Xem mẫu

LUẬN VĂN: Phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải PHẦN MỞ ĐẦU Trong một nền kinh tế hội nhập như hiện nay ở Việt Nam, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế là một điều tất yếu. Nó vừa tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển, vừa là một trở ngại lớn nếu doanh nghiệp không bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển được, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững được tình hình tài chính, tình hình sản xuất -kinh doanh của mình để từ đó có những bước đi phù hợp với tiến trình hội nhập. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin, đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất - kinh doanh nghiệp, rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Một thực tế có thể nhận thấy là tình hình tài chính của một doanh nghiệp không chỉ là sự quan tâm của chính bản thân doanh nghiệp mà nó còn là đối tượng quan tâm của rất nhiều chủ thể khác như các nhà đầu tư, các cổ đông tương lai của công ty cổ phần, người cho vay, Nhà nước, các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, người lao động, các nhà nghiên cứu kinh tế... Vì thế, phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ không phải chỉ là công việc của một mình các nhà quản trị doanh nghiệp mà nó sẽ là đối tượng để các chủ thể khác phân tích tùy thuộc vào mục đích của họ sử dụng thông tin phân tích để làm gì. Hiện nay, loại hình tổ chức công ty cổ phần đang dần dần chiếm ưu thế do những lợi thế mà nó mang lại. Từ năm 2001 đến nay, số doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa và trở thành các công ty cổ phần tăng khá nhanh cả về số lượng công ty lẫn năng lực vốn, lao động, tài sản và kết quả hoạt động. Hoạt động của các công ty này nhìn chung là có hiệu quả hơn so với trước khi cổ phần hóa tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và trong các công ty cổ phần nói riêng đối với sự phát triển của nền kinh tế, kết hợp với những kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường, các tài liệu tham khảo thực tế, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo – ThS. Lê Trung Thành, sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các thông tin cần thiết của các cô chú trong phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “ Phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.” Chuyên đề này ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong công ty cổ phần. Chương 2. Phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải. Chương 3. Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải. Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính trong công ty cổ phần. 1.1. Những vấn đề lý luận hoạt động tài chính trong các công ty cổ phần. 1.1.1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần. 1.1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp lần đầu tiên được hình thành trên Thế giới là cách đây hơn 400 năm. Loại hình doanh nghiệp này được phôi thai từ đầu thế kỷ thứ XV ở châu Âu, đến thế kỷ thứ XVI, dưới sự tác động của chủ nghĩa trọng thương cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế đã hình thành nên các công ty hoạt động chủ yếu dựa trên vốn góp cổ phần. Và từ đó đến nay, hình thức công ty cổ phần ngày càng phát triển và đã chứng tỏ được những ưu thế của nó so với hình thức doanh nghiệp khác. Theo đó, công ty cổ phần là một doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi phần góp vốn của mình. 1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần: Hình thức công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản sau:  Công ty cổ phần là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tồn tại riêng biệt và độc lập với chủ sở hữu của nó. Được thành lập theo pháp luật, được Nhà nước phê duyệt điều lệ hoạt động, có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.  Công ty cổ phần được tự ấn định mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó, được tự do phát triển mọi hoạt động sản xuất -kinh doanh theo pháp luật quy định, được đa dạng hóa, được thay đổi các hoạt động kinh doanh, được đình chỉ hoạt động theo ý công ty mà không phải tham khảo bất cứ một thẩm quyền nào.  Tài sản (vốn) trong các công ty cổ phần được hình thành từ những nguồn mang đặc điểm riêng biệt, bao gồm:  Vốn điều lệ: là vốn do các cổ đông dùng tiền hoặc tài sản của mình góp vào công ty dưới hình thức mua cổ phiếu. Vốn góp cổ phần là vốn chủ sở hữu, công ty được toàn quyền sử dụng vốn góp này. Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông là căn cứ để công ty chia lợi nhuận sau mỗi kỳ hạch toán kinh doanh. Các cổ đông của công ty cổ phần có trách nhiệm góp vốn vào công ty nhưng không được quyền rút vốn khỏi công ty trong thời gian công ty hoạt động để đảm bảo cho sự hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các cổ đông có quyền bán lại cổ phiếu của mình cho người khác. Mọi hoạt động chuyển nhượng cổ phần này diễn ra với tư cách là cách là các giao dịch cá biệt nên không ảnh hưởng đến vốn điều lệ và hoạt động của công ty.  Vốn tự có: là lợi nhuận không chia hết cho các cổ đông mà được giữ lại để làm tăng vốn cho công ty. Đây chính là phần vốn mà công ty tự tạo ra trong quá trình sản xuất – kinh doanh.  Vốn vay: là nguồn mà công ty có được nhờ hình thức đi vay hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, công ty chỉ được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, sau đó phải hoàn trả lại cho chủ nợ kèm theo một khoản nhất định cho chủ nợ, chẳng hạn như lãi suất cho khoản vay ngân hàng, trái tức cho người mua trái phiếu của công ty... Khoản vốn vay bao gồm: - Vốn vay tín dụng ngân hàng: là số vốn mà công ty đi vay của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Đến thời hạn hoàn trả, công ty phải trả số tiền gốc đã vay kèm theo một khoản chi phí nữa là lãi phải trả cho cho chủ nợ. - Vay từ phát hành trái phiếu trên thị trường vốn: khoản vốn này thường là vốn trung và dài hạn, được huy động trên thị trường vốn, các cá nhân, đơn vị đều có thể là chủ nợ. - Vay từ tín dụng thương mại: đây là hình thức công ty mua chịu hàng của nhà cung cấp, khi đó, công ty được sử dụng vốn của người khác và chi phí cho việc này là một khoản tiền phải trả do chiếm dụng vốn của đơn vị cung cấp.  Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Trong trường hợp ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn