Xem mẫu

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp phải không ít những khó khăn, nhất là trong vấn đề tiếp cận các nguồn vốn. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai em đã chọn đề tài : “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai” với mong muốn hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh sẽ phát triển tốt hơn, tương xứng với vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đề tài bao gồm những nôi dung chính như sau: Chương 1: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai. CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay. Trong nền kinh tế Việt nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò như một bộ phận quan trọng, đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa). Theo Nghi định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001, tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp cả nước. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lượng vốn đăng kí ít nên việc thành lập tương đối dễ dàng và thuận lợi, bộ máy tổ chức sản suất kinh doanh và quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí. Việc hoạt động của doanh nghiệp khá độc lập tự chủ do có ít lao động, doanh nghiệp có thể dễ dàng thoả thuận về tiền lương và điều chỉnh hoạt động sản xuất khi cần thiết. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp lớn. Đặc điểm này giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ linh hoạt, dễ dàng thích ứng với biến động của thị trường, có khả năng tiếp cận và đáp ứng các nhu cấu nhỏ lẻ tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn. Đồng thời có thể nhanh chóng tiếp cận các công nghệ mới hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như theo kịp nhu cầu của thị trường . Doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính hạn chế, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn cho quá trình sản xuất được thuận lợi thì doanh nghiệp buộc phải tiến hành các hoạt động tín dụng. Nguồn tín dụng chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ Ngân hàng và vay trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, thiếu tài sản thế chấp, năng lực tài chính chưa cao nên việc vay vốn từ ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do quy mô của doanh nghiệp nhỏ nên không hấp dẫn được các lao động có trình độ cao. Vì vậy năng suất lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thấp hơn các doanh nghiệp lớn. Nhưng mặt khác, bộ phận doanh nghiệp này giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế. Với những đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như trên, cộng với môi trường canh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Cụ thể có thể chỉ ra những vai trò như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng áp đảo trong nền kinh tế. Hiện tại doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp của cả nước (khoảng hơn 240.000 DN), và phân bố ở tất cả mọi ngành nghề. Hàng năm, bộ phận doanh nghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, khoảng 26% GDP của cả nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến. Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động ở Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, vấn đề việc làm luôn là một trong những vẫn đề được quan tâm nhất. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, tốc độ tăng dân số cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu việc làm luôn là một vấn đề bức thiết. Theo thống kê mới đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã giải quyết hơn một phần tư việc làm cho các lao động. Con số này đã thực sự nói lên vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thu hút lao động, tạo công ăn việc làm góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng gia tăng. Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ ở từng thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế doanh nghiệp vừa và nhỏ được ví như những thanh giảm sóc cho nền kinh tế Thứ tư, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc khai thác nguồn tài chính của dân cư trong vùng và sử dụng tối ưu nguồn lực tại chỗ của các địa phương. Nếu như những doanh nghiệp lớn thường được đặt cơ sở ở các trung tâm kinh tế của đất nước thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ở khắp các địa phương và ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn