Xem mẫu

Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà 1 LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã được trên 15 năm. Nhờ đó nền kinh tế đã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý và điều hành công tác đấu thầu nói chung. Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. 2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao. Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung và đối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từ đó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” . Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các phần: Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp Chương II: Vấn đề áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động xây dựng Khi một dự án đã được phê duyệt, công việc tiếp theo là triển khai thực hiện dự án. Để triển khai thực hiện dự án có rất nhiều việc phải làm như: tư 3 vấn, thiết kế kỹ thuật, thi công, mua sắm thiết bị, xây lắp... Có hai cách để thực hiện các công việc này: - Chủ dự án tự mình làm tất cả các công việc của dự án - Thuê các đối tác bên ngoài Đối với cách thứ nhất, chủ dự án sẽ tự mình thực hiện toàn bộ dự án bằng các nguồn lực sẵn có, phát triển những công nghệ sẵn có của mình. Nếu theo cách thứ hai, chủ đầu tư sẽ phải tìm kiếm các đối tác cho các công việc cụ thể, chi tiết của dự án từ một công ty khác bằng cách sử dụng hình thức đấu thầu( khi đó chủ dự án sẽ là chủ đầu tư và các đối tác tham gia là các Nhà thầu) để lựa chọn Nhà thầu thích hợp nhất hoặc chủ dự án có thể thoả thuận, thuyết phục trực tiếp bên đối tác nhất định thực hiện dự án cho mình. Tuy nhiên trong một nền kinh tế phát triển luôn tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng( chính là các đối tác của chủ dự án) có các thế mạnh và nhược điểm khác nhau, giữa các doanh nghiệp này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, chủ dự án có rất nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một đối tác tốt nhất, để lựa chọn được thì chủ dự án nên chọn phương thức đấu thầu. Vậy, đấu thầu là phương thức cần thiết để lựa chọn những Nhà thầu tốt nhất phù hợp nhất để thực hiện toàn bộ hay từng phần dự án một cách có hiệu quả. Việc tiến hành đấu thầu đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư và Nhà thầu. Đứng trên phương diện Nhà nước, nhờ có đấu thầu, Nhà nước đã lựa chọn được các Nhà thầu đáp ứng yêu cầu cơ bản của chủ đầu tư; các cơ quan quản lý nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của các Nhà thầu đồng thời tạo ra được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng. Mặt khác, đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, chất lượng các công trình được cải thiện rất nhiều, tiết kiệm cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Xét về phía Nhà thầu, qua đấu thầu đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện 4 đại trong việc xây dựng dự án lớn, có cơ hội để cạnh tranh với nhau trên thương trường trong nước và quốc tế, từ đó có điều kiện để khẳng định mình ở hiện tại và tương lai. Còn về phía chủ đầu tư, có rất nhiều thuận lợi phải kể đến như có khả năng tăng thêm nguồn lực từ bên đối tác, tạo cơ hội lựa chọn được Nhà thầu tốt nhất với chi phí thấp nhất trong số rất nhiều ứng cử viên. Bên cạnh đó có thể tăng chất lượng dự án, tăng cường các mối quan hệ, uy tín của công ty và chủ đầu tư tăng lên rất nhiều. Vậy, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu là một phương thức phổ biến và thực sự cần thiết để thực hiện dự án một cách hiệu quả. 2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu. 2.1 Khái niệm Trên thực tế hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm, cách hiểu về đấu thầu. Xuất phát từ Từ điển Tiếng việt, “ đấu thầu ” được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận. Theo đó thì “đấu thầu” là một cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức về kỹ thuật và tài chính. Còn theo quan niệm chủ thầu( Bên mời thầu), cũng như theo định nghĩa trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì “đấu thầu” là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các Nhà thầu. Xét theo quan niệm Nhà thầu thì “đấu thầu” là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Nhà thầu để nhận được dự án cung cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ Bên mời thầu. Vậy đứng trên quan niệm Nhà thầu và chủ thầu, “đấu thầu” là cuộc “thi tuyển” trong hoạt động xây dựng giữa các Nhà thầu thoả mãn các yêu cầu của chủ thầu từ đó lựa chọn được Nhà thầu thích hợp nhất. Một số thuật ngữ liên quan theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn