Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC -------  ------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN NGÀNH HỌC : MÔI TRƯỜNG MÃ NGÀNH : 108 GVHD: PGS. TS. Đinh Xuân Thắng SVTH : Đỗ Khoa Việt MSSV : 02DHMT339 TP.HCM – 12/2006
  2. Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, cùng toàn thể các thầy cô Khoa môi trường và công nghệ sinh học, đã truyền đạt cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm học qua. Thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có cơ hội học tập tốt. Để kết thúc khóa học, thầy cô cũng đã tạo điều kiện để em có thể làm đồ án tốt nghiệp. Đồ án là sự tổng hợp kiến thức trong suốt khóa học. Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Đinh Xuân Thắng. Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đồ án này. Bên cạnh đó, cũng xin cảm ơn các bạn cùng khóa 2002 đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và làm đồ án. TP HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2006
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN TP. HCM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC 0O--- ---O KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỌ VÀ TÊN: ĐỖ KHOA VIỆT MSSV: 02DHMT339 NGÀNH: MÔI TRƯỜNG LỚP: 02MT2 1. Đầu đề đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên” 2. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp  Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa  Dự báo khối lượng rác sinh hoạt đến năm 2020.  Đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa 3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 04/10/06 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/12/06 5. Họ tên người hướng dẫn: PGS. TS. Đinh Xuân Thắng Nội dung và yêu cầu Đồ Án Tốt Nghiệp đã được thông qua bộ môn. Ngày tháng năm 2006 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): ………………… Đơn vị: ……………………………………... Ngày bảo vệ: ………………………………. Điểm tổng kết: …………………………….. Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp: ………………
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- .................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Điểm số bằng số __________Điểm số bằng chữ___________ TP.HCM, ngày……tháng……năm…… (GV hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên)
  5. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT : Bảo vệ môi trường BVMT : Bảo vệ thực vật BVTV : Bãi chôn lấp BCL CTRĐT : Chất thải rắn đô thị : Chất thải rắn sinh hoạt CTRSH : Chất thải rắn CTR : Công nghiệp hóa CNH HĐH : Hiện đại hóa :Hợp tác xã HTX KHCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường : Kinh tế xã hội KT-XH : Khoa học và công nghê KH&CN : Môi trường MT : Quản lý chất thải rắn QLCTR : Tài nguyên và môi trường TN&MT : Trách nhiệm hữu hạn TNHH : Ủy ban nhân dân UBND
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG STT Trang Bảng2.1: Nguồn gốc CTR đô thị 1 6 Bảng2.2: Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh 2 8 Bảng2.3: Thành phần của CTRĐT theo tính chất vật lý 3 8 Bảng2.4: Sự thay đổi thành phần chất thải rắn sinh hoạt theo 4 9 mùa Bảng2.5: Trọng lượng riêng, độ ẩm của CTRSH 5 10 6 13 Bảng2.6: Thành phần các nguyên tố trong CTR đô thị Bảng2.7: Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại 7 14 sau khi đốt của các thành phần CTRSH 8 21 Bảng2.8: Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác 9 22 Bảng2.9: Diễn biến thành phần khí thải bãi rác 10 29 Bảng2.10: Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng Bảng3.1: Nhiệt độ tối cao trung bình tháng và năm 11 37 12 37 Bảng3.2: Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng và năm 13 37 Bảng3.3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm 14 37 Bảng3.4: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối tháng - năm
  7. 15 38 Bảng3.5: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm 16 39 Bảng3.6: Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm 17 39 Bảng3.7: Số ngày không có nắng trung bình tháng và năm 18 40 Bảng3.8: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm 19 40 Bảng3.9: Độ ẩm tương đối thấp nhất tháng và năm 20 40 Bảng3.10: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng và năm 21 41 Bảng3.11: Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm 22 41 Bảng3.12 : Bốc thoát hơi tiềm năng trung bình ngày 23 42 Bảng3.13: Chỉ số và phân bố mức độ ẩm ướt 24 42 Bảng3.14 : Một số đặc trưng mưa năm 25 42 Bảng3.15: Phân bố số ngày mưa các tháng trong năm 26 44 Bảng3.16: Dân số của các phường, xã trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa 27 46 Bảng3.17: Một số nguồn hoạt đông phát sinh ra các dạng chất thải 28 60 Bảng3.22: Vị trí điểm tập kết trên địa bàn Thành Phố TuyHòa 29 61 Bảng3.23: Khối lượng công việc vận chuyển rác trên các xe hàng tháng 30 69 Bảng4.1: Dự báo dân số tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 31 70 Bảng4.2: Dự báo tốc độ phát sinh rác sinh hoạt đến năm 2020 tại Thành Phố Tuy Hòa
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH 1 53 Hình3.16: Sơ đồ tổ chức Công Ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị 2 57 Hình3.19: Công nhân đang thu gom rác tại phường 2 Thành Phố Tuy Hòa 3 58 Hình3.20: Công nhân đang thu gom rác tại chợ trung tâm Thành Phố Tuy Hòa 4 59 Hình3.21: Rác mới được tập kết tại Điểm Quốc Lộ 1A - Kho xăng số 3 5 62 Hình3.24: Công nhân nhặt phế liệu tại điểm tập kết rác tại Thành Phố Tuy Hòa 6 63 Hình3.25: Người dân nhặt phế liệu tại bãi rác tại Thành Phố Tuy Hòa 7 64 Hình3.26: Hiện trạng bãi rác tại Thành Phố Tuy Hòa 8 80 Hình4.3: Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế tại Thành Phố Tuy Hòa 9 83 Hình4.4: Qui trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp 10 87 Hình4.5: Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác 11 92 Hình4.6: Quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV
  9. MỤC LỤC  Nhiệm vụ đồ án Nhận xét của giáo viên hƣớng dẫn Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1 1.2 Phạm vi của đề tài ........................................................................................... 2 1.3 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 1.5.1 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ............................................... 2 1.5.2 Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải ........................ 2 1.5.3 Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia ................................ 3 1.5.4 Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế) ............. 3 1.6 Phương pháp luận ............................................................................................ 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 2.1. Chất thải rắn .................................................................................................. 4 2.1.1Khái niệm ................................................................................................ 4 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn........................................ 4 2.1.3 Thành phần của chất thải rắn đô thị ......................................................... 7 2.1.4 Tính chất của chất thải rắn ...................................................................... 9 2.1.4.1 Tính chất lý học và chuyển hoá lý học trong chất thải rắn ............... 9 2.1.4.2 Tính chất hoá học và chuyển hoá hoá học trong chất thải rắn ......... 12
  10. 2.1.4.3 Tính chất sinh học và chuyển hoá sinh học trong chất thải rắn ........ 15 2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường .................................................. 19 2.2.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước ....................................... 19 2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí ................................ 20 2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất ........................................... 22 2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng .............. 23 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng chất thải rắn ................... 23 2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn .. 23 2.3.2 Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng ........................ 24 2.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải ....... 25 2.4 Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn .......................................................... 26 2.4.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn ........................................ 26 2.4.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng ......................... 27 2.4.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn ..................................................... 30 2.4.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn ...................................................... 30 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .................................................................... 36 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 36 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................... 42 3.2 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa .... 45 3.2.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 3.2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .......................................... 45 3.2.1.2 Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt .............................. 47 3.2.2 Hệ thống quản lý hành chánh tại Thành Phố Tuy Hòa ............................ 49 3.2.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyễn, xử lý rác .................... 49 3.2.2.2 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR ...................... 51 3.2.2.3 Sơ đố tổ chức công ty phát triển nhà và công trình đô thị ................ 53 3.2.3 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa .................................................................................................... 54
  11. 3.2.3.1 Lưu trữ tại nguồn ............................................................................ 54 3.2.3.2 Hệ thống thu gom ........................................................................... . 55 3.2.3.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển ............................................ 59 3.2.4 Hoạt động thu hồi, xử lý chất thải rắn...................................................... 61 3.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa....... 65 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ TUY HÒA ĐẾN NĂM 2020 4.1 Dự báo dân số và mức độ phát sinh thành phần và khối lượng rác tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ......................................................................................... 68 4.1.1 Dự báo dân số tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ............................. 68 4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 ........................................................................................................ 69 4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ........................ 70 4.2.1 Giải pháp về chính sách ......................................................................... 70 4.2.1.1 Cơ cấu quản lý ............................................................................... 70 4.2.1.2 Chính sách nhà nước và chính sách nghành ................................... 71 4.2.1.3 Chính sách về xã hội ...................................................................... 73 4.2.1.4 Phương pháp đào tạo..................................................................... 73 4.2.1.5 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện ................................ 74 4.2.1.6 Thành lập thị trường trao đổi chất thải ............................................ 75 4.2.1.7 Khuyến khích tư nhân tham gia thu gom và xử lý rác ..................... 75 4.2.2 Giải pháp về kinh tế ................................................................................ 76 4.2.2.1 Hệ thống ký quỹ hoàn chi ............................................................... 77 4.2.2.2 Phí sản phẩm................................................................................... 77 4.2.2.3 Các khoản trợ cấp ........................................................................... 77 4.2.2.4 Đền bù thiệt hại............................................................................... 78 4.2.3 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 78 4.2.3.1 Đối với chất thải rắn y tế ................................................................. 78 4.2.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp ................................................... 81 4.2.3.3 Đối với rác sinh hoạt ....................................................................... 85
  12. 4.2.3.4 Đối với rác nông nghiệp .................................................................. 91 4.2.3.5 Đối với rác xây dựng ...................................................................... 92 4.2.4 Các giải pháp hổ trợ khác ........................................................................ 92 4.2.4.1Giải pháp về phân loại rác tại nguồn ................................................ 92 4.2.4.2 Giải pháp về truyền thông giáo dục ................................................. 96 4.2.4.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng ....................................................... 97 4.2.4.4 Chương trình giàm sát môi trường ................................................. 98 4.2.4.5 Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn ............................................ 99 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận .................................................................................................... 100 5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  13. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên CHƢƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xưa kia nước ta nghèo nàn lạc hậu, kinh tế chưa phát triển, lượ ng rác thải ra rất ít và ít có ai quan tâm đến vấn đề môi trường. Thế nhưng ngày nay dân số tăng lên rất nhanh, kinh tế xã hội rất phát triển đồn g thời các đô thị mọc lên và mở rộng một cách nhanh chóng. Đi đôi với sự phát triển của đô thị thì ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề thời sự đang được quan tâm nhiều nhất. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Chính vì tốc độ phát triển KT- XH của tỉnh ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng càng tăng nên kéo theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày càng một gia tăng. Bên cạnh lượng rác sinh hoạt với số lượng đáng kể, rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp cũng phát sinh với khối lượng lớn khi vào mùa vụ thu hoạch. Và toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Riêng Thành Phố Tuy Hòa đang trong xu thế phát triển kinh tế, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp thành phố không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do em chọn đề tài này. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -1-
  14. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên 1.2 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Do giới hạn về thời gian nên nội dung nghiên cứu nên đề tài này chỉ đưa ra tình trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Tuy Hòa và đề xuất thực hiện các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý CTR tại Thành phố Tuy Hòa. 1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên” nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra và giảm chi phí quản lý chất thải rắn đô thị. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Tổng quan về chất thải rắn đô thị và các vấn đề có liên quan;  Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa;  Dự báo múc độ phát sinh thành phần và khối lượng rác CTR tại Thành Phố Tuy Hòa đến 2020;  Đề xuất các giải pháp thu gom, phân loại và xử lý CTR đến 2020. 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word. 1.5.2 Phƣơng pháp đánh giá nhanh và ƣớc tính lƣợng chất thải Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2005 đến năm 2020 ( dựa trên số liệu thực tế của dân số năm 2005). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -2-
  15. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên 1.5.3 Phƣơng pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thăm dò, phóng vấn, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT, Sở KH và CN, Công ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa). 1.5.4 Phƣơng pháp thực địa (điều tra hiện trƣờng và khảo sát thực tế) Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi rác Thành Phố Tuy Hòa. Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên. Bên cạnh đó cũng tiến hành điều tra các học sinh và sinh viên bằng các câu hỏi đã được thống kê nhằm khảo sát về nhận thức môi trường nói chung và vần đề CTR nói riêng. 1.6 PHƢƠNG PHÁP LUẬN Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao. Với tốc độ gia tăng dân số diễn ra đó là tiền đề cho nguồn phát sinh CTRSH ngày càng tăng cả về số lượng và thành phần. Do đó chất thải rắn sinh hoạt đã và đang xâm phạm vào hệ sinh thái, môi trường gây tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người. Với điều kiện tự nhiên, KT – XH và thực trạng phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR của tỉnh thì việc nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp tích cực hơn, để góp phần thúc đẩy việc xã hội hóa trong công tác này, mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp đều góp tay bảo vệ môi trường, giúp tỉnh phát triển một cách bền vững. Cùng với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật thì song song đó vấn đề nhận thức của cộng đồng vẫn là yếu tố quyết định. Để đảm bảo tính khả thi, giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các hiện trạng vệ sinh môi trường của tỉnh, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai gần. Bên cạnh đó nghiên cứu áp dụng các qui định, tiêu chuẩn và phân tích có chọn lọc các phương pháp thực hiện đối với các địa phương. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -3-
  16. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên CHƢƠNG II TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 2.1 CHẤT THẢI RẮN 2.1.1 Khái niệm Chất thải rắn (Solid Waste) là thuật ngữ dùng để chỉ các chất thải thông thường ở dạng rắn được phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của con người. CTR có thể bao gồm cả cặn bùn, nếu tỷ lệ nước trong cặn bùn ở mức độ cho phép, xử lý được cặn bùn như xử lý CTR. Chất thải rắn là những thành phần được thải bỏ trong quá trình sinh hoạt hay trong quá trình sản xuất của con người. Chất thải rắn là một thuật ngữ để chỉ những chất tồn tại ở dạng rắn. Vật chất mà con ngưởi thải bỏ trong khu vực đô thị mà khôn g đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó được gọi là chất thải rắn. Chất thải đó được coi như chất thải rắn đô thị nếu như xã hội nhìn nhận nó là một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom và phân hủy. Chất thải rắn mặc dù có tác động tiêu cực đến môi trường sống, nhưng ngày na y, một phần đáng kể trong CTR có thể thu hồi, tái chế và tái sử dụng lại được. 2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn đô thị Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng trong việc thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các biện pháp QLCTR. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau, nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là: Rác hộ dân: Phát sinh từ hoạt động sản xuất của xí nghiệp, hộ gia đình các biệt thự. Thành phần rác thải bao gồm: thực phẩm, giấy Carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, các kim loại khác….ngoài ra các hộ gia đình còn có thể chứa một phần chất thải độc hại. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -4-
  17. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các loại như cành cây và lá cây, giấy vụn bao nilong, xác động vật chết. Rác khu thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của cửa hàng bách hóa, nhà hàng khách sạn, siêu thị văn phòng, giao dịch, nhà máy in. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh. Ngoài ra rác thương mại còn chứa một phần chất thải độc hại. Rác cơ quan công sở: Phát sinh từ cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác ở đây giống như rác ở khu thương mại. Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, quả, quả hư hỏng. Rác xà bần từ các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm như gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao. Rác bệnh viện: Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế. Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các lọ thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom hợp lý, vận chuyển và xử lý riêng. Rác công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, nhà máy sản xuất xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chê biến thực phẩm). Thành phần của chúng bao gồm chất thải độc hại và không độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ chung với rác hộ dân. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -5-
  18. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên Bảng2.1 Nguồn gốc CTR đô thị Nguồn phát Họat động hoặc vị trí phát sinh CTR Lọai CTR sinh Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm, tro, các kim lọai khác, Các hộ gia đình, các biệt thự và các căn 1. Khu dân cư các "chất thải đặc biệt" (bao gồm vật dụng to hộ chung cư lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe…), chất thải độc hại. Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy 2. Khu thương siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, tinh, kim lọai, chất thải đặc biệt, chất thải độc mại cửa hàng sữa chữa hại Các lọai chất thải giống như khu thương mại. 3. Cơ quan, Trường học, bệnh viện , văn phòng cơ Chú ý, hầu hết CTRYT (rác bệnh viện ) được công sở quan nhà nước thu gom và xử lý tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó Các công trình xây dựng, các công trình 4. Công trình sửa chữa hoặc làm mới đường giao thông, xây dựng và Gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, bụi… cao ốc, san nền xây dựng và các mảnh vỡ phá hủy của vật liệu lót vỉa hè Hoạt động vệ sinh đường phối, làm đẹp 5. Dịch vụ công Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây cảnh quan, làm sạch các hồ chứa, bãi đậu cộng và lá cây, xác động vật chết… xe và bãi biển, kh u vui chơi giải trí 6. Các nhà máy Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các xử lý chất thải Bùn, tro quá trình xử lý chấtt hải công nghiệp khác đô thị 7. CTR đô thị Tất cả các nguồn kể trên Bao gồm tất cả các nguồn kể trên Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, Chất thải sản xuất nông nghiệp, vật liệu phế 8. Công nghiệp các nhà máy chế biến thực phẩm, các thải, chất thải độc hại, chất thải đặc biệt ngành công nghiệp nặng và nhẹ… Các lọai sản phẩm phụ của quá trình nuôi Các họat động thu họach trên đồng ruộng, trồng và thu họach hoặc chế biến như rơm rạ, 9. Nông nghiệp trang trại, nông trường và các vườn cây rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật heo, bò… Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -6-
  19. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên Căn cứ vào nguồn phát sinh, CTR được phân ra làm các loại chính như sau  Rác thải sinh hoạt: là CTR phát sinh từ các hộ gia đình, công sở, trường học, các chợ, từ các nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, cửa hàng tạp hóa ... Thành phần rác thải bao gồm: thực phẩm, giấy, các tông, plastic (nhựa), gỗ, thủy tinh, kim loại, da, cao su ...Trong rác thải sinh hoạt còn phân làm nhiều nguồn rác thải cụ thể hơn như: rác thải thương mại, rác thải đường phố và công viên, rác công sở...  Chất thải y tế: bao gồm rác thải sinh hoạt trong khu vực bệnh viện và chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong quá trình khám, chữa bệnh và xét nghiệm tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Bao gồm: các ống tiêm, kim chích, các y cụ, các loại mô và cơ quan người, băng thấm dịch, băng thấm máu, các loại thuốc được loại ra do quá hạn hoặc kém phẩm chất...  Rác thải xây dựng: chủ yếu gồm các phế thải cứng được thải ra trong quá trình xây dựng dân dụng, công nghiệp cũng như hạ tầng kỹ thuật. Các loại chất thải nầy bao gồm: gỗ, sắt, thép, bê tông, gạch, bụi cát, bao bì xi măng ...  CTR công nghiệp: là các chất thải ra trong dây chuyền sản xuất của nhà máy hoặc xí nghiệp. Thành phần chúng đa dạng, phụ thuộc vào ngành sản xuất. CTR nông nghiệp: phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch các vụ mùa và cây ăn trái ...Chất thải nầy bao gồm các phụ phẩm của quá trình sản xuất chế biến như: rơm rạ, lá cây, thân cây, khoai hư. 2.1.3 Thành phần chất thải rắn đô thị Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn. SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -7-
  20. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ 50-75%. Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị. Thành ph ần riêng biệt của chất thải rắn thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. Sau đây là các bảng miêu tả về thành phần chất thải rắn theo nguồn phát sinh, tính chất vật lý và theo mùa . Bảng2.2 Thành phần CTRĐT phân theo nguồn phát sinh Nguồn chất thải % Trọng lượng Dao động Trung bình Nhà ở và khu thương mại 60-67 62,0 Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, bình điện) 3-12 5,0 Chất thải nguy hại 0,1-1,0 0,1 Cơ quan 3-5 3,4 Xây dựng và phá dỡ 8-20 14,0 Làm sạch đừờng phố 2-5 3,8 Cây xanh và phong cảnh 2-5 3,0 Lĩnh vực đánh bắt 1,5-3 0,7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3-8 6 Tổng cộng 100 (Nguồn George Tchobanaglous,etal, Mcgraw-Hill Inc,1993) Bảng2.3 Thành phần của CTRĐT theo tính chất vật lý Thành phần % trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Thực phẩm 6-25 15 Giấy 25-45 40 Bìa cứng 3-15 4 Chất dẻo 2-8 3 Vải vụn 0-4 2 Cao su 0-2 0,5 Da vụn 0-2 0,5 Sản phẩm vườn 0-20 12 Gỗ 1-4 2 Thủy tinh 4-16 8 Xốp 2-8 6 Kim loại không thép 0-1 1 Kim loại thép 1-4 2 Bụi tro gạch 0-10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ và cộng sự, Quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001) SVTH: ĐỖ KHOA VIỆT -8-
nguon tai.lieu . vn