Xem mẫu

Luận văn Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế 1 LỜI NÓI ĐẦU Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, …), tài lực (bao gồm nguồn lực tài chính, tiền tệ) …song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển. Từ thời xa xưa con người đã sử dụng công cụ lao động thủ công, đơn giản để sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu của bản thân.Ngày nay, Sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chặt chẽ, những tiến bộ KHCN được áp dụng vào sản xuất làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và trí tuệ. Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, dân số đông nguồn lực dồi dào. Nếu biết khai thác chúng một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng.Vì vậy hơn ai hết đảng và nhà nước ta hiểu được nguồn lực quan trọng nhất để phát tiển đất nước đó chính là con người. Nếu như trước đây con người Việt nam được biết đến với ý chí quật cừơng, sự thông minh, dũng cảm, thì ngày nay chúng ta được biết đến như một dân tộc nghèo khổ, kém phát triển.Như vậy đối với sự nghiệp phát triển kinh tế thì chỉ có cần cù thôi thi chưa đủ. Do đó, con người Việt Nam hay đúng hơn là nguồn cần phải học hỏi thật nhiều để tiếp thu kiến thức, văn minh nhân loại . Những lĩnh vực mà chung ta chưa có điều kiện tiếp cận, hay tiếp cận nhưng còn hạn chế như: công nghệ tin học, công nghệ sinh học…Để làm dược điều đó nguồn nhân lực Việt Nam cần phải đảm bảo những điều kiện gì, yếu tố gì, phẩm chất gì đó cung chính là đề tài mà tôi nghiên cứu. Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế. 2 Kết cấu của đề án bao gồm các phần: Chương I: Lí luận có bản về nguồn nhân lực và quá trình hội nhập kinh tế Chương II: Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực Viêt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chương III: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình tham gia hội nhập. 3 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ I- NGUỒN NHÂN LỰC 1) Khái niệm nguồn nhân lực (NNL) và vai trò phát triển NNL a) Khái niệm Có nhiều cách hiểu khác nhau về NNL: Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường. NNL được hiểu với tư cách là tổng thể các cá nhân, những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình sản xuất.Với cách hiểu này NNL bao gồm người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên . NNL với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế- xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cách hiểu này NNL tương đương với nguồn lao động. Các cách hiểu này chỉ khác nhau về việc xác định quy mô NNL, song đều nhất trí với nhau đó là NNL nói lên khả năng lao động của xã hội. Phát triển NNL Việt Nam là tạo ra sự thay đổi về mặt chất lượng của NNL các mặt thế lực, trí lực, chuyên môn khoa học-kỹ thuật, phẩm chất và nhân cách để đáp ứng những đòi hỏi cao của nền kinh tế, văn hoá- xã hội trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu hướng phát triển của thế giới. b) Vai trò của phát triển NNL đối với phát triển kinh tế-xã hội 4 Khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy sáng tạo của con người trở thành cần thiết và chủ yếu đối với phát triển KT-XH. Trước đây nguồn lao động (NLĐ) nhiều và rẻ được coi là thế mạnh hàng đầu về nhân lực thì ngày nay, yếu tố chất lượng ngày càng được nhấn mạnhvà quan tâm. Tri thức trở thành thế mạnh mũi nhọn đối với nền kinh tế phát triển. Cạnh tranh lành mạnh trong khoa học- kĩ thuật nói riêng và trong kinh tế thị trường nói chung, suy cho cùng là cạnh tranh về tài năng trí tuệ của các nhân tài, kĩ thuật công nghệ tiên tiến và thông tin là yếu tố quyết định phát triển kinh tế. Mặt khác con người với khả năng của mình tác trực tiếp động lên công cụ lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Cùng với quá trình sản xuất, sức mạnh và kĩ năng lao động của con người tăng lên, đặc biệt là tư duy trí tuệ của con người không ngừng phát triển, hàm lượng lao động trí tuệ ngày càng cao, sản phẩm làm ra ngày càng chứa hàm lượng chất xám nhiếu hơn. Sự phát triển này đã làm thay đổi tính chất lao động từ thủ công sang lao động cơ khí, máy móc hiện đại. Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ song vai trò lao động của con người vẫn không hề giảm sút, mà trái lại mọi hoạt động sản xuất không thể tách rời con người bởi con người sáng tạo, phát minh ra máy móc thíêt bị hiện đại đó. Mặt khác thực tế đã chứng minh rằng, sự giàu có và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới được giải thích bởi sự đóng góp phần lớn là do sự đóng góp của lực lượng lao động ( trình độ, sức khoẻ, giới tính), trong khi đó các yếu tố nguồn vốn, tài nguyên chỉ đóng vai trò phần nhỏ,bới nếu các yếu này chỉ được khai thác và hoạt động có hiệu quả khi có sự tác động của con người. Do đó, ta có thể khẳng định con người là trung tâm phát trỉên của lực lượng sản xuất, thước đo của sự phát triển xã hội. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn