiệu VietNamNet được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23 tháng 1 năm 2003 (số giấy phép: 27/GP-BVHTT). Báo điện tử ra hàng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tờ báo có các chuyên mục như: quốc tế, công nghệ thông tin, thể thao, âm nhạc, thời trang và trực tuyến phỏng vấn,… Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách các báo điện tử VietNamNet thành Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của VNPT. Ngày 15 tháng 5 năm 2008, Bộ Thông tin & Truyền thông đề nghị với VNPT tách VietNamNet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông. Tổng Biên tập đầu tiên của VietNamNet là ông Nguyễn Anh Tuấn. Trụ sở Báo VietnamNet: Tòa nhà C’Land - 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn