Xem mẫu

GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nấm nói chung và nấm mèo nói riêng từ lâu đã được xem như một loại rau sạch cao cấp đã được con người sử dụng rộng rãi như là thực phẩm và dược liệu. Nấm mèo là một trong những loài nấm được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Không chỉ là một thức ăn lý tưởng mang lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người như chứa nhiều protide, chất khoáng, vitamin, ít chất béo. Nấm mèo đen còn có thể dùng để chữa trị một số bệnh rất hữu hiệu như: lỵ, táo bón, giải độc gan, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. Ngoài ra, còn có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và phóng xạ. Bởi vậy, nấm mèo đen thường được dùng cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành và ung thư. [9] Hiện nay, trước sự phát triển tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhất là sinh học phân tử, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật vô trùng… đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngành nấm học từ đó kỹ thuật nuôi trồng nấm cũng khoa học, hiện đại và dễ dàng hơn. Nhưng vấn đề chính vẫn là tính hiệu quả của ngành trồng nấm mang lại. Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của nông nghiệp, lâm nghiệp như rơm rạ, mạt cưa, bông thải… ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác nhưng sản phẩm lại là nguồn thực phẩm và dược liệu rất quí giá, nhất là với những nước đông dân, đang có nhu cầu lớn về nguồn thực phẩm như ở nước ta. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên tổng sản lượng nấm ở nước ta đang còn là con số khá khiêm tốn khoảng 250.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, nấm mèo còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn nấm mèo thường có giá trị khoảng 12 – 18 USD. Châu Á, Châu Âu lại là thị trường xuất khẩu nấm mèo có tiềm năng của nước ta. Cho nên, việc nỗ lực tìm ra các phương pháp tối ưu nhất cho quá trình sản xuất nấm nhằm tăng năng suất và chất lượng nấm mèo cung cấp đủ cho thị trường trong nước và xuất khẩu đang được các cơ sở sản xuất nấm và các nhà khoa học quan tâm. 1 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang Để đóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo sát ảnh hưởng thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo (Auricularia auricular)" với mong muốn sẽ tìm ra môi trường tốt nhất để tạo ra năng suất thu hoạch nấm cao và chất lượng tốt nhất cung cấp đủ cho thị trường hiện nay. 1.2. Mục tiêu của đề tài • Xác định được thành phần môi trường nhân giống cấp 1 (meo thạch), và cấp 2 (meo hạt) đạt hiệu quả cao, chất lượng giống tốt. • Tìm ra được tỷ lệ phối trộn dinh dưỡng trên môi trường giá thể mạt cưa cao su để cho kết quả nuôi trồng tối ưu nhất, sản phẩm nấm thu được đạt chất lượng và năng suất cao. 1.3. Nội dung đề tài • Khảo sát ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm mèo đen trên môi trường thạch và môi trường meo hạt. • Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ phối trộn các chất dinh dưỡng trong môi trường giá thể mạt cưa cao su đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm mèo đen. Qua đó, đánh giá tỷ lệ nhiễm trên từng loại môi trường. • Khảo sát tốc độ sinh trưởng và phát triển của quả thể nấm mèo đen trên các môi trường giá thể khác nhau. • Đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển, tính năng suất của nấm mèo sau thu hoạch. 2 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 3 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1 Vài nét về ngành Nấm trồng 1 Lịch sử phát triển của nấm ăn [1], [10] Theo các tài kiệu khảo cổ thì từ thời đồ đá cũ (5000 – 4000 năm trước Công nguyên) những cư dân nguyên thủy ở Trung Quốc đã biết thu lượm và sử dụng nhiều loại nấm ăn từ thiên nhiên. Năm 400 trước Công nguyên đã có những miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loại nấm ăn. Năm 100 trước Công nguyên bắt đầu có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm. Thời đó nấm bậc cao được gọi là chi. Nấm tử chi sau này được xác định là loài nấm dược liệu Ganoderma sinensis. Năm 200 – 300 (sau Công nguyên) có những ghi chép về phương pháp nuôi trồng nấm linh chi. Đến năm 581 – 600 trong sách “Dược tính luận” có ghi chép về phương pháp trồng mộc nhĩ (sau này là loài Auricularia auricula, Auricularia polytricha). Sau đó, nhiều nấm được đưa vào nuôi trồng như nấm kim châm, nấm hương, nấm ngân nhĩ, nấm rơm… Hiện nay nghề trồng nấm đã phổ biến rộng rãi trên thế giới đặt biệt là Trung Quốc với sản lượng nấm trồng cao nhất thế giới. Sau đó là một số nước như Nhật Bản, Mỹ… Ở Việt Nam thì khó có thể biết chính xác được nghề trồng nấm có từ khi nào. Tuy nhiên, nấm trồng phát triển mạnh ở miền Nam vào cuối năm 60 và từ những năm 70. Thời kỳ du nhập nuôi cấy giống thuần và trồng nấm dưới dạng công nghiệp. Bắt đầu hình thành nhiều làng nấm, nhiều trại nấm với quy mô lớn rãi rác ở Đồng Nai, Hóc Môn, Củ Chi…Nhưng chủ yếu là nuôi trồng nấm mèo, nấm rơm, nấm đông cô… 4 GVHD: Th.S Nguyễn Minh Khang 2 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn