Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC Người hướng dẫn: Đào Phú Quảng Người thực hiện: Nguyễn Xuân Đường Lớp cán bộ quản lý tiểu học K 6 THANH HOÁ O2 – 2007 1
  2. DANH MỤC VIẾT TẮT TH Tiểu học TTH Trường trung học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh CB Cán bộ NV Nhân viên HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân BCHTƯ Ban chấp hành Trung ương CBCC Cán bộ, công chức CBQL Cán bộ quản lý QLGD Quản lý giáo dục BCH CĐ Ban chấp hành Công đoàn TNCS HCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh LHPN VN Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ĐBĐTQ Đại biểu Đảng toàn quốc 2
  3. MỤC LỤC Nội dung Trang - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng, phương pháp, phạm vi, những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. - Chương I: Cơ sở lý luận của hiệu lực th ực hi ện Đi ều l ệ tr ường tiểu học. 1.1. Một số khái niệm. 1.2. Điều lệ trường tiểu học, - Chương II: Thực trạng về hiệu lực thực hiện Đi ều l ệ ở m ột s ố Trường tiểu học. 2.1. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của CBQL ở một số Trường tiểu học. 2.1.1. Về nhận thức của CBQL (điều tra đối với CBQL). 2.1.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ tiểu học c ủa CBQL. 2.1.3. Một số đề xuất của CBQL về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ tiểu học. 2.2. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của giáo viên ở một số Trường tiểu học. 2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên. 2.2.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của giáo viên. 2.2.3. Một số đề xuất của giáo viên về các biện pháp nâng co hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. 2.3. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của học sinh ở một số Trường tiểu học. 2.3.1. Nhận thức của học sinh trong việc thực hiệ Điều lệ Trường tiểu học. 2.3.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của học sinh. 2.3.3. Một số đề xuất của học sinh về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. 2.4. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ, nguyên nhân 3
  4. của thực trạng. 2.4.1. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ. 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng. 2.5. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. * Biện pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với nhà trường trong công tác chỉ đạo thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. * Biện pháp 2: - Phần kết luận và khuyến nghị. + Kết luận. + Khuyến nghị. 4
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quy ền XHCN, qu ản lý xã hội bằng pháp luật. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) đã ghi nhận: “Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã h ội b ằng Pháp luật”. Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, tháng 1 năm 1995) và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần th ứ VIII (tháng 6 năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung theo Ngh ị quy ết 51, Qu ốc h ội khoá X, (tháng 12 năm 2001) cũng ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã h ội pháp lu ật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12, chương 1). Quan điểm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đặt ra những yêu cầu cơ bản như: - Nhà nước phải coi trọng công tác xây dựng pháp luật. - Người cán bộ quản lý (CBQL) phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ quản lý và phải được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật. - Người CBQL phải tuân theo những nguyên tắc quản lý nhà nước, trong đó có nguyên tắc pháp chế XHCN, yêu cầu của nguyên tắc đó là mọi cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức, đoàn thể, công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật, tức là mọi người phải có ý thức và thói quen sống, làm việc và hành x ử theo những quy định của pháp luật. Giáo dục và đào tạo là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành, lĩnh vực của đất nước, nó được tổ chức thành một hệ thống thứ bậc trải rộng trên phạm vi cả nước. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các c ơ quan, đơn vị, trường học…của hệ thống giáo dục và đào tạo đã được quy định rõ ràng trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nếu các cơ quan đơn v ị tr ường h ọc th ực hiện tốt các quy định pháp lý đó thì sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. 5
  6. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Tiểu học là bậc học nền tảng. Bậc học này giúp các em có những hiểu biết cơ bản ban đầu làm ti ền đ ề đ ể ti ếp t ục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống. Ngày 02 tháng 4 năm 1979, Bộ Giáo dục ban hành Điều l ệ Trường ph ổ thông, một văn bản pháp luật điều chỉnh hệ th ống giáo dục ph ổ thông bao g ồm các trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9) và trường ph ổ thông trung h ọc (từ lớp 10 đến lớp 12). Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học, Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học. Điều lệ Trường tiểu học là một văn bản pháp lý c ủa Nhà n ước, có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đối với việc tổ chức và hoạt động của Trường tiểu h ọc, nó quy định các nội dung chủ yếu như: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; cơ sở vật chất thiết bị nhà trường; quan h ệ gi ữa nhà trường, gia đình, xã hội... Từ vị trí, ý nghĩa quan trọng trên; nếu các nhà trường tổ chức thực hiện tốt các Điều lệ nhà trường, sẽ tạo ra sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành trong các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục quốc dân. Nó tạo cơ sở cho sự hoạt động thông suốt, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Do đó, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các Trường tiểu học. Trong hơn 6 năm qua, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học ở các Trường tiểu học ra sao? Đội ngũ CBQL và giáo viên đã nắm vững và thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình (mà Điều lệ đã quy định) hay chưa? Các quyền và nhiệm vụ của học sinh đã được Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tôn trọng và đảm bảo thực hiện hay không? Để góp phần làm rõ vấn đề trên cũng như để nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp thích h ợp, em xin l ựa chọn đề tài “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều l ệ Trường ti ểu học trong các Trường tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học. 6
  7. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực th ực hiện Đi ều l ệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận (thông qua việc đọc và phân tích các văn bản và tài liệu có liên quan). - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (bằng phiếu h ỏi, toạ đàm tr ực tiếp với các đối tượng có liên quan). - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, phân tích các số liệu thực tế; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hiệu lực thực hiện các nhi ệm v ụ, quyền hạn của cán bộ quản lý, giáo viên học sinh theo Điều l ệ Trường ti ểu h ọc trong một số Trường tiểu học bao gồm: - 79 học viên khoá 6 là các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các đồng chí kế cận quản lý Trường tiểu học thuộc 27 huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hoá. - Cử nhân khoa học và quản lý giáo dục tiểu học được tổ chức tại trường THSP Thanh Hoá. - 80 cán bộ, giáo viên của trường Tiêủ học Quảng Hùng, Trường tiểu học Quảng Minh, trường Tiểu học Quảng Tâm và Trường tiểu học Quảng Cát của huyện Quảng Xương – Thanh Hoá. - 60 em học sinh của các trường kể trên. 7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu lực th ực hiện Đi ều l ệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 7
  8. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU LỰC THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1.1- GIÁO DỤC PHỔ THÔNG QUA NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ. Từ khi mới ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã h ết s ức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục. - Ngay từ sau ngày đất nước mới dành được độc lập (02- 09- 1945), ngày 08- 9- 1945 Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 20/SL, là S ắc l ệnh đ ầu tiên về giáo dục, quyết định thành lập Nha bình dân h ọc v ụ và c ưỡng bách h ọc quốc ngữ. - Ngày 25 tháng11 năm 1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc. Về giáo dục, Chỉ thị nhấn mạnh phải tổ chức bình dân học vụ và mở trường đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng. + Sắc lệnh số 146/SL ngày 10-6-1946 quy định những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới. + Sắc lệnh số 147/SL ngày 10-8-1946 quy định về tổ chức bậc h ọc c ơ bản. Nội dung của những văn bản trên đây có tính chất đường lối, mang ý nghĩa chiến lược của hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đo ạn m ới, có giá tr ị nh ư những đạo luật về giáo dục. Từ cuối năm 1945, những trường trung học cũ được khôi phục, nhiều trường mới được thành lập. Nội dung giáo dục mới, dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam. Cho đến cuối năm h ọc 1945-1946, cả n ước có 29 trường trung học hoạt động. - Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (tháng 4 năm 1947) đã vạch ra những phương hướng chính cho giáo dục lúc này là:” Ch ương trình học phải thiết thực, nhằm đào tạo nhân tài cho kháng chiến ở tất cả các lĩnh vực; học sinh phải vừa học vừa sản xuất tự túc một phần”. - Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (tháng 01 năm 1948), sau khi chỉ rõ mục đích của giáo d ục là ph ục v ụ kháng chiến, kiến quốc, đã đề ra những biện pháp cần thiết để ngành giáo d ục có th ể thực hiện tốt mục đích đã nêu trên. 8
  9. * Cải cách giáo dục lần thứ nhất. - Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ họp, chính th ức thông qua đ ề án cải cách giáo dục lần thứ nhất. Tiếp đó, ngày 31-7-1950 B ộ Giáo dục ra Thông tư số 56, chỉ đạo cải cách giáo dục. Nền giáo dục mới được thiết kế trên nguyên tắc "dân tộc, khoa học, đại chúng"; Mục tiêu là giáo dục th ế h ệ tr ẻ thành những người dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có ph ẩm ch ất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân; Phương châm giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo d ục chuyên nghi ệp, giáo dục cao đẳng và đại học. - Tháng 12 năm 1951, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần th ứ II đã h ọp, quyết định đổi tên Đảng cộng sản Đông dương thành Đảng lao đ ộng Vi ệt nam. Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng cho ngành giáo dục th ực hiện th ắng l ợi những mục tiêu của cải cách giáo dục. - Tháng 3 năm 1955, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II đã có Nghị quyết đề ra nhiệm vụ “phát triển giáo d ục, ch ấn ch ỉnh và củng cố hệ thống giáo dục phổ thông, thống nh ất hai h ệ thống giáo dục c ủa vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng”. * Cải cách giáo dục lần thứ hai. - Tháng 3 năm 1956 Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc đã h ọp, th ảo luận và thông qua đề án về cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai. Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện gồm bốn mặt : đức, trí, thể, mỹ. Ph ương châm giáo dục là liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội. - Nghị định số 1027/TTg, ngày 27-8-1956 về "Chính sách giáo dục ph ổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Hệ thống giáo dục phổ thông từ năm học 1956-1957 gồm ba cấp học : Cấp I (4 năm), cấp II (3 năm) và cấp III (3 năm). * Cải cách giáo dục lần thứ ba. Tháng 01 năm 1979, Nhà nước triển khai cải cách giáo dục lần thứ ba theo Nghị quyết số 14/NQ-TƯ (tháng 12/1978) của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Các văn bản để triển khai cải cách giáo dục có : + Quyết định 243/HĐCP phủ ngày 28-6-1979 của Hội đồng Chính ph ủ về tổ chức bộ máy, biên chế các trường học phổ thông; + Quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý h ọc sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. - Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI ( 29 tháng 3 năm 1989) nêu rõ:“Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo 9
  10. ….Cần đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế của các trường, lớp dân lập, tư thục”. - Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 7 (Tháng6 năm 1991) đã khẳng định:" Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay ngh ề, có năng l ực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo có tinh thần yêu nước yêu CNXH. - Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) tháng 01 năm 1993 đề ra Nghị quyết về”Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, trong đó nhấn mạnh:"Giáo dục & đào tạo cùng với khoa học & công ngh ệ được xem là quốc sách hàng đầu…Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cơ sở h ạ tầng xã hội“. - Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 8 (tháng 6 năm 1996) cũng ghi nhận:"Tổng kết cải cách giáo dục; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước về giáo dục và đào tạo, tăng cường quản lý nhà nước đối với các loại hình giáo dục và đào tạo ". - Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII), tháng 12 năm 1996 cũng đã khẳng định:" Quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo theo hướng tập trung, làm tốt chức năng quản lý nhà nước, xây dựng hoàn thiện chính sách cơ chế về giáo dục - đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng. Sớm ban hành Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật, (điều lệ các loại trường, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý GD&ĐT, quy định hệ thống chuẩn kiến thức)”. * Để quản lí các hoạt động giáo dục, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và không ngừng thể chế hoá đường lối ch ủ trương của Đảng về giáo dục. Từ năm 1945 đến 1998 đã ban hành 756 văn b ản quy ph ạm pháp luật về giáo dục dưới dạng các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị. - Thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng, ngày 02 tháng 7 năm 2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giáo dục bao g ồm 8 ch ương, 120 điều, bao gồm các quy định chung về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường và các cơ s ở giáo dục khác; nhà giáo; người học; nhà trường; gia đình và xã h ội; qu ản lý nhà nước về giáo dục; khen thưởng và xử lý kỷ luật; điều khoản thi hành. Luật giáo dục đã dành điều 48, chương 3 để quy đ ịnh v ề c ấu trúc c ủa Điều lệ nhà trường: - Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Lu ật này và Điều lệ nhà trường. - Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây: + Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. + Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 10
  11. + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo. + Nhiệm vụ và quyền của người học. + Tổ chức và quản lý nhà trường. + Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường. + Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Thủ tướng Chính phủ quy định ban hành Điều lệ trường Đại h ọc, B ộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Điều lệ nhà trường ở các cấp học, bậc học khác. Ngày 11-7-2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ Trường tiểu học kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. - Theo từ điển Pháp – Việt pháp luật – hành chính (nhà xu ất b ản Th ế gi ới, Hà Nội – 1992) thì: Điều lệ là văn kiện của một cơ quan, đoàn th ể, h ội, công ty gồm những điều quy định bắt buộc, nêu rõ mục tiêu, quy tắc tổ chức, th ể l ệ hoạt động của tổ chức đó. Điều lệ Trường tiểu học là văn bản pháp quy phụ, là sự cụ thể hoá điều 48, chương III, Luật Giáo dục, nhằm đặt ra những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các Trường tiểu học. - Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, năm 1999) thì: Hiệu lực: Là tác dụng đích thực. Là giá trị thi hành. - Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (Nhà xuất bản Từ đi ển Bách khoa Hà Nội – 2002) thì hiệu lực bao gồm: Hiệu lực theo th ời gian, hi ệu l ực theo không gian, hiệu lực thi hành,… + Hiệu lực theo thời gian là giới hạn hiệu lực về mặt thời gian của văn bản quy phạm pháp luật đối với quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó quy định. + Hiệu lực theo không gian là phạm vi có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về mặt không gian, lãnh thổ. + Hiệu lực thi hành là hiệu lực ở thời điểm mà các chủ thể quan hệ pháp luật có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật. - Theo từ điển Pháp – Việt pháp luật – hành chính (Nhà xu ất b ản Th ế gi ới, Hà nội – 1992), thì: Hiệu lực là khả năng và tác d ụng th ực t ế c ủa m ột c ơ quan, tổ chức, một nhà nước thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình. Một cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực là cơ quan đó biết sử dụng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các phương pháp và công cụ của pháp lý về các mặt pháp luật, hành chính, tổ chức, tư tưởng… để đề ra những quy ết định hợp pháp, hợp lý, đúng thời gian. 11
  12. - Theo từ điển Thuật ngữ hành chính (Bộ Nội vụ, Học vi ện Hành chính quốc gia, Hà Nội 2002) thì: + Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là th ể hiện sự qu ản lý c ủa b ộ máy nhà nước có kết quả do sự vận hành tổng thể của hệ thống chính trị, bao gồm: sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của bộ máy Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân thông qua các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp. + Hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước là sự thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động có kết quả chức năng quản lý của bộ máy hành pháp theo sự phân công, phối hợp trong hệ thống chính trị, nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào năng lực, chất lượng của nền hành chính, tức là tổng hợp các y ếu tố v ề th ể ch ế, t ổ ch ức bộ máy, đội ngũ công chức. Hiệu lực của nền hành chính Nhà nước phụ thuộc vào sự ủng h ộ c ủa nhân dân, sự ủng hộ tín nhiệm của dân càng lớn thì hiệu lực quản lý của b ộ máy nhà nước càng cao. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước còn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tổ chức, vận hành của tổ chức chính trị. Hiệu lực quản lý hành chính ph ụ thu ộc sự lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công và phối hợp, hợp lý, khoa học giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hi ện các quy ền lu ật pháp, hành pháp, tư pháp. * Hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước là sự so sánh đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất. * Hiệu lực của một quyết định được hiểu là mức độ thực hiện nh ững nội dung của quyết định nhằm đạt tới mục tiêu đã định. * Hiệu lực thực hiện một quy định pháp luật được hiểu là mức đ ộ th ực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể pháp luật nhằm đạt tới mục tiêu do luật định. * Hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học được hiểu là mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý Trường tiểu học nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục do Luật Giáo dục quy định. Như vậy, hiệu lực và hiệu quả quản lý giáo dục liên quan trực tiếp đến hàng loạt yếu tố: quyền hạn, trách nhiệm, năng lực đội ngũ, kết quả (đầu ra), chi phí (đầu vào). Trong khuôn khổ của hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục, cần đặt hai thuật ngữ này trong mối quan hệ biện chứng với các thuật ngữ khác như sơ đồ dưới đây: 12
  13. Quyền hạn Kết quả (đầu ra) Trách nhiệm Hiệu lực Hiệu quả So sánh Năng lực Chi phí (đầu vào) • Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy quy ền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi có Luật Giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động, thể hiện qua việc tập trung nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống; kiểm tra, xử lý các hành vi vi ph ạm pháp luật…. Tổ chức pháp chế của Bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác pháp ch ế t ừng bước được kiện toàn. Tuy vậy, so với đòi hỏi của thực tiễn thì công tác pháp ch ế c ủa ngành còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống văn bản quy ph ạm pháp lu ật (QPPL) v ề giáo dục còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực chưa cao; việc tuyên truy ền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầy đủ, hiệu quả th ấp; vi ệc ki ểm tra thực hiện pháp luật làm chưa thường xuyên; tình hình vi ph ạm pháp lu ật v ề giáo dục có những biểu hiện phức tạp; chưa hình thành hệ thống tổ chức pháp chế ngành từ Bộ xuống các địa phương và cơ sở giáo dục; đội ngũ công chức pháp chế còn mỏng. Nguyên nhân của những hạn chế trên đây trước hết là do nhận thức chưa sâu sắc về vai trò của công tác pháp ch ế trong vi ệc tăng c ường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, từ đó chưa có giải pháp tăng cường pháp chế một cách đồng bộ. Hiến pháp năm 1992 (Sửa đổi năm 2001)đã quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Ngày 14 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Ngh ị định s ố 135/2003 /NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy ph ạm pháp lu ật; ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Ch ỉ th ị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 18 tháng 5 năm 13
  14. 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ-CP quy định ch ức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân t ỉnh, thành ph ố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; ngày 27 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 933/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ; 1.3. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC. Về cơ cấu, Điều lệ Trường tiểu học (ĐLTTH) có 7 chương, bao gồm những nội dung sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. * Phạm vi điều chỉnh.(Điều 1) Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học và cơ sở giáo dục tiểu học khác; về tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ở b ậc ti ểu học. * Vị trí của Trường tiểu học ( Điều 2). Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học n ền tảng c ủa hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. * Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường tiểu học (Điều 3). 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo d ục khác theo ch ương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy ết định ban hành 2. Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động học sinh bỏ h ọc đ ến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu h ọc và tham gia xoá mù ch ữ trong phạm vi cộng đồng. 3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh. 4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài sản chính theo quy định của pháp luật. 5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. 6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các ho ạt đ ộng xã h ội trong phạm vi cộng đồng. 7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. * Hệ thống Trường tiểu học ( Điều 4). 1. Trường tiểu học được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập. 14
  15. Trường tiểu học bán công, dân lập sau đây gọi chung là tiểu h ọc ngoài công lập. 2. Các Trường tiểu học chuyên biệt gồm: a) Trường phổ thông dân tộc bán trú. b) Trường tiểu học dành cho trẻ em bị thiệt thòi. c) Trường tiểu học dành cho trẻ em tàn tật. 3. Các cơ sở giáo dục tiểu học khác: a. Lớp tiểu học gia đình do cha mẹ học sinh có đủ năng lực, trình đ ộ chuyên môn tự nguyện thành lập và trực tiếp giảng dạy. b. Lớp tiểu học linh hoạt do các cá nhân, t ổ ch ức nhà n ước, t ổ ch ức xã h ội t ự nguyện thành lập cho những trẻ em không có điều kiện theo học ở trường, lớp chính quy. c. Lớp tiểu học dành cho trẻ em bị thiệt thòi, trẻ em tàn tật. * Tên trường ( Điều 5). 1. Việc đặt tên trường được quy định như sau: a. Đối với trường công lập: Trường tiểu học + tên riêng của trường. b. Đối với trường ngoài công lập: Trường tiểu học + tên lo ại hình ( bán công, dân lập) + tên riêng của trường. c. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch. * Phân cấp quản lý ( Điều 6 ). 1. Trường tiểu học do Phòng GD&ĐT quản lý, chỉ đạo trực tiếp. 2. Các cơ sở giáo dục tiểu học khác được 1 Trường tiểu học công lập bảo trợ và quản lý theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huy ện trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng GD& ĐT. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học chuyên biệt, trường ngoài công lập (Điều 7). Các Trường tiểu học chuyên biệt, Trường tiểu học ngoài công lập tuân theo các quy định tương ứng của Điều lệ này, Quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành. * Nội quy Trường tiểu học ( Điều 8). Các Trường tiểu học có trách nhiệm căn cứ vào Điều lệ này và các quy chế nêu ở điều 7 của Điều lệ này (đối với trường chuyên biệt, trường ngoài công lập) để xây dựng nội quy của trường mình. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ. * Điều kiện thành lập Trường tiểu học ( Điều 9). 15
  16. Trường tiểu học được xét cấp quyết định thành lập khi: - Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; - Tổ chức mở trường bảo đảm: a. Có đủ cán bộ quản lý và giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại các điều 18, 19, 34 của Điều lệ này. b. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt được những yêu cầu cơ bản quy định tại chương VI của Điều lệ này; c. Có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. * Thẩm quyền thành lập Trường tiểu học ( Điều 10). Trường tiểu học do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập. * Hồ sơ và thủ tục thành lập trường ( Điều 11). 1. Hồ sơ xin thành lập trường gồm: - Đơn xin thành lập trường. - Luận chứng khả thi với những nội dung quy định tại điều 9 của đi ều l ệ này. - Đề án về tổ chức và hoạt động. - Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng. 2. Thủ tục xét duyệt thành lập trường được quy định như sau: - Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với trường trung học cơ sở công lập, bán công); Uỷ ban nhân dân cấp huyện (đối với Trường tiểu học công lập, bán công), tổ chức (đối với Trường tiểu học dân lập) có trách nhiệm lập h ồ s ơ theo quy đ ịnh tại khoản 1 của điều này. - Phòng GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan và UBND cấp xã có liên quan tổ chức th ẩm định về m ức đ ộ phù h ợp c ủa vi ệc m ở trường với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tính khả thi của luận chứng quy định tại điều 9 của điều lệ này; trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức xin thành lập. * Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục tiểu học khác ( Điều12). * Hồ sơ và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục tiểu học khác ( Đi ều 13). 16
  17. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trường ti ểu h ọc, c ơ s ở giáo dục tiểu học khác ( Điều 14). 1. Cấp có thẩm quyền quyết định thành l ập thì có th ẩm quy ền quy ết đ ịnh việc sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể Trường tiểu h ọc, cơ sở giáo dục tiểu học khác. 2. Thủ tục sáp nhập, chia, tách c ơ s ở ti ểu h ọc đ ể thành l ập c ơ s ở ti ểu h ọc mới tuân theo các quy định tại điều 11, 13 của Điều lệ này. 3. Việc đình chỉ hoạt động, giải thể Trường tiểu học, cơ sở giáo dục tiểu học khác tuân theo quy định chung của Chính phủ. * Lớp học, tổ học sinh, khối lớp, điểm trường ( Điều 15). 1. Học sinh được tổ chức theo lớp học; mỗi lớp có không quá 35 học sinh. Lớp học có lớp trưởng, 1 hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định. Số học sinh trong từng lớp của trường chuyên bi ệt có quy định riêng. 2. Mỗi lớp có 1 giáo viên vừa làm ch ủ nhiệm, vừa gi ảng d ạy các môn học. Tuỳ điều kiện cụ thềo từng trường, có thể phân công giáo viên chuyên trách đối với các môn hát - nhạc, mỹ thuật, thể dục. 3. Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng do h ọc sinh trong tổ bầu ra hoặc do giáo viên chủ nhiệm chỉ định và đ ược thay đổi đ ịnh kỳ hằng tháng hoặc 2- 3 tháng trong năm h ọc theo quy ết đ ịnh c ủa giáo viên ch ủ nhiệm. * Tổ chuyên môn ( Điều 16). 1. Giáo viên Trường tiểu học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc liên khối lớp, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và m ột ho ặc hai tổ phó do Hiệu trưởng cử. 2. Tổ chuyên môn cõ những nhiệm vụ sau: a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy h ọc, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT; b. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra, đáng giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; c. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; d. Giúp HT chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác. 3. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần. * Tổ hành chính - quản trị ( Điều 17). 17
  18. Các nhân viên hành chính, quản trị, kế toán tài vụ, thủ quỹ, thư viện, y tế, bảo vệ và các nhân viên khác (được tổ chức thành tổ hành chính- quản trị) giúp HT thực hiện các công tác phục vụ hoạt động giảng dạy, giai đoạn và các hoạt động khác của Trường tiểu học. Tổ hành chính- quản trị có một tổ trưởng và 1 hoặc 2 tổ phó do Hiệu trưởng cử. * Hiệu trưởng ( Điều 18). 1. Hiệu trưởng Trường tiểu học là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhi ệm (đối với trường công lập, bán công), công nhận (đối với trường dân lập) theo đề nghị của Trưởng Phòng GD&ĐT. Hiệu trưởng Trường tiểu học được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá 2 nhiệm kỳ ở cùng một trường. 2. Hiệu trưởng phải là giáo viên đã dạy học ít nh ất 5 năm (không k ể th ời gian tập sự )ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên môn, có năng lực quản lý nhà trường, có sức khoẻ. 3. Hiệu trưởng Trường tiểu học có những quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. - Tổ chức bộ máy nhà trường, thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính – quản trị, thành lập và cử Chủ tịch các hội đồng trong nhà trường. - Phân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên, đ ề ngh ị v ới Trưởng phòng GD&ĐT về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên, nhân viên của trường; khen thưởng thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước. - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ ch ức, nhận học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng kỷ luật học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại h ọc sinh, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, danh sách học sinh dự thi tốt nghiệp tiểu học. - Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghi ệp v ụ qu ản lý trường học, được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định. * Phó hiệu trưởng (Điều 19). 1. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho HT. Mỗi Trường tiểu h ọc có t ừ 1 đến 2 Phó HT, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân c ấp huy ện b ổ nhi ệm, công nh ận theo đề nghị của Trưởng Phòng GD&ĐT. 18
  19. 2. Hiệu trưởng phải là giáo viên đã dạy học ít nhất 3 năm (không kể thời gian tập sự )ở bậc tiểu học hoặc bậc học cao hơn và được tín nhiệm về chính trị, đạo đức, chuyên môn, có năng lực quản lý nhà trường, có sức khoẻ. 3. Phó hiệu trưởng có những quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: + Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được Hiệu trưởng phân công. + Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của nhà trường; + Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được uỷ quyền. + Được theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghi ệp vụ quản lý trường học và hưởng các quyền lợi của Phó hiệu trưởng theo quy định. * Giáo viên tổng phụ trách Đội TNTP HCM và Sao Nhi đồng HCM (Đi ều 20). * Hội đồng GD ( Điều 21). 1. Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm Chủ tịch. Thành viên c ủa H ội đ ồng giáo dục gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ Đảng, Chủ tịch Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên T ổng ph ụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên có kinh nghiệm và trưởng ban đại diện cha mẹ h ọc sinh c ủa trường. Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự các cuộc họp của Hội đồng giáo dục. 2. Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng trong vi ệc xây dựng kế hoạch giảng dạy và giáo dục; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của nhà trường, xem xét và lập danh sách học sinh được đề nghị h ọc trước tu ổi hoặc học vượt lớp; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên; đ ề xu ất các biện pháp cải tiến công tác của nhà trường. 3. Hội đồng giáo dục họp ít nhất mỗi học kỳ một lần. * Các Hội đồng khác trong nhà trường ( Điều 22). 1. Hội đồng thi đua và khen thưởng do HT thành lập vào đầu năm học và làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí th ư Chi b ộ Đảng, Chủ tịch Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chủ nhiệm. Hội đồng thi đua và khen thưởng giúp cho Hiệu trưởng t ổ ch ức phong trào thi đua học tập, đề nghị danh sách học sinh được khen thưởng. Hội đồng thi đua 19
  20. và khen thưởng họp vào cuối mỗi học kì và hoạt động theo quy đ ịnh c ủa B ộ GD&ĐT, làm tư vấn công tác thi đua trong nhà trường. 2. Khi cần thiết, Hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn khác; nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các Hội đồng này do Hi ệu trưởng quyết định. * Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong Trường tiểu học ( Điều 23). 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Trường tiểu học lãnh đạo và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. 2. Công đoàn giáo dục nhà trường, Bí thư Đoàn thanh niên C ộng s ản H ồ Chí Minh, Đội TNTP HCM, Sao nhi đồng và các đoàn th ể, tổ chức xã h ội khác trong Trường tiểu học hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. * Quản lý tài sản, tài chính ( Điều 24). 1. Việc quản lý tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy đ ịnh c ủa Nhà nước. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường. 2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường ph ải tuân theo các quy định về kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ của Bộ Tài chính và Liên Bộ GD&ĐT và Tài chính. CHƯƠNG 3: CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC. * Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học ( Điều 25). 1. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch d ạy h ọc do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành. 2. Trường tiểu học thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm h ọc do Bộ GD&ĐT quy định cho mỗi năm học. 3. Căn cứ vào kế hoạch dạy học và biên chế năm học, Trường tiểu học xây dựng thời khoá biểu của trường. Thời khoá biểu phải ổn định, phù h ợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh. Trường tiểu h ọc t ổ chức dạy 2 buổi/ ngày được thực hiện theo quy định của Bộ GD&đào tạo. Việc cho học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học vì những lý do đặc biệt không được quy định trong biên chế năm học phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng GD&ĐT. * Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ( Điều 26). 1. Sách giáo khoa tiểu học bao gồm sách bài học và sách bài tập theo danh mục được Bộ GD&ĐT quy định để sử dụng chính th ức, ổn định, th ống nh ất trong giảng dạy, học tập ở Trường tiểu học. 20
nguon tai.lieu . vn