Xem mẫu

  1. LUẬN VĂN: Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tại địa bàn thành phố Nam Định
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội ở thành phố Nam Định (TPNĐ) đã đổi mới, vươn lên mạnh mẽ. Đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân được cải thiện một bước quan trọng. Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển ấy cũng đã và đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về trật tự xã hội (TTXH). Cùng với những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hình sự nói chung, tình hình tội phạm "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" với những thủ đoạn vừa công khai, trắng trợn, vừa tinh vi thâm độc cũng đang không ngừng gia tăng và trở thành vấn đề xã hội nhức nhối trên địa bàn này. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Công an TPNĐ, từ năm 2001 đến năm 2005 tại địa bàn TPNĐ xảy ra tổng số 163 vụ cố ý gây thương tích, chiếm tỷ lệ 7% các vụ phạm pháp hình sự của toàn thành phố. Hậu quả của loại tội phạm này gây ra là không nhỏ, đã làm thiệt hại đến sức khỏe con người, thiệt hại về vật chất có những vụ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, nó còn làm hoang mang lo lắng và gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu không được điều tra làm rõ kịp thời, xử lí nghiêm minh thì sẽ là một tr ong những nguyên nhân tích tụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn TPNĐ. Xác định được vai trò, ý nghĩa của cuộc đấu tranh với loại tội phạm này, từ trước đến nay Công an TPNĐ đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để giải quyết các vấn đề đặt ra. Nhưng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở TPNĐ vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Tội phạm vẫn không giảm, nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình hình gia tăng tội phạm vẫn không được phát hiện. Những kinh nghiệm đơn lẻ, những giải pháp có tính
  3. cục bộ của địa phương chưa được nghiên cứu tổng kết để hoàn thiện và nâng lên một chất lượng cao hơn. Trong lí luận của ngành Công an cũng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về tình tội phạm và công tác phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ. Cũng chưa thấy công trình nào đề cập một hệ thống các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này ở địa phương. Chính vì vậy việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện tồn tại, tìm ra các giải pháp ngăn chặn làm giảm thiểu loại tội phạm này trên địa bàn TPNĐ là vấn đề vô cùng cần thiết. Đó là lí do tác giả lựa chọn đề tài "Hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tại địa bàn thành phố Nam Định". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là cuốn sách chuyên khảo tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm do nhà xuất bản Công an nhân dân (CAND) ban hành n ăm 2001. Tại chương 14 có đề cập đến phòng ngừa các tội phạm có sử dụng bạo lực, đây là nhóm tội phạm có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Cuốn giáo trình Phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, tập 1 của Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) xuất bản năm 2002. Tại chương 3 đã đề cập phương pháp điều tra tội phạm cố ý gây thương tích. Trong góc độ hình luật, các tác giả đã đề cập đến vấn đề phân biệt tội cố ý gây thương tích với các tội gần gũi như tội giết người, tội chống người thi hành công vụ, tội làm nhục người khác. Chẳng hạn, các tác giả Đặng Quang Phương, Đinh Văn Quế đã bàn về sự khác nhau giữa tội giết người (chưa đạt) với tội cố ý gây thương tích, phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích (dẫn đến hậu quả chết người). Một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đề cập đến công tác phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại các địa
  4. phương khác nhau, như tác giả Trần Nguyên Quân: "Đặc điểm hình sự tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra". Hoặc tác giả Nguyễn Hữu Cầu: "Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa". Có khá nhiều các bài viết trên các Tạp chí CAND, Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND)... đề cập cả về lí luận và thực tiễn đấu tranh đối với loại tội phạm này. Tiếc rằng chưa có tác giả nào tiến hành khảo sát trên địa bàn TPNĐ. Hoàn toàn có thể nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (CSĐTTP về TTXH) tại địa bàn TPNĐ dưới góc độ Tội phạm học. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những đặc điểm tình hình của tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn TPNĐ và công tác phòng ngừa của lực lượng CSĐT về TTXH của địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích của lực lượng CSĐTTP về TTXH của Công an TPNĐ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục đích, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về phòng ngừa tội phạm của lực lượng CSĐT về TTXH nói chung và phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ nói riêng, từ đó làm cơ sở lý luận giải quyết những vấn đề liên quan đến phương pháp, biện pháp phòng ngừa của lực lượng CSĐTTP về TTXH của Công an TPNĐ. - Nghiên cứu những điều kiện kinh tế, xã hội, địa lí, dân cư trên địa bàn TPNĐ có ảnh hưởng tác động tới tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ.
  5. - Nghiên cứu hồ sơ các vụ án cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn TPNĐ giai đoạn 2001 - 2005 để rút ra những vấn đề mang tính quy luật về nguyên nhân, phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm cũng như những kinh nghiệm thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng CSĐTTP về TTXH trên địa bàn TPNĐ. - Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng CSĐTTP về TTXH trên địa bàn TPNĐ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ và thực tiễn công tác phòng ngừa ngăn chặn tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của lực lượng CSĐTTP về TTXH Công an TPNĐ. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chủ yếu tiếp cận trên phương diện lý luận hoạt động nghiệp vụ trinh sát với việc sử dụng phần nhiều các tri thức nghiệp vụ trinh sát và khoa học Tội phạm học, không đi sâu các biện pháp điều tra. Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn kết quả khảo sát thực tiễn các vụ cố ý gây th ương tích xảy ra từ năm 2001 đến 2005 tại địa bàn TPNĐ. Điều đó được quán xuyến trong toàn bộ luận văn. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế, trao đổi tọa đàm và các phương pháp nghiên cứu khác. Để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã kết hợp nghiên cứu luật hình sự, luật tố tụng hình sự, các văn bản liên ngành, các thông tư hướng dẫn về áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự với nghiên cứu phân tích, so sánh tổng hợp các tài liệu thực
  6. tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và công tác phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ nói riêng. Thông qua nghiên cứu các hồ sơ vụ án, các báo cáo tổng kết, sơ kết, các chuyên đề hoặc tổng kết từng giai đoạn đấu tranh đối với loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ kết hợp khảo sát thực tế, trao đổi, tọa đàm với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo điều tra để lý giải một cách khoa học các vấn đề đặt ra trong luận văn. 7. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Cơ sở lí luận của đề tài là hệ thống những tri thức khoa học điều tra hình sự, những thành tựu nghiên cứu lí luận khoa học trên lĩnh vực phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích, kết hợp những sản phẩm khoa học khác của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề đấu tranh với tội phạm cố ý gây thương tích. Bên cạnh đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích. Tính thực tiễn của đề tài được đảm bảo bằng kết quả phân tích các báo cáo tổng kết của Công an tỉnh và Công an TPNĐ, những kinh nghiệm được rút ra từ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích; những kết quả nghiên cứu phân tích toàn bộ hồ sơ các vụ án cố ý gây thương tích đã được điều tra xử lí trong 5 năm (2001- 2005) ở TPNĐ. 8. Những yếu tố mới và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài Đề tài lần đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống lí luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa của lực lượng CSĐTTP về TTXH đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn TPNĐ. Luận văn đã làm rõ ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa của lực lượng CSĐTTP về TTXH đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm này trên địa bàn TPNĐ.
  7. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo về mặt lí luận phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Góp phần hoàn thiện lí luận chung về phòng ngừa các tội phạm cụ thể. Luận văn đưa ra những kết luận và đề xuất các giải pháp giúp Công an địa phương tham khảo vận dụng vào việc cải tiến các mặt công tác, từng bước hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
  8. Chương 1 Nhận thức chung về hoạt động phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1. Đặc điểm tội phạm học tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lí của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1.1. Khái niệm Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Từ khái niệm về tội phạm, khái niệm tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể hiểu như sau: Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Như vậy, giữa khái niệm chung (tổng quát) về tội phạm và khái niệm về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, khác nhau ở yếu tố chủ quan (Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ là lỗi cố ý) và yếu tố khách thể (Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ xâm phạm đến sức khỏe của người khác).
  9. 1.1.1.2. Dấu hiệu pháp lí của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Dấu hiệu pháp lí của tội phạm nói chung và của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng là những thông tin, dấu hiệu về mặt pháp luật của tội phạm. Dấu hiệu pháp lí của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những quy định của pháp luật về đặc điểm của loại tội phạm này. Việc nghiên cứu đầy đủ dấu hiệu pháp lí có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những là cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự mà nó còn hỗ trợ tạo điều kiện nghiên cứu đặc điểm tội phạm học của tội phạm được đầy đủ chính xác từ đó giúp cho công tác phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 thuộc Chương XII - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, BLHS năm 1999 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dấu hiệu pháp lí của tội phạm này bao gồm: * Khách thể của tội phạm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được bảo hộ về sức khỏe của con người. Khách thể trực tiếp của tội phạm này là sức khỏe của người khác, là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được Hiến pháp quy định. Nếu một người nào đó tự ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình thì không cấu thành tội phạm này. * Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thể hiện bằng những hành vi tác động vào cơ thể của người khác, làm cho người đó bị thương, bị tổn hại về sức khỏe. Các hành vi được thể hiện dưới hình thức hành động và có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với các hành vi trực tiếp có thể xảy ra các hành vi cụ thể như đâm, chém, đấm đá... Đối với các hành vi gián tiếp có thể xảy ra các trường hợp người phạm tội bắt người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như: chặt tay, chọc mắt... Dấu hiệu về hậu quả tác hại là dấu hiệu bắt
  10. buộc trong tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong cấu thành cơ bản của tội phạm này là quy định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 Điều 104 BLHS đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đã xảy ra. Vết thương hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác phải là hậu quả của chính hành vi xâm hại của người phạm tội. * Mặt chủ quan của tội phạm Mặt chủ quan của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trong cả hai dạng cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Đó là việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước được hậu quả do mình thực hiện sẽ gây tổn thương hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác song người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc để cho hậu quả đó xảy ra. * Mặt chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự quy định. Theo quy định trên, chủ thể của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những con người cụ thể, đang sống, đã cố ý thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm tội phạm học tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  11. Vấn đề đặc điểm tội phạm học của tội phạm nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, đối với mỗi loại tội phạm cụ thể, vấn đề cần được xem xét đến cả những khía cạnh đặc thù riêng có. Trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Cầu "Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" (bảo vệ ở Học viện CSND, 2003), tác giả đã khẳng định rằng những đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng ngừa loại tội phạm này. Khi nghiên cứu để sử dụng đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tư cách là đặc điểm tội phạm học của một loại tội phạm cụ thể vào công tác phòng ngừa chúng ta không thể không hiểu thế nào là đặc điểm tội phạm học của tội phạm nói chung và đặc điểm tội phạm học của tội phạm cụ thể. Chúng ta đều biết rằng, cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ vững ANTT và TTATXH được xem xét tiến hành trên hai phương diện: phòng ngừa ngăn chặn không để xảy ra tội phạm và điều tra xử lí các vụ tội phạm đã xảy ra. Để thực hiện hai nhiệm vụ nói trên đạt kết quả tốt, người ta thường phải xây dựng các phương pháp, biện pháp thích ứng, phù hợp để tiến hành. Các phương pháp, biện pháp đó phải được xây dựng dựa trên những căn cứ khoa học nhất định. Chẳng hạn, muốn xây dựng phương pháp điều tra tội phạm do ngành khoa học điều tra tội phạm đảm nhiệm và người ta phải dựa trên cơ sở của "đặc điểm hình sự tội phạm", có nghĩa là phải dựa vào những thông tin về phương thức, thủ đoạn thực hiện và che giấu tội phạm, những thông tin đặc trưng về dấu vết, về thời gian địa điểm, động cơ, mục đích thực hiện phạm tội. Muốn xây dựng phương pháp phòng ngừa (tác động để hạn chế xóa bỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm) người ta cũng phải dựa vào những thông tin nhất định mà thông qua đó nhận thức được quy luật nảy sinh, tồn tại phát triển và diệt vong của tội phạm. Đó là thực trạng, động thái; cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm; nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội... chính hệ thống những thông tin đó gọi là "đặc điểm tội phạm học của tội phạm". Khái niệm đặc điểm tội phạm học của tội phạm là một khái niệm khoa học
  12. thuộc chuyên ngành tội phạm học, vừa là bộ phận của phòng ngừa tội phạm và nó làm cơ sở để xây dựng phương pháp phòng ngừa tội phạm. Như vậy, đặc điểm tội phạm học của tội phạm chính là tập hợp những thông tin đặc trưng, điển hình về tội phạm đang diễn ra, tồn tại trong thực tiễn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác phòng ngừa tội phạm. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một loại tội phạm cụ thể. Khi xây dựng mô hình đặc điểm tội phạm học của tội phạm theo dạng này cần phải thỏa mãn hai điều kiện. Một là, phải đảm bảo các yếu tố chung nhất của đặc điểm tội phạm học nói chung; hai là, phải phản ánh được tính chất riêng biệt, đặc thù của loại tội phạm đó nhằm phân biệt nó với các loại tội phạm gần gũi. Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng là tập hợp những thông tin phản ánh các đặc điểm về thực trạng, động thái, cơ cấu, tính chất, thiệt hại của tình hình tội phạm; nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội; những điều kiện hoàn cảnh gây nên sự biến dạng trong nhân cách của các đối tượng phạm tội; yếu tố nạn nhân trong các vụ phạm tội và các điều kiện thuận lợi khác cho tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra. Như vậy so với đặc điểm tội phạm học của tội phạm nói chung thì đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một tập hợp những thông tin tương đối phức tạp và có những nét đặc thù riêng xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm này. Nội dung đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngoài những yếu tố mang tính chung nhất như đã nêu trên còn có những tính chất đặc thù, riêng biệt thể hiện bằng các chỉ số, số liệu phản ánh về nó tron g thực tiễn sẽ được phân tích làm rõ, sâu sắc dưới đây. 1.1.2.1. Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở nước ta hiện nay * Thực trạng và động thái của tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở nước ta hiện nay
  13. - Để đánh giá tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở nước ta hiện nay, chúng ta không chỉ giới hạn với việc nghiên cứu trong phạm vi những trường hợp bị khởi tố, truy tố và xét xử mà phải có sự so sánh với tình hình các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã xảy ra trong thực tế. Từ đó mới có sự nhìn nhận đầy đủ về tình hình của loại tội phạm này. Sở dĩ có sự đòi hỏi như vậy là do có nhiều nguyên nhân khác nhau đã tạo ra tình trạng tội phạm ẩn của loại tội phạm này như: Do cơ quan chức năng không phát hiện được, người bị hại không trình báo, không đi giám định, không yêu cầu khởi tố đối với những vụ phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS năm 1985 và khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an (BCA), từ năm 2001 đến năm 2005, trên toàn quốc xảy ra 26.480 vụ với 53.537 đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích. Lực lượng Công an đã khởi tố 21.934 vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đạt tỷ lệ 82,0% về số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã xảy ra trên thực tế và 40.153 đối tượng, đạt tỷ lệ 75% về số đối tượng tham gia, trung bình mỗi năm khởi tố điều tra 4.387 vụ và 8.030 đối tượng. Như vậy, theo số liệu thống kê nói trên thì trung bình mỗi năm có 18,0% số vụ và 25% số đối tượng chưa đến mức phải xử lí bằng hình sự. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì từ năm 2001 - 2005 số lượng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được đưa ra truy tố và xét xử là 18.644 vụ với 33.407 đối tượng, đạt tỷ lệ 85% số vụ và đạt tỷ lệ 83,2% về số đối tượng mà Cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố. Nếu so sánh giữa số lượng vụ án mà CQĐT đã khởi tố với số lượng vụ án đã được truy tố xét xử thì tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác còn 15% về số vụ và 16,8% về số đối tượng không bị đưa ra truy tố xét xử. Nếu so sánh giữa tổng số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thực tế đã xảy ra với tổng số các vụ được truy tố, xét xử thì thấy còn 30% về số vụ và 38% về số đối tượng không bị truy tố, xét xử. Nghiên cứu tình hình trên có thể thấy do hai nguyên nhân chính sau:
  14. Một là, trên thực tế các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra có những vụ người bị hại không trình báo, cơ quan chức năng không phát hiện được. Tuy nhiên, số vụ trên không nhiều, hầu hết các vụ xảy ra đều được cơ quan chức năng ghi nhận nhưng trong quá trình xác minh không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định của pháp luật. Vì vậy, không thể khởi tố điều tra, truy tố và xét xử được. Hai là, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Khi có dấu hiệu của tội phạm xảy ra kết hợp với đơn yêu cầu của người bị hại thì CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án. Nhưng sau đó vì nhiều lí do khác nhau nên người bị hại lại rút đơn yêu cầu, thậm chí từ chối giám định, do vậy CQĐT buộc phải đình chỉ điều tra vụ án mặc dù đó là một vụ phạm tội hoàn chỉnh nhưng lại không được đưa ra truy tố xét xử. Như vậy để đánh giá đúng với tình hình tội phạm này, chúng ta không thể chỉ nghiên cứu trong phạm vi số liệu của cơ quan truy tố, xét xử mà phải đặt sự phân tích số liệu này trong sự so sánh với các số liệu của CQĐT, cũng như phải đặt trong sự so sánh với các số liệu thực tế các vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã xảy ra thì mới đảm bảo tính xác thực trong nghiên cứu. - Theo số liệu thống kê của BCA từ 2001 - 2005 toàn quốc khởi tố 21.934 vụ với 40.153 đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Số liệu cụ thể hàng năm tăng giảm như sau: Năm 2001 khởi tố 3.495 vụ (6.015 đối tượng); năm 2002 khởi tố 5.158 vụ (9.397 đối tượng) tăng 14,7% số vụ và tăng 15,6% số đối tượng so với năm 2001; năm 2003 khởi tố 4.968 vụ (8.473 đối tượng) giảm 4% số vụ và giảm 10% số đối tượng so với năm 2002; năm 2004 khởi tố 4.180 vụ (8.017 đối tượng) giảm 16% số vụ và giảm 6% số đối tượng so với năm 2003; năm 2005 khởi tố 4.133 vụ (8.251 đối tượng) giảm 2% số vụ và tăng 2% số đối tượng so với năm 2004. Với những số liệu phân tích trên đây cho thấy, tỷ lệ tăng giảm của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ năm 2001 đến năm 2005 là không đều, trong đó năm 2001 là năm thấp nhất, năm 2002 là năm cao nhất sau
  15. đó có xu hướng giảm dần. Nếu lấy năm 2002 làm gốc thì sau 4 năm (đến năm 2005) tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giảm 1,24 lần. * Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở nước ta hiện nay  Về cơ cấu Tỷ trọng trung bình 5 năm (2001 - 2005) giữa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với các loại tội phạm khác là 21.934/ 180.841 vụ đạt tỷ lệ 12% về số vụ và 40.153/265.349 đối tượng đạt tỷ lệ 15% về số đối tượng. Đây là tỷ lệ khá cao so với các loại tội phạm khác trong cơ cấu chung của tội phạm. Tội phạm có sử dụng bạo lực là một nhóm tội phạm được quy định trong pháp luật hình sự mà quá trình thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội sử dụng sức mạnh thể chất tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên người bị hại để từ đó gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, phẩm giá hay tài sản, tinh thần của người bị hại một cách trái pháp luật. Khi nói đến tội phạm có sử dụng bạo lực các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động thực tiễn thường đưa ra năm loại tội phạm sau đây: giết người, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, hiếp dâm, cố ý gây thương tích. Tiến hành so sánh tội phạm cố ý gây thương tích với bốn loại tội phạm còn lại chúng ta thấy cơ cấu của tội phạm cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ cao trong nhóm tội phạm này. Theo số liệu thống kê của BCA trong 5 năm (2001 - 2005) toàn quốc xảy ra 42.765 vụ (gồm 5 loại tội phạm có sử dụng bạo lực) trong đó tội phạm cố ý gây thương tích là cao nhất, xảy ra 21.934 vụ chiếm tỷ lệ 51,3%. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể xảy ra ở mọi thời gian và không gian khác nhau song qua tổng kết thực tiễn cho thấy tội phạm này xảy ra tập trung chủ yếu ở các đô thị, các thành phố, thị xã, các tỉnh đồng bằng còn các vùng nông thôn, các tỉnh miền núi, trung du ít xảy ra hơn. Tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể xảy ra ở trong nhà và ở ngoài địa bàn công cộng (trên đường, khu vực công cộng đông người) song tỷ lệ các vụ phạm tội xảy ra ở địa bàn công cộng cao hơn các vụ phạm tội xảy ra ở trong nhà.
  16. Thời gian và địa điểm gây án của loại tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phụ thuộc vào dạng tồn tại mâu thuẫn và nguyên nhân tồn tại mâu thuẫn giữa đối tượng gây án và nạn nhân. Thông thường trong thực tế các vụ án xảy ra do mâu thuẫn bột phát giữa đối tượng và nạn nhân thì thời gian và địa điểm gây án gắn liền với thời gian và địa điểm phát sinh mâu thuẫn. Trong trường hợp này đối tượng không có sự tính toán, chuẩn bị trước. Do đó có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhà, ngoài đường, nơi công cộng...có thể nói nơi nào có sự va chạm xung đột xảy ra thì nơi đó xảy ra tội phạm cố ý gây thương tích. Đối với những vụ gây thương tích mà giữa đối tượng và nạn nhân có mâu thuẫn từ trước, đối tượng có sự chuẩn bị trước thì thời gian và địa điểm gây án phụ thuộc vào ý thức chung của kẻ phạm tội. Trong thực tế thủ phạm thường chọn thời gian thích hợp để tấn công nạn nhân hoặc bí mật dùng một lí do hợp lý nào đó điều nạn nhân đến một địa điểm mà chúng đã chuẩn bị để gây án, hoặc phục sẵn ở một nơi nào đó trên đường đi lại của nạn nhân rồi tấn công gây án một cách bất ngờ.  Về tính chất - Qua nghiên cứu về số vụ và số người phạm tội thể hiện qua các năm như sau: Năm 2001 toàn quốc khởi tố 3.495 vụ với 6.015 đối tượng, trung bình mỗi vụ có 1,72 đối tượng; năm 2002 toàn quốc khởi tố 5.158 vụ với 9.397 đối tượng, trung bình mỗi vụ có 1,82 đối tượng; năm 2003 toàn quốc khởi tố 4.968 vụ với 8.473 đối tượng, trung bình mỗi vụ có 1,7 đối tượng; năm 2004 toàn quốc khởi tố 4.180 vụ với 8.017 đối tượng, trung bình mỗi vụ có 1,91 đối tượng; năm 2005 toàn quốc khởi tố 4.133 vụ với 8.251 đối tượng, trung bình mỗi vụ có 1,99 đối tượng. Qua số liệu trên ta thấy, số người phạm tội trong mỗi vụ án qua hàng năm có sự tăng, giảm khác nhau nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng. Nếu lấy năm 2001 làm gốc thì đến năm 2005 tăng trung bình 0,27 đối tượng trên 1 vụ. Như vậy, xu hướng phạm tội có đồng phạm tăng lên. - Xu hướng sử dụng vũ khí để gây án trở nên phổ biến trong tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Là một dạng tội phạm có tính chất bạo lực, đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích không chỉ dùng sức mạnh thể xác để tấn công nạn nhân mà còn sử dụng vũ khí để tấn công. Trong thực tế vũ khí mà người phạm tội sử dụng khá phong phú, đa dạng nhưng phổ biến vẫn là dao, lưỡi lê, côn
  17. gỗ, gậy, gạch đá; số vụ sử dụng axit hoặc súng đạn thuốc nổ chiếm tỷ lệ rất ít. Điều đáng chú ý là các vụ phạm tội cố ý gây thương tích có tổ chức (đồng phạm) thì hầu hết người phạm tội đều sử dụng vũ khí, chính vì vậy hậu quả các vụ phạm tội có tổ chức thường rất nghiêm trọng. - Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngày càng nghiêm trọng hơn thông qua hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và mức án phạt đối với người phạm tội. Theo phân tích của Cục quản lí trại giam BCA thì những năm gần đây số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có mức án nghiêm trọng của năm sau cao hơn năm trước. Qua nghiên cứu, phân tích về thực trạng, động thái, cơ cấu, tính chất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở nước ta hiện nay chúng ta rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất: Tỷ lệ tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm 12% số vụ và 15% về số đối tượng so với tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra và chiếm 51,3% tổng số tội phạm sử dụng bạo lực. Số vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ được truy tố xét xử đến 70% về số vụ còn lại 30% không bị khởi tố điều tra và truy tố xét xử. Thứ hai: Số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tăng giảm thất thường nhưng có xu hướng giảm. Thứ ba: Số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra ở các thành phố, thị xã, ở vùng đồng bằng cao hơn ở các huyện, ở các vùng miền núi. Thứ tư: Xu hướng phạm tội có đồng phạm tăng lên rõ nét, xuất hiện nạn đại ca, đầu gấu, đâm thuê chém mướn, bảo kê và hậu quả do tội phạm gây ra ngày một nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở địa bàn thành phố. Tựu chung lại, đây là loại tội phạm có diễn biến phức tạp, tính chất và mức độ phạm tội của một số vụ án rất nghiêm trọng, thủ đoạn hết sức tinh vi nguy hiểm trắng trợn thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác.
  18. 1.1.2.2. Đặc điểm nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Đặc điểm về giới tính Đa số người phạm tội ở nước ta cũng như ở trên thế giới đều là nam giới, tỷ lệ nữ giới rất ít. Do cấu trúc tâm sinh lí của phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội thì người phụ nữ chỉ thích hợp với những công việc có tính chất nhẹ nhàng, khả năng thực hiện tội phạm của phụ nữ là rất hạn chế. Theo thống kê của BCA từ năm 2001 - 2005 trên toàn quốc số nữ giới phạm tội là 373 người chiếm tỷ lệ 9,28%. Số nam giới phạm tội là 39.780 người chiếm 90,72%. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một loại tội phạm có sử dụng bạo lực cho nên tỷ lệ phụ nữ phạm tội lại càng thấp. Theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì tỷ lệ phụ nữ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ 4,57% so với tỷ lệ phụ nữ phạm các tội khác như lừa đảo, trộm cắp, ma túy...là thấp hơn nhiều. Tuy nhiên trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phụ nữ phạm tội lại đang có xu hướng tăng lên, đây là một vấn đề cần phải chú ý trong công tác phòng ngừa. Trong các vụ phạm tội có phụ nữ tham gia thì hầu hết các mâu thuẫn phát sinh đều từ phụ nữ, họ thường là người châm ngòi cho các cuộc xung đột xảy ra, khi thực hiện phạm tội họ thường là người đóng vai trò giúp sức và kéo theo họ hàng người thân phạm tội. Những vụ mà phụ nữ trực tiếp phạm tội thường là xuất phát từ mâu thuẫn tình ái và họ thường dùng axit làm vũ khí để tấn công gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. - Đặc điểm về độ tuổi Căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lí của con người, căn cứ vào chính sách hình sự đối với người phạm tội, chúng ta có thể chia làm ba mức để khảo sát cụ thể như sau: dưới 18 tuổi, từ 18 tuổi đến 30 tuổi, trên 30 tuổi. Qua khảo sát thực tế từ năm 2001 - 2005 thì người có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chiếm tỷ lệ cao nhất có 23.738 người chiếm 59,12%. Cơ sở của vấn đề trên là do đa số người phạm tội ở độ tuổi này chưa có kinh nghiệm sống nên khi có sự tác động tiêu cực từ môi
  19. trường sống sẽ hình thành nhân cách không hoàn thiện. Trong độ tuổi này suy nghĩ của họ chưa chín chắn, chưa biết kiềm chế trước các mâu thuẫn kết hợp với sự phát triển thể lực trong độ tuổi này rất sung sức, do vậy thường giải quyết các mâu thuẫn bằng vũ lực. Tỷ lệ vị thành niên phạm tội có vị trí thứ hai, có 8.721 người chiếm 21,72%. Trong thực tế hành vi phạm tội ở lứa tuổi này thường táo bạo, liều lĩnh, hầu hết các vụ phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do người vị thành niên gây ra đều có sử dụng vũ khí lạnh như dao, lê do vậy hậu quả thường rất nghiêm trọng. Số người trên 30 tuổi phạm tội ít nhất, có 7.694 người chiếm tỷ lệ 19,6%. - Đặc điểm về trình độ văn hóa Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng thì trình độ văn hóa của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhìn chung là thấp, người phạm tội có trình độ văn hóa cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 57,5%, tiếp đến là số người có trình độ văn hóa cấp 1 trở xuống chiếm tỷ lệ 34,58%, số người có trình độ văn hoa cấp 3 trở lên là 7,92%. Qua đó cho thấy, đa số các đối tượng có trình độ văn hóa cấp 2 trở xuống thường phạm tội này. Việc này cũng đồng nghĩa với việc trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành động của cá nhân người phạm tội. Vì vậy, nâng cao trình độ văn hóa cho mọi người trong xã hội là nội dung rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm cố ý gây th ương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Đặc điểm về tiền án, tiền sự Qua khảo sát 5 năm (2001 - 2005) số đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích có tiền án, tiền sự là 3.706 người chiếm 9,23%. Số người chưa có tiền án, tiền sự phạm tội là 36.447 chiếm 90,77%. - Đặc điểm về hoàn cảnh gia đình của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người cụ thể thường gắn liền với gia đình. Quan hệ gia đình và sự thay đổi của quan hệ này thường tác động không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của các thành viên. Trong các gia
  20. đình không hoàn thiện tất yếu những thành viên trong gia đình sẽ có những định hướng giá trị và hành vi lệch chuẩn mực xã hội. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế cho thấy số người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thường là những người có hoàn cảnh gia đình phức tạp, anh chị em, bố, mẹ là những người có tiền án, tiền sự hoặc bố mẹ sống bằng nghề tự do, bố mẹ ly hôn phải sống với anh chị, ông bà từ nhỏ; những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; những người có đầy đủ cha mẹ nhưng trình độ văn hóa của cha mẹ, anh chị em thấp, thường có xung đột nổ ra trong gia đình và mọi người ứng xử với nhau bằng bạo lực. Tuy nhiên, vấn đề gia đình không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn các thành viên của gia đình vào con đường phạm tội mà nó làm biến dạng nhân cách của một số thành viên, kết hợp với những tác động tiêu cực khác thì có thể dẫn tới con đường phạm tội. - Đặc điểm về địa vị xã hội và nghề nghiệp của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Là rất đa dạng và khác nhau, những đối tượng không có nghề nghiệp, không được đào tạo nghề gì để kiếm sống, không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định, là học sinh đã bỏ học lêu lổng chơi bời với bạn bè xấu chiếm tỷ lệ cao có 33.275 người chiếm 82,87%. Các đối tượng khác như nông dân, người có nghề nghiệp ổn định chiếm tỷ lệ thấp có 6.878 người chiếm 17,13%. Xuất phát từ đặc điểm này cần tập trung khắc phục tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tạo điều kiện để mọi công dân có việc làm và có thu nhập chính đáng. - Đặc điểm về động cơ mục đích của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Động cơ, mục đích chính là những suy nghĩ, là ý chí nội lực bên trong của người phạm tội. Đó là ý thức của người phạm tội đã thúc giục họ thực hiện tội phạm, còn động cơ là cái đã thúc đẩy đối tượng thực hiện hành vi phạm tội để đạt được mục đích. Động cơ và mục đích luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thủ đoạn gây án và che giấu hành vi phạm tội, đến đối tượng bị xâm hại.
nguon tai.lieu . vn