Xem mẫu

  1. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào Các loại ô nhiễm thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm bụi, ô nhiễm các khí sunfua, cacbonic, nitrit, ô nhiễm chì (Pb), chất thải rắn ( trong sinh hoạt, bệnh viện ). Giáo sư Lâm Minh Triết ( Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ) trong buổi hội thảo “ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam “ đã nhấn mạnh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt thường rất cao như là chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học, nitơrit, nitơrat…gấp từ 2-5 lần, thậm chí tới 10-20 lần trị số tiêu chuẩn đối với nguồn nước mặt loại B, chỉ số E Coli vượt tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần. Ngoài các chất ô nhiễm hữu cơ trên, môi trường nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, clo, phenol,… Ở hầu hết các đô thị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm ở mức trầm trọng. Các nơi bị ô nhiễm nặng nhất là khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy Vicasa Biên Hòa, khu công nghiệp Tân Bình, nhà máy tuyển than Hòn Gai,…Ở một số khu dân cư gần các khu công nghiệp nồng độ khí sunfua vượt chỉ số tiêu chuẩn cho phép nhiều lần ( khu dân cư gần nhà máy xi măng Hải Phòng nồng độ khí sunfua trung bình ngày là 0,407 mg/m3 gấp 1,4 lần tiêu chuẩn cho phép, cụm công nghiệp Tân Bình nồng độ khí sunfua trung bình ngày là 0,338 mg/m3 gấp 1,1 lần tiêu chuẩn cho phép ). “Tính lượng trung bình chất thải rắn sinh hoạt thải ra ở các thành phố lớn ( Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh ) từ 0,6-0,8 kg/người/ngày, chất thải rắn trong bệnh viện ( cơ sở y tế ) được thải ra ước tính từ 50-70 tấn/ngày. Chất thải rắn này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đô thị…”-GS. Lâm Minh Triết nói. Hiện nay khả năng thu gom chất thải rắn còn rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Tại nhiều xã tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt 20-40%. Biện pháp thu gom chất thải rắn hiện nay là chôn lấp ( nhưng chưa có bãi chôn lấp nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường ). Theo thống kê, Việt Nam đã có trên 800 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 khu chế xuất – khu công nghiệp tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây ra. Hiện nay, khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản ( diễn đàn doanh nghiệp, số 50, ngày 20/6/2003, trang 13 ). • Hiện trạng môi trường nước ở nông thôn: Ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp cũng rất nghiêm trọng. Gần 76% số dân nước ta đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý, thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Nhiều nơi do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật, đã gây ra nhiều Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 20
  2. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào tác động tiêu cực tới môi trường nước. Lượng nước thải của các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn m3/năm. Môi trường nước ở nông thôn cũng đang bị ô nhiễm do việc sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hóa chất nông nghiệp; thiếu các phương tiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ ở nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh mới chỉ đạt 30-40%, và chỉ có 28-30% số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn ( trang 14, [23]). B.Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam: I.Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới: Trong thập niên 60 của thế kỷ 20, ô nhiễm nước đang với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ nghệ. Ta có thể kể ra: _ Ở Anh Quốc chẳng hạn: Đầu thế kỷ 19, nước sông Thames rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp xử lý và bảo vệ nghiêm ngặt. _ Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn thêm vào các nguồn ô nhiễm thường xuyên. _ Ở Hoa Kỳ, tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng khác. Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt nghiêm trọng ( trang 111, [2]). II.Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam: II.1. Tình hình chung: _ Nước ta có một nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng khác nhau. _ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, dùng nước tưới lúa và hoa màu, chủ yếu là ở đồng bằng Sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học ngày càng góp phần làm ô nhiễm môi trường nông thôn ( trang 111, [2]). Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 21
  3. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào _ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục km. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống sông Hồng làm cho nước bị ô nhiễm đáng kể ( trang 112, [2]). Tại thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động do nước thải sinh hoạt, nước thải của các ngành công nghiệp không qua xử lý hoặc xử lý rất sơ sài đang thải thẳng vào môi trường. Tuần báo An Ninh Thế Giới ra ngày 20-05-04, có phóng sự “ sông Đồng Nai đang bị khai tử ”của tác giả Thuận Thiên đã phản ánh: “mỗi ngày tại sông Đồng Nai có khoảng trên dưới một triệu m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp, mọi chất thải của thành phố Biên Hòa và 15 khu chế xuất, khu công nghiệp đều đổ về sông Đồng Nai. Môi trường sống trong nguồn nước và sức khỏe của trên dưới 15 triệu người dân thành phố Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh đang hằng ngày phải đối mặt với hiểm họa khôn lường ”, cuối bài tác giả tự hỏi: “đến khi nào con sông Đồng Nai bị ô nhiễm tới mức không thể tự làm sạch được nữa”. Với lượng chất thải khá lớn từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải công nghiệp chiếm một lượng lớn trong tổng lượng nước thải hàng ngày ở thành phố Hồ Chí Minh, hơn nữa mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp cao hơn rất nhiều so với nước thải sinh hoạt do chứa nhiều hóa chất độc hại và khó phân hủy ( trang 89, [3]). Do kinh phí còn hạn hẹp, điều kiện chưa cho phép nên hầu hết nước thải của các cơ sở sản xuất đều không qua khâu xử lý mà thải thẳng ra hệ thống kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm trầm trọng cho các nguồn này (trang 89, [3]). Nước dùng sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị nước ta ( trang 112, [2]). Bên cạnh đó, nước ngầm cũng bị ô nhiễm do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm phèn, nhiễm mặn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung,…( trang 112, [2]). II.2. Ở đồng bằng sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 16 triệu dân, là vùng kinh tế trọng điểm nông nghiệp lớn nhất nước, có sông Cửu Long là nơi cung cấp nước sản xuất sinh hoạt chính cho vùng. Nhưng do tập quán canh tác, ăn ở đi lại trên sông nước, nhất là những năm gần đây công nghiệp các tỉnh phát triển, canh tác nông nghiệp dùng phân bón, thuốc trừ sâu ngày càng nhiều nên làm Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 22
  4. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào ảnh hưởng nhất định đến môi trường nước mặt cũng như tầng ngầm. Từ đó, ảnh hưởng đến tài nguyên nước, ảnh hưởng đến nước sản xuất , sinh hoạt của nhân dân, nhất là trong mùa lũ, mùa khô ở các vùng sâu, vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long có 40-50% dân nông thôn có nước sạch sinh hoạt. Cấp nước sạch theo đường ống còn thấp, các trạm cấp nước với quy mô nhỏ và vừa ( từ 500-2000 m3/ngày đêm ) chủ yếu xây dựng ở thị trấn, thị tứ trung tâm huyện lỵ. Còn các trung tâm xã ấp mới xây dựng trạm cấp nước với quy mô nhỏ ( 100-300 m3/ngày đêm ). Từ đó, nước sạch cho dân vùng nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hết sức bức xúc. II.3. Ở An Giang: + Nước mặt khu vực đô thị ( thành phố, thị xã, thị trấn ): Các chỉ tiêu ô nhiễm nổi bật ở khu đô thị năm 2001 bao gồm các chỉ tiêu: chất rắn lơ lửng và mật số vi sinh tổng coliforms. Nồng độ chất hữu cơ BOD5 trung bình 4 mg/l, xấp xỉ Tiêu Chuẩn Môi Trường, ô nhiễm nhẹ hơn năm 2000, SS trung bình 80 mg/l cao gấp 4 lần TCMT, amoniac trung bình 0,2 mg/l cao gấp 4 lần Tiêu Chuẩn Môi Trường và mật số vi sinh tổng coliforms trung bình 40x103 MPN/100ml, cao gấp 8 lần Tiêu Chuẩn Môi Trường . Các chỉ tiêu khác nằm trong giới hạn môi trường Việt Nam. So sánh khu vực đô thị và nông thôn trong năm 2001 chất lượng nước khu vực nông thôn ô nhiễm về chất hữu cơ cao hơn khu vực đô thị; các chỉ tiêu khác: sắt tổng cộng, chất rắn lơ lửng, amoniac mức độ ô nhiễm ở 2 khu vực trên tương đương nhau. + Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước mặt: Chất lượng nước mặt năm 2001 có mức độ tương đương với năm 2000. Độ pH có tính kiềm yếu trong đoạn mùa khô, nguyên nhân có thể là trong thời gian qua nhiều kênh rạch đã tiếp tục được nạo vét, nước rửa phèn từ đất theo các kênh rạch đổ ra sông, làm độ pH nước sông rạch giảm. Vào mùa mưa, nước bị ô nhiễm về các chỉ tiêu lý hóa như: chất hữu cơ, sắt tổng cộng cao hơn mùa khô. Chỉ tiêu amoniac có mức độ tương đương mùa khô. Nguyên nhân, năm 2001 nước lũ lớn, mực nước xấp xỉ gần năm 2000, lũ lớn tràn khắp nơi, kéo các chất ô nhiễm từ trên mặt đất xuống các sông, kênh, rạch. Cho đến nay, hầu hết các nguồn nước thải công cộng như các cống thải đô thị ở các thành phố, thị trấn, thị xã và các chất thải công nghiệp vẫn thải trực tiếp ra sông, các chất thải nông nghiệp vẫn chưa được xử lý. + Hiện trạng nước thải và công nghiệp: Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 23
  5. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào _ Nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp: Các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường quan trọng tiếp tục được quan trắc, giám sát. Qua kết quả quan trắc có thể đánh giá như sau: Trong tỉnh năm 2001 có thêm ba đơn vị doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải, đó là Xí nghiệp đông lạnh số 7 ( thuộc công ty Angifish ), Xí nghiệp đông lạnh Bến Mỹ, Nhà máy chế biến khoai mì ( thuộc công ty Afiex ) nâng tổng số đơn vị đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải là 8; trong đó 7 đơn vị thuộc doanh nghiệp nhà nước, 1 đơn vị thuộc doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết chất lượng nước thải của các đơn vị này có các chỉ tiêu về môi trường nằm trong giới hạn Tiêu Chuẩn Môi Trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, một số hệ thống chưa hoạt động ổn định, một số chỉ tiêu vẫn nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép như trường hợp nhà máy chế biến khoai mì. Một số đơn vị như: Xí nghiệp đông lạnh 8, Xí nghiệp chế biến rau quả Antesco, nhà máy chế biến nước mắm Chánh Hương vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải trực tiếp ra sông Hậu gây ô nhiễm nguồn nước ở mức độ xấp xỉ các năm trước. _ Nước thải khu vực đô thị: Nước thải khu vực đô thị thành phố Long Xuyên cũng như các đô thị, thị xã Châu Đốc có nồng độ chất ô nhiễm rất cao, đặc biệt là mật số vi sinh tổng coliforms, trung bình 2,7x106 MNP/100ml, nồng độ chất hữu cơ BOD5 trung bình vượt gấp hai lần Tiêu Chuẩn Môi Trường. Các phương án xử lý nước thải của thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc đã xây dựng xong từ năm 1998, nhưng đến nay vẫn chưa được xúc tiến. Tuy nhiên, trong năm 2001, một số hệ thống cống nội ô đã được nâng cấp, không bị ngập và phần nào hạn chế được ô nhiễm môi trường do cống bể, sứt. _ Đánh giá chung: Năm 2001, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp lớn đã có chiều hướng giảm nhẹ hơn các năm trước. Các doanh nghiệp lớn, có nguồn thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đã tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, một số khác cũng đã thiết kế hệ thống xử lý, dự kiến xây dựng trong năm 2002 như công ty Angifish sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải Xí nghiệp đông lạnh 8 và nhà máy nước mắm Chánh Hương. + Hiện trạng chất lượng nước khu vực làng bè Châu Đốc: Để đánh giá chất lượng nước các khu vực làng bè Châu Đốc ( Vĩnh Mỹ, Vĩnh Ngươn ), Phú Tân ( Phú Hiệp ), An Phú ( Đa Phước ), Châu phú ( Mỹ Phú ), Chợ Mới ( thị trấn Chợ Mới ), thành phố Long Xuyên ( Mỹ Hòa Hưng ), Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 24
  6. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào đồng thời thực hiện theo tinh thần công văn 952/CV-UB ngày 15/5/2000 của UBND tỉnh An Giang “ Giao cho Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường hàng tháng một lần đo đạc phân tích môi trường nước các khu vực neo đậu bè tập trung lớn, để có những khuyến cáo cho các ngành chức năng tham khảo và quản lý”. Trong năm, các khu vực làng bè đã được quan trắc 6 đợt, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ở các khu vực làng bè ở trên có diễn biến ô nhiễm chất hữu cơ, amoniac, chất rắn lơ lửng, sắt tổng cộng vào giai đoạn cuối năm gia tăng hơn so với các tháng đầu và giữa năm 2001. Mức độ ô nhiễm đã có khả năng ảnh hưởng chất lượng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản và chất lượng nước sinh hoạt, cụ thể như sau: Chỉ tiêu amoniac trung bình 0,4 mg/l, cao gấp 8 lần Tiêu Chuẩn Môi Trường Việt Nam quy định đối với chất lượng môi trường nước mặt. Nồng độ amoniac cao nhất tập trung vào các tháng mùa lũ ( tháng 9-12 ). Khu vực làng bè Chợ Mới, Mỹ Hòa hưng ( Long Xuyên ), Phú Hiệp ( Phú Tân ), Đa Phước ( An Phú ) mức độ ô nhiễm cao nhất vượt Tiêu Chuẩn Môi Trường trên 13-20 lần. Nồng độ amoniac cao trong giai đoạn này là do nước rửa trôi phân bón từ đồng ruộng và chất lượng nước sông ô nhiễm về amoniac hơn các giai đoạn lũ. Đây cũng có thể là lượng phân bón sử dụng cho đồng ruộng gia tăng. Mặt khác, hoạt động nuôi cá tập trung cũng góp phần làm nước bị ô nhiễm theo chỉ tiêu này ( [8]). Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ra ngày 24/06/2004, có phóng sự “Sông Hậu “oằn gánh” ô nhiễm” của tác giả Hồ Hùng đã phản ánh: “...Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Trưởng trạm Quan trắc môi trường thành phố Cần Thơ, bức xúc: “Chất lượng nước trên sông Hậu có dấu hiệu ô nhiễm nặng”. Kết quả giám sát gần đây nhất của trạm, từ các mẫu nước lấy từ sông Hậu, cho thấy: hàm lượng chất hữu cơ thông qua các chỉ số BOD5 và COD đều vượt tiêu chuẩn Việt Nam (10 mg/l) khoảng 1,2-2,5 lần, có khuynh hướng tăng nhanh so với các năm trước; nồng độ dưỡng chất (NO2 và NH3) vượt tiêu chuẩn Việt Nam(0,05 mg/l) 2-20 lần; số lượng vi sinh (Coliform)cũng vượt mức cho phép từ 1,5-9 lần,... Hiện nay, ở làng bè thị xã Châu Đốc có hơn 400 bè cá, tính chung trong tỉnh An Giang có hơn 3400 bè cá trải dài trên sông Hậu. Lượng chất thải từ hàng ngàn bè cá này thải ra cùng với các hộ gia đình sống ven sông rồi các khu công nghiệp,...làm cho tình trạng ô nhiễm trên sông Hậu thật sự đáng lo ngại. C. Phân loại nước ô nhiễm và tính chất của nó: I. Phân loại: Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một số chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt qua một ngưỡng nào đó thì chất đó sẽ trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 25
  7. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: _ Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: là do mưa. Nước mưa rơi xuống đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,…, kéo theo các chất thải bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn gốc. _ Sự ô nhiễm nhân tạo: chủ yếu do nguồn nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp ( trang 84, [10]). Nước thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ tồn tại dưới dạng không hòa tan, keo và hòa tan. Thành phần nồng độ chất bẩn tùy thuộc vào từng loại nước thải. Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta phân loại như sau: + Nước thải sinh hoạt: Là nước thải ra từ các khu dân cư bao gồm nước sau khi sử dụng từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, khu vui chơi giải trí. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( hidrocacbon, protein, chất béo ), các chất vô cơ dinh dưỡng ( nitơ, photphat ), cùng với vi khuẩn ( bao gồm cả vi sinh vật gây bệnh ), trứng giun sán… Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng, hệ thống tiếp nhận nước thải và đặc điểm nước thải của từng vùng dân cư ( trang 15-16, [15]). + Nước thải công nghiệp: Nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải nói chung là nước thải công nghiệp. Nước thải loại này không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào các quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm. Nước thải từ các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm và thủy sản ( đường, sữa, bột tôm cá, rượu, bia,…,) có nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy; nước thải của các xí nghiệp làm acquy có nồng độ axit và chì cao,… Tóm lại, nước thải từ các ngành hoặc xí nghiệp khác nhau có thành phần hóa học và hóa sinh khác nhau ( trang 16, [15]). II. Tính chất: Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 26
  8. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào Các tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt, công nghiệp được tóm tắt trong các bảng sau: Bảng 1: Các tính chất vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng của nước thải, và nguồn gốc của chúng ( trang 17, [15]): Tính chất Nguồn phát sinh _ Các tính chất vật lý: Màu Các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ. Mùi Sự thối rữa nước thải và các chất thải công nghiệp. Chất rắn Cấp nước cho sinh hoạt, các chất thải sinh hoạt và sản xuất, xói mòn đất, dòng thấm, chảy vào hệ thống cống. Nhiệt độ Các chất thải sinh hoạt và sản xuất. _Thành phần hóa học: + Nguồn gốc hữu cơ: Cacbonhidrat Các chất thải sinh hoạt, thương mại và sản xuất. Mỡ, dầu, dầu nhờn Các chất thải sinh hoạt, thương mại và sản xuất. Thuốc trừ sâu Các chất thải nông nghiệp. Phenol Các chất thải nông nghiệp. Protein Các chất thải sinh hoạt và thương mại. Các chất hoạt động Các chất thải sinh hoạt và sản xuất. bề mặt Các chất khác Phân rã tự nhiên các chất hữu cơ. + Nguồn gốc vô cơ: Độ kiềm Nước thải sinh hoạt, cấp nước sinh hoạt và sự thấm của nước ngầm. Clorua Cấp nước sinh hoạt, các chất thải sinh hoạt, sự thấm của nước ngầm, các chất làm mềm nước. Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 27
  9. Một số phương pháp xử lý nước ô nhiễm Phan Anh Đào Các chất thải công nghiệp. Các kim loại nặng Các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Nitơ Các chất thải công nghiệp. pH Các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Phospho Cấp nước sinh hoạt, các chất thải sinh hoạt và công Lưu huỳnh nghiệp. Các chất thải công nghiệp. Các hợp chất độc +Các khí: Phân hủy các chất thải sinh hoạt. H2S Phân hủy các chất thải sinh hoạt. CH4 Cấp nước sinh hoạt, sự thấm của nước bề mặt. O2 Thành phần sinh học: Các động vật Các dòng nước hở và các nhà máy xử lý. Thưc vật Các dòng nước hở và các nhà máy xử lý. Sinh vật nguyên sinh, Các chất thải sinh hoạt và nhà máy xử lý các chất virut thải sinh hoạt. Bảng 2: Phân loại nước ô nhiễm dựa vào hàm lượng chất ô nhiễm ( trang 32, [13]) Các chất Mức độ ô nhiễm Nặng Trung bình Thấp Tổng chất rắn, mg/l 1000 500 200 _ Chất rắn hòa tan, mg/l 700 350 120 _ Chất rắn không tan, mg/l 300 150 8 Tổng chất rắn lơ lửng, mg/l 600 350 120 Đề tài nghiên cứu khoa học Trang 28
nguon tai.lieu . vn